intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, tác giả đi đến khẳng định: Để có nguồn nhân lực y tế chất lượng cao thì phải đổi mới nâng cao, hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, phải tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập, với những thay đổi mang tính toàn diện và có tính tới yếu tố đặc thù.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0066 ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đào Văn Phương, Nông Đức Dũng Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Y Hà Nội daovanphuong@hmu.edu.vn, nghiencuukhoahoc1701@gmail.com TÓM TẮT: Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều quy định mới trong tổ chức đào tạo khối ngành sức khỏe, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nhân lực y tế. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trước xu thế hội nhập quốc tế là rất lớn. Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh vai trò của nhân lực y tế trong chăm sóc sức khỏe. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, tác giả đi đến khẳng định: để có nguồn nhân lực y tế chất lượng cao thì phải đổi mới nâng cao, hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, phải tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập, với những thay đổi mang tính toàn diện và có tính tới yếu tố đặc thù. Từ khóa: Đổi mới, đào tạo, nhân lực, y tế, Việt Nam. I. GIỚI THIỆU Nghề y là một nghề đặc biệt, đòi hỏi nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vì thế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017) xác định mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao nhằm phục vụ tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới- xu thế quốc tế hóa ngày càng sâu rộng là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt của ngành Y tế nói riêng và cả nước ta nói chung trong nhiều năm qua. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các toàn xã hội trong đó ngành y tế có vai trò quan trọng nhất. II. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực y tế luôn có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bởi một trong những yếu tố quyết định đến vai trò của Nhà nước đối với quản lý phát triển y tế là đội ngũ nhân lực. Nguồn nhân lực y tế có đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức… có vai trò quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại trong việc nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo của mình đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực y tế có đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn hay không, việc thực hiện các chính sách ấy có hiệu quả hay không, có phát huy được tác dụng hay không… phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất, đạo đức của nguồn nhân lực y tế. Mặt khác, nhu cầu về thầy thuốc và cán bộ thuộc nhiều chuyên môn khác nhau, đòi hỏi phải có chính sách dự báo đào tạo cho phù hợp từng ngành. Thực tế, nhu cầu đòi hỏi đào tạo bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ lý với số lượng ngày càng nhiều, đồng thời đảm bảo chất lượng ngày càng cao, nắm bắt các kiến thức y học hiện đại, giỏi thực hành, có y đức tốt… Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ y tế nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách thích hợp, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ở từng địa phương và thể hiện ở tất cả các khâu từ đào tạo, tuyển chọn, đãi ngộ và tôn vinh… III. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Một số kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực y tế đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế. Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồn nhân lực cho các tuyến y tế từ Trung ương đến địa phương. Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1915/BYT-K2ĐT ngày 08-4-2013 hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khai thực hiện thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25-12-2012 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học; tiếp đó là Đề án đào tạo cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tiếp tục được triển khai. Cả
  2. Đào Văn Phương, Nông Đức Dũng 99 nước có 7 trường đại học tham gia đào tạo cử tuyển với số lượng 1.448 bác sĩ và 24 điều dưỡng. Với hình thức đào tạo theo địa chỉ, cả nước có 13 trường đại học tham gia, đáp ứng 71 % nhu cầu cử người đi học của các địap phương [1]. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTG ngày 7 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Đề án “Khuyến khích và phát triển nhân lực y tế chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”, tạo ra sự thu hút trong đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực thuộc các chuyên ngành khó thu hút này. Các văn bản quy định chính sách ưu đãi nghề, phụ cấp đặc thù đã phát huy hiệu quả, bước đầu giải quyết một phần thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực y tế và tạo bước đột phá, cung cấp đội ngũ nhân lực y tế đông đảo, bao phủ toàn bộ các cơ sở y tế ở các tuyến trên toàn quốc với các trình độ, chuyên ngành đa dạng, tạo sự thay đổi về chất nguồn nhân lực y tế trên cả nước. Thứ hai, Chính sách của Nhà nước đối với đào tạo nhân lực y tế được quan tâm, dẫn đến số lượng nhân lực y tế ngày càng tăng. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và tác động của các chính sách khuyến khích góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực y tế. Năm 2011, số bác sĩ (kể cả thạc sĩ và tiến sĩ) cả nước là 64.422 người; số dược sĩ là 16.785 người (kể cả thạc sĩ, tiến sĩ); đến năm 2013, con số tương ứng là 68.466; năm 2014 là 70.362 bác sĩ và 19.083 dược sĩ, đến năm 2015 là 73.567 bác sĩ và 22.230 dược sĩ. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ so với số dân cũng tăng đáng kể: Năm 2011 là 7,3 bác sĩ và 1,92 dược sĩ/1 vạn dân; năm 2013 là 7,6 bác sĩ và 2,12 dược sĩ / 1 vạn dân; năm 2015 là 8,0 bác sĩ và 2,41 dược sĩ / 1 vạn dân [2]. Đây mới là con số thống kê trong khu vực công lập, nếu tính cả bác sĩ đang công tác trong cơ sở y tế tư nhân thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Về số lượng, theo thống kê chung, hết năm 2018, về nhân lực của ngành y tế hiện cả nước có khoảng 345.000 nhân viên y tế, trong đó số lượng bác sĩ là trên 55 nghìn người, tương ứng với tỷ lệ 7,2 bác sĩ / 1 vạn dân, còn số y tá và hộ lý là 105 nghìn người, tương ứng 13 y tá, hộ lý / 1 vạn dân [3]. Tỷ lệ này cũng được xếp vào nhóm có tỷ lệ cao trên thế giới, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Phillippines và tương đương với Indonesia. Việc bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống y tế trong việc thực hiện tốt vai trò chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để tăng cường nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực y tế cho các địa phương, các vùng kinh tế khó khăn, Nhà nước chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ. Tác động tích cực của các chính sách ấy là số lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở tăng lên, chất lượng được cải thiện. Năm 2011, tỷ lệ trạm y tế xã (phường, thị trấn) có bác sĩ làm việc là 67,7 %; năm 2012 là 76,0 % (3), năm 2015 là 79,8 %. Riêng Hà Nội, năm 2019, trạm y tế xã có bác sĩ công tác có tỷ lệ là 99,8 % và 99,7 % trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí y tế 2011 – 2020 [4]. Bên cạnh đó, số dược sĩ trình độ đại học, điều dưỡng đại học cũng tăng theo các năm đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Phát biểu tại hội thảo Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, năm 2018, Bộ trưởng Bộ Y tế - bà Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực y tế trong những năm qua. Trong 5 năm qua số lượng các loại hình nhân lực y tế tăng đáng kể qua các năm, số bác sĩ trên vạn dân tăng từ 7,2 năm 2010 lên khoảng trên 8,0 năm 2017; số dược sĩ đại học trên vạn dân tăng từ 1,76 năm 2010 lên khoảng 2,5 năm 2017. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách và tạo ra những thay đổi tích cực trong việc đào tạo và phát triển số lượng nguồn nhân lực y tế, nhưng trên thực tế, ngành y vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực, dẫn đến hạn chế chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở nước ta. 2. Một số hạn chế trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế Nhân lực y tế ở nước ta hiện nay được đào tạo ở bốn cấp (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học) với các loại hình đào tạo cấp bằng gồm: trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Đến đầu năm 2020, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có 15 cơ sở đào tạo chuyên khoa lĩnh vực y tế (cả trường công lập và tư thục) và 43 cơ sở đào tạo trình độ đại học khối ngành sức khỏe. Ở hai loại hình đào tạo trung cấp và cao đẳng đã ổn định và định hình rõ, hai loại hình đại học và sau đại học vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Một là, Chưa phân định rõ hai hướng đào tạo (hàn lâm và thực hành) cho nên chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều nội dung lẫn với chương trình đào tạo chuyên khoa. Và cũng vì chưa có chuẩn đầu ra cho đào tạo chuyên khoa dẫn đến chương trình đào tạo chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 có sự trùng lặp. Việc phân định đào tạo y đa khoa, y học dự phòng, y học cổ truyền được thực hiện ngay từ đầu, cho nên phát triển nghề nghiệp sau đại học cho những người học y học dự phòng, y học cổ truyền bị hạn chế. Ðáng chú ý, quy hoạch, quy mô đào tạo chưa gắn với nhu cầu nhân lực của hệ thống y tế và chưa tương ứng với năng lực thực tế của cơ sở đào tạo. Chất lượng ngành y tế hiện nay đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Số cán bộ y tế có trình độ cao, chuyên sâu còn chưa nhiều. Hiện nay số cán bộ y tế trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tới trên 1/2 tổng số cán bộ, trong khi số cán bộ có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 1/3 và số cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên khoảng 10 % [5]. Quy mô đào tạo tăng nhanh, nhưng các tiêu chí chuyên môn để mở ngành ở các trường đa ngành, đặc biệt là trình độ trung cấp (đối với y sĩ, điều dưỡng, dược) còn chưa chặt chẽ. Chương trình đào tạo hầu hết vẫn chưa được điều chỉnh, chủ yếu vẫn dựa trên chương trình đào tạo nặng về kiến thức lý thuyết, chưa chú trọng đúng mức đến tạo ra năng lực cần thiết cho người học đáp ứng được với nhu cầu và yêu cầu của hệ thống y tế.
  3. 100 ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Hai là, bất cập lớn nữa được nêu ra và thảo luận tại nhiều diễn đàn, đó là hiện nay nước ta vẫn chưa có quy định về kỳ thi quốc gia trước khi cấp chứng chỉ hành nghề để bảo đảm người hành nghề đạt được năng lực cần thiết. Trong khi đó, phần lớn các nước trên thế giới đã tổ chức kỳ thi quốc gia như vậy từ lâu. Mặt khác, việc chưa có quy định về đào tạo chuyên khoa để xác định đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế; chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về tương đương trình độ nên quyền lợi của người học và người lao động chưa được bảo đảm. Trong khi đó sự gắn kết và thống nhất giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành, bệnh viện trong xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả thực hành bước đầu được cải thiện nhưng cần được quan tâm hơn nữa. Ngoài ra, chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo y khoa vẫn do các trường tự công bố. Công tác kiểm định chất lượng đào tạo mới thực hiện theo tiêu chí chung cho tất cả các cơ sở đào tạo ở tất cả các lĩnh vực, đang thực hiện kiểm định chất lượng theo chương trình đào tạo, không có các tiêu chí đặc thù cho khối ngành sức khỏe như thông lệ quốc tế Ba là, mất cân đối trong việc đào tạo nhân lực y tế cho mỗi vùng, miền, mỗi chuyên ngành. Hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đang đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Mạng lưới các cơ sở đào tạo và số lượng các cơ sở đào tạo tăng nhanh, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn với sự tham gia đào tạo nhân lực y tế của các trường đa ngành. Một số lĩnh vực: pháp y, giải phẫu, lao, phong, tâm thần… của ngành y tế thiếu nhân lực hơn hẳn các lĩnh vực khác. Nhân lực y tế dự phòng vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại, trong khi tỷ lệ số trạm y tế có bác sĩ ở Hà Nội là 93,8 % thì Lào Cai là 35,4 %; Quảng Nam là 31,6 %, cá biệt ở Quảng trị chỉ 8,5 % số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc. Tình trạng biến động nguồn nhân lực y tế tại tuyến huyện, xã là vấn đề Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa. Số cán bộ nghỉ việc, chuyển đi ở các cơ sở tuyến huyện bằng 50 % tổng số nhân lực mới tuyển dụng, ở tuyến xã, số nhân lực nghỉ việc, chuyển đi bằng 30 % số mới tuyển[6]. Nhiều bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện nhiều năm không tuyển được bác sĩ nào trong khi số lượng cán bộ chuyển đi nơi khác vẫn tiếp diễn. Nguyên nhân một phần do thu nhập thấp. Phần nữa là do, đào tạo không đồng bộ, không xuất phát từ nhu cầu thực tế, dẫn đến một số lĩnh vực chuyên ngành thiếu nhân lực trầm trọng Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển hơn, dân số tăng và già hóa, đòi hỏi chuẩn mực chăm sóc sức khỏe cao hơn cả về số lượng, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Trước những thách thức đó, Bộ trưởng chỉ rõ yêu cầu công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải có những giải pháp hợp lý cả trước mắt và lâu dài để tập trung thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới hội nhập quốc tế. IV. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nghị quyết 20/NQQ-TW ngày 25/10/2017 về Tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân đã phân tích những thành tựu cũng như chỉ ra những hạn chế của ngành y tế. Trong đó nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực, đồng thời chỉ rõ: trong xu thế quốc tế hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, để nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, ngành Y tế Việt Nam cần đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế: Một là, Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế, phát huy trách nhiệm, vai trò các bệnh viện trong đào tạo, phát triển bệnh viện đại học. Thành lập hội đồng y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế. Trong đó xác định về mô hình đào tạo nhân lực y tế; xác định số năm tốt nghiệp các chương trình đào tạo. Ban hành hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, đồng thời xây dựng chiến lược về đào tạo liên tục cán bộ y tế giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hai là, triển khai đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Chúng ta cũng cần học tập mô hình đào tạo như nhiều nước đang triển khai, đó là phân biệt rạch ròi trong việc đào tạo theo hướng hàn lâm (thạc sĩ, tiến sĩ) và thực hành (bác sĩ nội trú, chuyên khoa). Trước mắt, đổi mới đào tạo nhân lực y tế đi sâu vào đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng với mô hình bệnh tật và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế. Tiến hành nghiên cứu và đề xuất mô hình đào tạo ngành y, dược. Tập trung điều chỉnh chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học, gắn kết quả đào tạo chuyên khoa với ngạch bậc viên chức y tế, bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, đưa hệ đào tạo bác sĩ chuyên khoa chính thức vào hệ thống Giáo dục đại học. Ba là, đào tạo nguồn nhân lực y tế hết sức đặc thù, mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi cần xây dựng nhiều đề án hướng tới việc hiện đại hóa phòng thí nghiệm, trang thiết bị giảng dạy; xây dựng mới, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế để phục vụ đào tạo và nghiên cứu; gắn đào tạo với thực hành lâm sàng. Do vây các cơ sở đào tạo phải gắn với bệnh viện, có môi trường để sinh viên và học viên thực hành. Khâu đột phá đồng thời cũng là khâu then chốt cho việc thực hiện thành công đế án là xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu, quản lý từng bước tiếp cận trình độ quốc tế để đáp ứng yêu cầu của
  4. Đào Văn Phương, Nông Đức Dũng 101 các chương trình quốc tế... cần có hệ thống chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực y tế một cách đồng bộ; bổ sung quy định về tiêu chuẩn cơ sở thực hành, nội dung thực hành, người hướng dẫn thực hành và cơ chế tài chính trong việc tổ chức thực hành để đăng ký chứng chỉ hành nghề; quy định về phạm vi hành nghề. Bốn là, đổi mới đào tạo nhân lực y tế còn bao hàm và chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và cần có chế độ đãi ngộ phù hợp. Nghề y là một nghề đặc biệt, do đó, cần có chế độ sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Theo nhóm tác giả, hiện nay, mức lương của bác sĩ là không phù hợp bởi mức lương của bác sĩ ra trường (6 năm) cũng giống như các ngành khác (4-5 năm). Hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều tiêu cực, thậm chí đang là vấn nạn trong mối quan hệ giữa bác sĩ và người bệnh. Một số không nhỏ nhân viên y tế có thái độ thiếu chuẩn mực, thậm chí hạch sách người bệnh. Do vậy, trong đào tạo y khoa ở các trường ngành sức khỏe, cần chú trọng việc nâng cao y đức bên cạnh nâng cao trình độ, tay nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực ngành y, không chỉ giỏi về y nghiệp mà còn sáng về y đức [7]. V. KẾT LUẬN Khẳng định vai trò và sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực y tế trong những năm qua, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đổi mới đào tạo nhân lực y tế là một quá trình lâu dài, do vậy, cần sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý cũng như sự tham gia tích cực của cả hệ thống đào tạo nhân lực y tế hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế. Trước những thành tựu và bất cập đã được phân tích trên, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế; cần học tập mô hình đào tạo như nhiều nước đang triển khai, đó là phân biệt rạch ròi trong việc đào tạo theo hướng hàn lâm (thạc sĩ, tiến sĩ) và thực hành (bác sĩ nội trú, chuyên khoa); cần xây dựng nhiều đề án hướng tới việc hiện đại hóa phòng thí nghiệm, trang thiết bị giảng dạy; xây dựng mới, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế để phục vụ đào tạo và nghiên cứu; gắn đào tạo với thực hành lâm sàng; đổi mới đào tạo nhân lực y tế còn bao hàm và chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và cần có chế độ đãi ngộ phù hợp. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tuyên giáo Trung ương - Trường Đại học Y Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới hệ thống y tế Việt Nam - Thành tựu và thách thức. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 127 [2] Bộ Y tế (2016), Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.45. [3] Phương Anh (2019), Xây dựng nhân lực y tế- kết quả và giải pháp, xem: https://tcnn.vn/news/detail/36633/Xay_dung_nguon_nhan_luc_Nganh_Y_te_Ket_qua_va_mot_so_giai_phapall.ht ml. Truy cập 20/6/2020. [4] Tổng cục Thống kê, (2016), Niên giám Thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 39. [5] L. Anh (2018), Phát triển nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ hội nhập. Xem http://ytdphanoi.gov.vn/560n/dao-tao- nguon-nhan-luc-y-te-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap-quoc-te.html. Truy cập ngày 25/6/2020 [6] Ban Tuyên giáo Trung ương - Trường Đại học Y Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới hệ thống y tế Việt Nam - Thành tựu và thách thức. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 127, tr. 245, tr. 124. [7] Trương Thị Thanh Quý (2020), Vai trò của nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội, trang 76 INNOVATING AND IMPROVING THE EFFECTIVENESS OF TRAINNING HIGH QUALITY HEALTH RESOURCES IN VIETNAM IN THE TREND OF INTERNATIONAL INTEGRATION Dao Van Phuong, Nong Duc Dung ABSTRACT: In implementation of Resolution No. 29-NQ / TW (date 04/11/2013) on fundamental and comprehensive renovation of education and training, the Ministry of Health has chaired the formulation and submission to the competent authorities for promulgation of many new regulations in the organization. Training the health sector, in order to fundamentally and comprehensively renovate health resources. The need to train high-quality resources for the care and protection of the people's health against the trend of international integration is huge. In this article, the author emphasizes the role of health human resources in health care. On the basis of analyzing the situation of training and developing human resources for health, the author came to affirm: in order to have high quality human resources for health, it is necessary to renovate, improve the efficiency of human resource training. health forces must continue to innovate and overcome inadequacies, with comprehensive changes and taking into account specific factors.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0