Dùng thuốc đông y – Phần 2
lượt xem 10
download
Cây đan sâm có tên khoa học Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi. Ðan sâm là loại cỏ sống lâu năm, thân vuông, trên có các gân dọc mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, màu đỏ nâu. Lá kép mọc đối, có 3-5 lá chét. Mép lá chét có răng cưa, mặt lá chét phủ lông mềm màu trắng. Hoa tự mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa, có tràng màu xanh tím nhạt. Quả nhỏ. Ðan sâm được nhập giống từ Trung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dùng thuốc đông y – Phần 2
- Dùng thuốc đông y – Phần 2 Ðan sâm trong điều trị bệnh tim mạch Cây đan sâm có tên khoa học Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi. Ðan sâm là loại cỏ sống lâu năm, thân vuông, trên có các gân dọc mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, màu đỏ nâu. Lá kép mọc đối, có 3-5 lá chét. Mép lá chét có răng cưa, mặt lá chét phủ lông mềm màu trắng. Hoa tự mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa, có tràng màu xanh tím nhạt. Quả nhỏ. Ðan sâm được nhập giống từ Trung Quốc và di thực thuần hóa vào nước ta ở vùng núi cao khí hậu mát. Bộ phận dùng là rễ.
- Tác dụng dược lý Ðan sâm có những tác dụng dược lý giúp ích cho điều trị các rối loạn tuần hoàn tim, tuần hoàn não và ngoại biên. Trong nghiên cứu thực nghiệm, nhậ n xét thấy các tác dụng: - Làm giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, làm tăng tuần hoàn vi mạch. - Làm giảm mức độ nhồi máu cơ tim. Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat (tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm) vào động mạch vành đã làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu giảm đáng kể hoặc mất đi. - Dẫn chất trên có tác dụng ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu đối với sự tan máu gây bởi một số yếu tố gây tan máu. - Làm tăng tính biến dạng của hồng cầu. Hồng cầu ủ với cao đan sâm đã tăng khả năng kéo giãn và phục hồi hình dạng nhanh hơn so với hồng cầu không ủ với thuốc. - Hoạt chất khác là acid dihydroxyphenyl lactic gây giãn động mạch cô lập của động vật; Ðối kháng với tác dụng gây co mạch vành của một số chất và môi trường có nồng độ cao kali. - Các hoạt chất miltiron và salvinon của đan sâm có tác dụng ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối.
- - Ðan sâm có tác dụng bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy. - Có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể. Những nghiên cứu lâm sàng của các nhà khoa học cho thấy có mối liên quan giữa tác dụng hoạt huyết, trị ứ máu của đan sâm theo quan niệm của y học cổ truyền và sự chẩn đoán của y học hiện đại về tác dụng điều trị bệnh tim mạch, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn và huyết khối tắc mạch não. Ðã áp dụng liệu pháp ion-hóa với nước sắc đan sâm và huyền hồ ở vùng trước tim cùng với dung dịch acid nicotinic trong điều trị chứng đau vùng trước tim trên bệnh nhân. Kết quả điều trị tốt hơn so với bệnh nhân dùng thuốc giãn mạch và hạ lipid máu dạng uống thông thường. Ðã điều trị bệnh nhân rối loạn thần kinh ngoại biên do đái tháo đường với thuốc tiêm bào chế từ đan sâm và sinh địa. Sau điều trị, những triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt, thời gian điều trị tương đối ngắn. Cơ chế tác dụng có thể do sự cải thiện vi tuần hoàn. Công dụng Ðan sâm được dùng làm thuốc hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu. Chữa bệnh tim, tâm hư, hồi hộp, đau nhói ở ngực, đau thắt ngực. Chữa mất ngủ.
- Ngoài ra còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, có tác dụng an thai và chữa viêm đau khớp cấp. Ngày dùng 8-15g rễ đan sâm dạng thuốc sắc. Bài thuốc có đan sâm 1. Chữa đau tức ngực, đau nhói vùng tim: a. Ðan sâm 32g; Xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; Hồng hoa 16g; Xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; Ðương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày một thang. b. Ðan sâm 32g; Xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim, mỗi vị 20g; Ðảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g; Mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. 2. Chữa suy tim: a. Ðan sâm 16g, đảng sâm 20g; Bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang. b. Ðan sâm, bạch truật, bạch thược, mỗi vị 16g; Thục linh, đương quy, mã đề, mỗi vị 12g; Cam thảo, can khương, nhục quế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. 3. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai:
- Ðan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12g; Toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8g; Ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày một thang. 4. Chữa viêm tắc động mạch chi: a. Ðan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 20g; Ðương quy vĩ 16g; Xích thược, quế chi, bạch chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô mộc, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. b. Ðan sâm, huyền sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 20g; sinh địa, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 16g; Hồng hoa, diên hồ sách, mỗi vị 12g; Nhũ hương, một dược, mỗi vị 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. 5. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ: a. Ðan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; Dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. b. Ðan sâm, liên tâm, táo nhân sao, quả trắc bá, mỗi vị 8g, viễn chí 4g. Sắc uống ngày một thang. 6. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim: a. Ðan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g; Ðảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g; Ðương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g;
- Táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; Mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. b. Khi có loạn nhịp: Ðan sâm 16g; Sinh địa, kim ngân, mỗi vị 20g; Ðảng sâm 16g; Chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12g; Quế chi 6g, gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang. GS - Ðoàn Thị Thu Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa BS Quách Tuấn Vinh Sức Khỏe & Đời Sống Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong... Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này
- (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác. Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy... Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự. Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng
- như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ... Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai. Cỏ lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà) - thảo dược chữa ung thư Theo Sức Khỏe & Đời Sống Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà) còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên. Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang
- nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc. Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi… Theo y học hiện đại, do tăng c ường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus
- B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc. Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vị thuốc từ cây hẹ
2 p | 321 | 102
-
Cây thuốc chữa bệnh thông dụng (Phần 2-Kỳ 7)
20 p | 229 | 54
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CHÈ DÂY & CÂY XUÂN HOA
6 p | 325 | 50
-
Cây thuốc chữa bệnh thông dụng (Phần 2-Kỳ 12)
14 p | 186 | 46
-
Cây thuốc chữa bệnh thông dụng (Phần 2-Kỳ 6)
19 p | 159 | 44
-
Cây thuốc Đông y - BA KÍCH
10 p | 181 | 40
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY CỨT LỢN
4 p | 173 | 24
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY NHÀU
4 p | 167 | 21
-
Bệnh cao huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp nguyên phát, bệnh học và điều trị, y học cổ truyền, đông y trị bệnh, bài giảng bệnh học
5 p | 192 | 21
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y – CÂY XẤU HỔ
5 p | 174 | 19
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY RÂU MÈO
5 p | 148 | 18
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y – XẠ ĐEN & THẠCH CAO
6 p | 140 | 11
-
Dùng thuốc đông y – Phần 3
9 p | 102 | 7
-
Trẻ khóc dạ đề - Phần 2
16 p | 48 | 6
-
CHOLESTEROL MÁU – Phần 2
12 p | 85 | 5
-
Bí đao vị thuốc chữa bệnh giải nhiệt
4 p | 82 | 5
-
Đông y chữa viêm nhiễm ngoài da
4 p | 84 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn