intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng hành xử như người bán, hãy suy nghĩ tựa người mua: phần 2 - nxb trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

42
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các chương: trình bày câu chuyện của bạn, yêu cầu cam kết, làm thế nào để có được các mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và hiệu quả, sự mở mang kinh doanh sẽ dẫn dắt tương lai của bạn. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng hành xử như người bán, hãy suy nghĩ tựa người mua: phần 2 - nxb trẻ

Chương 7 <br /> TRÌNH BÀY CÂU CHUYỆN<br /> CỦA BẠN<br /> húng tôi thấy thật thú vị là mặc dù nhiều nhân viên bán hàng ghét cay<br /> ghét đắng “kịch bản” mà công ty cung cấp, nhưng bản thân họ lại<br /> luôn tạo ra các “kịch bản” của riêng mình và không nhận thức được<br /> rằng đó cũng là “kịch bản”. Họ chỉ không thích những gì công ty mớm cho.<br /> Họ không thích những lời lẽ dài dòng và rập khuôn, thế cũng tốt thôi - miễn<br /> là họ có những thứ tốt hơn để dùng. Nhưng thường thì họ không có; vì vậy,<br /> trọng tâm của chương này là giới thiệu với bạn những cách để cải thiện một<br /> kịch bản, ngay cả khi nó đã là một kịch bản rất tốt rồi.<br /> <br /> C<br /> <br /> Mọi sản phẩm hay dịch vụ đều cần chiếm một vị trí có ấn tượng sâu sắc<br /> trong tâm trí khách hàng và khách hàng tiềm năng. Trên thị trường hiện nay,<br /> hầu hết các chuyên gia bán hàng đều đồng ý rằng: rất ít khách hàng bị hình<br /> thức giới thiệu hàng truyền thống theo kiểu “tính năng và tiện ích” thuyết<br /> phục. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng rất ít nhân viên bán hàng, khi được yêu<br /> cầu đứng lên trình bày về sản phẩm của họ - và cả những lý do thuyết phục<br /> khách hàng nên sử dụng sản phẩm của họ - có thể trình bày tốt và nhất quán.<br /> Hoặc có thể họ có một bài diễn văn đã được “ghi sẵn”, và thường thì đó<br /> không phải một phương án tối ưu. Vì thế, chúng tôi khuyến khích các nhân<br /> viên bán hàng đầu tư suy nghĩ và chăm chút phát triển câu chuyện của riêng<br /> mình.<br /> Dùng từ câu chuyện ở đây là tôi muốn nói đến sự logic liền mạch mà bạn<br /> dùng để liên kết với các khách hàng, để từ đó họ hiểu được bạn là sản phẩm<br /> của bạn thực sự khác biệt như thế nào, và phù hợp với hoàn cảnh của họ ra<br /> sao. Dựa vào cuộc đối thoại có ý nghĩa và các câu hỏi bạn đặt ra, bạn thật sự<br /> tin rằng có sự phù hợp ấy, các khách hàng của bạn cũng cảm thấy có sự phù<br /> hợp ấy. Và bây giờ là lúc bạn kết nối mọi thứ lại. Sau đó căn cứ vào những<br /> gì khách hàng nói với bạn, bạn sẽ biết rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn<br /> có phù hợp với hoàn cảnh và vấn đề của khách hàng hay không.<br /> Câu chuyện của bạn cần phải có tính thuyết phục, hợp lý và có tính “mắt<br /> thấy tai nghe”. Nó nên bao gồm cả những chi tiết tương đồng, những giai<br /> <br /> thoại hoặc những nhân chứng vật chứng mà khách hàng có thể liên hệ một<br /> cách dễ dàng. Lý tưởng nhất là khách hàng sẽ tìm thấy chính họ trong câu<br /> chuyện của bạn. Bạn cần nêu ra được một lý do căn bản để giải thích cụ thể<br /> vì sao bạn lại đưa ra câu chuyện này, ý tưởng này. Lý do đó cần giải thích<br /> được một cách chính xác vì sao mà sản phẩm và dịch vụ của bạn lại là một<br /> sự phù hợp hoàn hảo trong trường hợp của khách hàng này. Và cuối cùng, lý<br /> do đó cần phải nối kết với những gì bạn đã biết được trong các cuộc trò<br /> chuyện, tiếp xúc trước đây với khách hàng về tình hình kinh doanh riêng của<br /> họ (trong giai đoạn Thâm nhập và Tìm hiểu).<br /> Mọi sản phẩm và dịch vụ hầu như đều cần có ba hoặc bốn câu chuyện, và<br /> câu chuyện nào bạn cũng phải trình bày thật trôi chảy, bởi vì những gì phù<br /> hợp với khách hàng tiềm năng này chưa chắc đã phù hợp với khách hàng<br /> tiềm năng khác. Nếu chỉ khai thác duy nhất một câu chuyện thì bạn có thể<br /> mất đi cơ hội bán hàng cho một số khách hàng là những người sẽ hưởng ứng<br /> lại với loại câu chuyện khác phù hợp với nhu cầu của họ hơn. Vì thế, trước<br /> hết bạn phải hiểu rõ bạn có thể trình bày hay ho những loại chuyện nào. Mọi<br /> sản phẩm và dịch vụ đều có một vài lý do khiến người ta nên mua và sử<br /> dụng. Bạn phải tìm hiểu để trình bày những lý do đó một cách thật rõ ràng và<br /> thuyết phục.<br /> Vậy, sáu nguyên tắc bạn có thể dùng để làm nên một câu chuyện có tác động<br /> mạnh là gì?<br /> 1. Câu chuyện của bạn nên được xây dựng dựa trên những vị thế không thể<br /> bác bỏ được của bạn, và xoay quanh vấn đề vị thế đó chứ không phải vấn đề<br /> cạnh tranh với một công ty khác.<br /> 2. Câu chuyện của bạn nên bao gồm các dữ liệu, tính năng, tiện ích, câu hỏi<br /> và cả những giai thoại, nhưng cần phải rõ ràng, có cơ sở, có thể trình bày<br /> bằng cách khác và có tác động mạnh.<br /> 3. Câu chuyện của bạn cần chứa đựng cả lập luận lẫn cảm xúc.<br /> 4. Câu chuyện của bạn cần dựa trên một tiền đề hoặc một giả thuyết có liên<br /> quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br /> 5. Câu chuyện của bạn phải giúp khách hàng thấy được có sự rủi ro tối thiểu<br /> khi mua bán với bạn.<br /> <br /> 6. Câu chuyện của bạn cần có thực.<br /> Trong phần còn lại của chương này, tôi sẽ nói về các nguyên tắc trên một<br /> cách chi tiết.<br /> XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN CỦA BẠN TRÊN VỊ THẾ KHÔNG THỂ<br /> BÁC BỎ ÐƯỢC<br /> Theo quan điểm bán hàng, vị thế không thể bác bỏ được có nghĩa là phẩm<br /> chất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, nếu được đặt đúng chỗ trong thị<br /> trường, người ta sẽ không thể từ chối nó được. Bạn sẽ có một vị thế không<br /> thể bác bỏ được khi một tính năng hoặc tiện ích của sản phẩm mà bạn đang<br /> bán hoàn toàn trùng khớp với nhu cầu của khách hàng, với giá cả mà người<br /> ta có thể mua nổi. Khi mối quan hệ của bạn với một khách hàng tiềm năng<br /> chưa đủ mạnh thì vị thế không thể bác bỏ được sẽ quan trọng vô cùng. Trong<br /> trường hợp khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng có mối quan hệ thân thiết<br /> với một công ty khác, lúc ấy bạn cần phải vững vàng hơn đối thủ của mình<br /> nhiều. Người mua không những phải quyết định có nên mua sản phẩm của<br /> bạn hay không, mà còn phải bảo vệ quyết định mua hàng ấy trước những<br /> người bạn của họ và đồng thời cũng là đối thủ của bạn.<br /> Hãng hàng không Southwest, một trong những hãng hàng không thành công<br /> nhất về mặt tài chính hiện nay, là một trong những ví dụ điển hình về việc<br /> thiết lập được một vị thế không thể bác bỏ. Họ đã xây dựng được vị thế của<br /> một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu. Bạn không thể bàn cãi gì về việc đó:<br /> vị thế đó thật tuyệt và hiệu quả.<br /> Là một người bán hàng cá thể, làm thế nào để bạn thiết lập được một vị thế<br /> không thể bác bỏ? Bạn bắt đầu bằng một sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng<br /> của mình, và hiểu được điều gì là quan trọng đối với họ. Bạn cũng cần hiểu<br /> mọi chi tiết sản phẩm của mình và từng lợi ích tiềm ẩn, cả hữu hình lẫn vô<br /> hình của sản phẩm ấy. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ luôn có thể có ý<br /> nghĩa với hầu hết các khách hàng tiềm năng (hay khách hàng có khả năng),<br /> bất kể họ thuộc thành phần nào, nếu như bạn giới thiệu nó thật rõ ràng và<br /> xác định đúng vị trí cho nó. Ðó là điều bạn phải thực hiện, nếu muốn làm<br /> kinh doanh...<br /> Chúng ta hãy xác định rõ hơn điều tôi muốn nói. Trước hết, hãy xem xét<br /> những giá trị không thể bác bỏ được của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và<br /> xác định vị trí của từng loại. Hãy làm điều này bằng cách lên danh sách tất<br /> <br /> cả các giá trị không thể bác bỏ của sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp.<br /> Tiếp theo, hãy nghĩ về nhu cầu của khách hàng. Việc giao hàng vào thứ Tư<br /> có thể thích hợp với khách hàng thứ nhất, mức giá thấp có thể thích hợp với<br /> khách hàng thứ hai. Trong khi đó, vị khách hàng thứ ba thì lại muốn sản<br /> phẩm làm theo yêu cầu riêng của mình mà không quan tâm (trong chừng<br /> mực hợp lý) đến thời hạn giao hàng. Với vị khách hàng này, việc bạn có<br /> những sản phẩm làm theo yêu cầu riêng của ông ta, và luôn giao đúng hẹn<br /> với giá chấp nhận được là một vị thế không thể bác bỏ. Cuối cùng, phải minh<br /> bạch với khách hàng về những điểm khó khăn mà họ có thể gặp phải khi sử<br /> dụng sản phẩm của bạn, và nếu được thì cần bàn bạc và điều chỉnh cho phù<br /> hợp với nhu cầu của khách.<br /> Mike Accardi, người cung cấp dịch vụ đóng gói ở Memphis, đưa ra một<br /> nhận xét rất thú vị, “Khi hành nghề, tôi luôn phải chú ý tìm xem có cách nào<br /> để tạo ra yếu tố độc quyền hay không. Ðây sẽ là nơi duy nhất bạn có thể mua<br /> sản phẩm này, và bạn phải mua nó từ tôi. Tôi đã phải mất cả đời làm việc để<br /> tìm ra sự độc nhất đó, và bây giờ tôi đã có nó. Tôi không bán băng keo hay<br /> giấy gói quà, cũng không bán thùng, dây buộc, hay là nhãn dán... Tất cả<br /> những sản phẩm đó khách hàng của tôi đều có thể mua từ bất cứ người bán<br /> hàng nào. Khi gặp một khách hàng, tôi bán món hàng độc nhất mà tôi có - đó<br /> chính là tôi. Khách hàng của tôi, để có được tôi, phải mua sản phẩm đóng<br /> gói từ công ty Wurzburg.” Bạn thấy đấy, một người bán hàng hàng đầu là<br /> một nguồn lợi vô hình làm tăng thêm giá trị của những thứ được chào bán.<br /> Mỗi sản phẩm và dịch vụ đều có tính cạnh tranh. Khách hàng thường phải<br /> quyết định chọn sản phẩm hoặc dịch vụ nào tốt nhất cho công việc của họ.<br /> Một số quyết định được đưa ra dựa trên giá cả; số khác dựa trên các mối<br /> quan hệ; số khác nữa lại dựa vào sự phân tích và so sánh kỹ lưỡng giữa các<br /> tính năng, tiện ích, chi phí và nhiều thứ khác. Bằng cách này hay cách khác,<br /> cuối cùng thì khách hàng vẫn sẽ là người quyết định sử dụng sản phẩm của<br /> bạn hay của người khác.<br /> Trong vô số các ngành công nghiệp, khách hàng nhận thấy rằng, rất nhiều<br /> sản phẩm mà họ mua hay dùng gần như là giống nhau. Một khi khách hàng<br /> thấy các sản phẩm đều giống nhau, họ sẽ phải xem người bán là sự khác biệt<br /> để đưa ra lựa chọn. Vì vậy, bạn thực sự cần phải cố gắng để làm cho mình<br /> khác đi. Nói trắng ra, người bán hàng là một phần của sản phẩm hoặc dịch<br /> vụ mà họ đang chào bán, và lý tưởng nhất, họ là phần thêm vào làm cho sản<br /> phẩm hoặc dịch vụ trở thành độc nhất và không thể bắt chước. Người bán<br /> <br /> hàng có thể là một phần của (hoặc chính là) vị thế không thể bác bỏ được<br /> của sản phẩm.<br /> Nếu không được như vậy thì sao? Nếu khách hàng thấy người bán hàng này<br /> có thể thay bằng bất cứ người bán hàng nào khác, còn các sản phẩm thì đều<br /> từa tựa như nhau, thì sao? Thì quyết định mua hàng có lẽ sẽ dựa vào mức giá<br /> thấp nhất. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mình bị rơi vào tình huống này.<br /> Tôi đã từng hỏi một bác sĩ rằng ông thường kê toa thuốc gì cho bệnh nhân bị<br /> tiểu đường. Bác sĩ trả lời, rồi nói thêm rằng người cung cấp loại thuốc đó<br /> chính là huấn luyện viên bóng rổ của trường trung học trước đây của ông.<br /> Khả năng tôi có thể bán được sản phẩm của mình cho vị bác sĩ này không<br /> cao lắm, vì ông đã có mối quan hệ lâu dài với đại diện bán hàng khác rồi. Vì<br /> thế, tôi đưa ra một câu hỏi dựa trên vị thế không thể bác bỏ được của sản<br /> phẩm mình đang bán, “Thưa bác sĩ, tôi nhìn khắp phòng ông và thấy rằng,<br /> dường như một số người đến đây không có nhiều tiền lắm. Có bao nhiêu<br /> phần trăm số bệnh nhân được điều trị bằng những loại sản phẩm này xem<br /> việc chi mười đô-la một tháng là nhiều?”<br /> Vị bác sĩ trả lời là có đến một nửa.<br /> Sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu có giá rẻ hơn sản phẩm ông ấy đang kê toa<br /> những mười đô-la một tháng - đó là vị thế không thể bác bỏ được của tôi.<br /> Trong tình huống này, sản phẩm tôi giới thiệu đáp ứng nhu cầu của những<br /> khách hàng mà với họ, mười đô-la một tháng là một số tiền lớn. Và bằng<br /> cách dùng cụm từ “[phải chăng] mười đô-la một tháng là một số tiền lớn?”<br /> tôi đã khiến vị bác sĩ phải nghĩ về các bệnh nhân của ông theo một cách<br /> khác. Một lần nữa, từ ngữ có ý nghĩa rất quan trọng.<br /> Một khi đã xác định được vị thế của mình, bạn cần phải chuyển thông điệp<br /> đó đến khách hàng một cách rõ ràng. Tôi truyền đạt thông điệp về sự khác<br /> nhau giữa mức giá của công ty tôi với những công ty khác bằng cách nêu<br /> những câu hỏi liên quan đến các bệnh nhân của vị bác sĩ nọ. Những câu hỏi<br /> tôi đưa ra làm cho ông ấy phải suy nghĩ về một thực tế: ông ấy thực sự cần<br /> sản phẩm của tôi. Khi làm việc đó, tôi đã có được một nửa công việc kinh<br /> doanh với ông.<br /> Hãy nhìn vào các khách hàng của bạn - bạn đã có tất cả những hợp đồng<br /> kinh doanh mà bạn đáng ra phải có chưa? Bạn đã chiếm được thị phần đáng<br /> kể trong lĩnh vực kinh doanh tiềm năng của bạn chưa? Hãy nhận diện các<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0