intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỘNG KINH – Phần 5

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cơ chế tác dụng của thuốc chống động kinh Các mô hình sinh hoá cho thấy các hệ thống sau có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của động kinh: 1- Sự chuỷên dịch điện giải/ các kênh ion 2- Sự trao đổi năng lượng của các neuron kể cả giảm tổng hợp ATP. 3- Rối loạn thăng bằng trong dẫn truyền thần kinh hưng phấn và ức chế 4- Các thụ cảm thể màng. Trong thực tế nếu một thuốc có tác dụng cắt cơn co giật cấp tính người ta nói thuốc đó có tác dụng anticonvulsive....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỘNG KINH – Phần 5

  1. ĐỘNG KINH – Phần 5 2- Những cơ chế tác dụng của thuốc chống động kinh Các mô hình sinh hoá cho thấy các hệ thống sau có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của động kinh: 1- Sự chuỷên dịch điện giải/ các kênh ion 2- Sự trao đổi năng lượng của các neuron kể cả giảm tổng hợp ATP. 3- Rối loạn thăng bằng trong dẫn truyền thần kinh hưng phấn và ức chế 4- Các thụ cảm thể màng. Trong thực tế nếu một thuốc có tác dụng cắt cơn co giật cấp tính người ta nói thuốc đó có tác dụng anticonvulsive. Tác dụng chống động kinh (antiepileptic) là những thuốc có thêm tác dụng xa trên bình diện bệnh sinh động kinh. Về cơ bản các thuốc chống động kinh có những cơ chế tac dụng chính sau:
  2. 1- Làm giảm tính tăng kích thích của các neuron thông qua tác dụng trực tiếp l ên các kênh ion 2- Hạn chế mối liên hệ về không gian và thời gian 3- Làm biến đổi dẫn truyền xinap thông qua tác dụng lên hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh 4- Làm tăng chức năng ức chế trung ương thần kinh. ở đây người ta thấy vai trò quan trọng của chất dẫn truyền ức chế GABA. Dựa trên cơ chế tác dụng người ta chia các thuốc chống động kinh thành nhiều nhóm khác nhau (Bảng 3). Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả các cơ chế đó có thể tóm lược lại như sau: - Diphenylhydantion (PHT) và Carbamazepin (CBZ) có tác dụng làm bền vững màng. trongkhi Valproic axit (VPA), Benzodiazepin , Phenobarbital (PB) là các thuốc chống động kinh có phổ tác dụng rộng, tác dụng chống động kinh của chúng thông qua cơ chế làm tăng hoạt tính GABA lực (GABAerge). PHT đặc biệt có tác dụng trên sự vận chuyển ion (làm giảm dòng ion Na+ và Ca2+ vào khoang nội bào) đồng thời cũng có ảnh h ưởng tới sự giải phóng các chất dẫn
  3. truyền (GABA, Adenosin). Các cơ chế feedback ức chế (kể cả ở thân não) tăng hoạt tính. CBZ đặc biệt làm giảm tính thấm màng đối với natrium và kalium, làm tăng nồng độ Norepinephrin và bloc tái thu nhận catecholamin. Hơn nữa CBZ còn tác dụng lên cac chất dẫn truyền (v.d. Adenosin) và làm giảm giải phóng canxi- calmodulin (calmodulin là cá protein có gắn Ca). PB làm giảm giải phóng nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác nhau (GABA, axit glutamic, asparrtat, achetylchlin, norepinephrin). Ethosuximid (Etho) ức chế dòng T-kalium vào trong tế bào của các neuron đồi thị. Nó ức chế men Succinatsemialhydrogenase. Men này tham gia tổng hợp gamma- hydroxybutteric axit. Chính axit này dẫn đến tình trạng abscense với những biểu hiện phức bộ nhọn- sóng trên EEG. VPA một mặt làm bền vững màng, mặt khác làm tăng hoạt tính dãn truyền GABA. Nó làm tăng nồng độ GABA bằng cách bloc men GABA- transaminase. Etho. bloc quá trình mở những kênh Canxi tuyp T ở màng các neuron đồi thị đã bị cô lập, tạo điều kiện cho hiệu ứng ức chế của thụ cảm thể GABA hoạt động thay thế cho những kênh Canxi tuýp T. Tác dụng của VPA lên GABA ở các vùng não khác nhau có khác nhau. Ngoài ra PTA còn làm giảm sự giải phóng Gamma-
  4. Hydroxybutyrat- as partat vàlàm giảm sự phóng điện lặp lại tần số cao ở các neuron trung ương. Benzodiazepin tác động lên một loạt các chất dẫn truyền thần kinh, quan trọng nhất là GABA. Nó làm tăng sự gắn GABA vào các thụ cảm thể. Thụ cảm thể Benzodiazepin thường đi kèm với các kênh Chlorid và các thụ cảm thể GABA trong não. GABA giữ một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh tính chịu kích thích của các neuron thần kinh . Quá trình gắn GABA vào các thụ cảm thể sẽ làm mở các kênh Chlorid. Chlor sẽ vào trong khoang nội bào, giá trị âm của khoang nội bào tăng lên sẽ gây lên hiệu ứng ức chế. Bacbituric có thể làm tăng sự gắn của Benzodiazepin vào thụ cảm thể qua đó gián tiếp làm tăng hiệu ứng GABA. PTH và CBZ tác động lên tính bền vững của tế bào thông qua kênh Natrium. Ngoài ra Benzodiazepin, PTH và CBZ đều ức chế các kênh Kalium phụ thuộc điệ thế. Kalium vào tế bào sẽ gây một loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá. Trong quá trình khử cực động kinh (PDS) các điện thế hoạt động đều do Nảtium và Canxium tạo nên. Các axit amin ức chế mở kênh Kalium . axit glutamic tác dụng lên nhiều chủng loại thụ cảm thể màng (NMDA, Quisqualat và Kainat). Các cơ chế tác dụng dẽ nhận biết nhất ở thụ cảm thể NMDA. Thụ cảm thể mở một kênh màng nhất định, kênh đó đặc trưng bởi tính dẫn cao, bloc Mg2+ phụ thuộc điện thế và tính thấm đối với Ca2+ và Na +.
  5. Các cơ chế tác dụng chính của các thuốc chống động kinh 11. Chăm sóc bệnh nhân động kinh Chăm sóc toàn diện đối với bệnh nhân động kinh phải đ ược một đội ngũ nhiều chuyên khoa chỉ đạo. Động kinh học không phải chỉ là một phân khoa của thần kinh học, tâm thần học, phẫu thuật thần kinh mà sự đối thoại và hợp tác giữa các chuyên khoa đó có một tầm quan trọng cao nhất. Các nhà chuyên môn y học phải giữ quan hệ chặt chẽ với cán bộ không thuộc y học: các người công tác xã hội học, các người phụ trách lao động trị liệu, các nhà giáo, các nhà tâm lý lâm sàng,v.v... Sự hợp tác giữa các cán bộ y học và cận y học có thể đề ra các hình thái mới và mở rộng ra các khả năng điều trị động kinh. Các khả năng như vậy có thể không được khảo sát tới khi các biện pháp điều trị chỉ duy nhất do các nh à chuyên môn y học chỉ đạo. Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là tử vong do chết đuối kết hợp với cơn động kinh xảy ra trong khi tắm. Chết đuối xảy ra có thể là do hậu quả của tình trạng bị ngập chìm kết hợp với cơn động kinh trong khi đang bơi lội, đặc biệt ở biển hoặc sông rồi đến bể bơi. Vấn đề thứ hai là nguy cơ xảy ra tai nạn khi lao động, do suy giảm ý thức trong các cơn động kinh, mất khả năng của các động tác hữu ý, gián đoạn ứng xử, ứng
  6. xử không thích hợp và ngã quỵ. Do khả năng yếu kém đó, người ta không cho bệnh nhân động kinh chưa ổn định tham gia vào công việc nguy hiểm. Sự thận trọng này đã ngăn trở khả năng lao động của người mắc bệnh động kinh, mặc dù các cơn động kinh ít xảy ra trong khi lao động. Những người chăm sóc bệnh nhân phải hiểu biết rõ về các đặc điểm của động kinh và có những biện pháp tương ứng thích hợp tuỳ theo từng cá nhân bệnh nhân. Các kết quả trên cho thấy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân mắc động kinh nặng tham gia lao động thông qua các xưởng bảo vệ hoặc huấn luyện hướng nghiệp làm gia tăng khả năng lao động của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2