YOMEDIA
Đừng ép con!
Chia sẻ: Chieckhan Gioam
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:7
101
lượt xem
9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giai đoạn của lứa tuổi nhi đồng là một trong những giai đoạn nhạy cảm và phát triển mạnh nhất về nhận thức nhân sinh quan. Tốc độ phát triển tâm lý của trẻ rất nhanh, quá trình xã hội hóa tích cực nhất. Chính vì vậy sự tác động của xã hội xung quanh và sự ảnh hưởng của cha mẹ, gia đình được trẻ học hỏi nhanh. Ngày nay tốc độ phát triển nhanh của xã hội và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao là điều kiện cho trẻ phát triển tốt. Nhưng với cuộc...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đừng ép con!
- Đừng ép con!
Giai đoạn của lứa tuổi nhi
đồng là một trong những
giai đoạn nhạy cảm và
phát triển mạnh nhất về
nhận thức nhân sinh
quan. Tốc độ phát triển
tâm lý của trẻ rất nhanh,
quá trình xã hội hóa tích cực nhất. Chính vì vậy
sự tác động của xã hội xung quanh và sự ảnh
hưởng của cha mẹ, gia đình được trẻ học hỏi
nhanh. Ngày nay tốc độ phát triển nhanh của xã
hội và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao là điều
kiện cho trẻ phát triển tốt. Nhưng với cuộc sống
ngày càng biến đổi với tốc độ chóng mặt thì ngay
từ nhỏ trẻ đã phải chịu nhiều áp lực (đặc biệt là ở
thành thị) từ phía nhà trường, gia đình và cha mẹ
trẻ.
- Ở giai đoạn này trẻ cần phát triển một cách tự nhiên
và độc lập nhưng những ông bố bà mẹ muốn con
mình phải đạt được thế này hay thế kia theo cái
chuẩn không ai biết được hình thành từ khi nào trong
xã hội. Con phải bằng bạn bằng bè, con phải học
theo chương trình của thần đồng Anh ngữ, con phải
học trường song ngữ quốc tế, con phải “cầm kì thi
họa, văn võ song toàn”… và rất nhiều những cái con
phải. Chính những điều muốn của cha mẹ mà họ đã
dồn ép con mình, luôn tạo cho con mình có một sức
ép rất lớn về tâm lý.
Người viết bài này đã tìm hiểu khá nhiều và biết được
cha mẹ làm những điều đó không hoàn toàn vì tương
lai của con hay tình thương họ dành cho con mà vì
cái “niềm tự hào” của chính họ. Những đứa trẻ tội
nghiệp đang phải gánh chịu những áp lực vô hình
chung đã hạn chế sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ
mất dần đi tính chủ động, không phát triển được năng
khiếu riêng của bản thân, thay vào đó là sự rụt rè,
nhút nhát, thụ động. Những đứa trẻ ngày nay mất đi
- sự ngây thơ trong sáng mà chúng đáng được có.
Chúng uống nhiều loại sữa trên thị trường để thông
minh hơn, phát triển trí não hơn. Trên thực tế chúng
có thông minh hơn những đứa trẻ cái thời ăn bo bo
uống nước gạo, điều này không thể phủ nhận nhưng
chính sự hiểu biết thái quá làm con trẻ già hơn nhiều
so với cái tuổi chúng có được.
Vì sao thái quá?
Những bệnh nhân
nhi này đã bị căng
thẳng kéo dài và
những triệu chứng
trên chính là “tiếng
chuông báo động”
rằng chúng không
thể chịu nổi cuộc
sống này nữa.
Những học sinh này
- sẽ có sự phát triển Song song với việc học nhiều
bất thường về mặt chương trình cao hơn để giỏi
nhân cách như nhu hơn là một điều tốt nhưng trẻ
nhược, hiếu động, cấp một ngày nay cũng biết
quậy phá, giao tiếp chat, cũng đã hiểu được tình
kém... Chính tình yêu trong phim Hàn Quốc.
trạng căng thẳng kéo Nhiều ông bố bà mẹ không
dài đã làm nhiều học biết được sự phát triển của trẻ
sinh có chỉ số IQ cần phải tự nhiên. Trẻ cần nô
bình thường, thậm đùa, vui chơi để kích thích óc
chí thông minh sáng tạo. Không phải chỉ học
nhưng vẫn là những ngày học đêm con trẻ mới giỏi,
học sinh dốt. sự nô đùa và ngịch ngợm của
trẻ giúp trẻ rèn luyện được rất
nhiều kỹ năng. Các bậc phụ huynh có đưa con đi sinh
hoạt Hướng đạo có lẽ là người hiểu rõ nhất điều này.
Bố mẹ chỉ nên là người hướng dẫn chứ không nên
khiến trẻ như một cái máy hay một con robot. Thiếu
nhi ngày nay phải gánh chịu hàng loạt sức ép từ nhà
trường và bố mẹ. Việc học ở lớp với mỗi buổi học
bốn tới năm môn học, chiều về học thêm anh văn, vi
- tính và buổi tối học theo sự hướng dẫn của gia dư.
Thứ Bảy học vẽ, Chủ nhật học đàn… Vì những sức
ép như vậy và sự sắp xếp việc học cho trẻ không
khoa học của cha mẹ đã khiến cho trẻ ngày càng u lì,
mệt mỏi chỉ biết nghe theo người khác mà không có
chính kiến của bản thân. Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến các căn bệnh thần kinh, rối nhiễu tâm
lý của nhiều đứa trẻ.
Không chỉ có việc tạo sức
ép lên cho trẻ, có nhiều ông
bố bà mẹ vì quá thương con
nên đã cưng chiều trẻ quá
mức, trẻ muốn gì được đó.
Điều này đã khiến trẻ dần
Học hành quá nhiều, quen thói trở nên hư hỏng,
nguyên nhân chính làm tinh tướng hay ăn vạ. Một
trẻ em ngày nay mắc bệnh phần nhiều những đứa trẻ
stress. tuổi nhi đồng đang sống
trong cảm giác cô đơn như
sống trong vỏ ốc vì cha mẹ sợ con hư hỏng, “trầy
- xước” đã giữ con như trứng mỏng mà không cho
chúng có cơ hội học hỏi và giao tiếp với bạn bè cùng
trang lứa. Nhiều bố mẹ còn chọn lựa bạn chơi cho
con và cấm trẻ chơi với những bạn học không giỏi,
bạn nhà nghèo, bạn có cha mẹ làm nghề thấp kém
trong xã hội mà quên đi chính sự lựa chọn bạn chơi
là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển tâm lý cân
bằng vững vàng. Chính sự áp đặt thái quá của các
bậc làm cha, làm mẹ đã hạn chế sự phát triển bình
thường của trẻ vì nhiều người lớn cứ cho rằng mọi
điều mình nghĩ, mọi việc mình làm đều đúng cả
nhưng thật ra không có một chuẩn mực nào để phân
định đúng sai.
Các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm, lệch lạc hành
vi trong trẻ em nhi đồng hiện nay ngày càng nhiều.
Nhưng điều này xảy ra không phải vì bản thân con trẻ
mà vì chính cha mẹ, gia đình, xã hội tạo nên. Cha mẹ
thương con, lo lắng cho con là điều hiển nhiên nhưng
thương thế nào cho đúng cách. Hướng dẫn con ở
tuổi tiểu học để con sống hạnh phúc, phát triển tâm
thể lý bình thường, như chính bản chất của con là
- việc quí vị phụ huynh cần làm ngay. Nếu để con lớn
hơn một vài tháng, một vài năm nữa e rằng muộn mất
rồi!
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...