intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: ĐINH HƯƠNG

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Flos caryophylatac. Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) merr. et Perry. Họ Sim (Myrtaceae) Bộ phận dùng: nụ hoa. Nụ thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu, rắn là tốt. Thứ để lâu, đen, mọt, hết dầu là kém. Thứ đã cất lấy dầu rồi, sắc đen kém thơm là xấu. Không nên nhầm nụ đinh hương với hoa cây nụ đinh (Ludwigia prostrata Roxb) bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận. Tác dụng: giáng nghịch, ôn trung. Chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: ĐINH HƯƠNG

  1. ĐINH HƯƠNG Tên thuốc: Flos caryophylatac. Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) merr. et Perry. Họ Sim (Myrtaceae) Bộ phận dùng: nụ hoa. Nụ thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu, rắn là tốt. Thứ để lâu, đen, mọt, hết dầu là kém. Thứ đã cất lấy dầu rồi, sắc đen kém thơm là xấu. Không nên nhầm nụ đinh hương với hoa cây nụ đinh (Ludwigia prostrata Roxb) bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận. Tác dụng: giáng nghịch, ôn trung. Chủ trị: Đông y: trị nấc cụt, hoắc loạn, thổ tả, đau bụng + Liều dùng: Ngày dùng: 1 - 4g + Dùng chín: chỉ huyết
  2. - Tây y: làm gia vị, kích thích tiêu hoá, sát trùng mạnh (nhai Đinh hương để phòng dịch); tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa. Cách bào chế: Theo Trung Y: Dùng hoa đực (Công đinh hương) thì bỏ đầu nụ. Dùng hoa cái (Mẫu đinh hương) thì bỏ thô bì. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Giã dập, khi thuốc sắc được rồi thì mới bỏ vào sau. - Giã dập, ngâm rượu 60% để xoa bóp. - Mài với nước trong bát nhám để uống. - Tán bột để làm hoàn tán. - Có thể sao cháy (dùng chín). Bảo quản: tránh nóng bay mất tinh dầu. Để chỗ khô ráo, mát đậy kín. - Hàn ở Vị biểu hiện như đau thắt lưng và nôn: Dùng Đinh hương với Bán hạ và Sinh khương.
  3. - Tỳ, Vị hư hàn biểu hiện như kém ăn, nôn và tiêu chảy: Dùng Đinh hương với Sa nhân và Bạch truật. - Vị hư hàn biểu hiện như đau thắt lưng và nôn: Dùng Đinh hương với Nhân sâm hoặc Đảng sâm và Sinh khương. - Thận dương hư biểu hiện như bất lực: Dùng Đinh hương với Phụ tử, Nhục quế, Ba kích thiên và Dâm dương hoắc. Liều dùng: 2-5g. Chú ý: Không dùng Đinh hương phối hợp với Uất kim. Kiêng ky: kỵ lửa, chứng bệnh không thuộc hư hàn thì không nên dùng. ĐÌNH LỊCH TỬ Tên thuốc: Semen Lepidii Tên khoa học: Lepidium apetalum Willd. Bộ phận dùng: Hạt. Tính vị: vị đắng, cay, tính bình. Qui kinh: Vào kinh Phế và Bàng quang.
  4. Tác dụng: Giáng Phế khí, tả thuỷ ở Phế. Chủ trị: Trị Phế khí bị ngăn trở, suyễn, ho nhiều đờm, phù thũng. - Ứ dịch đàm ở Phế biểu hiện như ho có nhiều đờm, hen, đầy và tức ngực và vùng hạ sườn, hen mà bệnh nhân không thể nằm thẳng và phù mặt: Dùng Đình lịch tử với Đại táo trong bài Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang. - Phù hoặc ít nước tiểu: Dùng Đình lịch tử với Phòng kỷ và Đại hoàng. Bào chế: Mùa hè, khi quả già, cắt cả cây, phơi khô, đập lấy hột, sao qua với nếp, bỏ nếp đi, hoặc trộn với rượu, sao. Liều dùng: 3-10g. ĐỖ TRỌNG Tên thuốc: Cortex Eucommiae. Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae) Bộ phận dùng: vỏ cây. Vỏ dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.
  5. Tính vị: vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can, Thận. Chủ trị: - Dùng sống: bổ Can, hạ huyết áp. - Tẩm muối sao: bổ Thận, trị đau lưng, đái són. - Tẩm rượu sao: bổ và trị phong thấp, tê ngứa - Sao đen: trị động thai và rong huyết. - Can, thận hư biểu hiện như đau lưng dưới và đầu gối. Dùng Đỗ trọng với Bổ cốt chi và Hồ đào nhân. - Bất lực do thận suy: Dùng Đỗ trọng với Sơn thù du, Thỏ ti tử và Ngũ vị tử. - Dọa sảy thai hoặc động thai biểu hiện như đau bụng dưới và chảy máu tử cung: Dùng Đỗ trọng với Tục đoạn và Sơn dược. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g, có khi đến 28g. Cách bào chế: Theo Trung Y:
  6. - Gọt bỏ bì thô. Cứ 600g Đỗ trọng thì dùng 40g mỡ, 120g mật, phết vào đem nướng, thái nhỏ ra dùng. - Sau khi bỏ thô bì, tẩm nước muối, sao vàng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3 - 5 ly (không thể cắt đứt tơ), phơi khô (dùng sống). - Sau.khi phơi khô, tẩm nước muối trong 2 giờ (1kg Đỗ trọng dùng 30g muối trong 200ml nước), sao vàng, đứt tơ là được (thường dùng). - Sao đến khi đen đều thì thôi. Hoặc tẩm với 200 mi rượu 40o trong 2 giờ, sao vàng đứt tơ là được. Ghi chú: Việt Nam còn dùng vỏ cây Trộm càng tức Đỗ trọng nam (Pamariaglan dulifera Benth, Họ Trúc đào) bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và óng ánh như tơ Đỗ trọng. Dùng trị cao huyết áp, làm dãn mạch. Chú ý: Dược liệu khi sao lên có tác dụng hơn dược liệu sống. Kiêng ky: Mệnh môn hoả vượng không nên dùng.
  7. Không dùng Đỗ trọng cho trường hợp âm hư hỏa vượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2