intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độc chất học thức ăn chăn nuôi - TS. Nguyễn Quang Thiệu

Chia sẻ: đinh Văn Tân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

189
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Độc chất học (Toxicology) là một ngành nghiên cứu về các phản ứng giữa các chất hóa học và các sinh vật sống. Luật đầu tiên về chất độc được thiết lập ở Rome vào năm 82 BC. 50 năm sau công nguyên, Dioscorides đã phân loại các chất độc từ động vật, thực vật và khoáng chất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độc chất học thức ăn chăn nuôi - TS. Nguyễn Quang Thiệu

  1. ĐỘC CHẤT HỌC THỨC ĂN CHĂN NUÔI TS. Nguyễn Quang Thiệu Bộ môn Dinh Dưỡng động vật Khoa Chăn nuôi Thú Y Đại học Nông Lâm TP.HCM 1
  2. LỊCH SỬ • Độc chất học (Toxicology) là một ngành nghiên cứu về các phản ứng giữa các chất hóa học và các sinh vật sống • Toxicology toxicon • Từng được gọi là ngành nghiên cứu về chất độc 2
  3. • Chất độc là gì? 3
  4. • Tất cả các chất, tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng • Nghiên cứu về chất độc được thực hiện từ 1500 năm BC • Người Ai cập cổ xưa đã biết cách chiết xuất prussic acid từ hạt anh đào 4
  5. • Hippocrates (400 BC) cho biết người Hy Lạp đã nhận thức rất rõ ràng về chất độc và nguyên lý của độc chất học, đặc biệt trong điều trị các ca nhiễm độc • 185 – 135 BC, đã có những nghiên cứu về các chất giải độc bởi Vua Mithridates. • Trong tiếng Anh, Mithridatic nghĩa là chất giải độc (antidote) bắt nguồn từ tên vua Mithridates 5
  6. • Luật đầu tiên về chất độc được thiết lập ở Rome vào năm 82 BC • 50 năm sau công nguyên, Dioscorides đã phân loại các chất độc từ động vật, thực vật và khoáng chất • Năm 1135-1204, xuất bản cuốn sách “Poisons and Their Antidotes” • Khoảng thế kỷ 16 nhà sinh hóa học Paracelsus đưa ra khái niệm được dùng cho tới hiện nay là “Lấy độc trị độc” 6
  7. • Một chất độc trong cơ thể có thể được điều trị bởi 1 chất độc khác nhưng liều là quan trọng • Khoảng thế kỷ 18, nghiên cứu về độc chất học đã phát triển một cách khoa học • Gần đây nghiên cứu về độc chất học trở nên quan trọng hơn trong xã hội • Các kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta cảnh báo về các nguy cơ và rủi ro 7
  8. • Thiết lập các hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm • Và các qui định về hàm lượng hay nồng độ các chất độc hại có trong thực phẩm cũng như các vật mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày • Nghiên cứu đa ngành: sinh hóa, hóa học, bệnh lý và sinh lý, và quan sát thực nghiệm 8
  9. CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC 9
  10. Khái niệm về chất độc và sự ngộ độc Chất độc (potio, poisons, toxin) là những hợp chất hữu cơ hay vô cơ có trong tự nhiên hay do con người tổng hợp ra, khi nhiễm vào cơ thể gây rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa bình thường, biểu hiện ra bằng những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng. Tùy theo loại chất độc, mức độ nhiễm nặng nhẹ, tùy theo đặc tính của loài, lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của cơ thể mà có thể xuất hiện những triệu chứng ngộ độc khác nhau, trường hợp nặng có thể gây ra tử vong, hoặc triệu chứng nhẹ, hoặc sau một thời gian lâu dài tích lũy chất độc mới có biểu hiện triệu chứng ngộ độc. 10
  11. Phân loại chất độc • Thuốc trị bệnh • Chất bổ sung trong thức ăn • Hóa chất công nghiệp • Chất ô nhiễm môi trường • Các chất tự nhiên • Các hóa chất sử dụng trong nhà 11
  12. Nguồn gốc sự nhiễm độc Nhiễm độc do ăn uống: mãn tính, cấp tính Nhiễm độc do nghề nghiệp: mãn tính, cấp tính Nhiễm độc từ môi trường: mãn tính và cấp tính Nhiễm độc do tai nạn ngẫu nhiên: cấp tính Nhiễm độc do bị đầu độc hay tự tử: cấp tính Gây nhiễm chủ ý 12
  13. Các con đường nhiễm độc chính Qua đường ăn uống Qua da Qua hít thở 13
  14. Các trạng thái ngộ độc - Ngộ độc cấp tính là trạng thái ngộ độc sau khi nhiểm chất độc một thời gian ngắn, xuất hiện những triệu chứng khác thường rất nghiệm trọng, hoặc có thể gây ra tử vong cho người hay động vật bị nhiểm độc. - Ngộ độc tích lũy (ngộ độc trường diễn, ngộ độc mãn tính) là trạng thái nhiểm chất độc với liều lượng thấp, chưa gây ra triệu chứng liền mà phải trải qua một thời gian dài tích lũy chất độc trong cơ thể đến một mức độ nào đó làm biến đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa mới phát sinh ra triệu chứng ngộ độc. - Gây ung thư: đối với con người ngoài hai trạng thái ngộ độc trên ra còn có trạng thái lâu dài hơn, đó là trạng thái gây rối loạn hoạt động của tế bào, làm đột biến gen, biến đổi cấu trúc gen dẫn tới bệnh bệnh Ung thư. 14
  15. Các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng ngộ độc 1.Liều lượng chất độc: liều lượng là quan trọng • Liều an toàn là liều không có ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài. • Liều gây ngộ độc: Thường trong y học và Thú Y người ta lấy liều LD50. • Liều có điều kiện: Là liều chỉ được phép dùng trong một thời gian nhất định. 2.Yếu tố giống loài động vật: thú nhai lại nhờ có hệ vi sinh dạ cỏ hoạt động mạnh nên nó phân giải được một số độc tố làm cho nó bớt độc hại hơn thú đơn vị. 3.Lứa tuổi của động vật: sức đề kháng độc tố của cơ thể non và già yếu hơn thú trưởng thành. 15
  16. 4.Tính biệt: Thú mang thai, sinh sản hoặc nuôi con thì rất mẫn cảm với độc tố so với thú đực. Ví dụ F2-Toxin 5.Tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng: khi cơ thể bị bệnh viêm gan hoặc viêm thận thì khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể rất kém. 6.Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn thiếu Cholin, methionine sẽ gây ra thoái hóa mỡ gan làm giảm sự chống đở độc tố. 7.Trạng thái vật lý của chất độc: Chất độc ở trạng thái hòa tan trong nước thì sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc nhanh hơn 16
  17. Cơ quan cảm thụ, cơ quan đích • Các chất độc có thể có một hoặc nhiều hơn cơ quan đích • Cơ quan đích có thể là một thụ quan với chức năng đặc biệt hay enzyme hoặc tế bào hồng cầu. • Không phải tất cả các thụ quan đều tham gia vào phản ứng gây độc 17
  18. Liều là gì (dose)? Số lượng hóa chất đi vào cơ thể và gây ra các đáp ứng của cơ thể (mg/kg P) Liều thường dựa trên: * Nồng độ trong môi trường * Đặc tính của chất độc * Tần số nhiễm độc * Thời gian nhiễm độc * Con đường nhiễm độc 18
  19. Liều và đáp ứng của cơ thể 100% Vùng Vùng không ảnh Đáp ứng (%) ảnh hưởng hưởng 100% Liều Ngưỡng 19
  20. Mối liên hệ giữa đáp ứng của cơ thể với liều ngộ độc • Đáp ứng của cơ thể tỷ lệ với nồng độ của chất độc tại cơ quan bị ảnh hưởng • Nồng độ của chất độc tại cơ quan đích tỷ lệ với liều • Đáp ứng của cơ thể phụ thuộc vào cách nhiễm độc (uống, ăn, thở và qua da) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2