intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng thuốc điều trị huyết áp ở người mang thai?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tăng huyết áp gặp nhiều ở người cao tuổi nhưng cũng có người bị bệnh ngay trong độ tuổi sinh đẻ. Cần dùng thuốc như thế nào? Tác hại của thuốc hạ huyết áp cho người có thai Hầu hết các thuốc chống tăng huyết áp đều có hại cho thai phụ, thai nhi với các cách khác nhau: Nhóm ức chế men chuyển (captopril, lisinopril, enalaprin): Dùng trong 6 tháng cuối thai kỳ đi liền với sự hạ huyết áp, suy thận, tăng kali máu của thai dẫn đến teo chân tay, biến dạng mặt, giảm sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng thuốc điều trị huyết áp ở người mang thai?

  1. Dùng thuốc điều trị huyết áp ở người mang thai? Bệnh tăng huyết áp gặp nhiều ở người cao tuổi nhưng cũng có người bị bệnh ngay trong độ tuổi sinh đẻ. Cần dùng thuốc như thế nào? Tác hại của thuốc hạ huyết áp cho người có thai Hầu hết các thuốc chống tăng huyết áp đều có hại cho thai phụ, thai nhi với các cách khác nhau: Nhóm ức chế men chuyển (captopril, lisinopril, enalaprin): Dùng trong 6 tháng cuối thai kỳ đi liền với sự hạ huyết áp, suy thận, tăng kali máu của thai dẫn đến teo chân tay, biến dạng mặt, giảm sản sự phát triển phôi và/hoặc giảm sản sọ trẻ sơ sinh. Sự giảm nước ối mẹ biểu thị gần đúng sự giảm chức năng thận của thai. Cũng có khi sự giảm nước ối không thể hiện cho đến khi có những thương tổn thai không thể đảo ngược được. Vì thế,
  2. không dùng nhóm thuốc này trong 6 tháng cuối thai kỳ. Nếu buộc phải dùng thì cần siêu âm định kỳ để đánh giá môi trường âm đạo. Khi phát hiện sự giảm nước ối phải ngừng dùng ngay, trừ trường hợp cần cứu mạng sống của người mẹ. Gần đây một nghiên cứu trên 29.507 trẻ sơ sinh ra đời từ 1995- 2000 (công bố trên New England Journal of Medicine) cho biết: bà mẹ có thai dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ dị dạng tim mạch, hệ thần kinh trung ương trẻ. Vì vậy, nay khuyến cáo thêm: nên tránh dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhóm đối kháng với angiotensin II (telmisartan): Tác hại cho thai giống như nhóm ức chế men chuyển nhưng vì có tác dụng mạnh có nguy cơ gây hạ huyết áp đột ngột nhiều hơn nên không dùng trong 6 tháng cuối thai kỳ, còn khi cần thiết dùng cho 3 tháng đầu thai kỳ thì phải thăm dò, hiệu chỉnh liều thích hợp. Nhóm thuốc chẹn calci (nifedipin, amlodipin): Làm hạ huyết áp mạnh, nên giảm tưới máu tử cung gây thiếu ôxy cho thai. Trên súc vật: do làm rối loạn tưới máu tử cung gây quái thai (bất thường đầu chi ở chuột, thỏ), chết phôi và thai (ở chuột lang, chuột nhắt, thỏ), kích thước rau thai nhỏ lại, nhung mao kém phát triển (ở khỉ), thời gian mang thai kéo dài, thú sơ sinh giảm khả năng sống sót (ở chuột). Tuy nhiên,
  3. liều gây quái thai và độc ở thú vật nếu quy ra liều cho người thì cao gấp nhiều lần liều thường dùng. Trên người: Chưa có nghiên cứu, kiểm chứng đầy đủ. Trong vài trường hợp riêng lẻ thụ tinh trong ống nghiệm, các chất chẹn calci (như nifedipin) gây nên những biến đổi sinh hóa có hồi phục ở phần đầu của tinh trùng, có thể làm suy giảm chức năng tinh trùng. Không chỉ định nifedipin trong suốt thai kỳ trừ trường hợp đặc biệt (sẽ nói ở dưới). Nhóm chẹn beta (atenolol): Có thể hủy phôi và thai (nhưng với liều bằng hay lớn hơn 25 lần liều tối đa), làm chậm nhịp tim ở thai nhi, trẻ sơ sinh. Chưa có nghiên cứu kiểm chứng đầy đủ trên người có thai, chỉ mới có thông tin về ảnh hưởng không có lợi của thuốc (atenolol) với thai trên một vài người dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trên người, thuốc đi qua nhau thai, nồng độ thuốc trong máu ở nhau thai bằng ở máu mẹ. Bởi vậy không nên dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi sắp sinh. Trong một số trường hợp, chỉ dùng cho người có thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nhóm thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiaz id): Trên súc vật : nghiên cứu nhiều lần trên thỏ, chuột nhận thấy thuốc không gây hại thai hay suy yếu sinh sản. Trên súc vật dùng liều cao (quy ra liều cho người xấp xỉ hay nhỏ
  4. hơn 5 lần liều tối đa mỗi ngày), nhận thấy có một vài độc tính trên chuột, thỏ đã trưởng thành và có sự giảm đẻ, giảm tăng trưởng ở chuột. Trên người: gây vàng da thai và trẻ sơ sinh, giảm tiểu cầu, có thể có các tác dụng phụ khác xảy ra khi lớn. Trên người, nghiên cứu kiểm chứng chưa đầy đủ, kinh nghiệm lâm sàng có giới hạn. Không nên dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai. Chỉ dùng cho người có thai khi cân nhắc thấy lợi ích chắc chắn cao hơn nguy cơ cho thai. Dùng cho người có thai như thế nào? Người còn trẻ mà bị tăng huyết áp thì nên tranh thủ có thai sớm (nếu có thể được) khi bệnh tăng huyết áp chưa nặng. Khi nhẹ, có nhiều cách đưa huyết áp trở lại mức chấp nhận được mà không cần phải dùng thuốc: như cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập, tránh các căng thẳng trong sinh hoạt gia đình, xã hội. Nếu người có thai bị tăng huyết áp mà phải dùng thuốc thì nhất thiết phải có sự chỉ định của thầy thuốc (dù trước đó có thể quen dùng một loại thuốc theo đơn cũ). Trong các giai đoạn của thai kỳ, có loại dùng được cho một giai đoạn nào đó, có loại lại không dùng cho mọi giai đoạn, ngay khi buộc phải dùng cũng cân nhắc liều lượng và theo dõi cẩn trọng. Trong
  5. trường hợp bất đắc dĩ này, thầy thuốc cần thông báo cho người bệnh biết những rủi ro có thể xảy ra với thai. Cũng cần hiểu với người có thai cần cân nhắc nhưng không cấm tuyệt đối. Chẳng hạn trong trường hợp cần chống co thắt tử cung (để chống dọa sẩy thai) nhiều nước vẫn cho phép dùng nifedipin và coi là một chỉ định chính. Nifedipin chống co thắt tử cung sớm hơn, tăng đáng kể thời gian lưu thai so với thuốc chống co thắt tử cung cũ (bd: ritodine) và vì dùng trong thời gian ngắn nên hầu như không có ảnh hưởng xấu gì đến thai. Như vậy, việc dùng thuốc chữa tăng huyết áp cho người có thai vừa phải thận trọng (không tự ý) nhưng cũng rất mềm dẻo (khi thầy thuốc chỉ định, cần hiểu và tuân thủ đầy đủ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0