intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chiến Phố (1962-2018)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chiến Phố (1962-2018)" phản ánh chân thực tiến trình lịch sử của xã, góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các thế hệ mai sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chiến Phố (1962-2018)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CHIẾN PHỐ * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CHIẾN PHỐ (1962 - 2018) Xuất bản năm 2019
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Chiến Phố là xã vùng cao thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Chiến Phố đã vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng sức, đồng lòng cùng nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tích cực đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, chi viện sức người, sức của phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1962, xã Chiến Phố trở thành đơn vị hành chính độc lập, chi bộ Đảng được thành lập trực tiếp lãnh đạo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Chiến Phố đã phát huy những kết quả đạt được, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao. Năm 2000, Chi bộ được nâng lên thành Đảng bộ, tiếp tục lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã nỗ lực không ngừng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 3
  4. Xuất phát từ mong muốn ghi lại quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Chiến Phố trong giai đoạn đã qua, thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoàng Su Phì về tăng cường sự lãnh đạo, công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Chiến Phố khóa XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chiến Phố (1962 - 2018)”. Qua những sự kiện có chọn lọc, nội dung cuốn sách phản ánh chân thực tiến trình lịch sử của xã, góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các thế hệ mai sau. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Chiến Phố nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hoàng Su Phì và sự nhiệt tình cung cấp tư liệu của các đồng chí nguyên là cán bộ chủ chốt xã qua các thời kỳ, cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. 4
  5. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do tài liệu lưu trữ qua thời gian bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử không còn nhiều nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Trân trọng cảm ơn! T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ Bí thư Đỗ Tuấn Bắc 5
  6. Chƣơng I KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN XÃ CHIẾN PHỐ TRƢỚC NĂM 1962 I. KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI XÃ CHIẾN PHỐ Chiến Phố là xã vùng cao núi đất, cách huyện lỵ Hoàng Su Phì 17 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Thàng Tín; phía Đông giáp xã Pố Lồ; phía Nam giáp các xã: Tụ Nhân, Pờ Ly Ngài; phía Tây giáp xã Bản Díu (huyện Xín Mần), xã Bản Phùng, Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì). Xã có tổng diện tích tự nhiên 3.000,95 ha, trong đó đất nông nghiệp 993,45 ha, đất lâm nghiệp 2.007,5 ha, còn lại là diện tích đất khác. Khí hậu xã Chiến Phố mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Tính theo lư ng mưa, một n m chia thành hai mùa r rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 n m sau, mưa ít, tiết trời lạnh và khô, có tháng có sương mù, rét đậm, rét hại kèm sương muối, sương giá, gây khó kh n cho đời sống và sản xuất của nhân dân. Với địa hình đồi núi chia cắt mạnh, đường giao thông đến các thôn rất vất vả, đất canh tác manh mún. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp chủ yếu đư c lấy từ sông Chảy và các con suối, khe nước. Qua quá trình cải tạo, vùng đất thấp sườn đồi, ven 6
  7. suối, những thung lũng tạo nên những tràn ruộng bậc thang là nơi canh tác lúa nước, những sườn đồi là nương trồng ngô, đậu tương và các loại cây n quả. Trước kia, rừng trên địa bàn xã có nhiều loại gỗ quý: lát hoa, đinh hương, táu mật, nghiến, dổi; động vật có: nai, hoẵng, hổ… Tuy nhiên, do nhiều n m khai thác không có kế hoạch, diện tích rừng dần bị thu hẹp; động vật hoang dã lớn hầu như không còn. Những n m gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trồng cây gây rừng, ý thức ch m sóc, bảo vệ rừng của người dân từng bước đư c nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc trên địa bàn xã dần đư c khôi phục. Sản xuất lâm nghiệp đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân cũng như bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định, điều kiện tự nhiên của xã Chiến Phố tương đối thuận l i cho phát triển kinh tế, v n hóa - xã hội của nhân dân. Với diện tích đất lâm nghiệp lớn, có khả n ng trồng rừng sản xuất mới, trồng chè, thảo dư c… Đất nông nghiệp của xã màu mỡ, khí hậu thích h p với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa, ngô; đối với vật nuôi là trâu, bò, l n, dê, ong. Tuy nhiên, do sự chia cắt về mặt địa hình cũng đã tạo ra những khó kh n cho giao thông đi lại giữa các thôn trên địa bàn xã. Thực tế đó đã phần nào làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, v n hóa, xã hội của địa phương. 7
  8. Trong thời kỳ Pháp thuộc, vùng đất Chiến Phố thuộc xã Tụ Nhân, tổng Tụ Nhân, châu Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Đến cuối n m 1929, xã Tụ Nhân có các thôn bản: Tụ Nhân (Tà Vàn Chan), Ban Cai (Lao Ban Kai), Pó Lo (Cốc Moi, Đản Van, Po Luông), Xin Tchai (Vu Kou Tchai, Tsien Po), Láo Hoàng Tsing (Chung Lan, Tien Tchu Pùng, Loung Cheng), Ban Qua, Ban Tic, Cha Yen Tchai (Đan Bốc, Bo Dat), Ban Yuang (Tia Ho, Mao Sang Púng, Ma Lou Vo, Ta Chon, Tchang), Nạm Kich (Gie Sao Pin, Nam Tchongn Nam Ai, Nam Khóa, Ban Ven, Nam Lin, Man Giang, Tà Ping, Siang, Chouei, Tcheng Lai, Nam Viên), Tinh Na, Vang Nong (Nam Ké, Ban Bo, Na Lang). Địa bàn Chiến Phố thời bấy giờ là một thôn của xã Tụ Nhân, châu Hoàng Su Phì. Từ cuối n m 1929 đến sau Cách mạng tháng Tám n m 1945, địa danh Tụ Nhân cơ bản không thay đổi. Thực hiện Quyết định số 50-CP ngày 30/4/1962 của Hội đồng Chính phủ, xã Tụ Nhân đư c chia thành 5 xã mới: Chiến Phố, Tụ Nhân, Đản Ván, Thèn Chú Thùng (Thèn Chu Phìn). Tại thời điểm thành lập, xã Chiến Phố có các thôn: Sui Thầu (Suối Thầu), Xín Chải, V Thấu Chải, Nhìu Sang, Mỏ Phìn, Ma Lỳ Sán(1), Chiến Phố Thư ng (Chiến Phố Nùng), Chiến Phố Hạ (Chiến Phố Mèo). Thực hiện Quyết định số 49-CP ngày 01/4/1965 của Hội đồng Chính phủ “chia huyện Hoàng Su Phì (1) . N m 1988, thôn Ma Lỳ Sán đổi tên thành thôn Đoàn Kết. 8
  9. thuộc tỉnh Hà Giang thành hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần”. Tại thời điểm này, xã Chiến Phố là một trong 21 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì. Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định h p nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Xã Chiến Phố thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Tuyên. Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Xã Chiến Phố thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Theo điều tra dân số n m 1999, xã Chiến Phố có dân số 2.905 người, mật độ dân số đạt 96 người/km². N m 2009, thôn Xín Chải đư c tách thành 2 thôn: Xín Chải và Sán Hậu; thôn V Thấu Chải đư c tách thành 2 thôn: V Thấu Chải và Pạc Ngum. N m 2018, xã Chiến Phố có tổng số 759 hộ, với 3.777 khẩu, sinh sống trong 10 thôn Suối Thầu, Xín Chải, V Thấu Chải, Nhìu Sang, Mỏ Phìn, Đoàn Kết, Pạc Ngum, Sán Hậu, Chiến Phố Thư ng, Chiến Phố Hạ. Toàn xã có 4 dân tộc: Mông, Nùng, Kinh, Dao. Trong đó dân tộc Mông chiếm 61,2%, dân tộc Nùng chiếm 36,3%, còn lại dân tộc khác. Đời sống v n hóa tinh thần của người dân khá phong phú, đặc sắc, đư c hình thành từ trong lao động, sản xuất. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc v n hóa riêng. Nhiều nghi lễ, lễ hội đư c gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Đặc biệt phong tục tập quán thờ cúng 9
  10. tổ tiên thể hiện tinh thần hướng về cội nguồn, đư c người dân Chiến Phố thực hiện trang nghiêm và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đã bao đời nay, đồng bào nhân dân các dân tộc xã Chiến Phố cư trú theo quan hệ huyết thống và sống xen kẽ với nhau. Dù cư trú theo hình thức nào, nhân dân Chiến Phố vẫn giữ vững truyền thống đoàn kết yêu thương nhau, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất đồng thời có truyền thống yêu nước nồng nàn. Đó chính là cơ sở để xã Chiến Phố ngày càng phát huy tinh thần cộng đồng chinh phục điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để sinh tồn và phát triển. Nhân dân các dân tộc xã Chiến Phố có một lòng yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục trước ách áp bức, bóc lột, kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lư c và bè lũ tay sai. Cách mạng tháng Tám n m 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Chiến Phố đã đoàn kết một lòng kiên trì đấu tranh vư t qua mọi khó kh n, gian khổ, hy sinh để giành lấy chính quyền, tích cực phấn đấu xóa bỏ những tàn dư do chế độ cũ để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Trong lao động sản xuất, vư t lên những điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, nhân dân các dân tộc trong xã đã khai phá, cải tạo đất đai, sườn đồi thành các tràn ruộng bậc thang, nương rẫy để canh tác. Trải qua thời gian, nhân dân xã Chiến Phố đã “một nắng, hai 10
  11. sương” làm những con mương, đường dẫn nước về đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc áp dụng khoa học, kỹ thuật, đưa các giống lúa mới vào gieo trồng… qua đó sản xuất nông nghiệp t ng mạnh ở cả 3 mặt: n ng suất, diện tích và sản lư ng. N m 2018, tổng sản lư ng lương thực bình quân đạt 2.325,8 tấn; lương thực bình quân đạt 600 kg/người/n m; thu nhập bình quân 13,7 triệu đồng/người/n m. Hoạt động ch n nuôi ngày càng phát triển. Toàn xã có 1.154 con trâu; 672 con bò, 1.047 con dê, 4.287 con l n, gần 2 vạn con gia cầm và 234 tổ ong. Ngoài phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, nhân dân còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như: dệt, đan lát, rèn… nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Riêng n m 2018, toàn xã có 13 lò đúc và rèn sản xuất đư c trên 3.500 sản phẩm đủ để phục vụ nhân dân sản xuất. Hoạt động thương mại - dịch vụ đư c mở rộng. Trên địa bàn xã có 2 ch hoạt động thường xuyên (ch Km 16 thôn Mỏ Phìn họp vào thứ 6, ch trung tâm xã họp vào thứ 7 hàng tuần). Toàn xã có 25 hộ làm dịch vụ buôn bán hàng gia dụng, hàng tạp hóa và 10 cơ sở sửa chữa xe máy; 1 h p tác xã Thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện thuận l i cho việc giao lưu hàng hóa và cung ứng các loại phân bón, giống, cây trồng cho sản xuất, thu mua nông - lâm sản cho nhân dân. Trước đây cơ sở hạ tầng trên địa bàn chủ yếu là tranh, tre, nứa lá; giao thông là những con đường mòn, 11
  12. đường đất nên việc giao lưu giữa xã và các địa phương lân cận rất hạn chế. Từ khi tiến hành đổi mới (1986), đặc biệt từ n m 2000, đư c sự đầu tư của Nhà nước (2) và đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng và đời sống kinh tế của nhân dân từng bước đư c nâng lên, quốc phòng - an ninh đư c giữ vững. Đường giao thông từ huyện đến xã đư c trải nhựa, hoặc đổ bê tông; 100% thôn đều có đường ô tô đi đư c cả 2 mùa nắng, mưa; trường học, trạm y tế, trụ sở xã... đư c xây dựng kiên cố. Từ n m 2003, xã Chiến Phố có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, mở ra một bước phát triển mới về kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến nay, 10/10 thôn đều có điện lưới với gần 100% số hộ đư c sử dụng điện. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ xã, cùng với sự nỗ lực của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân các dân tộc Chiến Phố ngày càng đư c cải thiện và nâng cao, kết cấu hạ tầng đư c đầu tư xây dựng đồng bộ tạo diện mạo mới cho địa bàn vùng sâu, vùng xa. Con người Chiến Phố rất ham học, trong thời đại Hồ Chí Minh, nhiều người con ưu tú của xã đã và đang đảm nhiệm các chức vụ cao như đồng chí Thào Quáng Lồ - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, (2) . Như chương trình 135, chương tình 167, chương trình 193, chương trình 30a của Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các chính sách hỗ tr hộ nghèo như Nghị quyết 112; Nghị định 49 và Nghị định 74 của Chính phủ về hỗ tr hộ nghèo và các dự án như dự án chia sẻ giai đoạn II; dự án Plan… 12
  13. đồng chí Giang Sào Ngán - Nguyên Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bản Máy, đồng chí Thèn Sào Chẻng - Nguyên Trưởng phòng Thống kế kế hoạch huyện, đồng chí Lù Thị Chỉnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và còn nhiều đồng chí khác. Từ một xã với đa số người dân mù chữ, đến nay xã đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục của xã đư c mở rộng từ mầm non đến trung học cơ sở, trường lớp khang trang với đầy đủ trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn. N m học 2017 - 2018, xã có 55 lớp, trên 1.000 học sinh, 92 giáo viên. Cùng với công tác giáo dục, công tác y tế có bước phát triển nhanh. Trang thiết bị khám, chữa bệnh đã đư c Nhà nước quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ. Trạm Y tế xã đư c xây dựng kiên cố, đội ngũ cán bộ y tế từ xã đến thôn đư c củng cố và phát triển cơ bản đáp ứng đư c nhu cầu ch m sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Phong trào v n hóa - v n nghệ, thể dục - thể thao đư c đẩy mạnh. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống v n hóa đư c thực hiện và đạt kết quả tích cực. Đến n m 2018, toàn xã có 8/10 thôn đư c công nhận v n hóa, 283 gia đình đư c công nhận Gia đình v n hóa. Xã có 12 đội v n nghệ, 3 đội bóng chuyền, 10 đội thể thao dân gian, thường xuyên tổ chức các hoạt động v n nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện chính trị của địa phương. Các lễ hội truyền thống đư c giữ gìn và tổ chức thường xuyên, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và nâng 13
  14. cao đời sống tinh thần nhân dân. An ninh trật tự trên địa bàn xã đư c đảm bảo. Hàng n m, xã luôn đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân; lực lư ng dân quân, dự bị động viên đư c củng cố, đảm bảo về quân số, thường xuyên luyện tập, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, n m 1962, xã Chiến Phố đư c thành lập, tổ chức Đảng ra đời, nhận sứ mệnh lịch sử - lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Qua thực tiễn cách mạng, tổ chức Đảng ở Chiến Phố không ngừng lớn mạnh, từ 3 đảng viên đầu tiên n m 1962, đến n m 1993 chi bộ đư c nâng lên thành Đảng bộ. N m 2018, toàn xã có 246 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ (10/10 thôn đều có chi bộ). Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đư c đào tạo nâng cao trình độ về học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hệ thống chính trị của xã thường xuyên đư c củng cố, kiện toàn bảo đảm về mọi mặt, chất lư ng hoạt động từng bước đư c nâng lên. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ và nhân dân trong xã luôn nhận đư c sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành, trực tiếp là Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, sự phối h p giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể huyện. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã có truyền thống v n hóa lâu đời, đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động, có tinh thần đoàn kết tốt, luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 14
  15. Tóm lại, trải qua bao th ng trầm của lịch sử, qua quá trình lao động sáng tạo, chinh phục tự nhiên không mệt mỏi, con người Chiến Phố đã tạo ra những bản sắc v n hóa riêng của từng dân tộc nhưng đư c thống nhất trong cộng đồng. Nhờ đó đã tạo nên một tinh thần đoàn kết, tương tr lẫn nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần này càng đư c khơi dậy và phát huy mạnh mẽ kể từ khi có Đảng lãnh đạo, soi sáng con đường cách mạng. Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lư c (1946 - 1954) và đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc xã Chiến Phố đã đóng góp lương thực, thực phẩm, nhiều thanh niên của xã xung phong tình nguyện tham gia lực lư ng dân quân, du kích, tham gia bộ đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm, góp phần cùng nhân dân cả nước giành thắng l i cuối cùng. II. NHÂN DÂN ĐỊA BÀN CHIẾN PHỐ DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1962 Trong thời kỳ phong kiến, ở Chiến Phố nói riêng, Hoàng Su Phì nói chung, xã hội đư c chia thành 2 giai cấp đối lập nhau, một bên là dòng họ quý tộc nắm quyền thống trị gọi là thổ ty(3), một bên là nông dân lao động (còn gọi là thổ dân). Thổ ty phong kiến làm chủ ruộng đất, núi non, sông suối; trong nhà thổ ty luôn có hàng chục người ở để cày cấy, hầu hạ. Nông dân lao động dù (3) Thổ ty, quý tộc thế lập cai trị một địa phương thời phong kiến. 15
  16. có công khai phá ruộng nương cũng phải đóng thuế, làm lao dịch, phu phen 2 - 3 tháng trong n m cho thổ ty. Nhân dân đi s n đư c các loại thú vật, cá đều phải nộp cho chúng một phần. N m 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, đến n m 1887, chúng chiếm đóng và đặt ách cai trị ở Hà Giang. Về chính trị: chúng tiếp tục duy trì chế độ thổ ty làm đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Vùng người Nùng do các Quằng - tức thổ ty nắm giữ, giúp việc cho Quằng là các chẩu (chẩu mường, chẩu sảng, chẩu họ, chẩu hiến, chẩu chướng…); vùng người Mông chia thành giáp do bọn Tổng giáp, Mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của Bang tá người Mông. Cùng với việc đặt bộ máy cai trị, chúng t ng cường lực lư ng mật thám, quân đội nhằm bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ; thẳng tay khủng bố, đàn áp các tổ chức và phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân. Về kinh tế: Dưới chế độ thực dân phong kiến thổ ty, kinh tế ở địa bàn Chiến Phố mang đặc trưng của kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Trình độ canh tác lạc hậu, nông cụ sản xuất thô sơ. Mỗi n m chỉ trồng đư c một vụ, n ng suất thấp. Nhân dân sống chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, đất đai nhanh bạc màu nên cuộc sống du canh, du cư diễn ra phổ biến. Những diện tích ruộng nương tốt nằm trong tay chức dịch địa phương. Cùng với việc duy trì sản xuất thấp kém, bọn cai trị còn t ng cường bóc lột thuế khóa nặng nề, vô lý như: thuế thân, 16
  17. thuế ruộng nương, thuế nóc nhà… làm cho đời sống của nhân dân càng thêm khốn khổ. Về v n hóa - xã hội: Thực dân Pháp không chỉ áp bức nhân dân về chính trị, kinh tế mà còn nô dịch về tinh thần. Một trong những thủ đoạn thâm độc của chúng là thực hiện chính sách “ngu dân”, khiến gần như tuyệt đại đa số người dân mù chữ. Chúng khuyến khích các tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; đầu độc người dân bằng rư u cồn và thuốc phiện. Địa bàn Chiến Phố là vùng cao có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên hoành hành như tả lỵ, thương hàn, sốt rét... Mỗi khi đau ốm, người dân lấy lá rừng về tự chữa hoặc mời thầy mo đến cúng đuổi bệnh, rất ít gia đình có điều kiện mời thầy lang đến khám. Tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” xảy ra rất phổ biến. Dưới thời Pháp thuộc, đời sống của nhân dân Chiến Phố lúc bấy giờ rất lạc hậu và cực khổ. Từ trong cuộc sống tối t m, khổ cực đó đã nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp, c m thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh giải phóng quê hương khi đư c ánh sáng của Đảng soi rọi, chỉ lối. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt thời kỳ khủng khoảng đường lối của cách mạng Việt Nam. Với Cương lĩnh Chính trị đầu tiên, Đảng xác định: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước làm nên cao trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939. 17
  18. Ngày 19/5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập h p rộng rãi các lực lư ng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vào những n m 1939 - 1944, cơ sở cách mạng đư c thành lập ở nhiều nơi trong tỉnh, phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Giang ngày càng mạnh mẽ. Trong những n m này, địa bàn Chiến Phố thuộc tổng Tụ Nhân, châu Hoàng Su Phì, là một địa bàn có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại chủ yếu là đường rừng. Dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến thổ ty kìm hãm, khống chế nên điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân rất khó kh n. Trong điều kiện lực lư ng cách mạng chưa đư c phát triển rộng khắp nên công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng đến nhân dân trên địa bàn còn rất hạn chế. L i dụng địa bàn Chiến Phố là vùng rừng núi hẻo lánh, giao thông qua lại khó kh n, thực dân Pháp và tay sai ra sức bưng bít các cuộc đấu tranh đang diễn ra sôi nổi ở vùng thấp nên phong trào cách mạng chưa ảnh hưởng tới địa bàn. Nhân dân các dân tộc địa bàn nơi đây vẫn phải cam chịu làm tôi tớ cho tầng lớp thống trị. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ lâm thời long trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành 18
  19. chính quyền trong toàn tỉnh. Ngày 13/11/1945, huyện Hoàng Su Phì đư c giải phóng. Trong không khí vui mừng, phấn khởi trước thắng l i của cả nước, cùng với cả xã Tụ Nhân, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Chiến Phố h ng hái, đoàn kết quyết tâm xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó kh n do địa bàn núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp (99% dân số mù chữ); cán bộ người địa phương thiếu, n ng lực công tác còn hạn chế; đời sống đồng bào thiếu thốn; nền kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp. Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu”, nêu r tầm quan trọng và và ý nghĩa của bầu cử: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử… Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử nghĩa là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn kết”(4). Ngày 06/01/1946, cử tri địa bàn Chiến Phố nô nức tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I. Cuối n m 1946, thực dân Pháp lộ r âm mưu quay lại xâm lư c nước ta. Với bản chất xâm lư c, hiếu chiến, mặc dù ta nhân như ng ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 nhưng chúng vẫn ngang nhiên vi phạm những điều đã thỏa thuận. Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Chủ (4) . Hồ Chí Minh,Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.133. 19
  20. tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, khẳng định quyết tâm “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(5). Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân trên địa bàn Chiến Phố bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ nền độc lập tự do vừa mới giành đư c. Để đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Hoàng Su Phì, đáp ứng yêu cầu tình hình, ngày 16/5/1947, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ cơ quan huyện Hoàng Su Phì gồm 3 đảng viên. Sự ra đời của Chi bộ Đảng đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển phong trào cách mạng của huyện, có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo. Thu - Đông n m 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Ở phía Nam, một đạo quân do tướng Commuynan chỉ huy đánh lên Tuyên Quang. Ở phía Bắc, các cứ điểm của quân Pháp đóng ở Hoàng Su Phì đư c t ng cường lực lư ng phối h p với nhau đánh lên Hà Giang. Bọn phỉ Hạng Sào Chúng tìm đường cấu kết với bọn “cờ trắng” quấy phá, cướp bóc của cải, đánh đập người dân vô tội một cách dã man. Chúng dùng chính sách chia rẽ dân tộc “Dùng người Việt đánh người Việt”, l i dụng trình độ dân trí còn hạn chế để tuyên truyền lừa bịp, xúi giục đồng bào tin và đi theo. Ở các địa phương như ở Lùng Chún xã Khuôn Lùng (Xín Mần) xảy ra vụ bạo loạn “cờ trắng” do Chảo Sành Phú (5) . Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.480. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2