intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đường vào yoga

Chia sẻ: Duong Nguyen Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:239

565
lượt xem
254
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bài diễn thuyết trong quyển sách nầy nhằm mục đích phác họa đại cương của khoa Yoga để chuẩn bị sinh viên nghiên cứu và thực tập Giáo lý Patanjali , một tác phẩm quan trọng nhất về Yoga. Với sự cộng tác của bạn tôi là Bhagavan Das, tôi đã dịch giáo lý nầy cùng các lời bình luận của Vyasa, kèm một bản chú giải khác viết theo ánh sáng Thông Thiên Học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đường vào yoga

  1.       M Ụ C  L Ụ C BÀI DIỄN THUYẾT I .   THẾ NÀO LÀ YOGA ? 1. Vũ trụ là gì ? 2. Sự khai mở tâm thức. 3. Chơn Ngã duy nhất. 4. Làm thế nào để phát triển Chơn Ngã một cách nhanh chóng ? 5. Yoga là một khoa học. 6. Hai phần trong con người. 7. Các trạng thái của Trí tuệ. 8. Samadhi. 9. Về sách Yoga. 10. Vài định nghĩa. 11. Thượng Ðế ở ngoài và ở trong ta. 12. Những Biến đổi của Tâm thức và những Rung động của Vật chất. 13. Trí thức. 14. Các giai đoạn của Trí thức. 15. Tâm thức hướng ra ngoài hay xoay vào trong. 16. Ðám mây. BÀI DIỄN THUYẾT II .  CÁC MÔN PHÁI YOGA Ở ẤN ÐỘ 1. Sự liên quan của Yoga với các môn phái triết học Ấn.
  2. 2 . Trí thức. 3 . Thể Trí. 4 . Cái Trí và cái Ngã. BÀI DIỄN THUYẾT III .  YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Những phương pháp Yoga. 2. Tìm cái Ngã bởi cái Ngã. 3. Tìm cái Ngã bằng cái Vô Ngã. 4. Yoga và Ðạo lý. 5. Sự cấu tạo các trạng thái cái Trí. 6. Vui sướng và Ðau khổ. BÀI DIỄN THUYẾT IV  YOGA TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỰC TẾ 1. Sự ngăn chận các trạng thái của cái Trí. 2. Tham thiền hữu chủng và vô chủng. 3. Sự sử dụng chân ngôn. 4. Sự định trí. 5. Các trở ngại. 6. Những khả năng về Yoga. 7. Ra đi và Trở về. 8. Tinh luyện các thể.
  3. 9. Bọn giữ cửa. 10.  Sự chuẩn bị. 11. Ðoạn Kết. ÐƯỜNG   V ÀO   YOGA   AN   INTRODUCTION   TO   YOGA Tác giả   ANNIE  BESANT   Dịch giả   Vũ thị Dung  LỜI  TỰA Những bài diễn thuyết trong quyển sách nầy nhằm mục  đích phác họa  đại cương của  khoa Yoga để chuẩn bị sinh viên nghiên cứu và thực tập Giáo lý  Patanjali , một tác phẩm   quan trọng nhất về Yoga. Với sự cộng tác của bạn tôi là Bhagavan Das, tôi đã dịch giáo lý  nầy cùng các lời bình luận của Vyasa, kèm một bản chú  giải khác viết theo  ánh sáng  Thông Thiên Học. Ðể công việc chuẩn bị nầy được rõ ràng, tôi sẽ trích dẫn nhiều  đoạn trong giáo lý của  Patanjali. Tuy nói rằng các bài diễn thuyết nầy dành cho sinh viên, chớ chúng nó cũng có   thể đem lại cho các độc giả một vài kiến thức về khoa Yoga, Khoa học của các Khoa học,   và khuyến khích một vài người khác lưu tâm nghiên cứu khoa quan trọng nầy.                                                              ANNIE   BESANT     BÀI  DIỄN  THUYẾT   I THẾ NÀO LÀ YOGA ?
  4. Trong buổi nói chuyện đầu tiên nầy, chúng ta tìm hiểu khoa Yoga một cách tổng quát,   xác định vị trí của nó trong trật tự thiên nhiên, và vạch rõ các đặc tính và mục đích của nó  trong cơ tiến hóa của nhân loại.                                                 VŨ TRỤ LÀ GÌ ? Trước hết, ta hãy nhìn thế giới xung quanh chúng ta. Lịch sử của nó nói lên những gì ?  Nó  hiện ra như  một  đại cảnh linh  động, trong  đó  con người hoạt  động không ngừng, sự   việc xuất hiện liên tiếp, nhưng sự thật, đó chẳn,g qua là các trò múa men của những bóng   mập mờ. Các dân tộc, các vua chúa, các chính trị  gia, các quan lớn quan nhỏ, các  đạo   binh hùng hậu, tất cả chỉ là nhân ảnh. Còn các sự việc như  là chiến tranh và cách mạng,   hưng thịnh và  suy vong của các quốc gia thì  xa sự  thật hơn nữa. Dù  các sử  gia có  khảo   cứu sâu rộng  đến mức nào cũng vậy, dù tâm trí  của họ  bao quát  đủ  mọi lãnh vực từ nền   móng kinh tế, tổ  chức xã  hội  đến các khuynh hướng tư  tưởng thì  họ  cũng chỉ  lẩn quẩn   giữa những hình, những bóng phóng ra do các sự thật vô hình. Cõi đời là do ảo ảnh dựng   lên và  những giá  trị  mà  ta gán cho nó,  đều sai lạc. Biết bao sự  việc  được người  đời quí   trọng nhưng lại không có  một giá  trị  gì  dưới mắt của các nhà  huyền học. Những hạt kim  cương chói lòa chẳng qua là những mảnh kiếng vụn đối với người hiểu biết. Ngai vàng,  điện ngọc, quyền thế, vinh quang của người  đời không có  một nghĩa lý  gì  đối với ai đã thoáng thấy Chơn Ngã uy nghi. Vậy thì cái gì là thật, cái gì là quí ? Câu trả lời  của chúng ta sẽ khác hẳn câu trả lời của người đời. Vũ trụ có là vì Chơn Ngã. Ðấng Tạo hóa lập ra Vũ  trụ không phải  để cho chúng ta góp công tô  điểm hay chiếm   đoạt những  điều mong  ước, cũng không phải  để  cho người  đời  đẹp tai, vui mắt.  Ðành   rằng Vũ trụ là một kỳ công với vòm trời xanh thẳm, với núi cao trắng tuyết, với thung lũng  
  5. xinh tươi hoa lá, với trùng dương bát ngát lúc an tĩnh dịu dàng, khi ba đào rào rạt, nhưng   các sự   ấy sở  dĩ  có  không phải chính cho chúng nó  mà  vì  sự   ích lợi của chúng  đối với   Chơn Ngã : tất cả ở chúng nhằm giúp Chơn Ngã biểu hiện. Mục đích duy nhất của cõi đời tuyệt mỹ với các nỗi vui buồn là giúp Chơn Ngã biểu lộ   quyền năng của Nó. Từ tinh vân đến Thượng Ðế, tất cả sở dĩ có là vì  Chơn Ngã. Hạt bụi li  ti ở cõi Trần, vị Ðại Thiên Thần cao cả ở Thiên giới, cọng cây mọc ở kẹt đá, ngôi sao chiếu  trên trời cao, tất cả  sở  dĩ  có  là   để  cho những mảnh nhỏ  của cái Ngã   ẩn trong muôn vàn  sắc tướng có  thể  thực hiện bản tính duy nhất của chúng và  biểu lộ  các quyền năng của   chúng xuyên qua vật chất. Ở  hạt bụi nhỏ  nhoi cũng như  trong vị  Thần cao cả,  đều có  một nguyên lý  duy nhất :   Chơn Ngã. Ấy là các Jivatmas, các Ðiểm linh quang sống động; chúng là Mamamsaha , là  một phần của Ta như   Ðức Krhisna  đã  gọi. Vũ  trụ  có  là  vì  chúng. Vì  chúng mà  mặt trời   mọc, mà  sóng cuộn, gió  thổi, mưa sa : có  vậy, Chơn Ngã  mới lần lần  ý  thức  được mình   đang biểu hiện trong vật chất, đang ẩn mình trong Vũ trụ.    SỰ KHAI MỞ TÂM THỨC Một trong các  ý  niệm quí  báu mà  Thông Thiên Học không ngừng nhắc  đến là  các sự  việc vẫn lập  đi lập lại mãi theo một trật tự  nhất  định, trong các cuộc tuần hoàn lớn hay   nhỏ. Nhờ vậy,khi ta hiểu được một cuộc tuần hoàn là ta sẽ hiểu được các cuộc tuần hoàn   khác. Sự xây dựng Vũ  trụ  và sự xây dựng con người  đều theo những qui luật y hệt nhau.  Những luật qui  định sự  khai mở  quyền năng của cái Ngã  trong Vũ  trụ  từ  tinh vân  đến  Thượng Ðế cũng là những định luật chi phối sự phát triển tâm thức ở con người. Nếu bạn   hiểu các  định luật  ấy trong cái nầy thì  bạn sẽ  hiểu  được trong cái kia. Nắm vững chúng  trong cái lớn, bạn sẽ hiểu được cái nhỏ dễ dàng.
  6. Sự  tiến hóa từ  viên  đá   đến Thượng  Ðế  tiếp diễn trong một thời gian dài như  vô  tận.   Trong phạm vi nhân loại, thời gian  đăng đẳng  ấy thu lại trong một cuộc tuần hoàn ngắn,  ngắn đến đỗi như không có. Ở mỗi cá nhân, trong một cuộc tuần hoàn còn ngắn hơn nữa,  một sự tiến hóa tương tự diễn tiến nhanh chóng nhờ các sinh lực tạo được trong quá khứ.  Các sinh lực nầy biểu hiện và thức động lần lần trong cuộc tiến hóa và mỗi lúc đều được   tăng cường. Khởi đầu, chúng nó phát triển, củng cố và kiện toàn trong loài kim thạch; rồi   khi trở  nên quá  thanh cao  đối với giới kim thạch, chúng sang loài thảo mộc.  Ở  loài nầy,   chúng nó  cũng phát triển tính chất thiêng liêng thêm mãi cho  đến lúc chúng nó  trở  nên  quá dũng mãnh đối với loài nầy thì sang loài cầm thú. Chúng nó tiếp tục phát triển mãi và  đồng hóa các kinh nghiệm  đã  thu thập  được  ở  loài nầy, và   đến một lúc nào  đó, chúng   vượt qua khỏi tầm mức thú cầm để tiến sang nhân loại. Trong con người, chúng vẫn tăng   trưởng nhanh chóng để rồi cũng phá vỡ giới hạn con người và tiến từ hàng nhân loại sang   bậc siêu nhân. Sự diễn tiến cuối cùng nầy là Yoga. Con người tăng trưởng như  thế  nào ?  Ở  quá  khứ, nhân loại trên quả   địa cầu nầy  đã  tiến hóa trong một thời gian rất dài ở nhiều dãy khác, tiến hóa như tôi đã nói, từ kim thạch   sang thảo mộc, từ thảo mộc sang cầm thú, từ cầm thú đến con người và khi thành người,   nhân loại được di chuyển từ mặt trăng sang qua bầu chúng ta đang  ở mà chúng ta gọi là  trái đất. Ở  đây, chúng ta có đằng sau chúng ta tất cả sinh lực của một quá  trình tiến hóa   rất dài, nhờ vậy mà khi chu kỳ tiến hóa ngắn ngủi hơn là Yoga bắt đầu, thì một sức mạnh   chất chứa từ  lâu thúc  đẩy chúng ta, nên chúng ta tiến rất mau. Chúng ta phải liên kết   Yoga của chúng ta với sự  khai triển tâm thức tổng quát qua các giai  đoạn của nó., nếu   không, chúng ta không sao hiểu nó   được. Là  vì  sự  tiến hóa tâm thức trong Vũ  trụ  cũng   giống hệt các  định luật của Yoga, các nguyên tắc qui định việc khai triển tâm thức trong  cuộc  đại tiến hóa của nhân loại cũng là  những nguyên tắc qui  định Yoga nhằm khai mở   nhanh chóng tâm thức của mỗi người. Vì  vậy, trái với nhiều người tưởng, Yoga không có  
  7. gì  mới mẻ cả. Sự tiến hóa luôn luôn có tính cách duy nhất ngay từ lúc khởi thủy, với các   giai  đoạn giống nhau, với các kết quả  y nhau. Dù  bạn nghiên cứu sự  khai mở  tâm thức   trong Vũ trụ, trong toàn thể nhân loại hay trong một cá nhân, những qui luật bạn phải học  là  những qui luật chung. Trong Yoga, bạn tập  áp dụng các qui luật  ấy  để  phát triển tâm   thức của bạn. Tất cả   định luật  đều là  một, mặc dù  có  vẻ  khác nhau  ở  mỗi giai  đoạn tiến  hóa. Khi bạn nhìn Yoga như  thế, nó  không còn xa lạ  nữa. Trái lại, trong lúc bạn tập mở   mang tâm thức, bạn sẽ  tìm hiểu luôn sự  tiến hóa tương  ứng của các hình thể, và  bạn sẽ  hết ngạc nhiên khi được biết rằng một ngày kia, bạn sẽ vượt giới hạn con người  để bước  vào hàng tiên thánh trong một cõi mà bản tính thiêng liêng sẽ bộc lộ rõ ràng hơn.     CHƠN NGàDUY NHẤT Chơn Ngã   ở  con người và   Ðại Ngã  trong Vũ  trụ  là  một. Các khí  lực vô  biên biểu hiện  trong trời  đất  đều có   ở  bạn trong trạng thái tiềm tàng như  những mầm non. Ngài,  Ðấng  Tối Cao, Ngài không còn tiến hóa nữa.  Ở  Ngài, không có  cái gì  tăng cái gì  giảm. Các   Jivatmas, các  Ðiểm linh quang  ở  con người, là  một phần của Ngài, và  chúng nó  cố  phát   triển quyền năng sẵn có của chúng trong vật chất lúc gặp hoàn cảnh thuận tiện. Khi bạn   ý  thức rõ  ràng sự  duy nhất của vạn thù, bạn sẽ  thấy Yoga là  một  điều có  thể  thực hiện   được. LÀM THẾ NÀO ÐỂ PHÁT TRIỂN CHƠN NGà MỘT CÁCH NHANH CHÓNG ? Hiện nay, các bạn là những người có học và biết suy tư. Như thế, bạn đã tiến qua một  quãng  đường dài từ  hạt bụi   là  hình thể   đầu tiên của  Ðấng Thánh Linh   đến Thánh  điện  thờ Ngài là hình thể bây giờ của bạn. Ðấng Thánh Linh ngủ ở kim thạch, thức động ở thảo 
  8. mộc và cầm thú, và đến con người thì tiến tới một mức rất cao mà người vô minh tưởng là   tột đỉnh. Ðến đây bạn há dừng chân sao ? Tại sao bạn lại không tiến nữa ? Tâm thức của   bạn há không thể khai mở thêm để đạt quả vị tiên thánh sao ? Bạn cần  ý  thức rõ  rằng, các  định luật tiến hóa của sắc tướng và  các  định luật phát   triển tâm thức  ở  Vũ  trụ  và   ở  con người  đều giống nhau, và  chính các  định luật nầy giúp  nhà  yogui khai mở các quyền năng  ẩn tàng của họ. Có thế, bạn sẽ không nhất thiết phải  rút vào núi, vào hang, hoặc phải  ẩn trong rừng sâu hay sa mạc mới có  thể  hợp nhất với   Chơn Ngã, vì Chơn Ngã lúc nào cũng hiện diện trong bạn cũng như ngoài bạn. Ðôi khi, vì  mục đích riêng biệt nào  đó, sự  ẩn dật cũng hữu  ích, và  thỉnh thoảng, chúng ta cũng nên   lánh xa các nơi phồn hoa náo nhiệt. Dù sao, chúng ta phải ghi nhớ rằng Thượng Ðế dựng  nên Vũ trụ  là để  khai mở quyền năng của Chơn Ngã, vậy chính tại  đó, nhà yogui mới tìm  được môi trường thích hợp nhất gồm  đầy  đủ  yếu tố  cần thiết  được dự  trù  bởi minh triết   thiêng liêng. Nếu mục  đích  ở  cõi  đời là   để  mở  mang Chơn ngã thì  tại sao ta lại trốn nó  ?  Hãy đọc Ðấng Krishna trong quyển kinh quan trọng nhất về Yoga là quyển Bhagavad Gita   , Ngài dạy đạo ngay ở bãi chiến trường chớ không phải trên đỉnh núi, và Ngài dạy cho một  chiến sĩ   đang xông pha trên mặt trận chớ  không phải một tu sĩ   ẩn dật trong rừng sâu.  Yoga phải được tập ngay ở bãi chiến trường. Những ai không đối phó nổi với cuộc đời thì  cũng không đủ sức đương đầu với các khó khăn của Yoga. Nếu bạn thảm bại trước ngoại   cảnh thì làm sao bạn có thể chiến thắng các khó khăn nội tâm ? Nếu bạn chùn chân trước  phiền não nhỏ  nhặt của cuộc  đời, làm sao bạn có  thể  mong  ước vượt qua các nỗi khó  khăn mà  các nhà  yogui hằng gặp  ở  mỗi bước  đường ? Lầm lạc thật nhiều cho những ai  nghĩ rằng muốn đạt đạo thì phải xa lánh cuộc đời, và muốn được bình an thì phải ẩn dật ở  một nơi hẻo lánh.
  9. Thực ra, ở quá khứ bạn đã tập Yoga một cách vô tâm, tập ngay từ lúc bạn chưa có một  tâm thức riêng biệt, tự   ý  thức  được nó. Vậy thì  nguyên tắc  đầu tiên phải nhớ  kỹ, Yoga   chẳng qua là một cách mở mang tâm thức có phương pháp và nhanh chóng. Do vậy, chúng ta có thể định nghĩa Yoga như là sự áp dụng hợp lý những định luật mở  mang tâm thức vào trường hợp cá nhân. Phương pháp Yoga chỉ có thế : bạn tìm hiểu các   định luật khai mở  tâm thức của Vũ  trụ  rồi bạn  áp dụng vào trường hợp riêng của chính   bạn. Bạn không thể áp dụng nó cho một người nào khác mà chỉ để riêng mình thôi. Ðó là   một nguyên tắc chính yếu. Vậy  định nghĩa của tôi cần  được bổ  túc như  sau : Yoga là sự   áp dụng hợp lý những định luật mở mang tâm thức cho mỗi trường hợp cá nhân. YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Nguyên lý thứ hai cần nhớ : Yoga là một khoa học. Quả thế, Yoga là một khoa học chớ  không phải là  mộng  ảo hay một mớ  kiến thức tưởng tượng, mù  mờ. Nó  là  một khoa học   thực dụng, một hệ thống định luật rõ ràng và mạch lạc nhằm một mục đích nhất định. Nó   căn cứ  trên các  định luật của khoa tâm lý  về  sự  mở  mang toàn thể  tâm thức của con   người  ở  các cõi và   áp dụng chúng nó  vào các trường hợp riêng. Sự   áp dụng hợp lý  các   định luật về  sự  mở  mang tâm thức nầy cũng theo  đúng các nguyên tắc  được  áp dụng  hằng ngày ở các địa hạt khác nhau của khoa học. Chung quanh bạn, bạn có dịp thấy khi   trí  thông minh hợp tác với thiên nhiên thì  nhiều cuộc diễn tiến thiên nhiên  được gia tốc   một cách phi thường. Chúng ta thường phân biệt giữa sự tăng trưởng nhân tạo và sự tăng   trưởng thiên nhiên không phải là  không có  lý, vì  trí  thông minh con người có  thể  hướng   dẫn sự diễn tiến các định luật thiên nhiên. Khi chúng ta đề cập đến Yoga, chúng ta cũng   ở  trong  địa hạt khoa học thực dụng y như  người làm vườn hay người chăn nuôi  áp dụng  các  định luật thiên nhiên trong việc chọn giống. Họ  không thể  vượt qua các  định luật  thiên nhiên và  cũng không thể  chống lại  được. Họ  phải tuân theo các  định luật chi phối 
  10. sự  tiến hóa vạn vật, nhưng họ  có  thể  thực hiện trong một vài năm một công việc mà tạo  hóa phải mất cả ngàn năm mới làm xong. Bằng cách nào ?  Bằng cách sử dụng trí thông  minh của con người  để  chọn các  định luật thích  ứng và  giải trừ  các  định luật chống  đối.   Như  vậy, trí  thông minh giúp chúng ta sử  dụng hợp lý  các quyền năng thiêng liêng tổng  quát vào những mục tiêu riêng. Hãy xem người nuôi chim bồ  câu. Từ  chim cu xanh họ   đã tạo  được một giống bồ  câu   lông xù và đuôi rẽ quạt. Họ làm sao mà được thế ?  Họ chọn từ đợt chim nầy đến đợt chim  khác những con có đặc điểm y muốn. Ðoạn y pha giống, tạo những cơ hội thuận tiện, lựa  đi lựa lại như  thế  mãi cho  đến khi y  được cái giống  đặc biệt y muốn tạo thành. Nếu trí  thông minh không tiếp tục hướng dẫn, cứ bỏ mặc chúng thì các con bồ câu nầy sẽ trở lại   giống đầu tiên. Hãy xem người trồng tỉa. Với loại hoa hồng dại, họ đã tạo đủ thứ hoa hồng nhà rất đẹp.  Hồng năm cánh ở  hàng rào, sản phẩm của thiên nhiên, nay  đã trở  thành hoa hồng nhiều  cánh. Họ đã làm sao ? Họ lấy phấn hoa của cây nầy đặt vào nhụy cái của cây kia, nghĩa là   họ  làm công việc của con ong, con bướm, nhưng họ  chọn cây nào có  những  đặc  điểm  vừa ý và chọn đi, chọn lại mãi như thế cho đến khi nào họ sản xuất được một giống hồng   đẹp. Hồng nầy khác hẳn hồng dại, khác cho  đến nỗi bạn phải theo dõi từ   đầu mới biết   được nguyên lai. Sự   áp dụng của  định luật tâm lý  trong khoa Yoga cũng thế. Yoga là  sự   áp dụng vào  trường hợp cá  nhân các qui tắc mà chúng ta  được biết về  sự  khai mở tâm thức chúng ta   ngay trong cõi  đời, vì  cõi  đời là  một kỳ  công của Thượng  Ðế, rất thích hợp với mục  đích   nầy. Do vậy, nhà  yogui một khi  đã  chọn mục tiêu thì  tìm  được  ở  cõi  đời tất cả  những gì   ông cần  để  thực tập Yoga và  hiểu biết Chơn Ngã  một cách nhanh chóng.  Ðịnh luật thì  nhiều, ông có thể lựa cái nào cần, bỏ qua những cái không hữu ích, áp dụng cái thiết yếu  
  11. và nhờ thế, ông có thể đạt những kết quả mà thiên nhiên phải mất rất nhiều thời gian mới  thực hiện được. Như vậy, Yoga không quá sức bạn. Một vài lối thực tập Yoga bậc thấp, một vài cách áp  dụng đơn giản những qui luật mở mang tâm thức sẽ giúp ích bạn ở cõi nầy và ở nhiều cõi   khác nữa. Là vì bạn sẽ gia tốc sự tăng trưởng của bạn khi bạn biết lợi dụng các quyền lực   mà thiên nhiên ban cho bạn và giải trừ các điều kiện  vô ích hay có hại cho bước tiến của  bạn. Nếu bạn quan niệm Yoga như  thế  thay vì   đọc một vài  đoạn sách Phạn ngữ  dịch sai  thì  Yoga sẽ  trở  nên một  điều hữu  ích và  thực tế, và  bạn sẽ  thấy rằng muốn trở  nên một   nhà yogui, bạn không cần đợi một kiếp lai sinh.   HAI PHẦN TRONG CON NGƯỜI Có  nhiều từ  ngữ  dùng trong khoa Yoga cần  được biết rõ. Bởi vì  khoa nầy nhằm một  mục  đích  đặc biệt và  nghiên cứu con người dưới một khía cạnh khác thường, nên  ở  con   người nó chỉ biết có hai phần : phần trí và phần thể. Dù sao con người cũng là một đơn vị,   đơn vị  tâm thức.  Ðó là một  điều phải hiểu rõ. Trong các lớp vỏ  chỉ  có  một con người mà   thôi, vậy người ThôngThiên Học cần kiểm chính các  ý  niệm của mình khi khởi  đầu học  Yoga.  Ðể  hiểu sự  cấu tạo con người, Thông Thiên Học phân chia con người ra nhiều   thành phần, và sự phân chia nầy rất cần và rất đúng. Chúng ta nói đến thể xác, thể vía và   thể  trí  hay Sthula­sarira, Sukshma­sarira, Karana­sarira và  v.v. . .  Ðôi khi, chúng ta cũng   chia con người ra Anna­maya­kosa, Prana­maya­kosa, Mano­maya­kosa v.v. . . N ếu chúng  ta chia con người ra nhiều thành phần như  thế  là   để  tìm hiểu cho rành rẽ, nhưng vì  chia  như vậy, chúng ta thường quên hẳn con người đi mà chỉ lưu ý đến các thành phần nầy. Yoga có  tính cách vừa thực tế  vừa tâm lý. Tôi không chỉ  trích sự  phân chia thường   thấy ở các môn học bởi sự phân chia ấy rất cần, nhưng vì mục đích thực tế, Yoga chỉ xem   con người có hai phần : phần trí và phần thể, nghĩa là một  đơn vị tâm thức trong một bộ  
  12. vỏ  bao quanh. Hai phần nầy không phải cái Ngã  và  cái Vô  Ngã. Là  vì  trong Yoga, Chơn   Ngã có nghĩa là tâm thức cộng những chất liệu mà nó không thể phân biệt là khác nó, còn   Vô ngã là những gì nó có thể bỏ qua một bên. Con người  không  phải  là  Chơn Ngã  thuần  túy hay  tâm thức   thuần túy, là  Samvid.   Trong Vũ trụ cụ thể, tâm thức luôn luôn hiện ra trong những lớp vỏ lắm khi rất tinh vi. Vì   vậy,  đơn vị  tâm thức bao giờ  cũng kết liền với vật chất, và  Jivatma hay Chơn Thần luôn   luôn gồm thêm một phần vật chất. Ðể  được rõ ràng, khoa Yoga dùng hai từ  ngữ  để trình bày sự  cấu tạo con người,  ấy là   Prana và  Pradhana : sinh khí  và vật chất. Prana không phải chỉ  là  sinh khí  của xác thân,  mà là toàn thể sinh lực của Vũ trụ hay nói một cách khác, là phần sống của Vũ trụ. Thần Indra nói : Ta là  Prana. Prana  đây là  toàn thể  sinh lực, là  tâm thức, là  trí  tuệ.   Pradhana có  nghĩa là  vật chất.  Ðối với nhà  yogui, cái vỏ  là  những chất liệu của ngoại   cảnh thuộc về con người họ, nhưng họ cố tách rời khỏi nó và phân cách nó khỏi tâm thức  họ. Sự phân chia nầy rất quan trọng và hữu  ích nếu bạn hiểu nó  tận gốc. Lẽ dĩ  nhiên, khi  bạn nhìn vấn  đề  trong toàn thể, bạn sẽ  thấy Prana (sự  Sống cao cả  hay Chơn Ngã) luôn   luôn hiện diện trong mọi vật, và các vỏ, các thể cũng hiện diện ở mọi mức độ, dưới những   hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm Yoga thực hành thì Prana hay Chơn Ngã  là  những gì  mà  con người còn xem như  là  chính mình, cả  những cái vỏ  vật chất mà  tâm   thức chưa thể  tách ra  được.  Ðối với nhà  yogui,  đơn vị   ấy là  Chơn Ngã, bởi vậy nó  có  thể   xem như  là  một  định lượng có  thể  biến  đổi. Nhà  yogui tập vứt bỏ  lần lần các thể  và  mỗi  lần thế   ấy  ông nói : Tôi không phải cái nầy. Như  vậy,  ông lần lần tiến lên cái  điểm cao   nhất, nơi đó, tâm thức chỉ còn nằm trong một lớp vỏ duy nhất, một nguyên tử vật chất duy   nhất là  Chơn Thần. Trên phương diện Yoga thực tập, con người hành  động, con người  ý 
  13. thức gồm những gì chưa thể tách ra khỏi phần vật chất bao bọc nó hay liên hệ đến nó. Từ   thể chỉ dùng để gọi những gì mà nhà yogui lần lần để qua một bên và nói Tôi  không phải  là cái nầy, cái nầy là của tôi. Ở khoa Yoga, chúng ta gặp một loạt từ ngữ thường được lập   đi lập lại mãi. Vyasa nói : Tất cả  trạng thái của trí  tuệ   đều có   ở  mỗi cõi , và  khi ta quan   niệm con người như  thế, chúng ta sẽ  có  thể  dùng một loạt từ  ngữ   ấy nhưng với  ý  nghĩa   mỗi lúc mỗi tinh vi hơn. Tất cả đều tương đối và cũng là thật ở mỗi giai đoạn tiến hóa. Với mức độ  tiến hóa hiện tại, nhiều người nhận thức rõ ràng rằng xác thân vật chất là  cái thể  duy nhất mà  chúng ta có  thể  nói nó  không phải là  tôi. Vì  vậy, trong khoa Yoga  thực tập, những từ ngữ dùng để gọi các trạng thái tâm thức hay các trạng thái trí tuệ được   áp dụng trước tiên  để diễn tả tâm thức thức tỉnh trong thể xác. Ðó là trạng thái thấp nhất   và  khi từ   đó, bạn tiến lên lần lần, những từ  ngữ  sẽ  có  một  ý nghĩa khác  để  gọi các trạng  thái trí  tuệ  mới và cũng dễ  nhận  đối với các trạng thái thấp hơn. Nếu bạn muốn  áp dụng  đứng đắn các từ ngữ dùng để diễn tả tâm thức, bạn nên phân tích kỹ lưỡng tâm thức bạn    để  tìm ra phần nào là  tâm thức và  phần nào là  phần vật chất còn kết liền với nó  mà  bạn   chưa thể tách ra.  CÁC TRẠNG THÁI CỦA CÁI TRÍ Chúng ta tìm hiểu vấn  đề  một cách rành mạch hơn. Thường chúng ta nói  đến bốn  trạng thái tâm thức : tâm thức thức tỉnh hay Jagrat , tâm thức mơ mộng hay Svapna, tâm  thức ngủ say hay Sushupti, và sau cùng một tâm thức cao hơn : Turiya. Các tâm thức nầy  liên quan đến thể xác như thế nào ? Jagrat là  tâm thức thường mà  bạn và  tôi  đang sử  dụng. Nếu tâm thức tác  động trong   thể  tinh vi hay thể  vía mà  ghi  được các kinh nghiệm của nó   ở  khối  óc,  đó  là  Svapna.   Svapna linh động và gần sự thật hơn là Jagrat. Khi tâm thức tác  động trong một thể tinh  vi   hơn   nữa   là   thể   trí   mà   không   thể   ghi   các   kinh   nghiệm   của   nó   vào   khối   óc,   đó   là 
  14. Sushupti. Trong trạng thái nầy, tâm thức chú trọng vào bên trong nó chớ không phải vào   sự vật bên ngoài. Sau cùng, nếu nó tách hẳn khỏi khối óc đến đỗi người ta không thể gọi   nó trở lại bằng những phương tiện thường thì nó được gọi là Turiya : trạng thái xuất thần.  Bốn trạng thái ấy tương ứng với bốn cõi, và nếu chúng mở mang đầy đủ, tâm thức sẽ tiến  rất cao. Jagrat tương  ứng với cõi Trần, Svapna tương  ứng với cõi Trung giới, Sushupti   tương ứng với cõi Thượng giới, và Turiya tương ứng với cõi Bồ Ðề. Dù   ở  cõi nào  đi nữa, chúng ta phải dùng các từ  ngữ   ấy  để  diễn tả  tâm thức tác  động   trong giới hạn của cõi đó. Vì vậy, trong những sách Yoga các từ ngữ ấy lại có những định   nghĩa khác, khiến chúng ta gặp nhiều khó  khăn nếu không biết rằng  ý  nghĩa của chữ   ấy  có tính cách tương đối. Cho nên, Svapna không phải lúc nào cũng thế đối với mọi người.   Sushupti cũng vậy. Nhất là  chữ  Samadhi, mà  chốc nữa tôi sẽ  giải thích. Chữ  nầy  được   dùng nhiều cách với nhiều  ý  nghĩa khác nhau. Vậy làm sao chúng ta khỏi bị  bối rối ?   Chúng ta phải biết khởi  điểm và  khi khởi  điểm  được biết rồi, thì  sự  việc kế  tiếp lúc nào   cũng thế. Các bạn ai ai cũng biết tâm thức thức tỉnh trong thể xác. Bạn hãy phân tích nó   rồi bạn sẽ thấy bốn trạng thái rõ ràng. Các trạng thái ấy cũng xảy ra như vậy ở mỗi cõi. Làm sao chúng ta có  thể  phân biệt  được các trạng thái nầy ? Chúng ta hãy quan sát  tâm thức thức tỉnh và  tìm hiểu bốn trạng thái của nó. Ví  dụ  tôi cầm một quyển sách và   đọc. Khi tôi  đọc chữ, mắt tôi liên quan đến cái tâm thức hướng ra cõi vật chất bên ngoài.  Ðó là trạng thái Jagrat. Nếu xuyên qua các chữ, tôi tìm hiểu ý nghĩa của các chữ đó thì tôi   tiến sang trạng thái Svapna của tâm thức thức tỉnh, nó  vượt qua cái hình thức bên ngoài   để  tìm sự  sống bên trong. Kế  đó, tôi tìm hiểu tâm trí của tác giả   để  hai tâm trí gặp nhau,   đó là trạng thái Sushupti. Nếu từ sự tiếp xúc nầy, tôi tiến sâu vào tâm thức của tác giả và   sống ở đó thì tôi đạt được trạng thái Turiya.
  15. Ðây là  một ví  dụ  khác. Tôi nhìn vào cái  đồng hồ  : tôi  ở  trong trạng thái Jagrat. Tôi   nhắm mắt để tạo hình ảnh của đồng hồ : tôi ở trong Svapna. Tôi nhớ lại nhiều cái đồng hồ   khác và tạo ra một đồng hồ lý tưởng : tôi ở trong Sushupti. Nếu sau cùng, tôi sang qua  ý  niệm trừu tượng về  thời gian : tôi  ở trong Turiya. Các giai  đoạn nầy là  các trạng thái của  tâm thức ở cõi Trần vì trí tôi hoạt động trong xác thân. Hiểu như  thế, các trạng thái của tâm thức trở  nên thực tế  và  dễ  hiểu thay vì  chỉ  là   những lời nói suông.  SAMADHI Trong Yoga Sutras , còn nhiều chữ quan trọng khác mà chúng ta bắt buộc phải dùng  thường để tránh những lời dài dòng vô ích, vậy chúng cần được giải thích rõ ràng. Có người nói : Yoga là Samadhi. Samadhi là một trạng thái, trong đó, tâm thức lìa hẳn thể xác khiến thể xác trở nên bất   động.  Ấy là trạng thái xuất thần, trong đó trí vẫn hoàn toàn sáng suốt mặc dù thể xác hết   cảm xúc. Khi từ trạng thái nầy, cái trí trở  lại xác thân thì  nó  mang về các kinh nghiệm đã   thu thập được trong cõi siêu hình và còn nhớ rõ khi nó nhập vào khối óc xác thịt. Ðối với   bất cứ  người nào trong trạng thái Samadhi cũng thế, họ  cũng sáng suốt mặc dù  thể  xác  không còn cảm xúc. Nếu người nào xuất thần mà hoạt động ở cõi Trung giới thì Samadhi   của người  ấy thuộc cõi nầy; nếu tâm thức của người hoạt  động  ở  cõi Thượng giới thì   Samadhi hoạt động ở cõi đó. Tóm lại, người nào có thể lìa bỏ xác thân và để nó bất động   trong lúc trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, người ấy đạt được trạng thái Samadhi. Câu Yoga là Samadhi hàm súc nhiều sự kiện rất quan trọng. Tỉ như bạn chỉ có thể tiến  vào cõi Trung giới mà thôi trong lúc bạn ngủ  thì  tâm thức bạn  ở  trong trạng thái Svapna   như  chúng ta  đã  biết. Nhưng khi bạn dần dần mở  mang quyền năng của bạn thì  các sự  
  16. kiện của cõi Trung giới bắt  đầu hiện ra trong tâm thức thức tỉnh của thể  xác, và  khi nào   chúng nó  trở  nên rõ  ràng cũng như  các sự  việc của cõi Trần thì  chúng nó  trở  nên  đối  tượng của tâm thức thể  xác. Chừng  đó,  đối với bạn, cõi Trung giới không còn thuộc về   Svapna mà  thuộc về  Jagrat, vậy bạn có  hai cõi  ở  trong trạng thái Jagrat của bạn : cõi   Trần và cõi Trung giới, còn cõi Thượng giới thì vẫn  ở trong Svapna. Thể của bạn bây giờ  là  do hai thể  xác và  vía họp lại. Khi bạn tiến lên nữa thì  cõi Thượng giới sẽ  hiện  đến, và   cõi Trần, cõi Trung giới và  cõi Thượng giới sẽ  nằm trong tâm thức thức tỉnh của bạn và  thuộc trạng thái Jagrat của bạn. Ba cõi nầy họp thành một, ba thể tương ứng cũng là một   để nhận thức và hành động. Chừng đó ba thể của người thường trở thành một đối với nhà  yogui. Khi bạn thực hiện được điều nầy, nếu bạn muốn thấy một cõi nào thì bạn phải chú  ý vào cõi đó sẽ thấy rõ. Nếu bạn chú ý vào cõi Trần thì hai cõi Trung giới và Thượng giới   trở nên lờ mờ. Trái lại, nếu bạn chú ý vào cõi Trung giới thì cõi Trần và cõi Thượng giới sẽ   lờ  mờ vì  ở ngoài vòng tập trung của cái trí. Bạn hiểu  điều nầy rõ ràng khi bạn lưu  ý rằng   khi tôi  đặt tầm mắt của tôi  ở  giữa phòng thì  hai hàng cột hai bên không thể  hiện ra rõ   trước mắt tôi. Nếu tôi chú  mục vào một cây cột, tôi thấy cây cột  ấy rõ  còn hình bạn thì   mờ. Bạn nên nhớ  rằng các nhà  yogui  đã  tách rời  được các thể  của họ  trong lúc các thể   nầy, nơi bạn, vẫn còn là một thành phần của bạn. Như vậy, những chi bạn chưa có thể rời   bỏ  thì  nhà  yogui  đã  rời bỏ   được nên chúng trở  thành những cái vỏ   đối với họ. Vậy khi,   một tu sĩ  tiến cao, những cái vỏ  thấp của họ  họp làm một mà  họ  rời bỏ  lúc nào cũng  được.   Yoga là Samadhi . Ðó là khả năng lìa khỏi những cái gọi là thể để chú định vào trong.  Ðó là nghĩa của Samadhi. Khi con người ở trong trạng thái nầy rồi không cách nào có thể   gọi y trở  lại cõi y  đã  rời bỏ  (1).  Ðiều nầy cũng giải thích cho bạn câu trong Giáo lý  bí   truyền nói rằng vị Chơn Tiên bắt đầu Samadhi của Ngài ở cõi Niết Bàn. Khi vị Jivanmukta  tiến vào trạng thái Samadhi thì  Ngài bắt  đầu  ở  cõi Niết Bàn. Tất cả  các cõi dưới  đối với 
  17. Ngài chỉ là một, Ngài khởi đầu Samadhi ở một cõi mà ít ai đến được. Ngài khởi đầu tại đó   rồi lần lần vươn lên các cõi cao hơn nữa trong Vũ trụ. Cũng thời Samadhi, mà lúc thì dùng   để  gọi trạng thái của tâm thức khi nó  tiến từ  cõi Niết Bàn là  cõi thứ  năm sang  ở  các cõi  cao rộng hơn như trường hợp của vị Jivanmukta.  VỀ SÁCH YOGA Một điều chẳng may cho những ai không biết tiếng Phạn là các tác phẩm về Yoga dịch   ra tiếng Anh rất  ít.  Ðành rằng các  đại cương về  Yoga  đều có  trong sách Upanishads và  Bhagavad Gita mà  một phần  đã   được dịch, nhưng các sách nầy chỉ  giải thích Yoga một  cách tổng quát chớ  không giảng dạy các chi tiết cần thiết. Ngay như  quyển Bhagavad   Gita tuy dạy các hạnh hi sinh, bình thản v. v. . . nhưng cũng không chỉ phải làm cách nào   để tiến mau đến mục đích. Các sách đặc biệt về Yoga là Upanishads (được gọi là một trăm lẻ tám) nhưng chỉ một   số ít sách nầy được dịch. Kế đó là các Tantras có rất nhiều. Người Anh không ưa các sách nầy, nhưng họ lầm vì   các sách nầy chứa  đựng tất cả  khoa huyền môn. Tuy nhiên, chúng nó   được chia làm ba   phần, một phần về  bạch thuật, một phần về  hắc thuật   (tà  thuật ) và  một phần nữa giữa  hai thuật chánh và  tà  mà  chúng ta có  thể  gọi là  xám . Các thuật nầy là  những phương   pháp nhằm tạo tâm trạng siêu thức bằng ý chí. Một sự căng thẳng thần kinh cao độ ( phát sinh bởi sự lo âu hay bệnh hoạn) có thể gây  sự  loạn  óc. Một sự  căng thẳng như  thế  tạo ra do  ý  chí  có  thể  làm cho con người nhận  được   các   rung   động   siêu   vật   chất.   Ði   vào   giấc   ngủ   không   có   gì   lạ   nhưng   nhập   vào   Samadhi là  một quyền năng vô  giá. Phương pháp vẫn tương tự, nhưng một  đằng thì  do   những lối thông thường, một  đằng thì  do  ý  chí   được rèn luyện. Nhà  yogui  đã  sử  dụng 
  18. được quyền năng của  ý  chí  và  biết sử  dụng nó   để   đạt  được những kết quả  trù   định. Sự  hiểu biết nầy bấy lâu nay  (1)   Một người Yogui  Ấn Ðộ được một số người Anh tìm thấy trong rừng ở trạng thái Samadhi. Các người nầy   đánh đập ông dữ tợn ông mới trở về thể xác, nhưng rồi ông cũng từ bỏ nó vì ông chết. được gọi là huyền thuật, một khoa học quan trọng nhất ở thời xưa. Sách Tantras chứa   đựng tất cả  khoa  ấy. Khía cạnh huyền bí  về  con người và  về  thiên nhiên, những nguyên  tắc chỉ dẫn con người tự đổi mới, tất cả những điều nầy đều có trong Tantras. Nhưng sách   nầy lại có  một nhược  điểm. Chúng nó  rất nguy hiểm cho những ai tập theo chúng mà  không có thầy và nhiều người bị đau nặng là vì vậy. Do đó, Tantras không được quí trọng   ở   Âu châu cũng như  tại  Ấn  Ðộ. Một số  lớn sách huyền môn lưu hành bên Mỹ  là  những   đoạn dịch trong các Tantras. Sách nầy còn có  một khó  khăn khác: nó  dùng tên của một  cơ  quan trong thể  xác  để  gọi một trung tâm của thể  vía hay thể  trí. Nó  làm thế  vì  trung   tâm của các thể đều liên lạc với nhau từ thể nầy đến thể nọ. Do các từ ngữ đều nói về thể   xác, nếu bạn không hiểu rõ   để   áp dụng nó   đúng chỗ  thì  bạn sẽ   đi sai  đường và  trở  nên   bệnh hoạn. Ví  dụ  một Sutra dạy rằng, nếu bạn tham thiền về  một phần nào  đó  của cái   lưỡi, bạn sẽ thấy được cõi Trung giới. Ðiều đó có nghĩa là khi bạn tham thiền về hạch mũi   nằm phía trên lưỡi thì  bạn sẽ  nhìn thấy cõi Trung giới. Như  vậy, từ  ngữ   để  gọi một trung   tâm nầy lại  được  áp dụng sai cho một trung tâm khác. Lối  đó   được gọi là  lối mà  mắt  và  nhằm ngăn cản học viên  đừng theo sách vở  mà   áp dụng những cách luyện tập nguy  hiểm. Người ta có  thể  tham thiền suốt  đời về  cái lưỡi mà  chẳng có  một kết quả  nào, và  nếu họ chú định vào một trung tâm nào đó của thể xác, nhiều tai hại có thể xảy ra. Người ta còn dạy tham thiền về cái rún. Ðó có nghĩa là tham thiền về tùng Thái dương,  vì  rún và  tùng Thái dương liên quan mật thiết. Nhưng tham thiền về  tùng Thái dương có  thể đưa đến bệnh loạn thần kinh không sao chữa được. Những ai đã biết số nạn nhân của 
  19. lối luyện tập nầy ở Ân Ðộ, sẽ nhìn nhận không nên tập luyện một mình khi không có thầy  giải thích cái nào nên tập, cái nào nên không. Một tác phẩm khác của Yoga là  Giáo lý  của Patanjali .  Ðó  là  một quyển có  giá  trị  nhưng tôi e nó  không giúp  ích  được nhiều nếu học viên không  được hướng dẫn. Lý  do   chính yếu là giáo lý  nầy chỉ  là những  đầu  đề tổng quát và những lời giải thích, bình luận   thì  rất nhiều nhưng chỉ  có  một phần  được dịch (2); hơn nữa, các lời bình luận chỉ  lập lại   những chữ khó hiểu mà không giải thích, do đó, học viên không được giúp đỡ hữu hiệu.  VÀI ÐỊNH NGHĨA  Một vài từ ngữ vì được dùng thường nên cần phải giải thích để tránh sự lầm lộn. Ðó là   những chữ : phát triển, diễn biến, khoa tâm linh và thần bí học. Từ  phát triển  áp dụng cho tâm thức, diễn biến   áp dụng cho hình thể. Theo Herbert  Spencer, diễn biến chỉ  cái  đồng tính trở  nên cái dị  tính, cái  đơn thuần trở  nên cái phức   tạp. Nói tâm thức phát triển chớ  thực ra  đối với linh hồn hay tâm thức, không có  vấn  đề   tăng trưởng hay tinh luyện. Nó  hoàn thiện trong mọi lúc, và  nếu nó  biến chuyển là  vì  nó   tìm cách biểu hiện ra ngoài. Thượng Ðế trong bạn không còn  (2) Ông I.K. Taimni nay đã có dịch và giảng lý toàn bộ trong quyển Khoa học Yoga. tiến hóa nữa, nhưng Ngài cố biểu lộ quyền năng của Ngài xuyên qua vật chất mà Ngài   tự  bao bọc lấy mình và vật chất diễn biến  để phụng sự Ngài hữu hiệu. Ngài chỉ biểu hiện   bản thể  của Ngài mà thôi. Vì  vậy, nhà  thần bí  học Ambrose nói : Bạn thế  nào thì  hãy trở   thành như vậy. Lời nói có vẻ mâu thuẩn nhưng hàm chứa một chân lý quan trọng : ở bên   trong bạn như thế nào, bạn hãy trở thành như vậy ở bên ngoài. Ðó là mục đích của Yoga.   Khoa Tâm Linh dạy thực hiện  Ðấng Duy Nhất, Yoga và  Thần bí  học cũng nhằm  đạt mục  
  20. đích   hợp   nhất;   nhưng   một   đằng   thì   bằng   trí   huệ,   một   đằng   thì   bằng   tình   cảm.(3) ( 3) Yoga thật sự là sự hợp nhất với Ðại Ngã bằng nhiều cách. Ðây là một nghĩa hẹp theo quan niệm của Patanjali. Hãy xem nhà thần bí. Họ  định tâm vào vị họ  tôn thờ  đến quên hẳn họ, và trong sự an   lạc tuyệt vời của tình thương và  lòng sùng kính, họ  lìa ngoại cảnh,  đắm mình trong  đối   tượng của tình thương và   được  đưa lên Thượng  Ðế  bởi một luồng tình cảm dạt dào. Họ   không biết vì  sao họ   đạt  được cái trạng thái cao  đẹp  đó. Họ  chỉ  biết có  Thượng  Ðế  và  thương yêu Thượng Ðế nồng nàn. Ðó là sự an lạc và sự vinh quang của nhà thần bí. Người yogui không hành động như vậy. Họ bước từ bước một và ý thức rõ ràng những   điều họ  làm. Họ  làm việc với tinh thần khoa học chớ  không phải theo tình cảm. Vì  thế,   những ai không lưu ý đến khoa học, vì thấy nó khô khan hay buồn chán thì chưa mở được   cái phần thích hợp với Yoga trong bản chất họ. Người yogui có  thể  dùng lòng sùng tín   như một phương tiện như Patanjali đã giải thích. Ngài trình bày nhiều phương tiện cần áp  dụng, trong  đó  lòng sùng tín Isvara là  một.  Ðối với họ, nhà  khoa học, sùng tín Isvara  không phải là  mục  đích mà  là  phương tiện nhằm  đạt sự   định trí. Bạn thấy rõ   ở   đây sự  cách biệt giữa hai bên. Sùng tín Isvara là con đường của nhà thần bí dẫn đến sự hợp nhất.  Còn người yogui, họ  xem lòng sùng tín  ấy như  một phương tiện  định trí, theo  đường lối  khoa học của họ. Sự so sánh trên giải thích rất rõ sự khác biệt giữa thần bí và Yoga. Một   đàng xem lòng sùng tín như  một con  đường dẫn  đến  Ðấng họ  kính yêu, một  đàng dùng   nó  để  đạt sự  định trí. Ðối với nhà thần bí, Thượng Ðế là mục tiêu, là nguồn an lạc, do  đó,  họ  cố  tiến  đến Ngài,  để  hòa hợp với Ngài. Còn nhà  yogui sở  dĩ  họ  chú   định vào Thượng  Ðế  là  vì   đó  là  một cách thức  định tâm. Một người sử  dụng lòng tôn kính Thượng  Ðế  như  một phương tiện  để   đạt mục tiêu, một người xem Thượng  Ðế  là  mục tiêu mà  họ  cố  tiến  đến bằng lòng sùng kính.  THƯỢNG ÐẾ Ở NGOÀI VÀ Ở TRONG TA 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2