K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN - TẦM NHÌN MỚI TỪ<br />
CÔNG TÁC XÃ HỘI & PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
PGS.TS. Nguyễn Minh Xuân<br />
Phòng SĐH & QLKH, Trường Đại học Thăng Long<br />
Tóm tắt: Công tác công đoàn là hoạt động đoàn thể rất quan trọng trong các cơ quan<br />
hành chính, không riêng gì doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung của xã hội có nhiều mặt của<br />
hoạt động này đã thay đổi và cần có sự nắm bắt định hướng hoạt động đó để nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động trong điều kiện mới. Bài báo phân tích dựa trên các nghiên cứu gần đây với<br />
logic khoa học nhằm thay đổi nhận thức và hành động để có thể thể hiện đúng đắn nhất vị trí<br />
thích hợp cho hoạt động công đoàn hiện nay.<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
Công tác xã hội được hiểu theo nghĩa nào đó là các hoạt động “chữa bệnh” cho xã hội.<br />
Tuy nhiên với sự đa dạng của cuộc sống hiện tại thì “bệnh” thiếu hiểu biết về chính hoạt động<br />
của mình trong khi xã hội không ngừng phát triển là điều dễ xảy ra. Cần có cách nhìn nhận và<br />
chuyển biến tích cực để chuyển hoạt động của công tác Công đoàn phù hợp với chức năng,<br />
nhiệm vụ đang có sự thay đổi tích cực, rộng lớn cả bề rộng và chiều sâu. Để từ đó người lao<br />
động thêm hiểu biết và phát huy trí tuệ, sức lực cho hoạt động mang tầm xã hội và phát triển<br />
cộng đồng, cũng chính là ta chữa được cái bệnh bàng quan, thiếu hiểu biết về chính chúng ta<br />
và khi đó hoạt động mang dấu ấn không còn riêng ta nữa.<br />
2. Đổi mới công tác công đoàn trong điều kiện mới<br />
Căn cứ Điều lệ Đảng; Luật Công đoàn Việt Nam; Căn cứ Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ<br />
sức khỏe nhân dân và các quy định của Nhà nước về trường học, bệnh viện ngoài công lập.<br />
Căn cứ điều 5, điều 8 Quy định số 163 của Ban Bí Thư TW về Chức năng nhiệm vụ của đảng<br />
bộ, chi bộ cơ sở trong trường học ngoài công lập. Theo sự thống nhất với Ban lãnh đạo nhà<br />
trường (điều 7, quy chế 163 BBT năm 2006), đã có đề xuất với BCH Công đoàn mở rộng<br />
trường ĐHTL một số vấn đề về “Đổi mới công tác Công đoàn trong tình hình mới tại trường<br />
ĐHTL”. Bao gồm một số nội dung sau:<br />
2.1. Đổi mới hệ thống lý luận (*).<br />
Công tác Công Đoàn (CĐ) là hoạt động rất quan trọng của Tổ chức quần chúng trong<br />
công cuộc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị theo sứ mạng và bảo đảm hoạt động<br />
kinh tế, dân chủ ở cơ sở trong hệ thống hiến pháp, pháp luật của nước cộng hòa XHCN Việt<br />
Nam.<br />
Tuy nhiên công tác này theo thời gian và theo từng chủ thể cơ quan đơn vị đã có nhiều<br />
thay đổi về mặt lý luận trong những năm gần đây.<br />
Một trong các vấn đề thay đổi đó là sự thay đổi về hệ thống các giá trị.<br />
a. Giá trị vật chất (GTVC):<br />
Trong GTVC thì công đoàn hệ thống TBCN và XHCN cũng có khác nhau<br />
nhất định và biến đổi theo thời gian.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
373<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
Nếu nói Công Đoàn là tổ chức đấu tranh và bảo vệ quyền lợi vật chất của người lao<br />
động thì có thể nói đây là sứ mệnh đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của các tổ<br />
chức CĐ.<br />
Tuy nhiên nếu coi các giá trị vật chất của các cá nhân người lao động trong một tập thể<br />
cơ quan đơn vị nào đó là ổn định và không hề bị nguy hại trong một giai đoạn nhất định thì<br />
giá trị vật chất của các công đoàn viên (CĐV) lại có thể thay đổi theo sự đóng góp nhiều hay<br />
ít với hoạt động của Tổ chức CĐ đó. Điều này là lẽ đương nhiên vì chính đội ngũ lãnh đạo<br />
chủ chốt đó đã làm cho cỗ máy đó mạnh mẽ và hoạt động đúng chức năng của mình, và họ<br />
xứng đáng với sự lao tâm khổ tứ đó. GTVC này được hưởng tùy theo phúc lợi của mỗi đơn vị<br />
có được tùy theo và thông qua hoạt động theo sứ mạng và hoạt động kinh tế của cơ quan đơn<br />
vị họ.<br />
Tuy nhiên ở trường ĐHTL: GTVC còn thể hiện ở các hoạt động thu được từ sự quan<br />
tâm của lãnh đạo, các cơ quan đơn vị đến đời sống người lao động - các CĐV: Chăm sóc sức<br />
khỏe (các hoạt động thể theo, bơi lộ, Gymnastic, khí công, dịch vụ cung cấp sữa Mộc Châu,<br />
tỏi điều dưỡng).. vì sức khỏe cộng đồng. Chăm sóc vật chất làm cho người lao động hồi phục<br />
sức lao động một cách khoa học và có sức khỏe bền vững, làm cho họ gắn bó với cơ sở, cơ<br />
quan dài lâu và yêu nghề.<br />
Trong GTVC thì về cơ bản không có sự khác biệt của CĐV và các lãnh đạo CĐ của<br />
họ, có chăng là ở một hệ số nhỏ bồi hoàn sức lao động của các cán bộ BCH CĐ và Tổ trường<br />
CĐ cơ sở - thể hiện sự công bằng nào đó, và vì họ xứng đáng.<br />
b. Giá trị tinh thần (GTTT)<br />
Có thể nói GTTT thể hiện ở nhiều mặt và trong GTTT thì công đoàn hệ thống<br />
TBCN và XHCN có khác nhau nhiều về quan điểm và cách thể hiện.<br />
Ở XHCN thì người ta ưu tiên và cho các CĐV một thân phận (được học hành, được<br />
thăng tiến, không bị coi thường và không bị bóc lột..).<br />
Ở TBCN thì người ta cho các CĐV một ý tưởng về sự tự do, bình đẳng (có thể còn ở<br />
hình thức nào đó). Quan trọng là ở đó cái chữ “tôi” trong con người họ hình như được “lớn<br />
hơn”. Và họ cảm thấy an bài với chữ “tôi” đó.<br />
Ở trường ĐHTL GTTT thể hiện người lao động được sống và cư xử trong không khí<br />
nhân văn tôn trọng lẫn nhau về chính trị, vị thế chuyên môn và kinh tế.., không chỉ ở các<br />
công việc chăm sóc trẻ nhỏ, hiếu, hỉ, ốm đau như trước đây thường chỉ có vậy.<br />
GTTT thể hiện ở trường ĐHTL còn thể hiện ở nét “Văn hóa Thăng Long” đó là nét<br />
văn hóa của sự chân thật: học thật, thi thật, quản lý thật giúp cho bảo đảm:<br />
“Chính trị ổn định,<br />
Quản lý tập trung,<br />
Tư duy sáng tạo,<br />
Đoàn kết dân chủ,<br />
Phát triển bền vững”<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
374<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
Tuy nhiên, trong GTTT hiện nay cũng có thể chú ý thêm một số hình thức khen<br />
thưởng có tặng phẩm với những cá nhân có thành tích thực sự và đóng góp thực sự tiêu biểu<br />
của các CĐV và cán bộ CĐ. Đôi khi có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp của Nhà trường<br />
lại nằm bên trong những con người rất khiêm nhường. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho họ<br />
lộ diện để làm rõ thêm sức mạnh của nhà trường và vì họ xứng đáng.<br />
2. 2. Đổi mới hoạt động thực tiễn.<br />
Khi chúng ta thống nhất nhìn nhận hệ thống các giá trị đó thì tự chúng ta cũng<br />
thấy được con đường tất yếu để phát triển Đại học Thăng Long đó là đổi mới hoạt<br />
động thực tiễn. Việc đổi mới đó là:<br />
a. Đổi mới tư duy đội ngũ cán bộ CĐ:<br />
Trong đổi mới này chúng ta yêu cầu những cán bộ công đoàn năng nổ, nhiệt<br />
tình, có tầm nhìn mới về hệ thống các giá trị đã thay đổi nhiều so với hàng chục năm<br />
về trước tại ĐHTL. Những cán bộ CĐ đó phải có tư duy sáng tạo trên cơ sở tầm nhìn<br />
mới, có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và chính với lời hứa của mình khi<br />
nhận nhiệm vụ này.<br />
Với những người cán bộ CĐ không có tư duy và cách thể hiện tư duy đó, thiết<br />
nghĩ chúng ta cũng nên suy nghĩ và cho họ một con đường thích hợp phù hợp với<br />
năng lực tư duy và hoàn cảnh của họ.<br />
b. Đổi mới cơ cấu và hình thức hoạt động của tổ chức công đoàn.<br />
Như ta đã nêu ở trên, hình thức và nội dung hoạt động của công đoàn nhà<br />
trường đã thay đổi rất nhiều, như sức thanh niên vạm vỡ 27 tuổi của ĐHTL, không<br />
còn phù hợp với cái áo chật chội của các nội dung CĐ nhỏ hẹp ở tuổi đôi mươi ngày<br />
trước (ví dụ bây giờ ta có ngoài hệ thống sân tập, bể bơi liên kết thì tầng 3 và tầng 9<br />
là khu điều dưỡng cao cấp, khu tập GYM, khu khách sạn hiện đại..). Và thậm chí cơ<br />
cấu hoạt động chuyên môn sau 27 năm thay đổi đồng bộ với hệ thống CSVC giảng<br />
dạy.<br />
Do vậy về mặt tổ chức cần có các ban bệ phù hợp, với các cán bộ có năng lực<br />
mạnh về các mảng hoạt động rất thiết thực đó của công tác CĐ những năm 20152020.<br />
Vấn đề là phân chia lĩnh vực hoạt động một cách khoa học và có kế hoạch sâu<br />
sát, tỷ mỷ cho các ý tưởng, với sự phân công phân nhiệm chu đáo đến từng người của<br />
bộ máy điều hành thì ta đã thành công được 80-90%.<br />
Phần còn lại là sự kết nối và các yếu tố khách quan.<br />
Nhà trường đang mong muốn và có quyết tâm trong hai nét chủ đạo đổi mới<br />
hệ thống giá trị và đổi mới hoạt động thực tiễn của công tác công đoàn.<br />
Hy vọng chúng ta sẽ trao đổi bàn bạc thấu đáo và tìm ra các giải pháp hữu<br />
hiệu để đưa sự nghiệp đổi mới này vào cuộc sống, đó chính là “đổi mới chính mình”.<br />
Chúng ta không than phiền về những gì đã qua, điều kiện chúng ta lúc đó là vậy.<br />
Song khi ta đã hiểu và thống nhất đổi mới thì chúng ta có sức mạnh.<br />
Đó chính là nguồn lực mới phát triển ĐHTL<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
375<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Các thực tế nghiên cứu cho thấy, cùng với sự mở cửa đổi mới đại học, nằm<br />
trong tiến trình nhất thể hóa các hoạt động nội hàm của công tác Công đoàn, thì sự<br />
chuẩn bị đầy đủ về mặt tư duy, kinh nghiệm là bước đi để cải thiện công tác Công<br />
đoàn trong tình hình mới là rất cần thiết. Để làm được điều này trước tiên cần có cách<br />
nhìn tổng thể nhận diện sự khác và giống nhau của các mặt hoạt động công tác Công<br />
đoàn trong các thời kỳ từ trước đến nay, đặc biệt trong bối cảnh mới. Từ sự nhận diện<br />
về một xã hội mới với các điều kiện cơ quan xi nghiệp, trường học khác nhau, cách<br />
nghĩ và làm khác nhau sẽ cho ta các lý do để xây dựng công tác Công đoàn cùng các<br />
giải pháp phù hợp với những nét mới đó.<br />
Bài báo đóng góp một cách nhìn từ góc độ các nhà quản lý, các nhà khoa học<br />
xã hội, từ đó xác định các nguyên nhân tồn tại và điều kiện cần thiết để thực hiện các<br />
cải cách trong nội bộ các lĩnh vực như phòng, ban, khoa và bộ môn chuyên môn, phát<br />
huy thế mạnh của liên kết các hoạt động vì sự phát triển bền vững cộng đồng Trường<br />
Đại học Thăng Long.<br />
4. Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Quy định số 163 của Ban Bí thư Trung ương<br />
Điều 1. Khoản 3. Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên trong đơn vị;<br />
Điều 5. Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân<br />
1. Lãnh đạo xây dựng các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và<br />
điều lệ của mỗi đoàn thể; giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên đẩy mạnh các phong trào<br />
thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.<br />
2- Lãnh đạo ban chấp hành công đoàn chủ động phối hợp với chủ tịch hội đồng quản<br />
trị, hiệu trưởng, giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử<br />
dụng lao động phù hợp với pháp luật hiện hành, hợp đồng và thoả ước lao động đã ký kết;<br />
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong đơn vị.<br />
INOVATION OF ACTION OF UNIT WORK - THE NEW VEWS OF SOCIAL<br />
WORK AND COMMUNITY DEVELOPMENT IN THĂNG LONG UNIVERSITY<br />
Dr. CSc. Nguyen Minh Xuan<br />
Department of Post Graduate &<br />
Science Research Management of TLU<br />
Abstract: Unit Work (UW) is important public action in administrative unit, not only<br />
company but also administration office. In this times of social condition many actions of UW<br />
are changed and we have needs to format the new of action recpect to up the more efficient of<br />
action in the new total social condition. The paper takes about analities to some of recent<br />
researchs, wich are based on science logic need to change ideologies and actions to appear<br />
our correctional position for new action of UW.<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
376<br />
<br />