intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án: Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xã Thanh Chăn

Chia sẻ: Pham Dinh Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:81

99
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án: Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xã Thanh Chăn sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án: Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xã Thanh Chăn

  1. LỜI NÓI ĐẦU Thanh Chăn là xã biên giới thuộc huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên, có  diện tích tự nhiên 2.229,68ha; một trong 11 xã được Chính Phủ  lựa chọn xây   dựng thí điểm nông thôn mới; là xã sản xuất thuần nông, có tỷ  trọng giá trị  sản xuất nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất và có diện tích đất   sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 70% tổng diện tích tự nhiên.  Trong một số  năm gần đây Thanh Chăn đã tạo ra các sản phẩm nông sản có   giá trị  như  lúa gạo, các loại thủy cầm, nấm các loại…Tuy nhiên việc kinh   doanh các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng nhiều đến mẫu mã, chất  lượng sản phẩm; nên mức tiêu thụ  còn thấp, giá cả  không ổn định, kìm hãm   sự phát triển; mặt khác Thanh Chăn chưa có quy hoạch chi tiết sản xuất nông,  lâm nghiệp và thuỷ sản phù hợp với tiêu chí phát triển nông thôn mới. Do vậy   việc xây dựng Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và   thuỷ  sản xã Thanh Chăn là hết sức cần thiết; quy hoạch sẽ  góp phần làm  thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng   hoá có giá trị, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân các  dân tộc. Nội dung của dự án: “Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông,  lâm nghiệp và thuỷ sản xã Thanh Chăn”  Gồm 3 phần Phần 1: Cở sở lập dự án. Phần 2: Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ  sản. Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
  2. Phần 1 CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ Nghị  quyết 26/TƯ  về  nông nghiệp ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban  Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thông báo 238­TB/TƯ  ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Ban Bí thư  về  chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ  đẩy  mạnh CNH ­ HĐH; Quyết định số  491/2009/QĐ­TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ  tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thông tư số 54/2009/TT­BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ  Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện bộ  tiêu chí quốc   gia về nông thôn mới; Quyết định số  800/QĐ­TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ  tướng   Chính phủ  về  phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về  xây dựng nông  thôn mới giai đoạn 2010 ­ 2020;  Thông tư  liên tịch số  26/2011/TTLT­BNNPTNT­BKHĐT­BTC ngày 13  tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch  và đầu tư, Bộ Tài chính, hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số  800/QĐ­TTG ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ  tướng Chính phủ  về  phê  duyệt  chương trình mục tiêu quốc gia về  xây dựng nông thôn mới giai đoạn  2010 ­ 2020; Thông tư  số  07/2010/TT­BNNPTNT, ngày 08 tháng 02 năm 2010 của   Bộ  Nông nghiệp & PTNT V/v: Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất   nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết   định   số   1776/QĐ­UBND   ngày   01  tháng   10   năm  2009   về   phê  duyệt đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới xã Thanh Chăn, huyện   Điện Biên, tỉnh Điện Biên; Các tiêu chu ẩn kinh t ế  ­ k ỹ  thu ật v ề  nông thôn mới củ a các Bộ ,  ngành liên quan; Quyết định số  2090/QĐ­UBND ngày 27 tháng 11 năm 2009 của UBND   tỉnh Điện Biên về  ban hành chính sách hỗ  trợ  phát triển các mô hình sản xuất  thuộc Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới xã Thanh Chăn, huyện   Điện Biên; Quyết định số  491/QĐ­UBND ngày 28 tháng 4 năm 2010 của UBND   tỉnh Điện Biên về điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ thực hiện Đề  án xây  dựng thí điểm mô hình nông thôn mới xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên; 2
  3. Quyết định số  1478/QĐ­UBND ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Uỷ  ban  nhân huyện Điện Biên về việc phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu   thầu Gói thầu Tư  vấn Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp,   lâm nghiệp và thuỷ sản xã Thanh Chăn ­ huyện Điện  Biên đến năm 2020, II.   MỤC  TIÊU,  PHẠM  VI,   PHƯƠNG  PHÁP  NGUYÊN  CỨU  VÀ  TÀI  LIỆU SỬ DỤNG 1. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã   hội để quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững   gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế  cao, tăng thu nhập cho người lao động; Đề  xuất các giải pháp cụ  thể để  thực hiện phương án quy hoạch phát  triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm: toàn xã Thanh Chăn. 2. Phương pháp nghiên cứu ­ Kế thừa các nguồn tài liệu đã có của các ngành có liên quan;  ­ Điều tra, đánh giá, nghiên cứu thực tế, kết hợp phỏng vấn;  ­ Tổ chức hội thảo, xin ý kiến tham gia của các ngành, cộng đồng dân cư xã; ­ Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống.  3. Tài liệu sử dụng ­ Tài liệu kiểm kê đất đai của  xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh  Điện Biên năm 2010; ­ Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; ­ Đề  án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới xã Thanh Chăn,   huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; ­ Quy hoạch xây dựng xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên  giai đoạn 2009 ­ 2020 (theo chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông  thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa); ­ Các tài liệu thống kê, báo cáo, …của xã Thanh Chăn về  thực trạng   nông thôn, tiến độ thực hiện nông thôn mới; ­ Kết quả điều tra, khảo sát các tháng 7, 8 và 9 năm 2011 phục vụ xây   dựng quy hoạch chi tiết sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản xã Thanh   Chăn đến năm 2020. 3
  4. III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XàHỘI  1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thanh Chăn là xã biên giới, cách trung tâm thành phố  Điện Biên Phủ  khoảng 5km về phía Tây Nam; có toạ độ địa lý: Từ 21020'48" đến 21021'52" vĩ độ Bắc; Từ 102053'33" đến 103000'06" kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp với xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên; + Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; + Phía Nam giáp với xã Pa Thơm và xã Thanh Yên, huyện Điện Biên; + Phía Đông giáp với xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. 1.2. Địa hình Thanh Chăn là xã nằm trong vùng lòng chảo Điện Biên, địa hình được   chia thành 2 vùng chủ yếu là vùng đồng bằng và vùng núi. ­ Vùng đồng bằng: Có địa hình bằng phẳng, thoải dần từ  Tây Bắc   xuống Đông Nam; độ cao so với mực nước biển từ 470 m đến 510 m. Đây là   vùng thuận lợi để bố trí sản xuất ruộng nước, hoa màu và khu dân cư; ­ Vùng đồi núi: Đây là vùng chiếm diện tích chủ  yếu và nằm về  phía  Tây Bắc của xã; có địa hình chia cắt mạnh, độ  dốc lớn, độ  cao so với mặt   nước biển từ 520 m đến 1.250 m. 1.3. Khí hậu Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới núi  cao, ít chịu ảnh hưởng của bão. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa   khô; mùa mưa nóng và mưa nhiều, kéo dài từ  tháng 4 đến tháng 10; mùa khô   thường ngắn, bắt đầu từ  tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tương đối lạnh và  thường xuất hiện sương muối.  Lượng mưa trung bình trong năm khoảng từ 1.500 ­ 1.800 mm; mưa tập   trung chủ  yếu vào các tháng 6, 7, 8 và 9; tổng lượng mưa  ở  các tháng này  chiếm 70 đến 80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình từ 80 ­ 85%;  độ   ẩm thấp nhất trung bình từ  50 đến 55%. Lượng bốc hơi trung bình trong  năm khoảng từ  800 ­ 1.000 mm. Số giờ nắng bình quân trong năm từ  2.100 ­  2.300 giờ; Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc Nam. Gió Bắc thịnh hành từ tháng 11   đến tháng 4 năm sau; gió Nam từ tháng 5 đến tháng 10; tốc độ  gió trung bình   0,9m/s; 4
  5. Nhiệt độ  trung bình năm từ  230c đến 280c; nhiệt độ  cao nhất đạt trên  380c; nhiệt độ thấp nhất năm từ 60c đến 80c; có năm nhiệt độ tháng 12 xuống  thấp còn 20C đến 00C. 1.4. Địa chất, thổ nhưỡng Theo hệ thống phân loại đất áp dụng cho bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ lớn   của Việt Nam, xã Thanh Chăn có 3 nhóm đất ( Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ  vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi); với 4 loại đất chính sau:  ­ Đất phù sa có tầng loang lổ của các sông khác (Pf): Loại đất này phân  bố   ở  vùng đồng bằng thuộc địa bàn của xã; thích hợp với các loại cây trồng  như cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày; ­ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Loại đất này hình thành   và phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét; với địa hình bị  chia  cắt mạnh, sườn dốc và thường bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa. Đây là loại  đất thích hợp đối với việc sản xuất nương, trồng cây công nghiệp dài ngày  như: Cao su, Cà phê; ­ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq): Phân bố   ở  địa hình bị  chia  cắt, độ  dốc cao, trong đất lẫn nhiều đá vụn đang phong hóa. Đây là loại đất  kém thích hợp đối với cây Cà phê nhưng thích hợp với cây Cao su và cây lâm  nghiệp; ­ Đất mùn đỏ  vàng phát triển trên đá sét (Hs): Phân bố   ở  vùng núi cao  trên 1.000m; đất ít chua nên thích hợp với cây lâm nghiệp và khoanh nuôi tái   sinh tự nhiên rừng. 1.5. Thuỷ văn Trên địa bàn xã có hệ  thống 4 sông, suối chính và hệ  thống kênh thuỷ  nông là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất; ­ Sông Nậm Rốm và suối Nậm Lếch là nguồn cung cấp nước chính cho  các bản Cò Mỵ, bản Pá Lếch, thôn Thanh Hà và thôn Thanh Sơn;  ­ Hệ thống suối Hoong Lếch và Huổi Cưởm chảy theo hướng chủ yếu  từ  Tây Nam xuống Đông Bắc; là nguồn cung cấp nước cho các bản Hoong  Lếch Cang, thôn Hồng Thanh, thôn Thanh Hồng, thôn Vịêt Thanh, bản Pha   Đin; ­ Hệ thống suối Huổi Bẻ chảy theo hướng chủ yếu từ Tây Bắc xuống  Đông Nam; là nguồn cung cấp nước cho các bản Púng Nghịu, Pom Mỏ  Thái,  Pom Mỏ Thổ, Na Khưa và thôn Nhà Trường. 1.6. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất 5
  6. Tổng diện tích tự nhiên của xã Thanh Chăn là 2.229,68 ha. Trong đó: ­ Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích là 1.585,57 ha (bao gồm đất sản   xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản); chiếm 71,1%   tổng diện tích tự nhiên của xã; ­ Nhóm đất phi nông nghiệp: Có diện tích 290,05ha (bao gồm đất ở, đất   chuyên dùng, đất nghĩa địa); chiếm 13,0% tổng diện tích tự nhiên của xã; ­ Nhóm đất chưa sử  dụng: Có diện tích là 354,06ha (bao gồm đất bằng  chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng); chiếm 15,9% tổng diện tích tự  nhiên  của xã. b) Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có quặng sắt, vàng nhưng với   trữ lượng không đáng kể, ngoài ra chưa có tài liệu, xác định trên địa bàn xã có   nguồn khoáng sản nào khác.  2. Tình hình chung về kinh tế ­ xã hội 2.1. Dân số, lao động Dân số: Toàn xã Thanh Chăn (thời điểm 12/2010) có tổng số 4.877 nhân  khẩu/1.197 hộ, bình quân mỗi hộ gia đình có 4 đến 5 nhân khẩu. Tỷ  lệ nam,   nữ khá đồng đều; nam là 2.495 người, nữ là 2.382 người. Tỷ lệ tăng dân số tự  nhiên là 1%. Mật độ phân bố dân cư trung bình của xã là 219 người/ Km2. Lao động: Số lao động trong độ tuổi 2.982 người. Trong đó lao động nữ  1.332 người, lao động nam là 1.650 người. Số  lượng lao động nông nghiệp  chiếm tỷ lệ lớn với 86,6% tổng số lao động trên địa bàn xã, tương đương với  2.582 người; lao động phi nông nghiệp chiếm 13,4% so với tổng số lao động   trong độ tuổi của xã, tương đương với 400 người. Bảng 1: Hiện trạng dân số và lao động xã Thanh Chăn Số  Hạng mục Đơn vị tính Thống kê 12/2010 TT I Dân số Người 1 Tổng dân số Người 4.877 2 Nam Người 2.495 3 Nữ Người 2.382 4 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1 5 Mật độ phân bố dân cư Người/ Km2 219 II Lao động 1 Tổng số lao động Lao động 2.982 2 Lao động nữ Lao động 1.332 6
  7. 3 Lao động nam Lao động 1.650 4 Tổng lao động nông nghiệp Lao động 2.582 5 Tổng lao động phi nông nghiệp Lao động 400 6 Tỷ lệ lao động nông nghiệp % 86,6% 7 Lao động trong độ tuổi Lao động 2.982 Nguồn:Thống kê xã Thanh Chăn Thanh Chăn có 2 dân tộc chính là Thái có 609 hộ với 2661 khẩu, chiếm  54,6% dân số  của xã; dân tộc Kinh có 506 hộ  với 1882 khẩu, chiếm 38,6%   dân số  toàn xã. Ngoài ra có các dân tộc khác là Tày có 60 hộ  với 230 nhân  khẩu, chiếm 4,7% tổng dân số; Nùng có 22 hộ  với 104 nhân khẩu, chiếm   2,1% tổng dân số. Theo chuẩn nghèo mới, xã Thanh Chăn có 213 hộ  nghèo, trong đó dân  tộc Thái có tỷ lệ cao nhất với 55,9% tổng số hộ nghèo, dân tộc Kinh (36,6%),  Tày(6,1%), Nùng(1,4%). Bảng 2: Tổng hợp hiện trạng dân số theo dân tộc Tỷ lệ hộ  TT Dân tộc Số hộ Số khẩu Số hộ nghèo nghèo (%) 1 Thái 609 2.661 119 55,9 2 Kinh 506 1.882 78 36,6 3 Tày 60 230 13 6,1 4 Nùng 22 104 03 1,4 Tổng cộng 1.197 4.877 213 Nguồn:Thống kê xã Thanh Chăn 2.2. Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên là: 2.229,68 ha. Trong đó: + Đất lâm nghiệp là: 1.178,0 ha chiếm 52,83%. + Đất sản xuất nông nghiệp là: 370,57 ha chiếm 16,62% tổng diện tích tự  nhiên. + Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử  dụng là: 644,1 ha chiếm 28,9%  tổng diện tích tự nhiên. Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Chăn năm 2010 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2010  Tỷ lệ (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.229,68 100 I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 1.585,57 71,1 7
  8. 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 370,57 16,62 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 362,23 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 283,43 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 78,80 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 8,34 2 Đất lâm nghiệp LNP 1.178,00 52,83 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.178,00 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 37,00 II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 290,05 13 III ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 354,06 15,9 8
  9. 2.3. Tình hình kinh tế xã hội xã Thanh Chăn năm 2010 Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế xã Thanh Chăn năm 2010  Năm 2010   Giá trị sx  TT   Hạng mục   ĐVT   Sản   Thu   Tỷ lệ  (triệu  lượng  nhập  (%)  đồng)   Tổng giá trị SX (theo giá thực tế năm              64.786,6     46.292,0    2010)   1  Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản            56.641,5     38.146,9      87,4   1.1   Trồng trọt           34.856,5     23.275,5     61,5     3.732,  ­   Lương thực    tấn        0   ­   Bình quân lương thực/người/năm  kg      765,0          1.866,  ­   Lương thực xuất bán  tấn         0   ­   Thu nhập             1.2   Chăn nuôi          11.090,0     7.469,6     17,1        835,  ­    Đàn Trâu   con        0         70,  ­    Đàn bò   con        0    4.136,  ­    Đàn lợn   con        0       280,  ­    Đàn nhím   con        1.680,0     1.512,0    0  25.362,  ­    Gia cầm­thủy cầm   con        0   ­    Sản phẩm chăn nuôi   Tấn     493,0        9.410,0     5.957,6    1.3   Thủy sản          10.619,0  7.325,8  18,7     Diện tích nuôi trồng    ha       37,0           Sản lượng   tấn   140,3       1.4   Lâm nghiệp                 76,0         76,0      0,1     Diện tích   ha  1.178,0         2  Thương mại, dịch vụ             5.060,0     5.060,0       7,8  3  Nguồn thu khác (5%)          3.085,1    3.085,1    (Chi tiết biểu 02a và 02b) Cơ  cấu kinh tế  Thanh Chăn chủ  yếu là thuần nông, ngành nông lâm  nghiệp chiếm  khoảng  86%; thương mại, dịch vụ, ngành nghề  khác chiếm   gần 14%. Giá trị  sản xuất của các ngành kinh tế  năm 2010 của xã Thanh   Chăn: ­ Giá trị sản xuất nông nghiệp 56.641,5 triệu đồng chiếm 87,4%, giảm  gần  4,7% so với năm 2008;  ­ Thương mại, dịch vụ 5.060,0 triệu đồng chiếm 7,8%, tăng gần  0,3%  so với năm 2008; ­ Nguồn thu khác 3.085,1 triệu đồng, chiếm 4,8%; tăng hơn 4,4% so với   năm 2008. 9
  10. ­ Tổng giá trị  thu nhập của toàn xã sau khi trừ  chi phí  ước tính đạt  46.292,0 triệu đồng; thu nhập bình quân đạt 9,5 triệu đồng/người/năm bằng  0,86 lần thu nhập chung của tỉnh; (Chi tiết biểu 02a và 02b) 10
  11. 2.4. Tổng hợp thực trạng nông thôn xã Thanh Chăn theo 19 tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Bảng 5: Thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới xã Thanh Chăn Chỉ tiêu TDMN  Thực trạng  TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Ghi chú phía Bắc (tháng 08/2011) 1.1. Quy hoạch sử  dụng  đất và hạ  tầng thiết  yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng  Đạt Đạt Quy hoạch và  hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ 1. thực hiện quy  1.2. Quy hoạch phát triển hạ  tầng kinh tế  ­ xã   Đạt TCNTM Đạt Đạt hoạch hội – môi trường theo chuẩn mới 1.3.   Quy   hoạch   phát   triển   các   khu   dân   cư   và  Đạt Đạt chỉnh trang các khu dân cư hiện có ­ Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được cứng  100% 80% hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; (10 km) (8 km) ­ Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa  50% 54,8% đạt chuẩn kỹ thuật (22,2 km) ( 12,2km) 2. Giao thông Chưa đạt TCNTM ­ Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy  50% 67,9% lội vào mùa mưa và được cứng hóa; (7 km) (9,5 km) ­ Tỷ lệ km đường trục chính giao thông nội  50% 9,4% đồng được cứng hóa; (3,7 km) (0,7 km) 3. Thủy lợi ­ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản  Chưa đạt TCNTM Đạ t Đạt xuất và dân sinh; ­ Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được  50% 25,9%
  12. kiên cố hóa; (25,7 km) (8,2 km) ­ Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật  Đạ t Đạt ngành điện; 4. Điện Đạt TCNTM ­ Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn  95% 100% từ các nguồn; (1.197 hộ) ­ Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu  5. Trường học giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt  70% 70% Đạt TCNTM chuẩn quốc gia; ­ Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của  Đạ t Đạt Cơ sở vật chất  Bộ VH­TT­DL; 6. Chưa đạt TCNTM văn hóa ­ Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa và khu thể thao  100% 17,6% thôn đạt quy định; (17 thôn, bản) (3 thôn, bản) 7. Chợ nông thôn ­ Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng; Đạ t Chưa đạt Chưa đạt TCNTM ­ Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; Đạ t Đạt 8. Bưu điện Đạt TCNTM ­ Có Internet đến bản; Đạ t Đạt ­ Nhà tạm, dột nát Không Không 9. Nhà ở dân cư 75% 96% Đạt TCNTM ­ Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng; (1.149 hộ) ­ Thu nhập bình quân đầu người/năm so với  1,2 lần 0,86 lần 10. Thu nhập Chưa đạt TCNTM mức bình quân chung của tỉnh; (13,2 Tr.đồng) (9,5 Tr.đồng) 10% 17,8% 11. Hộ nghèo ­ Tỷ lệ hộ nghèo Chưa đạt TCNTM (213 hộ) ­ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong  45% 86,6% 12. Cơ cấu lao động Chưa đạt TCNTM lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp; (2.582 người) 13. Hình thức tổ  ­ Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu  Có Có Đạt TCNTM 12
  13. chức sản xuất quả; ­ Phổ cập giáo dục trung học; Đạ t Đạt ­ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục  70% 94% 14. Giáo dục theo học trung học PT và học nghề; (296 HS) Đạt TCNTM >20% 23,2% ­ Tỷ lệ lao động qua đào tạo; (692 người) ­ Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo  20% 75% 15. Y tế hiểm y tế; (3.657 người) Đạt TCNTM ­ Y tế xã đạt chuẩn quốc gia; Đạ t Đạt ­ Xã có số bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn  16. Văn hóa Đạ t Đạt Đạt TCNTM hóa theo quy định; ­Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh  70% 100% theo quy chuẩn quốc gia; (1.197 hộ) ­ Các cơ sở SX­KD đạt tiêu chuẩn về môi  Đạ t Đạt trường; 17. Môi trường ­ Không có các hoạt động gây suy giảm môi  Chưa đạt TCNTM Đạ t Đạt trường và có hoạt động phát triển môi trường; ­ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Đạ t Chưa đạt ­ Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý  Đạ t Chưa đạt theo quy định; ­ Cán bộ xã đạt chuẩn; Đạ t Đạt ­ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị ở  Hệ thống chính  Đạ t Đạt 18. cơ sở theo quy định; Đạt TCNTM trị ­ Các tổ chức đoàn thể chính trị xã đều đạt danh  Đạ t Đạt hiệu tiên tiến trở lên; 13
  14. An ninh, trật tự  19. ­ An ninh trật tự xã hội được giữ vững; Đạ t Đạt Đạt TCNTM xã hội 14
  15. Qua bảng về thực trạng nông thôn mới xã Thanh Chăn, đánh giá các tiêu  chí như sau:  a) Các tiêu chí đạt: đã có 11/19 tiêu chí đạt tiêu chí Quốc gia về  nông  thôn   mới   gồm   :Tiêu   chí   1_Quy   hoạch   và   thực   hiện   quy   hoạch;   Tiêu   chí  4_Điện; Tiêu chí 5_Trường học; Tiêu chí 8_Bưu điện; Tiêu chí 9_Nhà  ở  dân   cư; Tiêu chí 13_Hình thức tổ  chức sản xuất; Tiêu chí 14_Giáo dục; Tiêu chí   15_Y tế; Tiêu chí 16_Văn hóa; Tiêu chí 18_Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội   vững mạnh; Tiêu chí 19_An ninh, TTXH đảm bảo. b) Có 4 tiêu chí đạt được một số nội dung : Tiêu chí 2_Giao thông; Tiêu  chí 3_Thủy lợi; Tiêu chí 6_Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí 17_Môi trường. c) Các tiêu chí chưa đạt: gồm có 4 tiêu chí:Tiêu chí 7_Chợ  nông thôn;  Tiêu chí 10_Thu nhập; Tiêu chí 11_Tỷ  lệ  hộ  nghèo; Tiêu chí 12_Cơ  cấu lao   động. 3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn về  điều kiện tự  nhiên và  kinh tế ­ xã hội 3.1. Thuận lợi a) Về yếu tố tự nhiên Thanh Chăn có vị trí thuận lợi cho giao lưu, buôn bán, giao thương với   các xã, huyện trong tỉnh; Các đặc điểm về địa hình, khí hậu và điều kiện đất đai, tài nguyên khá  thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ­ xã hội của xã; Thanh Chăn có đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy lợi lớn chiếm   trên 70% tổng diện tích tự  nhiên; đây là tiềm năng lớn để  phát triển kinh tế  nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng; ít bị ảnh hưởng xấu bởi thiên tai,   do vậy thuận lợi cho phát triển sản xuất. b) Về điều kiện xã hội Đã có hệ  thống kết cấu hạ tầng cơ bản và đồng bộ, hầu hết các thôn   bản đã có đường giao thông nông thôn và hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ  cho sản xuất nông nghiệp;  Các hệ thống trường học đã được kiên cố hóa, phòng học đảm bảo theo  yêu cầu và đã quy hoạch đất đủ cho các trường học. c) Về đặc điểm nhân lực Thanh Chăn có nguồn lao động dồi dào với 2.982 người; chiếm 61,1%   tổng dân số. Số lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học là  595 người; chiếm 19,9% tổng số lao động;
  16. Tỷ  lệ  lao động nam và lao động nữ  khá đồng đều; lao động nữ  1.332  người, lao động nam là 1.650 người. Số  lượng lao động đã qua đào tạo là là   692 người; chiếm 23,2% tổng số lao động; Số lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với 86,6% tổng số lao   động trên địa bàn xã, tương đương với 2.582 người; lao động phi nông nghiệp  chiếm 13,4% so với tổng số  lao động trong độ  tuổi, tương đương với 400   người; 3.2. Khó khăn Thương mại và dịch vụ  chậm phát triển, quy mô nhỏ  lẻ; vì vậy khó   khăn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển;  Trong một số  năm gần đây Thanh Chăn đã tạo ra các sản phẩm nông  sản có giá trị như lúa gạo, các loại thủy cầm, nấm các loại…Tuy nhiên việc  kinh doanh các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng nhiều đến mẫu mã,  chất lượng sản phẩm; nên mức tiêu thụ  còn thấp, giá cả  không ổn định, kìm   hãm sự phát triển; III. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 1.  Sản xuất nông nghiệp 1.1. Trồng trọt Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng  suất cây trồng, tạo ra một số sản phẩm nông sản có giá trị cao đặc biệt là gạo  đặc sản, góp phần tạo nên thương hiệu gạo của Điện Biên, từng bước hình  thành vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa. 1.1.1. Cây lương thực Cây lương thực là nhóm cây trồng chủ  chốt, chiếm tỷ  trọng lớn trong  ngành trồng trọt. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 3.372 tấn; bình quân  lương thực đầu người đạt 765 kg/người/năm, đạt 98% kế hoạch huyện giao. a) Cây Lúa Diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 543 ha, năng suất bình quân đạt  63,6 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 3.453 tấn/năm. Cả  hai vụ đều sử  dụng giống   lúa Bắc thơm số 7; Lúa chiêm xuân 260 ha, thời gian gieo cấy là khoảng 15 ngày bắt đầu từ  ngày 15  đến ngày 30 tháng 12, hình thức gieo xạ  thẳng. Năng suất đạt 63,4  tạ/ha, sản lượng đạt 1.649 tấn; Vụ mùa 283 ha,: Thời gian gieo cấy khoảng 15/06 đến 20/06, hình thức   cấy và gieo xạ  thẳng. Năng suất bình quân đạt 63,7 tạ/ha, sản lượng đạt  1.804 tấn. Tổng giá trị thu nhập của cây lúa là  31.077,0 triệu đồng, chiếm khoảng  48,1% tổng giá trị sản xuất của xã. 16
  17. b) Cây Ngô Năm 2010, diện tích gieo trồng Ngô của xã Thanh Chăn là 62 ha, trong  đó vùng trồng tập trung là  ở  bản Co Mỵ, Pá Lếch giáp với sông Nậm Rốm  khoảng 25 ha. Năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha; sản lượng đạt 279 tấn. Tổng  giá trị sản xuất của cây Ngô gần  1.953,0 triệu đồng.  Các giống hiện nay  đang  sử  dụng là VN10, 885, 9698,... chiếm đến  60% và giống địa phương chiếm 40%. 1.1.2. Cây vụ đông a) Cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu Thời gian thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2010 tại 13 thôn bản,   xã Thanh Chăn với diện tích 51,8 ha. Cụ thể như sau: Đậu tương: Diện tích gieo trồng là 28,1 ha, 260 hộ  tham gia; diện tích  cho thu hoạch 21 ha, năng suất đạt 11 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 23,1 tấn, giá  trị sản xuất cây đậu tương là  346,5 triệu đồng;   Khoai tây: Diện tích 13,3 ha, diện tích cho thu hoạch 8 ha, năng suất đạt  50 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 40 tấn, giá trị sản xuất cây khoai tây là  400,0 triệu  đồng;   Khoai lang: Diện tích 10,4 ha, diện tích cho thu hoạch 7 ha, năng suất 50  tạ/ha, tổng sản lượng đạt 35 tấn, giá trị  sản xuất cây  khoai lang là  175,0 triệu  đồng; Củ đậu: Diện tích trồng là 10,6 ha, diện tích cho thu hoạch là 5 ha, năng suất  220 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 110 tấn, giá trị sản xuất củ đậu là  330,0 triệu đồng. b) Cây rau màu và dưa các loại Những năm gần đây, các hộ  gia đình đã chuyển đổi canh tác trên ruộng  lúa của mình, sau khi vụ mùa kết thúc, đã tích cực trồng các loại cây vụ đông,  cây rau màu tận dụng thời gian nông nhàn.  Cây rau màu chủ  yếu là rau mùi, thì là, hành; các loại rau ăn củ  như  su   hào, củ cải; dưa thì có dưa hấu, dưa chuột đã cho thu nhập khá. Là hướng đi   hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh màu,  với thời gian canh tác ngắn, tăng thêm thu nhập cho người dân. Cây rau màu ngắn ngày có diện tích   tập trung chủ  yếu  ở  các đội sản   xuất truyền thống như  Việt Thanh 4;5; cụm Thanh Hồng; Bản Hoong Lếch   Cang; Pá Lếch; giá trị sản xuất năm 2010 đạt 350 triệu đồng; Tổng giá trị sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu  đạt 1.826,5  triệu đồng.  1.1.3. Cây ăn quả Cây ăn quả chưa phải là thế mạnh của xã Thanh Chăn, diện tích cây ăn   quả ít, chủ yếu phân bố rải rác ở các hộ gia đình, từ năm 2009 đến nay đã có   17
  18. nhiều mô hình phát triển sản xuất nhằm chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  nông  nghiệp, nông thôn của xã; mục đích tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông lâm  nghiệp đa dạng, mang lại thu nhập cho người dân. Cây ăn quả  cho giá trị  kinh tế  cao, bên cạnh đó góp phần cải tạo môi   trường; tuy nhiên cây ăn quả  ở  xã Thanh Chăn phát triển theo quy mô hộ  gia  đình rải rác, nhỏ  lẻ; năng suất thấp. Năm 2010, diện tích cây ăn quả  cho thu   hoạch khoảng 2,0 ha; tổng sản lượng cây ăn quả năm 2010 đạt 25 tấn.      Mộ  số  mô hình cây ăn quả, cải tạo vườn tạp đã và đang triển khai trên   địa bàn xã như:  xoài, hồng xiêm, thanh long, nhãn, bưởi xen  ổi, cam xen  ổi,   chuối tiêu hồng với diện tích 28,407 ha, số hộ tham gia là 605 hộ;  Các mô hình hiện nay chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế,   sản phẩm chỉ đủ cung cấp cho gia đình sử dụng, vì vậy cây ăn quả chưa góp  phần chuyển đổi cơ  cấu kinh tế. Trong những năm tới, Thanh Chăn cần quy  hoạch vùng chuyên trồng cây ăn quả, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa  tập trung. 1.2. Chăn nuôi a) Hiện trạng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm Bảng 6: Tình hình phát triển chăn nuôi xã Thanh Chăn Tỷ lệ tăng, giảm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2010 (%) 1 Trâu Con 669 835 24,8 2 Bò Con 156 70 ­55,1 3 Lợn Con 4.056 4.136 2,0 4 Nhím Con 0 280 100 5 Gia cầm Con 29.564 25.362 ­14,2 6 Thủy sản Ha 25,7 36,7 42,8 ­ Cá thịt Tấn 10 55 450,0 ­ Cá giống Tấn 11 82 645,5 ­ Tôm càng xanh Tấn 1,5 3,3 120,0 7 Sản phẩm chính ­ Thịt trâu, bò Tấn 10 15 50,0 ­ Thịt lợn Tấn 400 450 12,5 ­ Vịt thịt Tấn 12 14 16,7 ­ Gà Tấn 12 14 16,7 ­ Trứng Quả 23.000 30.000 30,4 (Nguồn Thống kê xã Thanh Chăn) Qua bảng 6 cho thấy: 18
  19. Tổng số  đàn gia súc có sự  thay đổi theo hướng tăng lên; chỉ  riêng tổng  số  đàn bò giảm đi so với năm 2008, tổng số  gia cầm giảm hơn 5.000 con so   với năm 2008. Năm 2010, có 37 hộ  tham gia nuôi nhím với 280 cá thể, giá  trung bình khoảng 6tr. đồng/con; nuôi Nhím chi phí ban đầu lớn, nhưng công  chăm sóc ít, cho thu nhập cao nên một số hộ gia đình đã chuyển đổi mô hình  chăn nuôi nuôi nhím để phát triển kinh tế với hiệu quả hơn. Cơ cấu đàn gia súc tính đến tháng 12/2010: + Đàn trâu: tổng số đàn trâu là 835, tăng 116 con tương đương với tăng  19,9% so với năm 2008; + Đàn bò: tổng số đàn bò là 70 con, giảm 86 con tương đương với giảm  122,9% so với năm 2008. Tổng   sản  lượng   thịt   đàn   trâu,  bò   tăng  5   tấn  tương   đương   với   tăng  33,3% so với năm 2008. + Đàn lợn: tổng số  đàn lợn tăng gần 2% so với năm 2008, sản lượng  thịt lợn hơi tăng 50 tấn tương đương với tăng hơn 11% so với năm 2008; + Đàn gia cầm: tổng số  gia cầm năm 2010 là 25.362 con, giảm 4.202  con tương đương với giảm 16,6% so với tổng đàn gia cầm năm 2008; Tổng giá trị  sản xuất của ngành chăn nuôi là 11.090,0 tỷ  đồng, chiếm   17,1% so với tổng giá trị sản xuất toàn xã. b) Thú y Năm 2010, việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia  cầm đã được thực hiện tốt theo đúng những quy định; địa bàn không để  xảy  ra các loại dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi nói chung. Đã  tổ  chức thực hiện phun thuốc tiêu độc khử  trùng, phun thuốc phòng dịch cho  đàn gia súc, gia cầm đầy đủ theo kế hoạch của huyện giao; 2. Sản xuất lâm nghiệp a) Hiện trạng đất lâm nghiệp  Bảng 7: Thống kê diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 STT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.229,68   Đất lâm nghiệp 1.178,0 52,8 ­ Đất có rừng 763,6 34,3 ­ Đất chưa có rừng 414,4 1 Đất rừng sản xuất 384,4 32,6 1.1 Đất có rừng 280,4   Đất rừng tự nhiên phục hồi (IIA, IIB) 280,4   1.2 Đất chưa có rừng 104,0   19
  20. ­ Đất có cây gỗ tái sinh (IC) 47,3   ­ Đất có cây gỗ rải rác (IB) 21,8   ­ Đất trống trảng cỏ (IA) 34,9   2 Đất rừng phòng hộ 793,6 67,4 2.1 Đất có rừng 483,2   ­ Đất rừng tự nhiên phục hồi (IIA, IIB) 473,2   ­ Đất có rừng trồng 10,0 2.2 Đất chưa có rừng 310,4   ­ Đất có cây gỗ tái sinh (IC) 162,4   ­ Đất có cây gỗ rải rác (IB) 51,0   ­ Đất trống trảng cỏ (IA) 97,0   Qua bảng 7 cho thấy:  Tổng diện tích lâm nghiệp của xã Thanh Chăn là 1.178 ha chiếm gần   52,8% tổng diện tích tự  nhiên. Trong đó: rừng phòng hộ  là 793,6 ha, chiếm  67,4%; rừng sản xuất là 384,4 ha, chiếm 32,6%; Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn xã là 763,6ha; độ  che phủ  rừng bình quân toàn xã đạt 34,3%; diện tích đất lâm nghiệp còn lại chủ  yếu là đất trống có cây gỗ  tái sinh (IC), đất trống có cây gỗ rải rác  (IB) và  một số diện tích là đất trống trảng cỏ (IA). b) Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp Các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã Thanh Chăn một số năm gần   đây tập trung quản lý bảo vệ rừng và khai thác các lâm sản như măng, gỗ, củi  với số lượng nhỏ; Ngoài ra vào các năm 2000 và năm 2001  một số  hộ  gia đình đã nhận  khoán trồng rừng theo chương trình dự  án 661; diện tích trồng là 36,2ha và  đến nay còn khoảng 10,0ha. (Chi tiết xem biểu 01) Giá trị sản xuất từ  lâm nghiệp thấp, năm 2010 đạt 76 triệu đồng, tăng  32 triệu đồng so với năm 2008. Bảng 8:  So sánh giá trị sản xuất từ lâm nghiệp qua các năm 100% các hộ gia đình tại 08 thôn, bản có diện tích rừng đã ký cam kết  STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2010 1. Diện tích khoanh nuôi bảo vệ rừng ha 1.178 1.178 2. Thu nhập từ rừng 1000đ 44.000 76.000 ­ Măng Kg 1000 1.200 ­ Củi Kg 15.000 25.000 ­ Gỗ m3 80 150 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2