Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh - TS Châu Quốc An
lượt xem 8
download
Trước hết tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh - TS Châu Quốc An
- DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN và CÔNG TY HỢP DANH Ths. Châu Quốc An Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 1. Khái niệm DNTN Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (đ141). Vậy chủ DNTN có quyền thành lập DNTN khác không? được quyền phát hành chứng khoán không? Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 2. Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN Quản lý công ty: có toàn quyền quyết định (đ143) Quyền cho thuê doanh nghiệp (Đ144): quyền hạn và nhiệm vụ giữa các bên do hợp đồng quy định. Lưu ý: trong thời hạn thuê, chủ DNTN chịu trách nhiệm với tư cách là chủ sở hữu của DN. Quyền bán DN: Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác . Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 1. Khái niệm về công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, có thể có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán. Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên, trong đó bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải là cá nhân.
- 3. Thành viên hợp danh có quyền gì? (đ134) Quyền nhân danh công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh; Quyết định mọi vấn đề phát sinh trong công ty với tư cách của mình trong Hội đồng thành viên; Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại, nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót của cá nhân chính thành viên đó (điều 134 LDN 2005). Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Thành viên hợp danh có quyền gì? Quyền đại diện theo pháp luật (k1đ137). Phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty (khoản 2 điều 137 LDN 2005). Lưu ý: Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi bên đó biết được hạn chế đó. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Thành viên hợp danh có quyền gì? Được chia lợi nhuận và chịu lỗ tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty. )Lưu ý: nếu tài sản công ty không đủ để thanh toán hết số nợ thì thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm trước các chủ nợ của công ty. Thành viên hợp danh được quyền rút vốn khỏi công ty, nếu được HĐTV chấp thuận Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Thành viên hợp danh có quyền gì? Thành viên hợp danh chết hoặc bị tuyên bố chết thì người thừa kế của họ được hưởng phần giá trị vốn góp còn lại sau khi trừ đi các khoản trách nhiệm của công ty. Người thừa kế có thể trở thành TV hợp danh nếu được HĐTV chấp thuận. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Quyền của thành viên hợp danh có bị hạn chế ? - (đ133) Không được làm chủ DNTN hoặc TV hợp danh của công ty hợp danh khác, nếu không được sự nhất trí của các TV còn lại. Không được chuyển nhượng vốn của mình cho người khác, nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại. Không được nhân danh mình hoặc người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của người khác Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 4. Thành viên góp vốn có quyền gì ? (Đ140) Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- 5. Chế độ tài chính TVHD và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. TVHD hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. TV góp vốn không góp đủ và đúng hạn thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của HĐTV. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Chế độ tài chính (tt) Thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng vốn của mình cho người khác nếu được tất cả các thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Thành viên góp vốn được quyền tự do hơn trong việc định đoạt phần vốn góp của mình như được chuyển nhượng, để lại thừa kế, tặng cho, cầm cố, thế chấp… Người thừa kế của thành viên góp vốn trở thành thành viên góp vốn của Công ty. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Chế độ tài chính (tt) TVHD bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của họ được hoàn trả lại công bằng và thỏa đáng. Vậy trường hợp mất tích? TVHD bị khai trừ khỏi công ty (theo khoản 3 điều 138) hoặc tự nguyện rút vốn khỏi công ty thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách TV vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Chế độ tài chính (tt) TVHD chết hoặc bị tuyên bố chết thì người thừa kế của họ được hưởng phần giá trị tài sản còn lại tại công ty sau khi trừ đi các khoản trách nhiệm của công ty. Lưu ý: Luật không định rõ thời điểm và phương thức xác định trách nhiệm nhằm hạn chế việc tẩu tán tài sản tránh nghĩa vụ trả nợ. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Tổ chức quản lý trong công ty hợp danh Hội đồng thành viên (Đ135) Vị trí: Là cơ quan có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Đứng đầu HĐTV là Chủ tịch HĐTV. Thành phần: tất cả các thành viên. Về triệu tập (đ136): Chủ tịch HĐTV có quyền triệu tập cuộc họp khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của TV hợp danh. Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập cuộc họp theo yêu cầu của TV hợp danh thì TV hợp danh đó triệu tập cuộc họp HĐTV. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Tổ chức quản lý công ty (tt) Hội đồng thành viên Điều kiện thông qua quyết định: + Khi tham gia biểu quyết tại HĐTV, các thành viên hợp danh đều có một phiếu biểu quyết ngang nhau và không bị chi phối bởi giá trị vốn góp hoặc có số phiếu khác theo Điều lệ công ty. + Các quyết định của HĐTV được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên hợp danh chấp thuận trừ những vấn đề được quy định tại khoản 3 điều 135 thì có ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh chấp thuận. Điều lệ có thể quy định một tỉ lệ khác cao hơn tỷ lệ nói trên. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Tổ chức quản lý công ty (tt) Hội đồng thành viên (tt) Lưu ý: k5 đ135 và điểm a khoản 1 điều 140). Các thành viên góp vốn được quyền tham gia thảo luận và biểu quyết tại HĐTV các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như: sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại và giải thể công ty, … Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Tổ chức quản lý công ty (tt) Chủ tịch HĐTV, Giám đốc (khoản 4 điều 137): Trường hợp Điều lệ Công ty không quy định khác thì Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Chủ tịch HĐTV phải là thành viên hợp danh. Giám đốc công ty có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Giám đốc có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp. Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
- Tổ chức quản lý công ty (tt) Đại diện theo pháp luật: Với chế độ tự quản, trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động công ty. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc (?) mới có quyền đại diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện và tranh chấp khác Ths. Châu Quốc An -Khoa Kinh tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
60 p | 732 | 281
-
Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
28 p | 618 | 132
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế (tái bản lần thứ hai có bổ sung, chỉnh lý): Phần 1
217 p | 282 | 67
-
Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
11 p | 668 | 50
-
Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian gần đây?
14 p | 125 | 27
-
Bài giảng phân tích dự án đầu tư: Chương 1 - GS. Phạm Phụ
16 p | 120 | 27
-
Tìm hiểu về Pháp luật về kinh doanh (Tập 1): Phần 1
190 p | 114 | 15
-
Bài giảng Pháp luật về doanh nghiệp
33 p | 129 | 11
-
Bài giảng hay về luật kinh doanh - Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM - Chương 4
27 p | 103 | 11
-
Báo cáo Hành trình chuyển đổi: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam (Dịch vụ đánh giá sự phù hợp)
84 p | 43 | 8
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 (Tái bản lần thứ 6)
217 p | 18 | 7
-
Tổng luận Chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc
72 p | 46 | 7
-
Kinh tế tư nhân và tác động của thành phần kinh tế này đến sự tăng trưởng kinh tế ở nước ta
11 p | 31 | 6
-
Bài giảng Luật Kinh tế: Chương 2 (p2) - ThS. Đỗ Mạnh Phương
6 p | 78 | 4
-
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp tư nhân
5 p | 44 | 4
-
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và thịnh vượng
103 p | 44 | 4
-
Nghiên cứu Luật Kinh tế: Phần 1
245 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn