Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (A)
lượt xem 2
download
Thơ rằng: Ai bảo kết giao dễ, Kết giao thật khó thay. Kết vàng hơn kết ngãi, Kết mặt khó kết lòng. Dương Tá không xuất hiện, Phạm Trương chẳng thấy đâu. Thường thì rượu thịt, tối mắt lại, Hễ thấy tiền bạc lòng nhuốc nhơ. Luôn luôn lật lọng như sóng vỗ, Biết bao bè bạn thành kẻ thù. Xin anh hãy rót cho tràn chén, Lắng nghe tôi kể chuyện đời nay. Bài thơ này nói về lòng dạ người đời thật khó lường. Việc kết giao bè bạn khó vô cùng. Tình bằng hữu là một trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (A)
- Đoán Án Kỳ Quan Chương 4 (A) Kết Nghĩa Thật, Triệu Tương Gửi Mẹ Và Gửi Vợ Giả Can Trường, Tưởng Vân Cửa Phật Trộm Phấn Son Thơ rằng: Ai bảo kết giao dễ, Kết giao thật khó thay. Kết vàng hơn kết ngãi, Kết mặt khó kết lòng. Dương Tá không xuất hiện, Phạm Trương chẳng thấy đâu. Thường thì rượu thịt, tối mắt lại, Hễ thấy tiền bạc lòng nhuốc nhơ. Luôn luôn lật lọng như sóng vỗ,
- Biết bao bè bạn thành kẻ thù. Xin anh hãy rót cho tràn chén, Lắng nghe tôi kể chuyện đời nay. Bài thơ này nói về lòng dạ người đời thật khó lường. Việc kết giao bè bạn khó vô cùng. Tình bằng hữu là một trong năm mối quan hệ của con người. Sĩ, nông, công, thương là căn cứ vào sự giống nhau mà xếp ra từng loại. Song bản thân những người cùng loại ấy rất hiếm khi trở thành bạn bè thân thiết. Chỉ thấy đạo của người xưa ngày càng suy vi, nhân tình ngày càng kiêu bạc. Những người trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp cứu giúp người hoạn nạn quá ít. Những người dựa vào tiền của nhiều hay ít mà thân thiết hay lạnh nhạt lại nhiều. Bởi thế, mối giao lưu giữa nhũng người giàu sang với nhau thì lâu bền, còn mối tình giữa những người giàu sang với người nghèo thì đứt đoạn. Trước cao sang, sau nghèo hèn cũng đứt đoạn. Khi họ thành đạt và giàu có ngang nhau thì họ thân thiết hòa hợp, nhận nhau như ruột thịt. Lúc đầu còn hơn cả Quản, Bão(1). Đến khi gặp nạn, đột nhiên khốn khó, mong được bạn bè giúp đỡ thì họ trở mặt, coi như người xa lạ. Thậm chí sợ tai họa liên lụy tới mình, gặp bạn lại nói xưa nay không hề quen biết, đó lại là loại người vô đạo đúc. Song trên đời này, những bọn hiểm độc luôn luôn thừa lúc bạn bè hoạn nạn, bề ngoài thì tỏ ra hào hiệp, nhưng ngấm ngầm dựa vào đó để kiếm lợi. Họ vờ vịt thề bồi, nhưng chỉ chờ bạn lâm nạn, rồi ra tay vơ vét. Có ruộng vườn của cải thì họ bòn rút, có vợ đẹp thì họ chiếm đoạt. Tình nghĩa bạn bè như thế há chẳng đau lòng sao. Bởi thế, xưa kia Chu Mục đã viết bài luận bàn về sự tuyệt giao tại cửa dinh thự Địch Công. Đỗ Công Bộ(2), khi còn ở Trường An, mỗi khi bị bạn bè cũ bạc tình, ông làm một bài cổ thi, trong đó có đoạn:
- Tay ngửa thành mây úp thành mưa Cuộc đời giở mặt đến thế ư? Quản, Bão thân nhau dù nghèo xác Tình nghĩa ngày nay vứt bỏ rồi. (1) Quản, Bão: Quản Trọng, Bão Thúc Nha thời Xuân Thu. Hai người rất thân thiết với nhau. (2) Đỗ Công Bộ: Đỗ Phủ thời Đường. Theo bài thơ ta thấy thói đời bạc ác, tình bạn đâu còn thủy chung. Từ xưa tới nay phần lớn đều như vậy. Tuy nói thế, song lẽ nào trên thế gian không còn đấng trượng phu nào, biết giữ lời hứa, quả cảm, trọng nghĩa khinh tài? Trong quan hệ bạn bè kẻ hại bạn thì nhiều, làm lợi cho bạn thì ít, nên khi kết bạn cũng phải tìm hiểu người ấy có tốt không, sau đó mới kết nghĩa bạn bè. Đừng nhẹ dạ cả tin mà bị người lừa dối, trước mặn mà, sau thì hiềm khích, đến lúc hối hận cũng không kịp. Gần đây có một chàng trai, cũng vì cả tin mà chơi thân với bọn trộm cướp, về sau vợ chồng lìa bỏ nhau, bản thân bị tù tội, tánh mạng khó bảo toàn. Chuyện này xảy ra tại huyện Hoa Đình phủ Tùng Giang. Người ấy là Triệu Tương, hiệu Quân Phủ. Cha mất từ lúc mười hai tuổi. Mẹ là Vương thị lúc đó mới hai mươi bảy tuổi, phải vất vả, lo toan nuôi nấng con nên người. Đến tuổi trưởng thành, anh lấy Phùng thị, một người vợ có nhan sắc. Ba người đều sống dựa vào gia tài của ông cha để lại. Một người láng giềng tên là Đổng Cận Tuyền làm nghề thợ may, hễ trong làng có việc ma chay hoặc
- cưới xin... đều thấy có mặt ông ta. Dựa vào tuổi cao, Đổng Cận Tuyền thường đứng ra thu tiền mua sắm lễ vật. Đây là việc chung của mọi người, nhưng vì sao Đổng Cận Tuyền lại một mình chịu vất vả như thế? Số tiền mừng hay phúng viếng, có khi chỉ thu một đồng, nếu lễ hậu thì thu hai đồng. Làm người đứng đầu, không những mình không phải nộp, mà số người đóng góp đông lên thì có thể bớt xới được chút ít cho riêng mình. Khi chủ nhà chuẩn bị cỗ bàn, ngoài việc được ăn cỗ ra, hôm sau dọn dẹp nhà cửa cũng phải mời ông ta tới ăn. Vì béo bở như thế, nên Đổng Cận Tuyền thường dò hỏi xem nhà nào mừng thọ, nhà nào sinh con... thế rồi ông bỏ việc nhà, lui tới nhà đó bắt thân. Một lần ông ta tất tả đến nhà Triệu Tương nói: - Nhà họ Lí bán rượu phía đông làng, đêm qua đã dọn đi rồi. Tối nay sẽ có một người họ Tưởng từ Nam Môn dọn nhà tới đó. Nghe nói anh Tưởng tuy tuổi không cao, nhưng rất hiểu đời. Mấy nhà chúng ta góp mỗi người một ít tiền để mừng anh ấy, xin anh góp một phần. - Việc này ta nên làm. - Triệu Tương nói. - Nhưng mỗi người phải bỏ ra bao nhiêu mới đáng. - Theo mọi người thì ta nên bỏ ra trước mỗi người một đồng rưỡi. - Đổng Cận Tuyền nói. - Đến khi xong xuôi hãy tính toán. Thế rồi Cận Tuyền thu tiền ngay, tự đi mua sắm lễ vật, không cần tính toán chi li. Người họ Tưởng, tên húy là Vân, thuộc hàng thứ ba, tên thường gọi là Phật Ca, tên chữ là Công Độ. Ông, cha ba đời đều làm viên lại ở phủ này.
- Tài sản để lại đáng giá ngàn vàng. Chỉ vì Tưởng Vân còn trẻ đã mồ côi cha nên không được dạy bảo, chơi bời cờ bạc. Chưa đến đời thứ ba thì tài sản ông cha để lại đã khánh kiệt. Từ đó sinh ra buồn chán, chỉ sống dựa vào đơn từ kiện cáo của người khác. Hôm ấy anh ta dọn nhà, Đổng Cận Tuyền đưa lễ tới mừng. Tưởng Vân vui vẻ nhận lễ, chọn ngày mang danh thiếp tới mời, bày biện cỗ bàn thịnh soạn. Đêm ấy, khách ăn uống đều là những người láng giềng. Những người này đều làm nghề thủ công, vốn thô lỗ và thật thà, họ ham thích rượu thịt, ăn uống thả sức, song đấy tri huyện không phải là thói xấu. Còn Tưởng Vân thì tỏ ra là người có học, am hiểu thời thế, nói năng ngọt ngào, khiến mọi người ngồi im thin thít, chẳng ai chen vào được câu nào. Chỉ có Triệu Tương am hiểu đôi thút, dịu dàng nhã nhặn, tuổi lại còn ít, ngồi ở cuối chiếu đúng vào mâm của gia chủ, bởi thế hai người chuyện trò rất tâm đắc. Đêm ấy tan cuộc, Triệu Tương về nhà khoe với Vương thị rằng Tưởng Vân thường lui tới cửa quan là một người tài giỏi hòa nhã, đối đãi với mọi người rất chu đáo lịch thiệp. Vương thị nói: - Con không có anh em, có được người láng giềng như thế, con nên kết nghĩa. Sáng hôm sau, Triệu Tương sang tạ ơn. Tưởng Vân cười nói: - Tôi rất xấu hổ, cỗ bàn quá đơn sơ, thật là có lỗi. May được anh quan tâm, hiện vẫn còn rượu ngon, anh ngồi lại đây uống với tôi chén rượu, rồi chúng ta cùng nói chuyện.
- Triệu Tương vội vã đứng dậy từ chối. Tưởng Vân cứ nài, không cho về. Thế là Triệu Tương ngồi lại uống rượu, cho mãi tận trưa. Từ đó về sau họ thường qua lại uống rượu, chẳng giữ kẽ gì nữa. Một hôm, huyện đường có việc kiện tụng, Tưởng Vân dậy từ rất sớm, rửa mặt, chải đầu rồi ra đi. Vừa bước ra khỏi cửa, anh ta thấy bên thành giếng có một người con gái xinh đẹp đang múc nước, lại gần, nhìn kĩ thì quả là người đàn bà ấy đẹp tuyệt vời. Chỉ thấy: Dáng vẻ dịu dàng Tấm thân uyển chuyển, Nét mặt phớt hồng, đẹp tựa đào hoa, Khêu gợi hồn Tống Ngọc. Ôi, nét mày xanh tươi xinh đẹp, Hà tất mượn bút vẽ chàng Trương. Tóc mai buông rối lòa xòa, Đẹp tựa cảnh thiên nhiên mỹ lệ. Tưởng Vân dừng chân, đứng chờ người ấy múc nước bước vào cửa. Bấm đốt ngón tay nhẩm tính những nhà hàng xóm, mới biết đây là vợ của Triệu Tương. Anh ta vừa đi vừa nghĩ thầm: "Sao vợ Triệu Tương lại đẹp đến mê hồn như thế, phải tìm cách chiếm đoạt mới thỏa nguyện”. Từ đó về sau anh ta thường mua hoa quả tươi ngon biếu Vương thị. Việc gì cũng tỏ vẻ ân cần, đối với Triệu Tương thì hắn ngày càng thân mật.
- Khi cha mất, Triệu Tương phải muợn một món tiền để lo ma chay. Mấy năm qua tiền gốc chưa trả, lãi mẹ đẻ lãi con, vượt cả tiền gốc. Anh muốn xin chủ nhân nhượng xóa nợ cho mình. Song nào có biết, sổ nợ của nhà quan chẳng bao giờ chịu để thiếu một xu. Chủ nợ không chịu, còn sai quản gia gọi Cố Kính dẫn bọn người hầu đến nhà Triệu Tương làm ầm ĩ. Vì còn trẻ người non dạ, Triệu Tương cố tình không trả. Chúng bèn dùng thừng đay tròng vào cổ Triệu Tương, rồi lôi đi bẩm quan, một mình Triệu Tương không sao chống lại được bọn đầy tớ ác độc. Trước đây Đổng Cận Tuyền, người sát vách, cùng mấy nhà hàng xóm đã khuyên giải Triệu Tương. Song lần này họ biết thế lục của bọn quan lại trong làng, không ai dám ngăn cản. Vương thị cuống lên, chẳng giữ gìn gì nữa, chạy ra đường kêu khóc. Đúng lúc chưa phân giải, Tưởng Vân cùng với mấy người bạn về nhà, chen vào đám đông xem sự thể ra sao. Thấy Triệu Tương, anh ta kinh ngạc kêu lên: - Hóa ra là Triệu Tương, vì sao anh lại bị đánh đập nhục nhã như thế? Rồi anh ta xông vào, đánh túi bụi những người lôi Triệu Tương. Cố Kính nói: - Anh Tưởng, anh đừng có nhúng vào chuyện này, bọn chúng tôi không phải là người dễ chơi đâu. Tưởng Vân quay lại thấy Cố Kính, nói ngay: - Anh Cố, chúng ta đều là người quen biết nhau, chú Triệu là em họ tôi, cũng là một người có tư cách. Nếu như nợ cũ chưa trả xong, thì việc gì đòi nợ lại như bắt cướp vậy. Anh đừng có dựa vào thế quan, còn tôi đây là người có hung thần phù trợ, chẳng thể đè bẹp được tôi. May mà tôi với anh
- đã quen biết nhau, nếu mang tới cửa quan tôi sẽ đứng lên làm đơn kiện, lúc đó trắng đen rõ ràng, các anh thoát sao được. Bọn người hầu thấy thế nói: "Có lý, có lý”. Rồi họ vào chùa Phổ Chiếu, tìm một quán yên tĩnh ngồi uống rượu. Rượu đã ngà ngà, Cố Kính nói: - Món nợ này mượn đã lâu, lãi mẹ đẻ lãi con, tiền lãi nhiều hơn tiền gốc, muốn xin xóa thì cũng được thôi. Chỉ có điều Triệu Tương phải nói với Nguyên Trung hoặc tìm người thân thích trực tiếp nói với ông ấy để lấy khế ước vay nợ về thì sẽ xong. Nếu chỉ đóng cửa trở mặt, mà không nói cho rõ ràng, cứ khăng khăng không trả thì không thể được. Sổ nợ chưa thanh toán xong, thì nhất định ông ấy sẽ sai anh em chúng tôi đi đòi. Tới lúc ấy đừng bảo chúng tôi là không có tình nghĩa. Chẳng nhẽ anh em chúng tôi phải bỏ của nhà ra mà đền thay cho anh à? May gặp được anh Tưởng đây là người hiểu đời. Việc thế thái nhân tình trong thiên hạ đều nhờ đến tay anh. Người xưa nói rất đúng "trả nợ phải trả hết gốc". Nếu như không cắt đứt đuôi nòng nọc, ông chủ lại sai bọn chúng tôi tới đòi, rồi lại động chạm đến anh, thì đừng có trách là chúng tôi không nói. - Xin nghe theo lời dạy bảo của anh. - Tưởng Vân nói. - Tôi đã thấy được lòng tốt của các anh. Hôm nay đã khuya rồi, xin mời các anh hãy về đi. Ngày mai ăn cơm xong, tôi sẽ tới gặp ông chủ các anh. Nhưng cũng cần các anh nói thêm vào, thằng em tôi nhất định sẽ hậu tạ. Tưởng Vân là người chuyên để ý đến những việc rắc rối, viết đơn kiện cáo mà nổi tiếng. Những thân hào trong vùng, phàm có việc kiện tụng đều
- đến nhờ anh ta giúp đỡ. Bởi thế Cố Kính không dám trái ý, chỉ vâng dạ rồi ra về. Sáng hôm sau, Vương thị gọi Triệu Tương dậy sớm, đến nhà Tưởng Vân cảm ơn, mong anh ta lo công việc chu toàn. Sắp bước ra cổng thì Tưởng Vân tới, Triệu Tương vội vàng mời vào nhà. Vương thị đích thân ra cảm ơn. Tưởng Vân nói: - Tối qua, tôi đã xem sổ nợ của Cố Kính, thấy còn thiếu tất cả là mười một lạng bảy, làm sao người ta chịu xóa nợ nhiều như thế. Ít ra cũng phải trả người ta một nửa thì mới xong. Còn Cố Kính và bọn đầy tớ kia cũng phải lót tay một lạng. Chỉ sợ Triệu Tương một lúc lo ngay thì không kịp, phải cố gắng mượn bạn bè được năm lạng. Chờ lát nữa tôi sẽ trực tiếp đến xin, nếu ổn thỏa tôi sẽ về báo lại. Nói xong định đứng dậy đi, Triệu Tương giữ lại nói: - Cơm nước tôi đã chuẩn bị xong. Tuy không phải là mời anh, nhưng đây là chút lòng thành thực của tôi, xin anh đừng từ chối. - Quả đây là tấm lòng tốt của anh, tôi không dám chối từ. - Tưởng Vân nói. - Nhưng thực tình, sáng nay tôi có hẹn, gặp người bạn thân. Hãy chờ tôi giải quyết ổn thỏa mọi công việc, khi ấy chúng ta ăn uống cũng không muộn. Rồi Tưởng Vân vội vàng vào thành. Vương thị nói với con:
- - Tưởng Vân tốt như thế, ngay cả anh em ruột cũng chẳng bằng. Anh ấy đã không chịu ăn, thì phải mua ít hoa quả tối nay mời anh ấy đến làm lễ kết nghĩa anh em, đi lại với nhau, nhờ anh ấy giúp đỡ. - Mẹ không nói con cũng đã nghĩ rồi. - Triệu Tương gật đầu nói. Thế rồi anh mang tiền đi mua gà, cá tôm và một ít hoa quả tươi. Phùng thị xuống bếp chuẩn bị cơm nước, Vương thị hâm rượu. Đang lúc bận rộn chuẩn bị, bỗng thấy tiếng kẹt cửa. Triệu Tương vén rèm nhìn ra, thấy Tưởng Vân mặt mày hớn hở bước vào nhà khách. Triệu Tương hỏi ngay: - Việc tôi nhờ anh đã giải quyết ổn thỏa chưa? - Tôi đến nhà, - Tưởng Vân nói, - đã thấy bạn tôi chờ ở Đó. Chúng tôi vào gặp ông ấy ngay. Lúc đầu ông ta khăng khăng nhất định không nghe, nhưng tôi cố van nài mong ông ấy xóa hết. Cố Kính đứng bên cũng nói thêm rằng, quả thực anh ấy nghèo túng quá không thể xoay xở được. Anh ấy xin được trả một nửa, số còn lại xin ông xóa cho. Tôi lại phải năm lần bảy lượt van xin, cuối cùng ông ta giảm cho sáu phần mười. Cộng với tiền tạ ơn Cố Kính hết cả thảy là năm lạng sáu. Tờ khế ước vay nợ tôi đã mang về, anh hãy xem cho kĩ rồi nhận lấy. Triệu Tương đón lấy tờ khế ước, xem qua một lượt, rồi xé đi. Triệu Tương quay ra vui vẻ nói chuyện với Tưởng Vân. Người mẹ đứng sau rèm nghe thấy hết. Vương thị vô cùng mừng rỡ, sửa sang khăn áo bước ra, cảm ơn Tưởng Vân.
- - Mẹ con tôi đơn côi, không ai nương tựa, luôn bị người ta khinh bỉ. Nếu không được anh giúp đỡ chu toàn, thì lúc nào chúng tôi cũng như cá nằm trên thớt. Số tiền lãi ấy vừa phải trả đúng hạn, lại còn phải mang ơn. Tôi muốn nói một chuyện, không biết có được không? Tưởng Vân vội đứng dậy, hớn hở tươi cười cúi lạy rất lễ phép, rồi nói: - Bà dạy gì xin cứ nói, đừng ngại. - Tôi đã chuẩn bị trầu, rượu, hoa quả. - Vương thị nói. - Nếu anh không chê nghèo hèn thì xin cho Triệu Tương được kết nghĩa anh em, mong anh đừng từ chối. Tưởng Vân đang lo chưa có đường len vào nhà này, thấy nói kết nghĩa anh em, hắn rất đỗi vui mừng, bèn cúi xuống lạy liền mấy lạy, nói: - Ý tôi cũng muốn thế, nhưng chỉ lo tôi nhà bần hàn, khó mà kết nghĩa được với anh ấy. Nay nhờ bà thương yêu đến, thật là may cho tôi quá. Triệu Tương bèn bưng lễ ra bày lên bàn, thắp hương nến, rồi hai người cùng hướng lên bàn thờ thề kết nghĩa anh em. Tưởng Vân hơn năm tuổi là anh, Triệu Tương là em. Hai người lễ xong, rồi lập tức mời Vương thị ra nhận mặt. Vương thị nói: - Chỉ cần các anh lễ là được rồi, không nên bắt bà già lễ nữa. Tưởng Vân vội vàng quỳ xuống lạy bốn lạy. Sau đó mời Phùng thị ra, cùng gặp mặt. Cỗ được bày ra, mọi người vui vẻ ăn uống cho mãi tới tận khuya mới tàn. Chỉ vì lần kết nghĩa này mà số phận của Triệu Tương, mẹ và
- vợ anh ta thật là bi đát, cửa nhà tan nát, tính mạng hiểm nguy, hầu như chết một cách oan uổng. Từng có thơ rằng: Cốt nhục tình nhà còn rất khó, Huống hồ đem nó gửi người dưng. Thiên cổ anh hùng xưa vẫn hiếm, Sao nay nhẹ dạ kết đào viên. Sau khi kết nghĩa, hai người ngày càng thân thiết. Đúng vào năm ấy hạn hán lụt lội, giá thóc tăng vọt, tới bốn lạng bạc một thạch. Triệu Tương ra chốn đô thành, trở về buồn rười rượi. Vương thị cứ gặng hỏi vì sao, Triệu Tương đáp: - Chẳng có việc gì khác, chỉ vì trời hạn hán mất mùa, gạo thâu củi quế. Con nghĩ, miệng ăn núi lở, cứ ở nhà, mai ngày lấy gì độ thân. Con định đi buôn, nhưng lo rằng việc nhà không ai trông cậy. Bởi thế đi cũng dở, ở không xong, cứ chần chừ không định được. - Mẹ cũng đã tính cho con từ trước. - Vương thị nói. - Chỉ sợ con từ nhỏ đến giờ chưa từng xa nhà, vả lại hàng có nhiều loại, không biết buôn bán loại nào cho có lãi. Nay con muốn đi xa, mà làm trai phải có chí bốn phương, mẹ đâu dám ngăn cản con. Còn người trông coi việc nhà, con cũng không cần phải nghĩ ngợi, đã có anh Tưởng quan tâm. Song không biết con tới đâu mua loại hàng gì cho có lãi. - Con được biết Hồ Quảng thóc gạo rẻ. - Triệu Tương nói. - Con có một người bạn là Triệu Vân Sơn ở Lục Trần Hàng, nhà giàu có, khuyên con
- đi buôn. Con đã bàn kĩ với anh ấy rồi, nếu đến đó mua gạo về, tính ra lãi tới quá nửa. - Nếu được bạn tốt dìu dắt, - Vương thị mùng rỡ nói, - thì mẹ chẳng cần phải lo lắng, con hãy định ngày lên đường. Mẹ cũng thu xếp bán ít đồ trang sức để lo chút vốn cho con, mua thêm được tí nào hay tí ấy. Đêm ấy hai mẹ con bàn soạn xong xuôi. Sáng sớm hôm sau Triệu Tương đến nhà Triệu Vân Sơn, hẹn ngày lên đường. Sau đó lại rẽ vào nhà Tưởng Vân, mời anh chiều nay đến nhà uống rượu, rồi đi mua thịt, cá và một hũ rượu ngon. Chiều đến, thức nhắm đã chuẩn bị xong, Triệu Tương lại mời Tưởng Vân tới dọn bàn, bưng ra một mâm cơm thịnh soạn. Tưởng Vân nói: - Không biết hôm nay chú mời khách nào đến mà làm cơm thịnh soạn thế. - Em bất tài, hoàn toàn dựa vào anh che chở. - Triệu Tương nói. - Làm bữa rượu nhạt, nhân tiện có việc nhỏ cần nói với anh. - Là anh em một nhà thì cơm nước bình thường thôi. - Tưởng Vân nói. - Chú cứ bày vẽ như thế này thì lần sau ai còn dám đến nữa. Rồi họ cùng ngồi vào mâm. Lúc đầu họ còn nói chuyện ở chốn nha môn, sau vài tuần rượu, Triệu Tương rót rượu tràn chén, hai tay nâng lên mời Tưởng Vân, nói: - Xin mời anh uống chén đầy này.
- - Em đã biết tửu lượng của anh rồi đấy. - Tưởng Vân ra sức chối từ, nói. - Vì sao hôm nay chú cứ ép anh, có phải anh khách sáo gì đâu? - Em không biết tửu lượng của anh thế nào? - Triệu Tương nói. - Nhưng đây là chén rượu Lỗ, mà cũng chẳng phải bỗng dưng mời anh chén rượu này. Nếu anh uống thì em mới dám nhờ anh, còn như anh cố từ chối, thì tất nhiên em sẽ trách anh, và cũng chẳng dám hé răng. Tưởng Vân đành miễn cưỡng uống cạn, rồi nói: - Rượu là mệnh lệnh, xin sẵn sàng nghe em nói. - Cha em mất sớm, - Triệu Tương nói, - phải nương tựa vào mẹ già. Đã hai mươi tuổi, em vẫn chưa từng ra khỏi làng, người ta nói, làm trai phải có chí bốn phương. Nghiệp nhà sa sút nếu cứ ngồi há miệng chờ sung, thì đâu phải là kế lâu dài. Đang lúc trời làm hạn hán, giá thóc gạo tăng vọt, có người bạn cũ rủ em đến Sở Trung buôn bán. Lúc đi xa, ai chẳng nhớ quê hương, bạn bè, song điều khiến em chưa dám dứt áo ra đi, đó là mẹ già không ai chăm sóc. Nay có anh; thân thiết như ruột thịt, xin nhờ anh giúp đỡ. Em sợ, khi em đi rồi tình cảm trước đây nhạt dần. Bởi thế, em có ý làm mâm cơm, trước để nói lời tạm biệt, sau việc nhà xin nhờ cậy anh. Sau khi em đi, có việc gì xảy ra, thì nước xa không cứu được lửa gần, điều ấy hoàn toàn nhờ vào anh. Nếu mẹ già của em được cậy nhờ, thì em chẳng phải lo lắng gì nữa. Song điều này đều tùy thuộc vào sự bao dung của anh. Nếu anh bằng lòng, thì em vô cùng biết ơn. Nghe xong Tưởng Vân vui vẻ nói:
- - Anh tuy kém cỏi, nhưng vốn sẵn lòng hào hiệp, anh hứa với em sẽ hết lòng giúp đỡ. Hơn nữa lời thề kết nghĩa anh em vẫn còn đó. Mẹ em cũng như mẹ anh, vợ em là em dâu của anh. Em cứ yên tâm ra đi, không phải vấn vương gì đến việc nhà nữa. - Anh đã hứa như thế, - Triệu Tương nói, - thì xin anh ngồi lên trên, và nhận của đứa em này một lạy. Tưởng Vân vội vàng gạt tay, nhưng Triệu Tương đã quỳ xuống lạy, rồi tiếp đó lạy thêm hai lạy nữa. Nước mắt Triệu Tương tự nhiên giàn giụa, chảy tràn xuống má. Tưởng Vân an ủi: - Em đã tính toán như thế, thì lần này ra đi tất sẽ toại nguyện. Cớ sao lại nước mắt lưng tròng như đàn bà con gái vậy? Vương thị cứ dặn đi dặn lại con rằng: - Con đi đường phải cẩn thận, giữ gìn sức khỏe, rồi liệu mà về cho sớm, việc nhà đã có anh con lo liệu. Gạo nước, củi đuốc trong nhà mẹ sẽ tự lo. Chỉ mong con chuyến đi này kiếm được ít lãi thì mẹ cũng chẳng uổng công vất vả. - Ý em đã quyết, - Tưởng Vân nói, - không biết rằng em định bao giờ thì nhổ neo, để anh còn chuẩn bị chén rượu nhạt tiễn chân. - Sáng sớm mai em lên đường. - Triệu Tương nói. - Đã đi ngay ư? - Tưởng Vân nói. - Vậy anh phải thuê thuyền tiễn chân em.
- Lúc ấy trời đã gần tối, Tưởng Vân cáo từ ra về. Ngay đêm ấy Triệu Tương dặn Phùng thị rằng: - Cửa nhà sớm tối phải cẩn thận, có con trai đến nhà nhất thiết đừng ra mặt. - Em thấy, đây là việc nhỏ có thể thực lòng nhờ cậy Tưởng Vân, - Phùng thị nói, - nhưng xét kĩ lời nói, sắc mặt và việc làm, e rằng anh ta không phải là người quân tử. Em chỉ lo rằng sau này chẳng có lợi gì cho nhà ta. - Tưởng Vân là đấng trượng phu nghĩa hiệp. - Triệu Tương nói. - Anh đã thử từ lâu rồi, sao em lại đa nghi như thế. Đêm ấy vợ chồng trò chuyện, dặn dò nhau đủ mọi điều. Sáng hôm sau, Triệu Vân Sơn, Triệu Tương lên thuyền đi thẳng tới Tô Châu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường
38 p | 254 | 56
-
Toàn tập về Phan Châu Trinh (Tập 2): Phần 1
363 p | 195 | 53
-
Sấm ký Trạng Trình và Giai thoại: Phần 1
66 p | 134 | 37
-
Văn học nước ngoài - Truyện ngắn A.P. Tsekhốp: Phần 1
220 p | 209 | 37
-
Kỹ năng nghề du lịch - Nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn: Phần 2
130 p | 168 | 29
-
Truyện ngắn Trò chuyện trong quán La Catedral: Phần 2
286 p | 114 | 24
-
Đoán Án Kỳ Quan
219 p | 107 | 16
-
Biên khảo về Kim Dung giữa đời tôi (Quyển trung): Phần 2
141 p | 118 | 13
-
Đoán Án Kỳ Quan - Lời Giới Thiệu
4 p | 170 | 13
-
Bạch Các Môn
321 p | 42 | 10
-
Những khu đền độc đáo của xứ sở Angkor
5 p | 88 | 8
-
Nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (Trình độ cơ bản) - Phần 2
124 p | 16 | 6
-
Thất Tuyệt Ma Kiếm Hồi 10
14 p | 72 | 4
-
Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập
6 p | 37 | 4
-
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững tại Nghệ An hiện nay
9 p | 11 | 4
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 8
4 p | 97 | 3
-
Stonehenge – Bí ẩn lâu đời thách thức các nhà khoa học
8 p | 64 | 3
-
Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh
11 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn