Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng: Phần 1
lượt xem 201
download
Hệ thống quản lý chất lượng ISO được hình thành vào cuối thập niên 1980 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, hệ thống này quy định 5 tiêu chuẩn kỹ thuật và 12 công đoạn từ lúc nguyên liệu đưa vào nhà máy cho đến khi sản phẩm được đưa ra thịt rường. Ðã có trên 50 quốc gia, kể cả Mỹ và Liên minh Châu Âu đã tán thành các tiêu chuẩn quy định của ISO. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng: Phần 1
- Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng (Phần 1) Hệ thống quản lý chất lượng ISO được hình thành vào cuối thập niên 1980 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, hệ thống này quy định 5 tiêu chuẩn kỹ thuật và 12 công đoạn từ lúc nguyên liệu đưa vào nhà máy cho đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Ðã có trên 50 quốc gia, kể cả Mỹ và Liên minh Châu Âu đã tán thành các tiêu chuẩn quy định của ISO. ISO được đòi hỏi phải áp dụng trong mua bán hàng hóa
- thuộc các nước trong liên minh Châu Âu, như vậy một nước nào đó muốn thâm nhập hàng hóa vào thị trường Châu Âu phải đảm bảo về chất lượng theo ISO. Vào thời điểm 1992, đã có trên 20.000 công ty Châu Âu và gần 1.000 công ty của Mỹ đã đăng ký và được công nhận theo điều kiện ISO. Nhiều chuyên viên kinh tế quốc tế cho rằng, không bao lâu nữa ISO sẽ là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho các loại hàng hóa vì sản phẩm nào được chứng nhận bởi ISO sẽ có ảnh hưởng nhiều đối với thị phần. Vấn đề khó khăn hiện nay là các công ty đăng ký thực hiện ISO rất nhiều, nhưng các chuyên gia có thẩm quyền kiểm tra để cấp chứng nhận thì rất ít. Ðối với một công ty ở Châu Âu từ lúc đăng ký cho đến khi có người đến xem xét phải mất từ 3-4 tháng và thường có 2/3 công ty đăng ký bị loại ngay kỳ xem xét đầu tiên. Một công ty muốn chuẩn bị tốt cho việc đăng ký này phải mất ít nhất 2 năm và chi phí cho việc điều chỉnh lại quy trình sản xuất tốn khoản vài trăm nghìn USD tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, dãy sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng và kể cả công ty tư vấn được mời hay không. Hãng Dupont đã từng đăng ký ISO 9000' target='_blank' class='dictionaryreplace' title='click vào để xem nghĩa của từ'>ISO 9000 cho trên 100 cơ sở và nhà máy sản xuất của họ và đã nhận được giấy đăng ký chất lượng vào loại rất tốt. Chi phí trung bình cho mỗi một cơ sở có trung bình 300 công nhân là 250.000 USD và Dupont này cho rằng chi phí này sẽ thu hồi rất nhanh bởi vì sự giao hàng đúng thời hạn tăng từ 70%-90% và thời gian lưu kho của hàng hóa giảm từ 15 ngày xuống còn 1,5 ngày; và do có ISO 9000' target='_blank' class='dictionaryreplace' title='click vào để xem nghĩa của từ'>ISO 9000 việc kinh doanh của họ cũng tăng lên đáng kể vì các đơn đặt hàng từ Châu Âu đều đòi phải có ISO 9000' target='_blank'
- class='dictionaryreplace' title='click vào để xem nghĩa của từ'>ISO 9000 đối với sản phẩm. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các hệ thống chất lượng và thực hiện hệ thống này trong quản lý doanh nghiệp của họ? Đó là những vấn đề bức xúc mà nhiều doanh nghiệp hiện đang hết sức quan tâm. Ông Hans Farnharmer, cố vấn dịch vụ phát triển kinh doanh Dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Tổ chức GTZ, Đức nhận xét: "Hiện tại ở nhiều nơi còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa nhận thức của doanh nghiệp về quản lý chất lượng và thực chất của việc quản lý chất lượng. Các phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp đều khẳng định hơn nhu cầu của doanh nghiệp trong việc triển khai một hệ thống quản lý chất lượng nhất định. Theo một kết quả nghiên cứu về môi trường kinh tế ở khu vực Châu Á cho thấy, các doanh nghiệp hiện đang tồn tại nhiều mâu thuẫn. Một bên là các yếu tố tích cực với các nhà máy có năng suất cao, công nghệ mới, máy móc mới và hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giúp các doanh nghiệp duy trì sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cũng bộc lộ một số tiêu cực. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa và trong khu vực; khách hàng yêu cầu chất lượng cao hơn nhưng giá phải rẻ hơn. Trong tình thế này, các doanh nghiệp hướng vào thị trường địa phương hay nội địa cũng tỏ ra quan tâm hơn đến quản lý chất lượng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường xem xét đến chất lượng sản phẩm cụ thể chứ không căn cứ vào cả một quá trình. Quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp này cơ bản là chất lượng ổn định. Họ hiểu rằng nếu không có chất lượng thì sẽ không thể có khách hàng. Nhưng họ cũng nhận thức rằng chất lượng tốt gắn với giá thấp hơn do chi phí giảm, phân phối kịp thời và hạn chế tối đa các nhược điểm.
- Khi được hỏi về tiêu chuẩn ISO, nhiều doanh nghiệp cho rằng đó là một hệ thống, có yếu tố kỹ thuật cao gắn với công nghiệp hóa, cần thiết để tham gia vào thị trường lớn. Đó cũng là điều mà khách hàng hay người mua hàng có thể tin cậy, là công cụ đo lường chất lượng. Lại có ý kiến cho rằng đó là công cụ đo lường chất lượng, chi phí cao và khó với tới. Thậm chí họ còn coi ISO chỉ là "đồ trang sức" để ký hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp lại cho rằng đối với doanh nghiệp không thể nhận được chứng chỉ ISO. Rõ ràng có sự cách biệt lớn về khái niệm giữa hiểu biết của các doanh nghiệp về quản lý chất lượng và thực chất của khái niệm đó. Như vậy, các nhà quản lý cần giúp các doanh nghiệp để có được những hiểu biết cụ thể hơn về những lợi ích từ ISO. Theo đó, cần giúp doanh nghiệp hiểu được đó là một hệ thống quản lý tốt hơn, có khả năng giám sát mọi giai đoạn trong quá trình bao gồm các lợi ích căn bản, chất lượng ổn định, thời gian phân phối được đảm bảo, kiểm soát tồn kho tốt hơn, xác định được lỗi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp nâng cao ý thức của nhân viên, họ trở nên có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Nói cách khác, ISO ràng buộc công nhân với trách nhiệm của họ: tinh thần làm việc của công nhân được nâng cao và do vậy chất lượng sản phẩm được cải thiện, hàng bán chạy hơn. ISO sẽ mang lại lợi ích thực sự, giúp củng cố “nội tình” và quảng bá nhãn hiệu với thị trường bên ngoài. Hans Farharmer khẳng định rằng các phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp cho thấy họ có nhu cầu trong việc triển khai một hệ thống quản lý chất lượng nhất định. Điều này chứng tỏ rằng việc trao đổi marketing và nhận thức về quản lý cho các doanh nghiệp là rất quan trọng. Thay vào đó, các dịch vụ quản lý chất lượng nên tập trung vào các chương trình hướng tới các doanh nghiệp một cách tổng thể chứ không phải là đơn lẻ. Nên có các sản phẩm quản lý chất lượng dành riêng cho các doanh nghiệp.
- Ông nói: "Các vấn đề của doanh nghiệp hiện nay bao gồm thị trường và những cản trở phát triển chính cũng như sự khác biệt qua chất lượng sản phẩm. Nhưng đây mới chỉ là các vấn đề bên ngoài". Vấn đề nội bộ của doanh nghiệp chính là vốn, thiết bị và công nghệ cũ, giải pháp đầu tư thấp, nguồn nhân lực chỉ có một số nhân viên có trình độ và chuyên môn. Chính từ các yêu cầu trên, các doanh nghiệp yêu cầu các dịch vụ quản lý chất lượng phải xuất phát từ thực tiễn, phải mang lại kết quả nhanh và phải nhận biết được các lợi ích thiết thực. Cung cách đưa các chuyên gia tư vấn vào doanh nghiệp cũng cần tiện lợi, không nên có các chương trình quy mô lớn. Nên làm ở nơi trung tâm với thời gian từ 1-2 buổi một tuần. Có thể tiến hành vào buổi chiều, trong giờ làm việc hoặc buổi tối, ngoài giờ làm việc. Về giá cả, các dịch vụ quản lý chất lượng cũng cần cung cấp với giá cả hợp lý và không tính lợi nhuận môi giới. Giá cả có thể thay đổi theo nội dung nhưng khoảng 100.000 VND ngày/người là có thể chấp nhận được. Tổ chức GTZ của Đức hiện đang thực thi cách làm của mình với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Đó là giải pháp lồng ghép quản lý chất lượng với đào tạo để nâng cao nhận thức. Tư vấn nhóm cũng được thực hiện, đồng thời hướng dẫn quản lý nội tại hiệu quả trên nhiều luồng thuông tin khác nhau. GTZ đề nghị các doanh nghiệp sử dụng Internet để nhận và thông báo về các công cụ làm việc hiện có. Phát triển các sản phẩm chi phí thấp và đơn giản như CD Rom về ISO 9000' target='_blank' class='dictionaryreplace' title='click vào để xem nghĩa của từ'>ISO 9000 cùng với Trung tâm thông tin Stameq. GTZ cũng kết nối quản lý môi trường - tiêu chuẩn chất lượng cùng thống nhất cách tiếp cận là hiệu quả nội tại của doanh nghiệp chẳng hạn như sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào, sản xuất và sử dụng lại chất thải, sử dụng năng lượng thải và giảm thiểu đầu ra kém hiệu quả.
- (Còn tiếp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
278 p | 2089 | 1052
-
Cẩm nang quản trị doanh nghiệp
6 p | 749 | 410
-
Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng: Phần 2
5 p | 461 | 241
-
Các mật pháp của nhà quản lý giỏi: Phần 1
5 p | 305 | 99
-
Các mật pháp của nhà quản lý giỏi: Phần 3
5 p | 228 | 69
-
Các mật pháp của nhà quản lý giỏi: Phần 2
5 p | 227 | 68
-
Nhập mô quản trị doanh nghiệp
65 p | 145 | 51
-
Đề tài: Quan điểm về quản lý trong doanh nghiệp ngày nay đạt hiệu quả
22 p | 106 | 22
-
"Kiểm toán" nền văn hóa doanh nghiệp
5 p | 145 | 19
-
Doanh nghiệp nhỏ xây thương hiệu lớn?
6 p | 111 | 18
-
Muốn phát triển, doanh nghiệp cần có quan hệ tốt với chính quyền
5 p | 125 | 17
-
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP-“ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU"
3 p | 84 | 15
-
Sứ mệnh doanh nghiệp trong 8 chữ, có quá khó?
5 p | 139 | 9
-
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 p | 74 | 8
-
Quản trị bằng JD
3 p | 71 | 6
-
Chọn người cho doanh nghiệp mới
3 p | 60 | 5
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Bài 1 - Ths. Trần Quang Diệu
18 p | 40 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn