ĐÔNG-Y và SẠN THẬN (4)
lượt xem 4
download
Sạn thận chỉ là một chứng trong nhóm bệnh được gọi chung là Lâm lịch (Strangury). Những triệu chứng chung của Strangury gồm đi tiểu nhiều lần, bị đứt quãng, cảm giác đau khi tiểu kèm theo đau thắt nơi bụng dưới hoặc đau phát xuất từ phần dưới lưng rồi lan tỏa qua phần bụng.. Đông Y cổ truyền chia Lâm lịch thành : Khí lâm (Qi lin), gây ra bởi rối loạn 'Khí' Huyết lâm (Xue lin) , nước tiểu có kèm theo máu. Cao lâm (Gao lin), nước tiểu đục như có mỡ. Thạch lâm hay...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÔNG-Y và SẠN THẬN (4)
- ĐÔNG-Y và SẠN THẬN (4) Sạn thận chỉ là một chứng trong nhóm bệnh được gọi chung là Lâm lịch (Strangury). Những triệu chứng chung của Strangury gồm đi tiểu nhiều lần, bị đứt quãng, cảm giác đau khi tiểu kèm theo đau thắt nơi bụng dưới hoặc đau phát xuất từ phần dưới lưng rồi lan tỏa qua phần bụng.. Đông Y cổ truyền chia Lâm lịch thành : Khí lâm (Qi lin), gây ra bởi rối loạn 'Khí' Huyết lâm (Xue lin) , nước tiểu có kèm theo máu. Cao lâm (Gao lin), nước tiểu đục như có mỡ. Thạch lâm hay Sa lâm (Shi lin) , nước tiểu có sạn Lao lâm ( Lao lin) , khó tiểu do ở cơ thể lao-lực Tuy Sạn thận chỉ là một trong năm chứng , nhưng để biết rõ quan niệm của Đông Y, chúng ta nên xét Ý niệm bệnh lý chung của Lâm lịch và sau đó xét riêng về Thạch lâm hay Sạn thận... Theo quan niệm của Đông Y thì lý do chính để gây ra Lâm lịch là sự tồn đọng của Nhiệt-Thấp tại Hạ Tiêu ..Sau một thời gian lâu dài, Lâm ịch có
- thể biến đổi từ một trạng thái Vượng sang trạng thái Suy, hay trở thành một tình trạng phối hợp giữa Vượng và Suy. Tiến trình bệnh lý : Tồn đọng Nhiệt-Thấp : Nhiệt-Thấp tồn đọng nơi Hạ tiêu gây ra Lâm lịch. Nhiệt-Thấp có do ở Phong-tà ngoại nhập hay đưa vào cơ thể do ở ăn uống : rượu, dầu mỡ, thực phẩm nóng nhiều gia vị..gây ra sự tạo Nhiệt-thấp tại Trung-tiêu, và sau đó đưa xuống Bàng quang..Tồn đọng lâu dài tạo ra Thạch lâm. Nhiệt-thấp tiêu thụ Huyết trong tạng-phủ, khiến huyết di chuyển hỗn loạn đưa đến Huyết lâm. Nhiệt-thấp tồn đọng nơi Hạ tiêu cũng gây ra hỗn loạn trong sự biến đổi 'Khí' đưa đến sự mất quân bình trong điều-hòa tân dịch .. Khí ứ tại Can : Rối loạn Khí tại Gan tạo ra sự tồn đọng Khí của Gan và gây ra Nhiệt-Hỏa : Từ Gan, Hỏa đi xuống Hạ tiêu, gây mất hoạt động bình thường của Khí tại Bàng quang. Do đó bệnh nhân đi tiểu khó và đau, nước tiểu nhỏ giọt thay vì thành tia.. đây là trạng thái Khí lâm. Suy Tỳ và Thận : Sự tồn đọng kéo dài, kiệt sức và rối loạn 'Khí' do ở Nhiệt-thấp, thêm vào với : lão suy, nhược sức do ở bệnh hoạn, âu lo..hay 'Khì' bị giáng xuống..tất cả đều đưa đến tình trạng Nhược cả Tỳ lẫn Thận.
- Sự đi tiểu khó và đau nếu do ở cơ-thể làm việc quá sức hay suy nhược được gọi là Lao lâm.. Phương thức chữa trị : Tuy Lâm lịch có thể chia làm 5 loại, nhưng theo tiến trình bệnh lý, có thể xếp chung thành 2 loại : Vượng và Suy. Lâm lịch do Vượng là do ở Nhiệt-Thấp nơi Bàng quang và Khí tại Gan bị ứ tắc : được chữa trị bằng 'thanh nhiệt', trừ thấp và điều hòa luồng 'Khí'. Lâm lịch do Suy gây ra bởi Suy Tỳ và Thận, được trị bằng bồi bổ Tỳ, tăng cường Thận và bổ 'Khí' Riêng trường hợp Sạn thận hay Thạch lâm với các triệu chứng có sạn trong nước tiểu, đi tiểu khó khăn, đau và giòng nước không liên tục; có cảm giác đau kiểu chuột rút nơi bụng dưới..cơn đau lan tỏa về phía rốn hay đau sau lưng.. Lưỡi bình thường có phủ rêu mỏng trắng hay vàng nhạt, Mạch trầm, sác. Phương thức chữa trị sẽ là Thanh nhiệt, Trừ thấp và dùng phương thuốc' Bát Chính tán'=Ba Zheng San hoặc 'Ngũ Linh tán = Wu ling san. Phương thuốc Bát Chính tán : Công thức :
- - Cù mạch ( Qu mai)= Dianthus Dianthi herba 3.0 - Biển súc (Bian xu)= Polygonum Polygoni avicularis 3.0 - Mộc thông (Mu tong)= Akebia Akebiae caulis 1.0 - Hoạt thạch (Hua shi) = Talcum 4.0 - Xa tiền tử (Che qian zi) = Plantago Plantaginis semen 3.0 - Chi từ (Zhi zi) = Gardenia Gardeniae fructus 3.0 - Đại hoàng (Da huang)= Rhubarb Rhei rhizoma 1.0 - Cam thảo (Gan cao)= Licorice Glycyrrhizae radix 1.5 Phương thuốc được xem là có công dụng 'Thanh nhiệt tả hỏa; lợi thủy thông lâm'. Các vị Cù mạch, Biển súc, Mộc thông, Hoạt thạch và Xa tiền tử.. để thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm; Chi tử giúp thanh nhiệt ở tam tiêu ; Đại hoàng : tả nhiệt, giáng hỏa ; Cam thảo giúp dẫn và điều hòa các vị thuốc.. THUỐC NAM trị SẠN THẬN : Nam Y cũng dựa trên các nguyên tắc trị liệu của Y-học cổ truyền Trung Hoa nhưng dùng các dược thảo có sẵn tại Việt Nam.. Viện Đông Y Việt Nam có ghi chép bài thuốc Bài Sỏi Tiết Niệu Thang gồm các vị : - Rau má 20 gram - Rau sam 20 g
- - Thài lài tía 20 g - Cam thảo đất 30 g - Râu bắp 30 g - Lá tre 30 g Thuốc sắc với 800 ml nước đến khi còn 400 ml, chia ra uống làm 3-4 lần trong ngày. (Rau má dùng để thanh nhiệt lợi tiểu, Rau sam thanh nhiệt giải độc, Thài lài tía thanh nhiệt, lương huyết,lợi thủy, Râu bắp lợi tiểu. Lá tre thanh nhiệt) Các phương thuốc theo kinh nghiệm : Dược học dân-tộc VN có những phương thuốc được cho là có tác dụng trị Sạn thận nhưng chưa được nghiên cứu về tác dụng dược học như : Lấy Rau ngò om : khoảng 100 g, sắc đặc, uống ngày 2 lần với đường ( Ngò om hay Limnophila chinensis, có tác dụng chống co-giật =antispasmodic). Dùng Dứa (Thơm) : khoét một lỗ nhỏ ở cuống trái thơm, bỏ vào một cục phèn chua. Đem nướng hay lùi trong tro bếp (sau khi đắp đất sét quanh trái thơm). Gọt vỏ ăn hoặp ép lấy nước uống .
- Chuối hột : Ăn chuối hột nướng hoặc ngâm rượu (ăn cả hột) Quan niệm 'mới' về Thuốc trị Sạn thận trong Thuốc Nam: Thuốc Nam 'mới' dùng một số dược thảo, xếp vào loại 'Thuốc lợi thủy =Medicaments hydro-evacuateurs, với định nghĩa là những thuốc có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và làm nước tiểu thành trong, làm tăng sự bài tiết nước cặn bã và khoáng vật.. Trường hợp Sạn thận cần dùng Bài thuốc chung gồm: Thanh nhiệt : Sài đất, Bồ công Anh Trừ thấp : Hoạt thạch, Mã đề Điều khí : Mộc hương, Hương phụ Có thể thêm Cỏ mực, Nghể răm (Dược lý trị liệu Thuốc Nam - Bùi Chí Hiếu) CHÂM CỨU trị SẠN THẬN : Cơ chế sinh bệnh được xe m là do Nhiệt kết bàng quang, Khí hóa Tam tiêu rối loạn. * Các Huyệt dùng chung cho mọi trường hợp Lâm lịch : Trung cực = Zhongji (CV3) - Âm lăng tuyền = Yinlingquan (Sp 9)
- Bàng quang du = Pangguangshu (B 28) Tam Âm giao = Sanyinjiao (Sp 6) * Các Huyệt dùng thêm cho Sạn thận : Ủy dương = Wieyang (B 39) Khí hải = Zhaohai ( K 6) Huyệt Trung cực thuộc Nhâm mạch ( vị trí nơi Rốn thẳng xuống 4 lần bề ngang của đốt tay cái=4 tấc), là Huyệt chính dùng trong các trường hợp Bí tiểu, Thủy thũng : Không nêm châm khi có thai. Trường hợp bí tiểu không châm sâu. Huyệt Âm lăng tuyền thuộc Kinh Túc Thái Âm Tỳ, dùng trị thủy thũng, bụng chướng.. Huyệt Bàng quang du thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng quang dùng trị bí tiểu gây bụng đau, đau lưng. REFLEXOLOGY và SẠN THẬN : Phương pháp xoa nắn một số huyệt, vị trí nơi chân theo Khoa Reflexology cũng có thể giúp giảm được các triệu chứng của Sạn thận và giúp không bị tái phát. Bắt đầu bằng những động tác căn bản để xoa nắn
- chân (có thể tìm trong các sách Reflexology) sau đó xác định những vùng hay huyệt tương ứng nơi chân và xoa nắn theo thứ tự : Thận : Dùng đầu ngón cái để đè huyệt. Niệu đạo : Dùng ngón cái di động từ vùng thận xuống bàng quang (xem hình) Bàng quang : Day huyệt theo động tác tạo thành vòng. Dược sĩ Trần Việt Hưng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trùng roi đường niệu- sinh dục (Trichomonas vaginalis)
5 p | 183 | 24
-
Giun sán - Sán dây bò (Taenia saginata)
4 p | 167 | 17
-
Trị “mùi” cơ thể bằng Đông y
6 p | 108 | 14
-
Trùng roi đường ruột ( Giardia intestinalis )
4 p | 187 | 12
-
Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh kỷ nguyên 4.0
50 p | 25 | 10
-
Xác định Gãy thân xương đùi
22 p | 135 | 8
-
Tập cho ngực nở
4 p | 86 | 8
-
Rượu nhung hươu bổ thận tráng dương
6 p | 609 | 7
-
Những món ăn canh thanh nhiệt mùa hè
5 p | 99 | 6
-
SÁCH KIM QUỸ - THIÊN THỨ MƯỜI - MẠCH CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỤNG ĐẦY, HÀN SÁN, TÚC THỰC
12 p | 76 | 6
-
Thuốc từ rễ sắn dây
2 p | 89 | 5
-
Các chất dinh dưỡng từ sữa cho bà bầu
5 p | 80 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh của 74 trường hợp u tế bào thần kinh đệm ít nhánh
4 p | 68 | 4
-
Ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán elisa để xác định các thể lâm sàng bệnh ấu trùng sán dải heo ở người - Phan Anh Tuấn
5 p | 62 | 2
-
Trao đổi huyết tương trong bệnh lý tăng gamma đơn dòng
6 p | 50 | 2
-
Đề cương học phần Thực hành y khoa 3
12 p | 9 | 2
-
Kết quả điều trị bệnh nhi viêm phổi có sử dụng vancomycin và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn