HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 120-129<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0157<br />
<br />
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br />
HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG<br />
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC<br />
Nguyễn Văn Ninh<br />
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi<br />
mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Tư liệu gốc<br />
mang giá trị lịch sử rất cao, được xem là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Vì<br />
vậy, việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học nói chung, trong kiểm tra<br />
đanh giá nói riêng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông.<br />
Bài viết này sẽ tập trung đề xuất việc sử dụng tư liệu gốc như một công cụ để đổi mới kiểm<br />
tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học phổ thông.<br />
Từ khóa: Tư liệu gốc; đổi mới kiểm tra đánh giá; học tập lịch sử của học sinh.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểm<br />
tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tiễn cho thấy, mục tiêu<br />
của mỗi bài học ở trường phổ thông thường bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ,<br />
nhưng trong quá trình dạy - học giáo viên thường chú trọng mục tiêu về kiến thức. Việc thi cử chủ<br />
yếu hướng vào kiểm tra kiến thức sách vở, nặng tính hàn lâm, không chú ý đến kiểm tra, đánh giá<br />
năng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tập<br />
cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. Việc kiểm tra,<br />
đánh giá như vậy khiến học sinh khó có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm thái<br />
độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. Nếu<br />
việc kiểm tra, đánh giá cứ diễn ra như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy, cách học và chất<br />
lượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh<br />
triển khai sẽ là bước đột phá để khắc phục những hạn chế này. Đồng thời sẽ giúp cho việc dạy học<br />
gắn với cuộc sống thực tiễn hơn.<br />
Một trong những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đang được quan tâm đó là: thay đổi<br />
dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòi<br />
hỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) như trước đây sang cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá<br />
theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh).<br />
Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Ninh, e-mail: nguyenvanninh27@gmail.com.<br />
<br />
120<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...<br />
<br />
Theo hướng này ngoài những định hướng chung, mỗi bộ môn sẽ căn cứ vào đặc thù riêng<br />
để hình thành cho học sinh những kĩ năng, năng lực chuyên biệt. Môn lịch sử hình thành cho các<br />
em tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, cho các em những bài học trong<br />
cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. . . . Như vậy, phần câu hỏi “mở” của mỗi bộ<br />
môn cũng sẽ phải chú ý đến ưu thế, đặc thù riêng của từng môn.<br />
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra<br />
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo<br />
năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác<br />
nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp<br />
học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng<br />
trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là<br />
đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.<br />
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ<br />
năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.<br />
Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, chúng ta phải tạo cơ hội cho học sinh<br />
được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng<br />
những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản<br />
thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như<br />
vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh<br />
giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt<br />
khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh<br />
giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm,<br />
giá trị, chuẩn mực đạo đức,. . . được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự<br />
nhiên về mặt xã hội của một con người.<br />
Để tiến hành kiểm tra, đánh giá theo năng lực người học thì việc xây dựng và sử dụng công<br />
cụ đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng,<br />
thông qua nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau. Đối với dạy học lịch sử ở trường phổ thông chủ<br />
yếu nhất vẫn là dùng các câu hỏi, bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bài tập thực hành (vẽ<br />
sơ đồ, vẽ lược đồ, lập bảng biểu....) và bảng các tiêu chí (rubric) để sử dụng trong đánh giá. Tuy<br />
nhiên, hệ thống câu hỏi, bài tập xây dựng để kiểm tra đánh giá theo năng lực phải sử dụng đa dạng<br />
các công cụ như kênh hình, tư liệu (đặc biệt là tư liệu lịch sử gốc), bảng biểu.....Các câu hỏi nhận<br />
xét, đánh giá, liên hệ cần được khai thác tối đa để học sinh có điều kiện trình bày quan điểm của<br />
mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc khai thác và sử dụng tư<br />
liệu gốc trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm, phân loại, đặc điểm và ý nghĩa của tư liệu gốc<br />
<br />
* Khái niệm: Có nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu gốc, nhưng hầu hết các nhà nghiên<br />
cứu đều thống nhất ở một số đặc điểm về thời gian, không gian, giá trị tư liệu... Theo đó: tư liệu<br />
gốc là các tư liệu (hiện vật và thành văn) mang những thông tin đầu tiên về sự kiện, hiện tượng,<br />
nhân vật lịch sử, có liên quan trực tiếp và ra đời vào thời gian, không gian xảy ra sự kiện.<br />
* Các loại tư liệu gốc<br />
Tư liệu lịch sử vốn hết sức phong phú, đa dạng, nó vừa phản ánh ghi nhận thời đại, đồng<br />
thời cũng là sản phẩm của thời đại. Do đó, mỗi thời đại khác nhau có những loại tư liệu khác nhau.<br />
121<br />
<br />
Nguyễn Văn Ninh<br />
<br />
Nếu dựa vào nội dung phản ánh và tính chất của tư liệu, người ta chia tư liệu lịch sử gốc<br />
thành năm loại chủ yếu: Tư liệu vật chất (hay còn gọi là tư liệu vật thật); Tư liệu truyền miệng dân<br />
gian (bao gồm những thông tin lịch sử chưa được tập hợp, còn lưu truyền tự nhiên trong dân gian<br />
và có nhiều dị bản khác nhau), Tư liệu thành văn (tư liệu chữ viết), Tư liệu hình ảnh, Tư liệu băng<br />
ghi âm, ghi hình.<br />
* Đặc điểm của tư liệu lịch sử gốc<br />
Tư liệu gốc đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và học tập lịch sử vì nó có<br />
những đặc điểm sau:<br />
- Là bằng chứng của quá khứ, nó ra đời trong thời điểm lịch sử, là nguyên gốc, chưa thông<br />
qua một lăng kính chủ quan nào, nên khách quan và chân thực hơn các tư liệu, tài liệu khác.<br />
- Đáng tin cậy và có thông tin chính xác hơn cả vì nó gần gũi hơn với các sự kiện lịch sử<br />
được phản ánh.<br />
- Cho ta những nhận thức trực tiếp, những thông tin lịch sử trực tiếp về sự kiện, nhân vật,<br />
hiện tượng lịch sử.<br />
- Tư liệu gốc không phải là một tư liệu tổng hợp, nó chỉ phản ánh một khía cạnh, một chi<br />
tiết nào đó của biến cố lịch sử.<br />
- Ra đời cùng với thời điểm và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử do đó có những hạn chế nhất<br />
định về mặt ngôn ngữ, văn bản, số lượng. Đây là tư liệu khó khai thác, nội dung đơn lẻ nên khi HS<br />
làm việc với tư liệu này sẽ vấp phải nhiều khó khăn, GV cần chú ý lựa chọn các tư liệu lịch sử gốc<br />
phù hợp với nội dung và đối tượng.<br />
* Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong DHLS ở trường phổ thông<br />
Trong nghiên cứu và giảng dạy, tư liệu lịch sử gốc mang giá trị lịch sử rất cao, nó được xem<br />
là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc là một biện pháp<br />
nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông, góp phần phát triển tính tích cực chủ động của<br />
HS.<br />
Đối với HS, tư liệu gốc sẽ góp phần giúp các em có được những minh chứng cụ thể nhất về<br />
lịch sử, về quá khứ, là những luận cứ khoa học đã được chứng minh, làm rõ sự kiện, nhân vật, hiện<br />
tượng. Đây sẽ là cơ sở để HS tự nhận thức, tự đánh giá, nhận xét theo quan điểm của bản thân đi<br />
theo đúng con đường của nghiên cứu khoa học. Nó là cơ sở tạo ra bước tập dượt để HS tự nghiên<br />
cứu, tự đánh giá một vấn đề lịch sử. Việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong DHLS sẽ<br />
gợi xúc cảm lịch sử, là cơ sở để giáo dục tình cảm đạo đức cho HS. Nó còn rèn luyện cho các em<br />
tinh thần chuyên cần, hăng say và sáng tạo trong lao động học tập. Bằng cách ấy, HS khắc phục<br />
được thói quen ỷ lại, trông chờ, thụ động của mình mà còn rèn luyện thói quen chủ động làm việc<br />
trong bất cứ hoàn cảnh nào.<br />
Đối với GV, việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc theo hướng phát huy tính tích cực học tập của<br />
HS chính là một biện pháp để nâng cao hiệu quả DHLS, làm cho bài giảng phong phú và hấp dẫn<br />
hơn. Những kiến thức lịch sử vốn khô khan với các mốc thời gian với sự kiện sẽ được học sinh tiếp<br />
thu một cách nhanh hơn. Thông qua những ý tưởng sư phạm của mình, GV có thể sử dụng tư liệu<br />
gốc làm một kênh thông tin học tập để hướng dẫn HS đánh giá về các sự kiện, nhân vật, hiện tượng<br />
mà không cần phải dựa vào lời phê bình, nhận xét, kết luận nào khác. HS sẽ tự chủ động phát hiện<br />
tri thức, biến tri thức của tư liệu gốc thành tri thức của mình. . .<br />
<br />
122<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT<br />
theo hướng tiếp cận năng lực HS với việc sử dụng tư liệu gốc<br />
<br />
2.2.1. Kiểm tra, đánh giá quá trình<br />
Đây là loại đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học.<br />
Hình thức kiểm tra, đánh giá này bao gồm kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực<br />
hành dưới 1 tiết, quan sát hoạt động học tập của HS thông qua các bài học kiến thức mới, bài thực<br />
hành, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, qua tự học ở nhà. Mục đích chính của kiểm tra, đánh giá quá<br />
trình nhằm sử dụng kiểm tra, đánh giá như là một phương pháp dạy học tích cực. Qua đó, giáo<br />
viên biết rõ hơn về những gì học sinh đang học và học như thế nào. Đồng thời, là cơ sở để điều<br />
chỉnh việc dạy học của mình.<br />
- Hình thức đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được giáo viên thực hiện qua<br />
hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh trên lớp hoặc có thể vận dụng các kĩ thuật kiểm tra đánh giá<br />
khác như: Quan sát: quan sát thái độ, hành vi, mức độ hoàn thành việc được giao ; Kết hợp quan<br />
sát các hoạt động học tập trong tiết học: trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập, hoạt động nhóm, giải<br />
quyết vấn đề ; Các câu hỏi kiểm tra nhanh vào đầu giờ, giữa giờ,cuối giờ: trả lời nhanh các câu<br />
hỏi, phiếu trắc nghiệm hoặc điền nhanh thông tin vào phiếu thăm dò. . .<br />
- Đối tượng đánh giá: trong đánh giá quá trình nên kết hợp sử dụng nhiều đối tượng tham<br />
gia đánh giá: cá nhân - nhóm; giáo viên - học sinh và tự đánh giá của học sinh.<br />
- Kết quả đánh giá: nên kết hợp giữa nhận xét bằng lời của giáo viên và học sinh với cho<br />
điểm.<br />
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đổi mới việc kiểm tra, đánh giá quá trình như trên, chúng<br />
tôi đề xuất cách khai thác và sử dụng tư liệu gốc để tiến hành kiểm tra, đanh giá kết quả học tập<br />
của học sinh như sau:<br />
Chương trình Lịch sử lớp 10<br />
Ví dụ 1: Kiểm tra 15 phút, Môn Lịch sử<br />
Tư liệu 1: Tranh biếm họa về sự thâu tóm quyền lực<br />
(1651), tranh của Abraham Bosse, trưng bày tại Thư<br />
viện quốc gia Pháp.<br />
Tư liệu 2: Quyền lực tối cao của nhà vua: “Tôi là người<br />
duy nhất nắm quyền lực tối cao, đặc biệt tôi là người<br />
đứng đầu hội đồng, luật pháp và của lẽ phải... Tôi<br />
chính là người duy nhất có quyền sở hữu hợp pháp<br />
mà không phụ thuộc vào ai và không chia sẻ cùng ai.<br />
Thần dân của tôi chỉ thuộc về tôi. Mọi quyền lợi và<br />
phúc lợi của quốc gia là cần thiết duy nhất đối với<br />
tôi và chỉ nằm trên bàn tay của tôi” (Trích trong lời<br />
phát biểu của vua Luis XV trước Nghị Viện Paris năm<br />
1766) (1)<br />
Từ hai tư liệu trên, em hãy cho biết:<br />
- Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, ai là người đứng đầu quốc gia?<br />
Những vật nào trong hình là biểu tượng của Hoàng gia Pháp và ý nghĩa của những biểu tượng ấy?<br />
- Trình bày suy nghĩ của em về quyền lực của vua nước Pháp sau khi đọc Tư liệu 2.<br />
<br />
123<br />
<br />
Nguyễn Văn Ninh<br />
<br />
Ví dụ 2: Kiểm tra 15 phút, Môn Lịch sử<br />
Đọc và quan sát các thông tin sau rồi trả lời các câu hỏi dưới đây:<br />
3. Đại hội công dân<br />
1. Công dân Aten có khoảng hơn 40 000 người<br />
(Trên tổng số 400 000 người). Để trở thành<br />
công dân cần phải có những điều kiện sau:<br />
nam giới trên 20 tuổi, có cha và mẹ là người<br />
Aten, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 18<br />
đến 20 tuổi. Công dân Aten có những quyền<br />
sau: họ được tham gia vào chính quyền của<br />
thành bang, soạn thảo luật pháp và chỉ họ mới<br />
có quyền sở hữu đất đai hay nhà ở. Họ cũng<br />
có những nghĩa vụ, nhất là trong việc bảo vệ<br />
thành bang trong trường hợp có chiến tranh và<br />
tham gia vào đời sống tôn giáo (1).<br />
2. Đại hội công dân<br />
Câu hỏi:<br />
1. Công dân Aten được hưởng những quyền gì ?<br />
Có phải mọi cư dân Aten đều có quyền công dân<br />
không?<br />
2. Những ai có quyền phát biểu trước đại hội công<br />
dân ?<br />
Sau khi tranh luận, Đại hội đã ra quyết định như<br />
thế nào ?<br />
Đại hội thảo luận về những vấn đề gì ?<br />
3. Em có nhận xét gì về nền dân chủ của Aten.<br />
<br />
Chương trình Lịch sử lớp 11<br />
Ví dụ 1: Kiểm tra 15 phút<br />
Đề bài: Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:<br />
<br />
Hình 1: “Cái bánh ngọt” Trung Quốc bị xâu xé<br />
(Tranh biếm họa)<br />
<br />
124<br />
<br />
Hình 2: Nữ hoàng Anh phong Phó vương Ấn Độ<br />
(Tranh vẽ)<br />
<br />