intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đòn bẩy tài chính & các hệ số

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.902
lượt xem
355
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đòn bẩy tài chính & các hệ số" nhằm giúp bạn nắm bắt khái niệm về đòn bẩy tài chính, cũng như ý nghĩa và cách tính các hệ số tài chính. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đòn bẩy tài chính & các hệ số

  1. Đòn bẩy tài chính & các hệ số Vai trò của nguồn vốn rất quan trọng đối với sự sống còn của Doanh nghiệp (DN). Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả tránh được rủi ro về tài chính DN cần chú ý đến nguồn vốn nợ. Điều này được biểu hiện thực tế qua vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính và các hệ số liên quan. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp thường có là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Đó là hai kênh tài chính mà tỷ trọng nguồn vốn có vai trò rất lớn trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các DN cần đặc biệt quan tâm tới việc quản lý và kiểm soát nguồn vốn vay nợ. Đòn bẩy tài chính là một trong những tiêu chí đầu tiên để DN đưa ra được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của mình. Đòn bẩy tài chính ???
  2. Là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Các hệ số đặc trưng của đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt to Equity) Là hệ số so sánh tài sản của chủ doanh nghiệp qua vốn đầu tư và tài sản do các tổ chức tín dụng cung cấp thông qua các khoản vay. Hệ số này được tính bằng tổng nợ chia cho tổng vốn chủ sở hữu . Nếu doanh nghiệp nợ quá nhiều, rủi ro xuất hiện có thể làm mất đi vốn của chủ doanh nghiệp và công ty không thể trả được các khoản nợ. Nhưng ngược lại nợ quá ít công ty không có vốn tạo ra được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Tỷ suất này còn gọi là khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh). Tỷ suất này là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn kinh doanh sử dụng với lợi nhuận đồng vốn tạo ra.
  3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x100% Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư đã bỏ ra của chủ đầu tư với lợi nhuận đem lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hay một cách ngắn gọn là tỷ lệ hoàn vốn dòng các khoản đầu tư tích luỹ của cổ đông công ty. Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x100% Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Cả 3 tỷ suất này có mối liên hệ với nhau thể hiện qua công thức:
  4. Lợi nhuận trước lãi vay – Lãi vay– Thuế TNDN Và thuế (Pf) (ixD) (Pf-ixD)xt Tỷ suất lợi nhuận vốn = Vốn chủ sở hữu chủ sở hữu (Re) Một cách tổng quát về mối liên hệ Re = [ Ra + D/E (Ra – i) ] x (1-t) E : Vốn chủ sở hữu D : Nợ vay C : Tổng vốn kinh doanh (C = E+D) Pf : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế. i : Lãi suất tiền vay 1 năm. Ra : Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế Re : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu t : Thuế suất thuế TNDN
  5. Như vậy ta có thể thấy : Nếu Ra > i và D/E càng lớn thì tỷ suất trước lãi vay và thuế cao hơn lãi suất hiện vay. Công ty cho vay càng nhiều càng có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu Ra < i và D/E nhỏ thì doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi. Hệ số tỷ suất lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Thông qua hệ số này ta có thể so sánh lợi nhuận của công ty dễ dàng hơn tuy thực tế nó chỉ mang tính chất lý thuyết. Điều này rất hữu ích khi ta lựa chọn cổ phiếu. Hệ số này qua thời gian giúp ta đánh giá sự phát triển của công ty so với trước đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2