intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh

Chia sẻ: LƯƠNG VĂN THÀNH | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:130

534
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính mùa vụ được hiểu là sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong mùa du...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du lịch Bà Rịa Vũng -giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch Tỉnh

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tính mùa vụ được hiểu là sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật du l ịch trong mùa du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vắng khách. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động du lịch của nước ta bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung và các điểm du lịch nói riêng. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này các nghiên cứu về tính mùa vụ trong du lịch chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp giảm thiểu tác động của tính mùa vụ du lịch. Vấn đề đặt ra là xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của nước ta. Bà Rịa Vũng Tàu là một điểm du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước ta mà đối với cả khách du lịch quốc tế, vì thế em đã chọn dịa danh này làm tiền đề cho đề tài nghiên cứu: Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu - giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch tỉnh 2. Mục tiêu nghiên cứu: Xác lập cơ sở khoa học về ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch.
  2. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởng của nó đến hoạt động của một số điểm du lịch đại diện cho các loại hình du lịch trên phạm vi tỉnh bà Rịa Vũng Tàu nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài chỉ chọn Bà Rịa Vũng Tàu với điểm du lịch đặc trưng cho loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng… - Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng sẽ tập trung từ năm 2006 đến 2010 đối với điểm được lựa chọn – Bà Rịa Vũng Tàu 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: - Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống - Phương pháp toán thống kê và thống kê du lịch 5. Kết cấu đề tài Với mục đích, đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương như sau: - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH - Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ THỜI VỤ DU LỊCH CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU - Chương 3: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LÀM GIẢM NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI DO TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH ĐEM LẠI 6. Kết quả chính đã đạt được của đề tài:  Hệ thống hoá các vấn đề về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về tính thời vụ du lịch bao gồm: + Các khái niệm về: du lịch, vai trò du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, khái niệm tính thời vụ du lịch, bản chất của tính thời vụ du lịch, các đặc điểm về tính thời vụ du lịch.
  3. + Xác định khái niệm, đặc điểm và các yếu tố tác động đến thời vụ du lịch. + Tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch: đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh, đến tài nguyên và môi trường du lịch và đến kinh tế - xã hội.  Thực trạng về tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở Việt nam nói chung và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng.  Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bao gồm: Chủ động đề ra phương án sử dụng nhân sự và cơ sở kĩ thuật hợp lý trong - mùa thấp điểm Liên kết các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc - quá tải Bình ổn về giá - Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch - Tăng thêm các loại hình dịch vụ bổ sung - Các chính sách kích cầu ngoài thời vụ chính - Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai - 7. Khả năng ứng dụng thực tế: - Là căn cứ để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Có giá trị tham khảo có ý nghĩa thực tế trong công tác nghiên cứu.
  4. NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Khái niệm các nguồn lực để phát triển du lịch 1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch 1.1.1 Trong vòng hơn 7 thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội Quốc tế các Tổ chức Du lịch (International of Union Official Travel organisation – IUOTO) vào năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Hiện nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch. Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (Word Tourism Organisation – WTO), lượng khách du lịch thế giới tăng từ 25 triệu lượt người trong năm 1950 lên tới 760 triệu lượt người vào năm 2004, được xếp vào loại cao nhất so với các ngành kinh tế khác của toàn thế giới. Lượng khách khổng lồ đã chi tiêu một số tiền rất lớn vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những giao dịch kinh doanh trị giá hàng tỷ đôla Mỹ và một ngành công nghiệp không khói được hình thành để đáp ứng nhu cầu của con người. 1.1.1.1 Du lịch – khách du lịch Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng dần được phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, gi ải trí, …Ngày nay, hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, du lịch tr ở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân các nước kinh tế phát triển. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cư nước đó. Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.
  5. Theo WTO: Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác. Theo tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau. Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du l ịch thế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”. Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”. Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không kể có qua đêm hay không.” Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch”. 1.1.1.2 Tính tất yếu của sự ra đời và xu hướng phát triển du lịch Hiện tượng du lịch xuất hiện và có chiều hướng phát triển từ khi xã hội loài người bước vào qua trình phân công lao động. Tiểu thủ công nghiệp tách khỏi sản xuất nông nghiệp, ngành thương nghiệp tách khỏi ngành sản xuất vật chất, từ đó xuất hiện tầng lớp thương gia. Họ thường xuyên chở hàng đi
  6. đến các nơi khác để trao đổi, họ cần đến các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vận chuyển. Hiện thượng du lịch còn thể hiện là những cuộc hành hương đến các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa để cúng bái cầu nguyện. Con người sống trong xã hội đã nảy sinh những ham muốn hành trình đi đây đi đó đ ể thỏa mãn nhu cầu về tìm hiểu thế giới xung quanh để tìm cái mới lạ nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt. Tính logic và lịch sử đã chứng tỏ du lịch ra đời và phát triển là tất yếu khách quan. Khi đời sống kinh tế xã hội tồn tại những điều kiện nhất định:  Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của người lao đ ộng càng cao, nhu cầu thiết yếu như: ăn, mặc, ở đã thỏa mãn thì nhu cầu du lịch cũng được tăng lên. Có thể nói kinh tế phát triển là hàm số đồng biến với nhịp độ tăng trưởng du lịch.  Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm cho hoạt động sản xuất của con người thay đổi tận gốc, là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng, tài sản thiết bị hiện đại cho xã hội và cho ngành du lịch, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển du lịch.  Thời gian nhàn rỗi là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu du l ịch tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển, năng suất lao động tăng tạo điều kiện rút ngắn thời gian làm việc. Chế độ làm việc 4,5 ngày trong một tuần làm tăng thời gian nhàn rỗi của tầng lớp lao động là nhân tố phát triển du lịch nghỉ cuối tuần.  Quá trình đô thị hóa đóng góp to lớn trong việc cải thiện điều kiện sống của con người về vật chất và văn hóa. Song cũng bộc lộ mặt trái của nó làm thay đổi bầu không khí, mật độ dân cư tập trung dày đặc, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh. Chính từ những mặt trái đó, nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí… của người dân thành phố là cần thiết và có chiều hướng gia tăng.  Mối quan hệ quốc tế mở rộng góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch về mọi mặt. Sự trao đổi quốc tế làm cho các quốc gia có sự hỗ trợ và phát triển về mặt kinh tế, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết nhau hơn, tạo
  7. điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các quốc gia. Đó là những điều ki ện rất quan trọng để du lịch quốc tế phát triển mạnh mẽ.  Tài nguyên du lịch rất đa dạng phong phú và được phân bố khắp mọi nơi, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những nét đặc sắc riêng. Những tài nguyên đó rất hấp dẫn và kích thích tính hiếu kỳ, muốn tận mắt thấy những danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, kỳ quan thế giới, những nét đặc thù chảu một dân tộc đối với khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa. Ngoài ra tài nguyên du lịch còn là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư du lịch. Quá trình phát triển tự nhiên của du lịch Như chúng ta vẫn thấy, nền du lịch được đánh giá là đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, tốc độ phát triển luôn thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau trong suốt hàng trăm năm trước, và ngày càng đa dạng hóa hơn trong suốt những năm qua. Trong năm thập kỷ năm 1990, du lịch đã tạo nên một bước ngoặt phát triển khá ấn tượng, tạo nên một bước ngoặt rất khác biệt so với 3 thập kỷ trước. Theo khuynh hướng toàn cầu, những thay đổi to lớn của cuộc sống hiện đại đang mở ra cho chúng ta những cơ hội mới và viễn cảnh t ươi sáng mà khó có thời điểm nào có được. Nói theo cách đó, những gì đang xảy ra mà chúng ta thấy được xem như là “Sự thiết lập trực tự của thế giới mới” sau thời kỳ bị chiến tranh lạnh ảnh hưởng và chi phối, đây là lúc chúng ta vươn lên tạo nên những trang sử mới cho thiên niên kỷ thứ 3 ở Tây Âu. Ở một số khía cạnh khác của sự tiến triển đã được nhận thấy rõ: trên thực tế, chúng ta đều nằm trong sự tiên đoán trước đó, một trong những dự đoán đã khuấy động mối quan tâm lo lắng thậm chí tạo nên sự bất mãn cho mọi người. Chính những tác động này đã trở thành mối lưu tâm lớn đối với các quốc gia phát triển, nơi luôn tự hào về một nền kinh tế vững mạnh và vượt trội với một cuộc sống ổn định. Và có lẽ đây lầ lần đầu tiên những thay đổi này hoàn toàn bị mất kiểm soát, và có tác động không tốt đến văn hóa đời sống lâu đời của họ. Nhưng xét trong một hoàn cảnh khác, đây lại là một trong số ít cơ hội mà cuộc sống mang lại.
  8. Xói mòn văn hóa, hủy hoại môi trường và đồng hóa phong cách sống, nhưng thực chất đó là do sự phát triển ngày càng cao cảu kinh tế và xã hội đã cho ra đời ngành du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu giải trí từ cuộc sống. Hoặc do những định kiến khác nhau từ dư luận dành cho du lịch, một bộ phận gồm những cá nhân và tổ chức yêu thích du lịch đã có những hoạt động tích cực trong việc xây dựng hình ảnh cảu một nền du lịch tương lai đầy tiềm năng này. Các nhà khảo sát và phân tích đã nhận định rằng: trong tương lai du lịch sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và hạn ch ế. Nh ững điều này sẽ buộc các nhà kinh doanh du lịch và nền công nghiệp du l ịch phải đổi mới cách thức phát triển và tổ chức sao cho phù hợp. Nó sẽ tác đ ộng không nhỏ vào nhu cầu và thói quen trong du lịch của khách du lịch. Tuy vậy ở một mặt nào đó nó sẽ làm thay đổi bộ mặt của du lịch truyền thống vốn kém phát triển trong quá khứ và nó đem đến cơ hội mới để tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp và đa dạng hơn. Những định hướng mới của du lịch cho chúng ta thấy một viễn cảnh tươi sáng với những cơ hội và vận hội mới để xây dựng nền du lịch tiên tiến và hiện đại hơn trước đây. Bên cạnh đó, Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế (ITPF) còn hỗ trợ bằng việc tập hợp các kinh nghiệm, ý kiến của các nhà lãnh đạo đầu ngành trong hệ thống du lịch để cùng chia sẽ, thảo luận và cải tiến chất lượng du lịch theo hướng bền vững. Các nhà phân tích từ tổ chức ITPF phối hợp với các chuyên gia của Học viện Du lịch Quốc tế ở Washington đã nổ lực không ngừng để xây dựng và hoàn thiện một mô hình du lịch mới phù hợp với các nền công nghiệp khác nhau của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chúng ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của các chuyên gia kinh tế đó là xác đ ịnh các nguồn lực phát triển trong toàn xã hội thong qua việc nghiên cứu, dự đoán các hoạt động giải trí, sinh hoạt, học tập và làm việc của người dân trong các năm tới để cải tiến các sản phẩm du lịch trong tương lai đa dạng hơn và phù hợp hơn, đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu về du lịch. Nếu những nền kinh tế hàng đầu thế giới là biểu thị của những khuynh hướng trong phương diện này, chúng ta có thể hi vọng những nhà du lịch từ những nền tảng kiến thức kinh tế có kinh nghiệm hơn. Đặc biệt,
  9. chúng ta có thể hi vọng rằng họ sẽ có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, hay biểu thị như là thú du lịch đặc biệt như là người du lịch thích làm giàu cuộc sống của họ với kinh nghiệm hơn là với hoạt động giải trí. Các quốc gia phát triển chắc chắn đã tiến vào kỷ nguyên nơi mà một trong những thuận lợi về tốc độ cạnh tranh khốc liệt nhất là thông tin hoặc kiến thức họ chiếm hữu hơn là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có hoặc là lối đi riêng để tiến đến một nguồn nhân công rẻ. Giả sử rằng đó là một khuynh hướng tiếp tục và trải dài đến các nước khác, điều đó khiến ngành công nghiệp du lịch xem xét làm sao cách xử sự cảu con người trong một nền tảng tri thức xã hội có thể khác những con người trong một nền sản xuất hoặc là một trong nền tảng dịch vụ truyền thống cố định hơn. Mặc dù là quá sớm để đi đến kết luận, chắc chắn rằng những thay đổi mà phong trào tự do lao động sẽ mang lại cho cơ cấu xã hội của Châu Âu, nó xem như sự hợp lý để đoán rằng tầm quan trọng của sự tồn tại của mỗi quốc gia sẽ đi xuống. một tong những mục tiêu chính của Châu Âu là đi đ ến tiêu chuẩn, tiền tệ chung và hơn nữa là một thể chế chính trị chung, vừa thoáng nhìn một lý luận chặt chẽ mà sự hình thành một cộng đồng Châu Âu mới là một kết quả. Trong điều kiện thực tiễn chặt chẽ, đó có thể là một trường hợp. Những thành viên trong hội đồng chính sách du lịch quốc tế rất chú ý đến tầm quan trọng của sự gia tăng các khối Thương mại, khối châu Âu không biên giới hầu như là thực tế. Hội đồng Thương mại tự do Bắc Mĩ đã tạo ra nhiều khối khác nhau, để đáp ứng hai sáng kiến đó các quốc gia châu Á đã bắt đầu phản ánh nhu cầu cho sự sắp xếp thỏa đáng. Cùng một lúc nó sẽ quá độ rút ngắn sự phân biệt giữa các quốc gia và do đó sự kêu gọi của một quốc gia đặc biệt sẽ là một địa điểm du lịch duy nhất. Mặc dù đầu cơ của quan điểm này có một số bằng chứng như là một sự phản kháng cho sự đi xuống giống nhau của các quốc gia, sẽ có sự phản kháng nổi lên trong những trung tâm thành phố lớn hoặc các bang. Những bang này có thể trở thành nền tảng cho cả sự phát triển của nền kinh tế và cho mỗi
  10. cá nhân. Liên quan trực tiếp tới ngành du lịch là khả năng mà các bang mới có thể trở thành nền tảng chính yếu cho sự phát triển của khu vực. Sự xóa bỏ biên giới ngày càng làm cho di chuyển dân số bên trong các khối lượng thương mại, có nhiều người sẽ đòi hỏi nhu cầu lẽ phải cho phong trào tự do được mở rộng, một ngày không xa khi phong trào tự du của tất cả mọi người trên thế giới có thể gọi là “lẽ công bằng cho con người”. Mặc dù điều này không chắc chắn có nghĩa là nó sẽ được chấp nhận, nó chắc chắn sẽ được bênh vực. Rõ ràng, sự ám chỉ này vẫn còn yếu, áp lực càng tăng lên đến lĩnh vực giải trí và du lịch. Tuy nhiên, quá rõ ràng nên có nhiều áp lực như thế sẽ dẫn đến sự thành công, nhiều danh lam thắng cảnh và những kế hoạch du lịch và sự phát triển sẽ thay đổi một cách sâu sắc. 1.1.1.3 Ngành du lịch Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho du khách tiến hành hoạt động lữ hành du ngoạn tham quan để thu phí, nó là sản phẩm có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên du lịch làm chỗ dựa, lấy thiết bị du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho hoạt động du lịch. Đồng thời còn thông qua tự than vận động và kinh doanh của ngành du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực. Ngành du lịch là một sản nghiệp, mục đích cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc đẩy, xúc tiến và cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Ngoài tính chất cơ bản sản nghiệp mang tính kinh tế ra, so với các sản nghiệp khác ngành du lịch còn có các đặc điểm cơ bản như: tính tổng hợp, tính phục vụ, tính lien quan với nước ngoài, tính nhạy cảm, tính thời vụ, tính phụ thuộc. 1.1.1.4 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch Kinh doanh là các hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Ngoài ra, theo điều 3 luật doanh nghiệp thì “Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Du lịch: Theo điều 10 mục 1 pháp lệnh du lịch thì “ Du lịch là một hoạt
  11. động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (điều 10 mục 7 pháp lệnh du lịch). Doanh nghiệp du lịch là một hệ thống mở có quan hệ chặt chẽ với môi trường kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ. Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian, bán các sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu đến khâu cuối cùng. Khách sạn: Để đáp ứng nhu cầu về lưu trú các doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: khách sạn, motel, làng du lịch, lều trại, biệt thự,…ứng với mỗi một tên gọi là hình thức kinh doanh khác nhau và khách sạn được định nghĩa như sau: Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại tạm thời qua đêm tại các điểm du lịch). Như vậy, qua đây ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê buồng ngủ, ăn uống và các dịch vụ khác của khách sạn nhằm thoả mãn các nhu cầu về lưu trú tạm thời của khách tại các điểm du lịch với mục đích thu lợi nhuận. Các nguồn lực để phát triển du lịch 1.1.2
  12. Qua kinh nghiệm hoạt động du lịch trên thế giới đã cho thấy rằng để có thể phát triển được ngành du lịch cần phải có những nguồn lực chủ yếu bao gồm: 1.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên Thiên nhiên là môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất, song chỉ có các thành phần và cá thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián được khai thác phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch thiên nhiên. Các tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm:  Địa hình: Các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch. Khách du lịch có tâm lý và sở thích chung đó là muốn đến những nơi có phong cảnh đẹp, khác lạ so với nơi họ đang sinh sống. Những tài nguyên đ ịa hình được khai thác cho du lịch thường là: những phong cảnh đẹp, hang động, các bãi biển, các đảo và quần đảo ven bờ, các di tích tự nhiên.  Khí hậu: Là một dạng tài nguyên du lịch quan trọng, các điều kiện khí hậu được xem như các tài nguyên khí hậu phục vụ cho các mục đích du l ịch khác nhau.  Tài nguyên nước: Đối với hoạt động du lịch, thủy văn cũng đ ược xem là một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước chính và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp như mặt nước và vùng ven bở, tài nguyên khoáng nước.  Sinh vật: Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cực kì quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự bảo tồn được nhiều loài gen quý giá rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới, là việc tạo nên những phong cảnh mang dáng dấp vùng á nhiệt đới và vùng ôn đới là mắt đ ối v ới những đời sống ở vùng nhiệt đới. Tài nguyên du lịch được khai thác cho du lịch thường là các vườn quốc gia, các khu rừng đặc dụng, hệ sinh thái đặc biệt, các khu sinh vật nuôi.
  13.  Cảnh quan tự nhiên: Trên đây là các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu dựa trên các thành phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loại hình du lịch và có định hướng khai thác chúng theo những chủ đ ề chương trình thích hợp nhất định. Nhưng trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao. Vì thế các tài nguyên du lịch cần được xem xét dưới các gốc độ tổng hợp của các dạng tài nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian xác định. 1.1.2.2 Tài nguyên nhân văn  Dân cư, dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc… Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hóa Phlamancô và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè ở châu Âu. Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp… là những cái nôi của văn minh châu Âu. Kho tàng văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc thù là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp du lịch phát triển.  Di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng: Di tích lịch sử - văn hóa là nh ững không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử - văn hóa ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành:
  14. o Di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. o Di tích lịch sử: di tích lịch sr thường bao gồm (1) di tích ghi dấu về dân tộc học; (2) di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương; (3) di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược; (4) di tích ghi dấu những kỷ niệm; (5) di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; (6) di tích ghi dấu tội ác của đ ế quốc, phong kiến và độc tài. o Di tích văn hóa nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình ki ến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần (Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, khu đền Angkor Wat Kampuchea, Kim tự tháp Ai Cập…)  Lễ hội: là nét độc đáo đăc trưng cho mỗi dân tộc. Nhìn bề ngoài có thể lễ hội mang tính chất cổ không phù hợp với tính hiện đại trong thời kỳ thông tin bùng nổ như hiện nay, nhưng nếu thực sự để tâm nghiên cứu sẽ thấy được những nét hết sức độc đáo và không khỏi kinh ngạc về giá trị phi thời gian, đồng thời thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về sinh hoạt về nhu cầu tâm linh của người xưa được minh họa rõ nét cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Điều đó chính là điều du khách mong muốn khám phá. Mong muốn của du khách không chỉ đơn thuần chỉ ngắm nhìn thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, những di tích cổ xưa, nghe những huyền thoại về đất nước con người mà còn có nhu cầu hiểu biết phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân gian cũng như đời sống hiện tại. Chính lễ hội là nguồn cung cấp những nhu cầu đó cho du khách. Do đó lễ hội tạo nên sức hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt.  Các loại hình nghệ thuật ca múa, nhạc, sân khấu: Các loại hình nghệ thuật ca múa nhạc sân khấu cũng là một di sản của con người có khả năng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có thể nói trong sinh hoạt văn hóa có tính đặc trưng của mỗi địa phương mỗi vùng đóng vai trò hết sức quan trọng.
  15. Trong chuyến du ngoạn trên những dòng kênh rạch len lõi trong miệt vườn đầy hoa trái, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên nếu được nghe những điệu lý, lời ca vọng cổ, bay bổng giữa trời đất mênh mông, cỏ cây sông nước thì tính hấp dẫn sẽ tăng lên gấp bội lần. Nếu bạn đến Angkor Wat có kèm theo những điệu múa dân gian, những trang phục của vua chúa cổ xưa hẳn sẽ làm du khách thú vị hơn gấp nhiều lần. Những đội ca nhạc của chùa, nhà thờ, những ngày tết tát nước, những ngày hội đua thuyền trên sông… sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng ngoạn của khách.  Nghề và làng nghề truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đ ối v ới du khách thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc. Đấy cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng thủ công truyền thống. Những nghề thủ công truyền thống bao gồm: nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt – thêu ren truyền thống, nghề sơn mài và khảm.  Các sự kiện văn hóa, thể thao: Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm, các thành tựu kinh té quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc, các lễ hội điển hình… cũng là những đối tượng hấp dẫn du khách. Thông thường những đối tượng văn hóa này thường tập trung ở những thành phố lớn, và những thành phố này là những hạt nhân của các trung tâm du lịch quốc gia, vùng và khu vực. 1.1.2.3 Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật Cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung. Có cơ sở hạ tầng tốt thì l ợi th ế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư. 1.1.2.4 Các yếu tố khác
  16. Một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nguồn tìm năng cho ngành du lịch là chủ trương chính sách đầu tư của nhà nước. Kinh nghiệm cuả một số nước cho thấy khi Chính phủ đầu tư mạnh cho ngành du lịch thì tốc độ tăng trưởng của ngành tăng trưởng rất cao, khả năng cạnh tranh với ngành du lịch của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất mạnh như Thái Lan, Trung Quốc,… 1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo về môi trường Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) cho rằng nền kinh tế vẫn còn tác động đến du lịch cho đến năm 1991. Năm 1992, du lịch bắt đầu thoát ra khỏi sự tác động của nền kinh tế trên thế giới cũng như trong từng khu vực, và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đánh giá du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và khởi tạo ra những ngành nghề ưu tú. Và họ vẫn đang cố gắng giữ vững thước đo đó. Ở bảng 1.1, chúng ta sẽ thấy sự so sánh về thế giới trước đây từ năm 1998 và năm 2010. Năm 1998, nền du lịch thế giới được mong chờ sẽ thu về 3,6 tỷ tỷ doanh thu và 231 triệu việc làm (trực tiếp và gián tiếp). Ngành du lịch dự tính sẽ phát triển lên 8 tỷ tỷ doanh thu và 238 triệu việc làm năm 2010. Ngành du lịch tăng trưởng 8,2% GDP của thế giới năm 1998, và sẽ tăng lên 8.7% GDP vào năm 2010. Nền kinh tế du lịch bao gồm nhu cầu công nghiệp, được cho rằng góp phần tăng đến 11,6% GDP năm 1998 và tăng 12,5% vào năm 2010. Du lịch là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành xây dựng và chế tạo máy móc. Năm 1998, với sự kết hợp giữa tư nhân và nhà nước đã mang lại 779 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành du lịch (chiếm 11,8% tổng số vốn đầu tư), 1,8 tỷ tỷ USD vào năm 2010 (chiếm 12% tổng số vốn đầu tư). Du lịch đồng thời vừa mang lại thu nhập về nguồn phúc lợi nhà nước. Toàn thế giới vào năm 1998, ngành du lịch đã đóng góp 802 tỷ USD tiền thuế (chiếm 10% trong tổng số), trong đó 253 tỷ USD được chuyển từ tiền tiêu dùng (chiếm 6,8% tổng số). Đến năm 2010, thuế có thể tăng 1,8% tỷ tỷ USD (chiếm 11,4%) và chi tiêu sẽ chiếm 542 tỷ USD (chiếm 7,4%).
  17. Những chỉ số kinh tế được trích dẫn cho thấy sự phát triển của du lịch đang góp phần quan trọng và ý nghĩa trong việc phát triển thế giới một cách tích cực hơn. Tại phần lớn các quốc gia, du lịch là ngành có doanh thu lớn nhất trong nền thương mại quốc tế. Ở một số nước khác nó nằm trong top 3 ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao. Du lịch đang ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thành một vấn đề xã hội phổ biến và ảnh hưởng kinh tế trên toàn thế giới. Năm 1998, WTTC và WEFA Group cam kết nâng cao phương pháp nghiên cứu về tiêu chuẩn của việc thanh toán từ xa thông qua vệ tinh, được đưa ra dưới sự ủng hộ của tổ chức du lịch thế giới (WTO). Sự đánh giá của họ được rút ra từ các dữ liệu gốc, và sự xác nhận chính xác hơn bởi các dữ liệu nghiên cứu toàn diện về kinh tế của Tổ chức toàn cầu WEFA. Tất cả những sự nghiên cứu kinh tế của WTTC và WEFA đã được tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế về thanh từ xa thông qua vệ tinh cho du lịch và kinh doanh du lịch. Việc cung cấp sự hiểu biết lớn hơn về nền kinh tế đã tạo nên nề công nghiệp du lịch và kinh doanh du lịch, và một sự kết hợp giữa du l ịch toàn diện và nền kinh tế du lịch. Trước đây chỉ cho thấy sự hạn chế của một mặt sản xuất nào đó, trong khi cuối cùng lại gây ảnh hưởng đến một số mặt chủ đạo của nền kinh tế như là một hệ thống tư bản, sức tiêu dùng của nhà nước và thương mại xuất khẩu. WTTC đang cập nhật thông tin cơ bản trong khoảng 3 tháng/ lần. Các bạn được khuyến khích tham khảo thông tin mới nhất trên website http://www.wttc.org Khi nền du lịch phát triển, nó đã chuyển dần từ việc chỉ cung cấp cho người giàu sang cung cấp cho đa số, bao gồm hàng triệu con người. WTO mong muốn phát triển các số liệu du lịch trong ấn bản hàng năm của họ như là Tourism Highlight và Compendium of Tourism Statistics. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế 1.2.1 1.2.1.1 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế • Ngành du lịch là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nếu chúng ta cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu
  18. biểu, chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có sự phát triển du lịch ngày càng cao thì tỷ trọng gia trị các ngành công nghiệp càng giảm dần. Có thể đơn cử như Thái Lan: giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm 23,2% nhưng do giá trị ngành du lịch phát triển nên đến năm 2003 giá trị nông nghiệp chỉ còn 9%. Hoặc Trung Quốc: giá trị nông nghiệp chiếm 30,1% năm 1980 nhưng do du lịch phát triển nên đến năm 2003, giá trị nông nghiệp chỉ còn 15%. Nhật : Giá trị nông nghiệp năm 1980 chiếm 3,6% đến năm 2003 chỉ còn 1%. Và cũng tương tự như vậy tại Kampuchea giá trị nông nghiệp năm 1990 chiếm 55,6% nhưng nhờ du lịch phát triển nên năm 2003 chỉ còn 36% • Ngành du lịch là ngành đóng góp quan trọng GDP: đối với ngành du lịch chính tiêu dùng là khoản đóng góp vào GDP của nền kinh tế, trước hết chỉ tiêu của khách đều là tiêu dùng; thứ hai chỉ tiêu để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông – viễn thông, các trang thiết bị,…để cung cấp dịch vụ du lịch đều là chi phí đầu tư, phần các khoản đầu tư đó là do chính phủ đầu tư; thứ ba là khi một du khách chi tiêu các dịch vụ du lịch cho các dịch vụ du lịch nước ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được coi là chỉ tiêu cho nhập khẩu dịch vụ, và ngược lại, những dịch vụ mà một nước cung cấp cho khách từ các quốc gia khác đến thăm được coi là dịch vụ xuất khẩu. Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn. Để hình dung được tầm vóc, vai trò quan trọng của du lịch trong nền kinh tế, chúng ta cần lưu ý rằng toàn bộ thu nhập thuộc khu vực I c ủa các nước G8 chỉ chiếm từ 1% - 3% GDP trong khi đó riêng du lịch quốc tế của các nước nói trên đã đóng góp bình quân 1,19% GDP chưa kể đóng góp của du lịch nội địa. Cũng theo WTO, thu nhập du lịch nội địa hầu hết tại các quốc gia công nghiệp phát triển, thường thấp hơn thu nhập du lịch quốc tế. Ngược lại, tại các nước kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm phần lớn trong GNP. Các quốc gia lớn như: Jamaica, Pủeto Rico, và Dominican cũng cho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn vào GDP của quốc gia này. Tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, thu nhập du l ịch c ủa Indonesia
  19. và Philippines chiếm 2%, Malaysia chiếm 5,72%, Thái Lan chiếm 5,46% GDP, Singgapore và Hong Kong đều chiếm 4 – 5% GDP. Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 45,8% tổng thu nhập cảu toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990 – 2002; đặc biệt tại các quốc gia đng phát triển, tỷ trọng đóng góp của ngành du l ịch chiếm đến 60% toàn ngành dịch vụ. Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, là ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Trong năm 2002, thống kê về ngành du lịch đã đóng góp 8,8% vào GDP thế giới, trong đó du lịch nội địa chiếm 75%. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ lên tới tỷ lệ 12,5% vào năm 2010. 1.2.1.2 Vai trò ngành du lịch đối với phát triển các lĩnh vực kinh tế Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giữa du lịch với các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó. Các ngành kinh tế phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy, là ngòi nổ kéo các ngành khác phát triển theo.  Du lịch với các ngành nghề sản xuất – xuất khẩu:  Đối với hàng tiêu dùng: trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên người ta đang tìm phương pháp để giải quyết. Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng, trung tâm thương mại. Theo tính toán ở Thụy Sĩ cho thấy một món ăn xuất khẩu đơn thuần chỉ thu 6 USD, nếu phục vụ tại chỗ cho khách nước ngoài có thể thu đ ược 20USD cao hơn 3,3 lần. Như vậy xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ đem lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế.  Đối với hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống: các dịch vụ cơ bản như ăn, ở, vận chuyển đến nơi du lịch hầu như mọi khách đều có thể biết tr ước
  20. qua các phương tiện thông tin quảng cáo du lịch; còn đối với các loại dịch vụ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, thì mỗi nơi mỗi vẻ và người ta ngày càng cố gắng tạo ra bản sắc riêng – đ ộc đáo cho ssanr phẩm của địa phương mình nên giá cả của loại sản phẩm du lịch này mang tính độc quyền cao. Những món quà lưu niệm hoặc vật dụng hằng ngày được thể hiện bằng những sản phẩm thủ công tinh xảo do bàn tay của các nghệ nhân địa phương sản xuất ra luôn là mối quan tâm tìm kiếm của du khách. Du lich phát triển sẽ kích thích khôi phục các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ tại địa phương, đem lại công ăn việc làm cho người dân. Cung cấp được một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ bổ sung cho du khách là thực hiện có hiệu quả việc xuất khẩu tại chỗ, mở rộng khả năng kinh doanh tổng hợp của du lịch, đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước.  Du lịch với đầu tư: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các quốc gia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, va cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn, khu vui chơi… Các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về tư bản lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài đẻ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và thích ,hợp cho cả 2 bên; đặc biệt là thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch. Thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ làm gia tăng sản lượng quốc gia theo lý thuyết bội số đầu tư của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên lại tạo cho người dân cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, hiệu quả số nhân càng cao hơn.  Du lịch và giao thông - vận tải Giữa giao thông – vận tải và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động hỗ tương lẫn nhau. Với khối lượng khổng lồ khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã đem lại nhiều tỷ đôla thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, cho các hãng vận tải hàng không – đường biển – đường sắt… và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho ngân sách các quốc gia. Nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1