Ebook Địa chí Địa Phong: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn Địa chí Yên Phong sẽ góp phần tích cực giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước , niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau, qua đó phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, xây dựng Yên Phong trở thành một huyện giàu mạnh, văn minh, tiến bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Địa chí Địa Phong: Phần 1
- GRAD DS HUYỆN ỦY - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 559.92 Y465 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG D53 2002 Địa chỉ ON G YÊN PH NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
- E S O V R P E I V N U UHE TNI E AN H T 1817 1 LIBRARIES
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG
- HUYỆN UỶ - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG A Í ĐỊ CH G ON YÊ N PH NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN HÀ NỘI - 2002
- катенмомо 500077393 Lean 10-18-04 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH TỈNH BẮC GIANG H HIỆP HÒA H. SÓC SON H. VIỆT YÊN HA NOI CHÚ GIẢI H. ĐÔNG ANH IX BẮC KINH H. TIEN SON
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI ĐỊA CHỈ HUYỆN YÊN PHONG 22.4.2002 Đ/C NGUYỄN HỮU QUẤT - BÍ THƯ HUYỆN UỶ ĐÁNH GIÁ CUỐN ĐỊA CHÍ YÊN PHONG
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG
- HUYỆN UỶ - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG A Í ĐỊ CH O NG Y ÊN PH NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN HÀ NỘI - 2002
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH TỈNH BẮC GIANG c www H HIỆP HÒA DONG LIST H. SÓC SON WAY SOENG H , VIỆT YẾN HA NOI CHÚ GIẢI H ĐÔNG ANH IX BẮC NINH H. TIÊN SƠN
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI ĐỊA CHỈ HUYỆN YÊN PHONG 22.4.2002 Đ/C NGUYỄN HỮU QUẤT - BÍ THƯ HUYỆN UỶ ĐÁNH GIÁ CUỐN ĐỊA CHỈ YÊN PHONG C tr D 14
- ĐỊA CHÍ YÊN PHONG MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NHẰM GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG , VÙNG ĐẤT , CON NGƯỜI YÊN PHONG Đồng chí Nguyễn Hữu Quất Bí thư Huyện ủy Yên Phong Ngày 23 tháng 3 năm 2001 Huyện ủy Yên Phong đã họp thông qua nghị quyết biên soạn và xuất bản cuốn sách Địa chí Yên Phong . Đây là một công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị trí, tiềm năng kinh tế , văn hoá- xã hội của huyện Yên Phong qua các thời kỳ dựng nước , giữ nước , xây dựng chủ nghĩa xã hội , bảo vệ Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước . Là một huyện đồng bằng , nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh , thuộc vùng châu thổ sông Hồng , nối với Thủ đô Hà Nội bằng con đường quốc lộ số 1 dài khoảng 30 kilômét về phía Nam , nơi đây vốn là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh . Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên rộng 111,92 km , đất đai màu mỡ , khí hậu ôn hoà rất thích hợp với việc phát triển cây lương thực , cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc , gia cầm . Yên Phong là một vùng quê của lễ hội , có nhiều đình , chùa cổ kính và kiến trúc đẹp cùng với 57 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước cấp bằng công nhận . Đó là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của nhân dân địa phương . 1 -DCYP
- 6 ĐỊA CHỈ YÊN PHONG Kể từ khi được khai danh lập huyện đến nay , nhân dân Yên Phong đã có một truyền thống vẻ vang và tinh thần thượng võ , lòng yêu nước sáng ngời , với một nền văn hoá phong phú , đa dạng . Người dân Yên Phong luôn luôn đứng vững ở nơi tuyến đầu của Tổ quốc , cùng với nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm , tiêu biểu là thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc , kháng chiến chống thực dân Pháp , chống đế quốc Mỹ ... Được sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu , nhân dân Yên Phong đã tạo ra những bước ngoặt lịch sử . Yên Phong có những địa danh nổi tiếng là dòng sông Như Nguyệt , nơi đây năm 1077 , người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống , chiến công đó mãi mãi đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam , những con người, những địa danh đó đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi chúng ta , trường tồn với non sông đất nước . Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân Yên Phong với tinh thần đoàn kết một lòng vượt qua thử thách đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế , văn hoá - xã hội , an ninh quốc phòng , xã hội ổn định . Đảng , chính quyền , Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân không ngừng được củng cố , ngày càng trưởng thành và vững mạnh . Sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng , toàn dân ta bước sang một giai đoạn mới : Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh xã hội công bằng , dân chủ , văn minh . Nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội , Yên Phong cần khai thác mọi nguồn lực của huyện , mặt khác phải tăng cường hợp tác và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài . Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế , nhân dân Yên Phong phải giữ gìn khai thác tiềm năng kinh tế , cùng với việc phát huy truyền thống lịch sử , tinh hoa văn hoá của nhân dân các địa phương góp phần cùng cả nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội . Nhận rõ tầm quan trọng của việc biên soạn cuốn Địa chí Yên Phong , Huyện ủy đã có nghị quyết đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2002 hoàn thành việc biên soạn và xuất bản , cuốn sách quan trọng này . Cuốn Địa chí Yên Phong được nhiều ngành tham gia sưu tầm cung cấp tư liệu trong đó có 9 tác giả trực tiếp biên soạn , phần lớn là con em Yên Phong . Đây là một công trình có tính tập thể cao , nội dung phong phú , sinh động đến nay công trình nghiên cứu , biên soạn đã hoàn thành và được nghiệm thu .
- ĐỊA CHÍ YÊN PHONG 7 Công trình được nghiên cứu và biên soạn công phu nhằm nêu bật hệ thống đặc điểm tự nhiên , con người, truyền thống lịch sử, kinh tế , văn hoá - xã hội ... của huyện Yên Phong . Cuốn sách đã phác thảo một cách khái quát về quê hương Yên Phong trên cơ sở quan điểm lịch sử , nhìn nhận khách quan , biện chứng với phương pháp luận khoa học , cuốn sách thực sự là nguồn tư liệu quý , có giá trị khảo cứu , lưu truyền của nhân dân huyện Yên Phong . Việc cho ra mắt bạn đọc cuốn Địa chí Yên Phong sẽ góp phần tích cực giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng , giáo dục lòng yêu quê hương , đất nước , niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau , qua đó phát huy truyền thống đoàn kết , nêu cao tinh thần trách nhiệm , khắc phục khó khăn , chiến thắng đói nghèo và lạc hậu , xây dựng Yên Phong trở thành một huyện giàu mạnh , văn minh, tiến bộ . Trong quá trình sưu tầm khai thác tư liệu và biên soạn , mặc dù đã có sự cố gắng của nhiều ngành nhưng do tư liệu thành văn còn lưu giữ lại rất ít , thời gian lịch sử quá dài , các cán bộ lão thành tuổi cao , trí nhớ có hạn , vì vậy cuốn sách không sao tránh khỏi thiếu sót mong bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến . Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Phong tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của huyện , các cán bộ lão thành cách mạng, các tác giả tham gia biên soạn , Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bắc Ninh , Nhà xuất bản Thanh Niên đã có nhiều đóng góp xây dựng thành công cuốn Địa chí Yên Phong..
- TỪ MỘT NỀN TẢNG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG RA SỨC PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ YÊN PHONG PHÁT TRIỂN , TIÊN TIẾN , ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Đồng chí Nguyễn Văn Hồng Phó Bí thư Huyện ủy Chủ tịch UBND huyện Yên Phong Yên Phong là một vùng đất có tên gọi từ thời nhà Trần 1225 , nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nơi đây vốn có một nền văn hoá lâu đời, với truyền thống lao động cần cù, đấu tranh chống thiên tại không mệt mỏi với hơn 60 kilômét đê bao bọc của 3 con sông ( Sông Cầu , sông Cà Lồ , sông Ngũ Huyện Khê) . Điều kiện tự nhiên ấy góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết , chí kiên cường bất khuất, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn của nhân dân toàn huyện , đó cũng là đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hoá Yên Phong . Cư dân Yên Phong thuần nhất chỉ có một dân tộc Kinh . Người dân Yên Phong luôn luôn thể hiện tấm lòng thủy chung , đôn hậu , chất phác , thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau , chung sống trong một cộng đồng hoà thuận , nghĩa tình , “ sớm lửa tối đèn ” có nhau . Cùng với việc phát triển một nền nông nghiệp lúa nước , người dân Yên Phong còn rất tài hoa trong việc sáng tạo ra những giá trị tinh thần , giỏi giang trong cách thức làm ăn . Yên Phong còn có một nền văn hiến khá rực rỡ , với truyền thống hiếu học lâu đời . Từ khoa thi Quý Sửu niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 đời Lê Thái Tổ ( 1433) đến khoa thi Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 2 ( 1849) , Yên Phong có 47 vị đỗ cao , trong đó : thời Lê có 21 , thời Mạc có 16 , thời Nguyễn có 27 và từ năm ( 1970 – 1996) huyện Yên Phong có 34 người đỗ tiến sỹ và được phong phó giáo sư.
- ĐỊA CHỈ YÊN PHONG 9 Nếu lấy học vị đại khoa làm mốc để xét , thì Yên Phong có số lượng đỗ khá nhiều so với nhiều địa phương trong tỉnh cũng như trong nước ; 8 làng trong huyện có người đỗ đạt cao điển hình là làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang ) có 9 người , làng Chân Lạc (xã Dũng Liệt ) có 5 người , có những dòng họ có 5 đời nối tiếp nhau đỗ cao như dòng họ Ngô ở làng Vọng Nguyệt . Trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật , Yên Phong có nhiều loại hình nghệ thuật phong phú và sôi động với nhiều thể loại như tuồng cổ, ca trù , cải lương , kịch nói ... Song tiêu biểu hơn cả vẫn là hình thức sinh hoạt văn hoá quan họ , Yên Phong có niềm vinh dự tự hào là nơi đất tổ sinh ra nền dân ca quan họ Bắc Ninh , với 16 làng quan họ gốc như Hữu Chấp , Viêm Xá , Đẩu Hàn , Xuân Ái, Xuân Đồng , Xuân Viên , Thượng Đồng , Thụ Ninh , Trà Xuyên , Châm Khê , Đào Xá , Dương Ố , Đông Mới , Đông Yên . Các làng quan họ này quần tụ lại thành một vùng quê quan họ chủ yếu nằm trên các điểm cư dân thuộc khu vực phía Nam sông Ngũ Huyện Khê và phía Đông khu vực sông Cầu , con sông của làng quan họ suốt đời “ nước chảy lơ thơ” , một dòng sông của những sự tích anh hùng, của những nương dâu bát ngát , của những lời hẹn ước giao duyên . Dĩ nhiên mỗi làng có mỗi vẻ , mỗi làng có một phong cách , sắc thái riêng, song lại có chung một nguồn gốc , một lối chơi , nên từ muôn đời nay đã gắn kết với nhau , giao duyên kết bạn quan họ với nhau , để bảo tồn và phát triển những giá trị nhân văn tiêu biểu của nền văn hoá quan họ xứ Bắc , ở đây người quan họ vẫn thường có câu “ Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm ” . “Nghĩa người tôi để lên cân Bên tình nặng chín , bên ân nặng mười " Vốn là miền quê của trai tài , gái sắc , những liền anh , liền chị quan họ duyên dáng, đảm đang , hàng năm cứ mỗi độ thu đến , xuân về quê hương Yên Phong lại rộn rã tiếng trống báo hiệu một mùa lễ hội , 65 hội làng hàng năm đã trở thành nếp sống , phong tục tập quán của mỗi làng . Tuy nhiên , mỗi lễ hội có những hình thức , sắc thái riêng nhưng có mục đích chung là để thoả mãn nhu cầu về văn hoá , nhu cầu sinh hoạt cho người lao động sau những ngày tháng lao động mệt nhọc chuẩn bị cho một mùa lao động mới . Thông qua các lễ hội nhiều môn nghệ thuật, trò chơi , diễn xướng được hình thành có tác động sâu sắc đến tình cảm của quần chúng nhân dân , góp phần giáo dục truyền thống đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" , tưởng nhớ đến người có công với dân , với nước . Cùng với hoạt động văn hoá dân gian , Yên Phong còn nhiều di sản văn hoá quý giá . Do thời gian qua đi , cùng với khí hậu khắc nghiệt và chiến tranh tàn
- 10 ĐỊA CHÍ YÊN PHONG phá , Yên Phong đã mất khá nhiều công trình kiến trúc đồ sộ , đẹp đẽ như chùa Quốc Thanh ở Phù Cầm, chùa Quảng Báo ở Chân Lạc , chùa Sùng Khánh ở Đông Xuyên vào thời Lý , nay chỉ còn đôi dòng ghi chép của sử sách cũ . Đông Xuyên có bãi sân chầu Có chùa Sùng Khánh , có lầu Bạch Vân Ngay cả những công trình kiến trúc của thời Lê , Yên Phong cũng mất khá nhiều : Ngôi đình làng Đông Yên bề thế , cao rộng , kiến trúc và chạm khắc cầu kì , tinh xảo nay cũng chỉ còn trơ lại nền móng với những viên gạch vuông chạm nổi hình rồng thật giá trị ; Đền Phú Mẫn với trống sấm lớn cũng bị tàn phá làm mất đi , một trong 3 cổ vật lớn mà dân gian vẫn thường có câu “Trống Chờ , Chiêng Chõ , Mõ Phù Lưu ” , chùa Trăm Gian Yên Phụ thật đẹp đẽ , nguy nga đã từng được Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng nay cũng chỉ còn lại trong câu ca dân gian . Tuy vậy , ngày nay trong huyện vẫn còn 74 ngôi đình , 81 ngôi chùa , 22 ngôi đền , 303 bia đá , 551 câu đối , 317 bức hoành phi . Trong số đó được Nhà nước xếp hạng công nhận 57 di tích lịch sử văn hoá , trong số đó có 13 di tích kiến trúc nghệ thuật , 30 di tích lịch sử văn hoá , 3 di tích lưu niệm danh nhân , 1 di tích lịch sử tiêu biểu , 21 ngôi đình cổ, 42 ngôi chùa , nhiều ngôi có giá trị vẫn giữ nguyên được kiến trúc cũ như đình Viêm Xá với bức cửa võng rực rỡ , được chạm khắc công phu , từ xưa vẫn có câu : “ Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Bảng , vẻ vang Đình Diềm ” Yên Phong vốn có một truyền thống thượng võ và lòng yêu nước sáng ngời qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước . Trải gần 1000 năm Bắc thuộc , nhân dân Yên Phong đã nhiều lần đứng dậy đánh đuổi bọn thống trị phong kiến Trung Hoa . Thời Ngô ( 120 – 280 ) hơn 10.000 người Yên Phong đã tập hợp quanh thủ lĩnh Lương Kì , đánh đuổi bọn quan lại phương Bắc , tự mình cai quản lấy đất đai . Thời nhà Tấn 411 , dưới sự lãnh đạo của Lí Thoát – Lí Dịch , nhân dân Yên Phong đã xây dựng căn cứ dưới chân núi Tiên Sơn , rồi phối hợp với nghĩa quân Lư Tuần dùng thuyền chiến ngược sông Ngũ Huyện Khê , công phá Long Biên dữ dội . Ở thế kỷ VI nhân dân Đông Mai dưới sự lãnh đạo của bà Hứa Trịnh Hoà - đã tham gia đông đảo trong cuộc khởi nghĩa do Lí Bí – Triệu Quang Phục tổ chức . Lúc Lí Bí lên ngôi , kinh đô đã được dựng ở vùng đất Hoà Long với những Vạn xuân đài , mà những di tích nay còn phảng phất trong tên gọi , sau này Trương Hống , Trương Hát đã đắp thành “ Mặt gương ” và khai phá khu vực ruộng đồng ở đây .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Địa chí Bắc Giang - Lịch sử và văn hoá: Phần 2
610 p | 15 | 7
-
Ebook Lịch sử Việt Nam (Tập 8: Từ năm 1919 đến năm 1930) - Phần 1
296 p | 16 | 7
-
Ebook Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
294 p | 18 | 6
-
Ebook Địa chí Nam Định: Phần 1
422 p | 9 | 6
-
Ebook Địa chí Hương Khê: Phần 1
136 p | 12 | 5
-
Ebook Mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016-2020): Phần 1
180 p | 12 | 5
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (1927-1954): Phần 1 (Tập 1)
160 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng xã Tân Hưng (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)
58 p | 9 | 4
-
Tìm hiểu về Địa chí Phú Yên: Phần 2
636 p | 9 | 4
-
Tìm hiểu về Địa chí Phú Hoà: Phần 2
380 p | 18 | 4
-
Tìm hiểu về Địa chí Phú Hoà: Phần 1
218 p | 17 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975): Phần 1
195 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Cù Lao Dung (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)
67 p | 8 | 3
-
Ebook Địa chí Tuy An: Phần 1
283 p | 6 | 3
-
Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 1
578 p | 18 | 3
-
Ebook Địa chí Khánh Hòa: Phần 2
408 p | 17 | 2
-
Ebook Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc: Phần 2
309 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn