intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án hệ thống định vị, giám sát an ninh các nguồn phóng xạ sử dụng di động ở Việt Nam

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế về việc quản lý và sử dụng các nguồn phóng xạ sử dụng di động tại Việt Nam trên cơ sở tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đơn vị sử dụng vận hành nguồn phóng xạ sử dụng di động để xây dựng bộ tài liệu mô tả chi tiết các đặc trưng, tính năng kỹ thuật mà một hệ thống quản lý định vị giám sát nguồn phóng xạ sử dụng di động cần phải có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án hệ thống định vị, giám sát an ninh các nguồn phóng xạ sử dụng di động ở Việt Nam

  1. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN DỰ ÁN HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ, GIÁM SÁT AN NINH CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ SỬ DỤNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM Trần Mạnh Cường, Lưu Nam Hải Cục ATBXHN Hiện nay, nguồn phóng xạ được ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, cụ thể: Trong lĩnh vực công nghiệp, sử dụng trong các thiết bị đo mức chất lỏng (bia, nước giải khát, sản xuất xi măng....), đo độ dày (sản xuất thép, giấy....), đo mật độ độ ẩm công trình xây dựng, đo lưu lượng, trữ lượng trong khai thác dầu khí, thiết bị phân tích huỳnh quang tia X (xác định tuổi vàng, xác đình thành phần vật liệu..), soi kiểm tra chất lượng sản phẩm (kiểm tra chất lượng mối hàn..); Trong lĩnh vực địa chất, thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản, thủy văn và môi trường, nguồn phóng xạ được sử dụng để thăm dò, đánh giá trữ lượng khoảng sản (đo carota lỗ khoan, đo xạ hàng không…); nghiên cứu đánh giá trữ lượng, tuổi, nguồn gốc, lượng bổ cấp, ô nhiễm, mặn hoá nguồn tài nguyên nước ngầm; nghiên cứu thấm qua đập để giúp đánh giá an toàn đập; Trong lĩnh vực y tế, nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh ung bướu tại các khoa Y học hạt nhân và xạ trị bệnh viện; Trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật bức xạ, hạt nhân đã được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả để tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật, sản xuất phân vi sinh; v.v. Theo thống kê từ phần mền quản lý dữ liệu cấp phép (RAISVN) của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) hiện tại, Cục ATBXHN quản lý gần 1000 cơ sở tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ với khoảng gần 4000 nguồn phóng xạ theo các nhóm nguồn với các mức độ tiềm tàng nguy hiểm khác nhau (3710 nguồn phóng xạ, trong đó có 1917 nguồn đang sử dụng và 1793 nguồn đang lưu giữ). Trong tổng số 3710 nguồn phóng xạ có: 2463 nguồn phóng xạ được sử dụng cố định và 1247 sử dụng di động (chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp như: đo không phá hủy - NDT, máy đo độ ẩm độ chặt, khoan thăm dò dầu khí, dò chất nổ trong kiểm tra an ninh). Với số lượng nguồn phóng xạ kể trên, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn phóng xạ, tránh để xẩy ra tình trạng mất an toàn, an ninh gây nguy hại đối với tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, gây thiệt hại về kinh tế và tạo ảnh hưởng xấu về tâm lý xã hội. Thực tiễn sử dụng nguồn phóng xạ ở Việt Nam cho thấy, việc mất an toàn, an ninh nguồn phóng xạ là có thể, điển hình trong các năm 2005 và 2006 liên tiếp xảy ra các trường hợp mất nguồn phóng xạ gây tâm lý hoang mang cho người dân. Sau sự cố này, các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý nguồn phóng xạ đã được ban hành như: Chỉ thị số 13/2006/CT - BKHCN về việc tăng cường công tác quản lý nguồn phóng xạ và Quyết định số 115/2007/QĐ- TTg ngày 23/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Đặc biệt, Luật Năng lượng nguyên tử ban hành đã giành một điều riêng (Điều 22) quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. Tuy nhiên, những nội dung quy định trong Luật NLNT còn rất chung, mang tính nguyên tắc. Ngày 29/12/2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, trong đó quy định phân loại các mức an ninh theo mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ và các biện pháp quản lý, kiểm
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN soát nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Sau khi Thông tư được ban hành, công tác quản lý nguồn phóng xạ kể từ đó đã được tăng cường và có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, sau sự cố mất nguồn tháng 9/2014 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục ATBXHN nhận thấy cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, trong đó, cần thiết bổ sung quy định về việc gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ có độ nguy hiểm cao. Các nguồn phóng xạ sử dụng trong các thiết bị chụp ảnh phóng xạ, kiểm tra đánh giá không phá hủy tại các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng các mối hàn… là nguồn phóng xạ có hoạt độ cao, được dùng trong các thiết bị di động và được các cơ sở mang đi chiếu chụp tại hiện trường. Đây chính là nhóm nguồn có tiềm ẩn nguy cơ cao mất an ninh, an toàn và có thể gây ảnh hưởng đến xã hội. Hiện tại, trong cả nước có khoản 60 cơ sở được cấp giấy phép chụp ảnh phóng xạ với khoảng gần 1000 nguồn phóng xạ (bảo gồm cả nguồn đang sử dụng di động hoặc lưu giữ tại các kho nguồn tại cơ sở). Việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhóm nguồn này cần phải được quan tâm đúng mức. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đang được Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì xây dựng nội dung thông tư sửa đổi Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN trong đó Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Như vậy sau khi Thông tư sửa đổi được ban hành và có hiệu lực cần phải có Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động phải sẵn sàng hoạt động và lắp đặt các thiết bị định vị nguồn phóng xạ cho các cơ sở có các nguồn phóng xạ sử dụng di động. Không chỉ có Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới việc sử dụng công nghệ để theo dõi giám sát các nguồn phóng xạ sử dụng di động, trên thế giới cũng đã có nhiều quốc gia đã ứng dụng công nghệ theo dõi này để quản lý các nguồn phóng xạ trong quốc gia mình. Hàn quốc là một trong những quốc gia như vậy, quốc gia này đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin mạng viễn thông để xây dựng một hệ thống có tên là RADLOT để sử dụng cho việc quản lý, giám sát và định vị các nguồn phóng xạ trong quốc gia mình. Hệ thống RADLOT (Radiation Source Location Tracking System) là một hệ thống cho phép giám sát theo thời gian thực những máy chụp ảnh phóng xạ NDT sử dụng nguồn phóng xạ. Hệ thống RADLOT có thể xác định vị trí và hành trình di chuyển các nguồn phóng xạ theo thời gian thực dựa trên các thông tin được định vị thu nhận từ tín hiệu vệ tinh (GPS) và mạng lưới viễn thông di động. Thông qua việc kiểm soát này cho phép cơ quan quản lý và và các đơn vị sử dụng phản ứng tức thì tới các hành động tiếp cận trái phép, trộm hoặt mất cắp, giúp tăng cường an toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ. Hệ thống bao gồm: - Các thiết bị đầu cuối thu phát sóng di động gắn trên các máy chiếu xạ; - Hệ thống quản lý trung tâm và mạng lưới viễn thông. Thông qua hệ thống quản lý trung tâm, cơ quan quản lý có thể theo dõi vị trí và hành trình của tất cả các máy chiếu xạ đã được gắn thiết bị đầu cuối, các công ty cũng có thể theo dõi hành trình và vị trí máy chiếu xạ của đơn vị mình thông qua hệ thống web kết nối với hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm. Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các tính năng và các mô hình thiết kế thành phần của hệ thống RADLOT mà phía Hàn Quốc đã giới thiệu, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã đệ trình phương án, xin phê duyệt chủ trương của Lãnh đạo Bộ cho phép tổ chức nghiên cứu tìm hiểu để thiết
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN kế chế tạo một hệ thống có tính năng tương tự nhằm quản lý giám sát và định vị các nguồn phóng xạ sử dụng di động tại Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế về việc quản lý và sử dụng các nguồn phóng xạ sử dụng di động tại Việt Nam trên cơ sở tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đơn vị sử dụng vận hành nguồn phóng xạ sử dụng di động để xây dựng bộ tài liệu mô tả chi tiết các đặc trưng, tính năng kỹ thuật mà một hệ thống quản lý định vị giám sát nguồn phóng xạ sử dụng di động cần phải có. Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động sẽ bao gồm hai phần chính: - Phần 1: Các Thiết bị định vị nguồn phóng xạ di động: đây là các thiết bị phần cứng được thiết kế để lắp đặt trên vật thể chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động. Các thiết bị định vị nguồn phóng xạ này do các công ty trong hoặc ngoài nước thiết kế chế tạo và phải thông qua Thẩm định và cấp Giấy xác nhận đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của Cục An toàn bức xạ hạt nhân. Các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ di động sẽ trực tiếp liên hệ với các đơn vị sản xuất chế tạo được cấp giấy chứng nhận để giao dịch thương mại mua lắp đặt các thiết bị này lên các công ten nơ chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động của mình. - Phần 2: Trung tâm giám sát là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng và phần mềm nhằm thực hiện tính năng tiếp nhận, xử lý, lưu trữ các thông tin do thiết bị định vị nguồn phóng xạ di động gửi về. Trung tâm giám sát này được đặt tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Trong đó phần 1 Các thiết bị định vị nguồn phóng xạ sử dụng dung di động cần phải đạt được các yêu cầu cơ bản:  Yêu cầu về cơ khí Thiết bị đầu cuối được thiết kế phù hợp với cấu trúc kỹ thuật của thiết bị chứa nguồn phóng xạ (Projector) với Model 880. Thiết bị đầu cuối được thiết kế không làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động thường xuyên của các Projector (chụp ảnh phóng xạ di động). Thiết bị đầu cuối được thiết kế để gắn lên trên bề mặt của Projector sao cho không dễ dàng để tháo lắp và để tháo lắp phải sử dụng những dụng cụ đặc biệt mới có thể thực hiện được. Thiết bị đầu cuối có tính bền cơ, lý, hóa cao với khả năng chống chịu được các va đập mạnh; chống chịu thời tiết không thuận lợi (mưa, gió, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, ngâm trong nước thời gian dài…). Thiết bị đầu cuối có khả năng hoạt động trong môi trường phóng xạ cao (khi thiết bị được sử dụng để chụp ảnh phóng xạ); môi trường bị che chắn, công trình ngầm, nằm sâu dưới lòng đất.  Yêu cầu về chức năng Thiết bị đầu cuối có khả năng gửi các thông tin về vị trí liên tục tới các máy chủ xử lý thông tin, dữ liệu đặt tại Trung tâm giám sát.
  4. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN Thiết bị đầu cuối có khả năng ghi nhận sự tồn tại của nguồn phóng xạ (gọi là Thông tin nguồn phóng xạ) chứa trong Projector (thông tin suất liều bề mặt Projector trong dải suất liều phù hợp) và gửi Thông tin nguồn phóng xạ về Trung tâm giám sát. Thiết bị đầu cuối phải cập nhật thông tin về vị trí và thông tin nguồn phóng xạ để gửi về Trung tâm giám sát ít nhất 10 phút/lần, 24/7 ngày trong trường hợp nguồn phóng xạ được sử dụng (chụp ảnh phóng xạ), và ít nhất 10 tiếng/lần, 24/7 ngày trong trường hợp nguồn phóng xạ không được sử dụng và lưu giữ trong kho. Thiết bị đầu cuối có khả năng giao tiếp thông tin và thực hiện các yêu cầu thiết lập từ Trung tâm giám sát (có tính năng thiết lập được cấu hình thiết bị từ xa, thực hiện yêu cầu truy vấn thông tin vị trí, thông tin nguồn phóng xạ bất kỳ thời điểm nào...). Thiết bị đầu cuối sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam để giao tiếp thông tin với Trung tâm giám sát. Thiết bị đầu cuối phải được sử dụng bằng nguồn pin đi kèm và có khả năng duy trì hoạt động ít nhất 10 ngày liên tục, tuổi thọ của pin ít nhất 01 năm cho điều kiện hoạt động bình thường, pin có khả năng nạp xả nhiều lần và ổn định. Đối với phần mềm cài đặt trên hệ thống của Trung tâm giám sát cần phải đạt được các tiêu chí kỹ thuật cơ bản như:  Phần mềm cài đặt cho các thiết bị đầu cuối Phần mềm được xây dựng để cài đặt trên các thiết bị đầu cuối để thực hiện các tính năng truyền nhận thông tin (theo thời gian thực, mặc định, truy vấn bất kỳ, thiết lập cài đặt từ xa,..) tới/từ Trung tâm giám sát.  Phần mềm cài đặt trên các máy chủ tại Trung tâm giám sát Phần mềm có khả năng định danh được nguồn phóng xạ (quản lý nguồn phóng xạ đi kèm với các thông tin liên quan của cơ sở sở hữu) Phần mềm có khả năng hiển thị vị trí và các thông tin khác của nguồn phóng xạ trên bản đồ số, theo thời gian thực; Phần mềm có khả năng phân cấp quản lý: + Cấp quốc gia: toàn quyền truy vấn, theo dõi, quản lý đối với Cục ATBXHN; + Cấp tỉnh: theo dõi nguồn phóng xạ tại 63 tỉnh thành, quyền tương ứng đối với các Sở Khoa học và Công nghệ; + Cấp cơ sở: theo dõi và truy vấn tại cơ sở đối với nguồn phóng xạ thuộc quyền sở hữu. Phần mềm tự động gửi thông báo cho Người quản lý cấp Tỉnh (A và B) và Quản lý cấp Quốc gia khi nguồn phóng xạ đi chuyển từ tỉnh A sang tỉnh B. Phần mềm có chức năng thông báo tới các cơ sở, cán bộ phụ trách Trung tâm giám sát khi có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ di động (khi thiết bị đầu cuối không hoạt động, lỗi không kết nối, pin hết hoặc sắp hết (20%) cần phải sạc điện, khi thiết bị đầu cuối bị tháo lắp không được thông báo trước...); Phần mềm được sử dụng cài đặt tương thích trên các hệ điều hành Window và các hệ điều hành của các thiết bị di động cầm tay (điện thoại thông minh, máy tính bảng ...);
  5. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN Phần mềm cho phép thiết lập lệnh cài đặt để gửi tới cài đặt các thiết bị đầu cuối. Phần mềm có khả năng trích xuất báo cáo phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu các nguồn phóng xạ.  Phần mềm bảo mật Các phần mềm tại mục 1, 2 phải được thiết kế hoặc tích hợp các phần mềm bảo mật, mã hóa khi truyền và nhận tin trên môi trường mạng. Các thiết bị đầu cuối và hệ thống các máy chủ tại Trung tâm giám sát phải được cài đặt các phần mềm bảo mật, mã hóa thông tin, chống virus và tấn công mạng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn an ninh dữ liệu và toàn vẹn thông tin khi truyền nhận. Trên cơ sở các thông tin mô tả các yêu cầu đối với hệ thống giám sát nguồn phóng xạ được Tổ chuyên gia tư vấn Cục ATBXHN sẽ tổ chức mời các đơn vị có khả năng, năng lực tham gia nghiên cứu thiết kế chế tạo các thành phần của hệ thống để trình diễn các sản phẩm cho Cục. Cục sẽ thành lập Tổ chuyên gia để đánh giá các sản phẩm do các đơn vị tham dự trình diễn để từ đó tư vấn cho Lãnh đạo Cục xác nhận các đơn vị có đủ khả năng thiết kế chế tạo các thành phần của Hệ giám sát an ninh nguồn phóng xạ (bao gồm phần mềm quản lý cài đặt tại trung tâm và thiết bị đầu cuối gắn trên các công ten nơ chứa nguồn phóng xạ sử dụng di động). Để quản lý và vận hành Hệ thống quản lý giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động, hạng mục thứ 2 là Trung tâm giám sát là một cấu phần không thể thiếu và cần phải được Cục ATBXHN lập dự án xin chủ trương phê duyệt của Lãnh đạo Bộ cho phép sớm tổ chức xây dựng triển để khi đưa toàn bộ hệ thống vào vận hành khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả. Thiết nghĩ việc triển khai thực hiện dự án giám sát an ninh các nguồn phóng xạ sử dụng di động ở Việt Nam càng được thực hiện sớm bao nhiêu thì những sự việc như sự cố mất nguồn phóng xạ như sự cố Công ty TNHH Apave Châu Á - Thái Bình Dương ngày 12-9-2014 sẽ thật dễ dàng để phát hiện và thu giữ ngay tại thời điểm bị mất bấy nhiêu./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2