intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về điều kiện tự nhiên- xã hội và con người xã Nậm Ban; Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nậm Ban đẩy mạnh sản xuất, tích cực chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1961-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 1

  1. 1 LỜI GIỚI THIỆU Nậm Ban là xã phía Nam của Mèo Vạc, được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1961 theo Quyết định số 91/CP của Hội đồng Chính Phủ chia tách từ xã Mậu Duệ (huyện Đồng Văn cũ). Đây là nơi cư trú lâu đời của 6 dân tộc anh em có truyền thống cần cù, chịu khó, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau và một lòng đi theo Đảng Với lịch sử hình thành và phát triển của mình, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban luôn nêu cao tinh thần yêu nước, cách mạng; ý chí quật cường và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, hăng say lao động, mang đậm bản chất của con người Việt Nam. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân trong xã đã tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhiều người đã anh dũng ngã xuống, nhiều gia đình đã trải qua những giây phút đau thương, nhưng vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng dẫn đường. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã và sự hỗ trợ nhiều mặt của Trung ương, của tỉnh, đời sống người dân đã có sự chuyển biến tích cực: Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng bền vững, giáo dục, y tế từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân.
  2. 2 Thực hiện Chỉ thị số 20–CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và nhằm ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy xã chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018). Trong quá trình tiến hành biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Ban Thường vụ Đảng ủy xã trân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ không còn nhiều... Do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc gần xa để trong những dịp tái bản sau đạt chất lượng cao hơn. T/M ĐẢNG ỦY BÍ THƯ Mông Tiến Bộ
  3. 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI; CON NGƯỜI XÃ NẬM BAN I. Điều kiện tự nhiên Nậm Ban là xã phía Nam huyện Mèo Vạc, cách trung tâm huyện 34 km, phía Bắc giáp xã Sủng Máng, phía Tây giáp xã Mậu Long (Yên Minh), phía Nam giáp xã Niêm Sơn, phía Đông giáp xã Tát Ngà. Tổng diện tích tự nhiên là 5.248,54 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là: 1.034,21 ha, chiếm 19,70 % diện tích đất tự nhiên; đất nuôi trồng thủy sản: 2,5 ha. chiếm 0,04%; đất lâm nghiệp: 3.683,7 ha, chiếm 70,19%; đất phi nông nghiệp: 79,83 ha, chiếm 1,52 %; đất chưa sử dụng: 448,3 ha, chiếm 8,55%. Địa hình của xã Nậm Ban có cấu tạo khá phức tạp, bị chia cắt từ nhiều dãy núi và các khe suối với hai dạng cơ bản. Kiểu địa hình đồi núi thấp có độ cao từ 1000 -1200 mét, có độ dốc vừa phải, chiếm 1/3 diện tích thuộc các thôn phía đông, nam của xã: Bắc Làng, Bản Ruộc, Nậm Ban. Với đặc điểm thổ nhưỡng là núi đất và có nhiều suối nhỏ cung cấp nước tưới tiêu nên vùng này có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, trồng ngô.. và những cây công nghiệp ngắn ngày. Vì vậy, vào mùa xuân, hoa đào đỏ thắm bên những mái ngói rêu phong, mùa lúa chín rực vàng chân núi là biểu tượng của hơi thở núi rừng, thêm sắc xanh của trời, tiếng rì rầm từ rẻo cao vọng lại… tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp cho mảnh đất Nậm Ban Dạng địa hình thứ hai là đồi núi cao, có độ dốc lớn với độ cao trung bình từ 1200 -1400 mét, phân bố ở khu
  4. 4 vực phía bắc, đông bắc và tây nam của xã, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn xã (gồm các thôn Nà Lạc, Nà Poòng, Vị Ke, Nà Tằm, Nà Nông, Nà Tàn và Nà Pầu). Với đặc điểm núi cao nên đây là khu vực có quần thể rừng nguyên sinh và tái sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: cây kháo nhặm, cây thuốc làm men lá, sa mộc. Đây là môi trường sống của các loài động vật hoang dã như: cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng đất này. Khí hậu của Nậm Ban mang đặc điểm chung của khí hậu vùng rừng núi phía Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 24oC, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500mm; số ngày mưa trong năm khoảng 90-100 ngày rất thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, trồng những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hàng năm có hai mùa chính ảnh hưởng đến khí hậu của xã, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm và mùa khô từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau; độ ẩm trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, 2 và cao nhất vào tháng 7,8,9 với khoảng 88%. Khác với đặc điểm chung của huyện Mèo Vạc phần lớn là núi đá, Nậm Ban được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên đất phong phú; phần lớn diện tích là núi đất và thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp…; điều đó, giúp Nậm Ban trở thành địa phương cung cấp lương thực cho các xã khác trong địa bàn huyện. Tuy nhiên, xã không có nguồn tài nguyên khác như: khoáng sản, cát, vàng sa khoáng… dẫn tới thiếu nguyên liệu cho công trình xây dựng kiến thiết địa phương
  5. 5 cũng như hạn chế về nguồn thu để phát triển kinh tế của xã. Về giao thông, hiện nay xã chỉ có một đường được dải nhựa từ trung tâm huyện đi theo quốc lộ 4c qua Tát Ngà để đến trung tâm xã với chiều dài khoảng 34km, còn các đường khác chưa được dải nhựa hoàn toàn nên việc đi lại, trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh của người dân còn gặp nhiều khó khăn. 100% các thôn đã có đường ô tô đến trụ sở nhưng chủ yếu vẫn là đường cấp phối; mặt khác, do sự chia cắt về mặt địa hình đã tạo ra những trở ngại cho giao thông đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lở đất, lũ quét gây ách tắc và cô lập với trung tâm xã, điều đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. II. Điều kiện xã hội Trước đây, Nậm Ban là tên gọi cũ của vùng đất dọc theo suối Nậm Ban của xã Mậu Duệ thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên (Tuyên Quang) sau đó thuộc về châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), chúng tách Đông Quan ra khỏi Bảo Lạc đặt dưới sự quản lý của đạo quan binh thứ hai Hà Giang, ngày 20/8/1891 Tỉnh Hà Giang được thành lập, lúc này Nậm Ban vẫn là tiểu vùng bộ phận của xã Mậu Duệ, tổng Đông Minh trực thuộc đại lý Đồng Văn (sau này là châu Đồng Văn) Sau Cách mạng tháng 8/1945, Nậm Ban vẫn thuộc xã Mậu Duệ huyện Đồng Văn (cũ); đến ngày 05/07/1961 Hội đồng Chính phủ ra quyết định 91-CP, chia xã Mậu Duệ thành 2 xã Nậm Ban và Mậu Duệ; sau đó ngày 15/12/1962 Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 211/CP
  6. 6 tách Đồng Văn ra thành 3 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc thì Nậm Ban thuộc địa giới của huyện Yên Minh cho đến ngày 21 tháng 10 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 185 /HĐBT, tách 3 xã Niêm Sơn, xã Nậm Ban, Tát Ngà của huyện Yên Minh sáp nhập vào huyện Mèo Vạc. Theo số liệu thống kê, dân số năm 2018 toàn xã có 3.493 nhân khẩu với 6 dân tộc sinh sống (Giáy, Mông, Dao, Cao lan, Tày, Kinh), trong đó, dân tộc Giáy, Mông chiếm đa số sinh sống ở 12 thôn bản: Nà Poòng, Nà Hin, Bắc Làng, Bản Ruộc, Nậm Ban, Nà Lạc, Nậm Lụng, Vị Ke, Nà Tằm, Nà Nông, Nà Pầu và thôn Nà Tàn. Từ xa xưa, tộc người chủ yếu ở xã là người dân tộc Giáy, một số người nơi khác thấy việc làm ăn sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi, nên đã đến đây để lập nghiệp. Cộng đồng các dân tộc nơi đây có lối sống thân thiện, gần gũi với tự nhiên, hòa quyện cùng với đất, nước, quen với việc dọn đất để dựng nhà, trồng trọt; khoét đất, đào mương để lấy nước tưới tiêu ruộng bậc thang. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn có truyền thống yêu nước nồng nàn; tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường; cần cù lao động sáng tạo, có sự đoàn kết gắn bó với nhau trong lao động, sản xuất. Đặc điểm cư trú, đồng bào các dân tộc xã Nậm Ban sinh sống gắn kết theo mối quan hệ huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau, nên có nhiều thói quen sinh hoạt tương đồng.. Người Mông thường làm nhà ở sườn núi cao với kiểu nhà trình tường, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông; người Giáy và các dân tộc khác thường cư trú ở các thung lũng, tập trung sống tại khu vực ven sông suối, bên cạnh ý nghĩa tâm linh là nơi mát mẻ, an bình, họ còn có điều kiện canh tác, trồng lúa nước, làm nương rẫy..., họ
  7. 7 sử dụng kiểu nhà sàn với nhiều cửa, thoáng mát, rộng rãi; vừa phòng ngừa thú dữ vừa có thể chăn nuôi ... Về văn hóa, đời sống, người dân nơi đây có nhiều nét văn hóa chung với nhiều cộng đồng dân tộc trong huyện thể hiện qua ngôn ngữ, sinh hoạt tinh thần, văn hóa – văn nghệ, phong tục tập quán… Người Giáy có tiếng hát đối, hạt lượn lảnh lót gọi người thân, người yêu.. Dân tộc Mông có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như múa khèn, thổi sáo, kèn lá, có nhiều bài hát, chuyện cổ tích ca ngợi tình yêu nam nữ, yêu thiên nhiên đất nước, phê phán thói hư tật xấu; người tày có nhiều tiết mục dân ca, có lễ hội “Lồng tồng” tổ chức vào mùa xuân hàng năm... Các hoạt động văn hóa đa dạng không chỉ diễn ra trong dịp lễ, tết mà còn được thể hiện ở những buổi chợ phiên của xã được tổ chức hàng tuần, góp phần làm phong phú những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Cộng đồng dân tộc của xã có chung tín ngưỡng tâm linh là thờ cúng tổ tiên, thờ thần rừng, thổ công... bày tỏ sự trân trọng với những bậc tiền nhân, kính trọng các vị thần của núi rừng Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã được hưởng những dịch vụ cơ bản như điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn. Xã có trường học mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trạm y tế, điểm bưu điện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, học tập và sinh hoạt của người dân. Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện và đạt những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây
  8. 8 dựng vững chắc... Phát huy truyền thống đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mèo Vạc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban đã và đang phấn đấu nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, đồng thời tích cực giữ gìn truyền thống văn hóa của địa phương; sẵn sàng đấu tranh gạt bỏ những hủ tục lạc hậu, thói quen sinh hoạt chưa văn minh... đồng thời, quản lý và ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang màu sắc mê tín, di đoan, các tôn giáo đi ngược với truyền thống tốt đẹp của người dân trong xã. III. Nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban trước năm 1961 Xưa kia, Nậm Ban nằm trong vùng tranh chấp của các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy, thường xuất hiện tội phạm, thổ phỉ nơi khác dạt về cho nên người dân khu vực này luôn ý thức về sứ mệnh canh gác biên cương, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ tổ quốc. Lịch sử giữ nước cho thấy nhân dân các dân tộc vùng biên giới Hà Giang nói chung và Nậm Ban nói riêng đã tích cực tham gia chống giặc ngoại xâm, giữ vững quyền, chủ quyền của đất nước trong nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như: Chống quân xâm lược Nhà Tống năm 1075, chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1285, đánh quân Minh năm 1427, đánh đuổi quân Mãn Thanh 1789 … Theo lịch sử cận đại, sau khi triều đình Nhà Nguyễn đầu hàng năm 1884, thực dân Pháp kéo quân đánh chiếm Hà Giang, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các dân tộc khắp mọi nơi trong tỉnh. Mặc dù kẻ địch là đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân
  9. 9 nhưng vẫn không khuất phục được nhân dân Hà Giang một cách dễ dàng, mãi đến năm 1887 chúng mới căn bản chiếm được Hà Giang. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, nhân dân Nậm Ban nói riêng và xã Mậu Duệ nói chung phải chịu cảnh cơ cực, lầm than mà hành động bóc lột tàn bạo trực tiếp là bọn chánh tổng, tổng đoàn, lý trưởng, phó lý, xã đoàn, kỳ mục..; mặt khác, do nhận thức hạn chế, người dân còn bị bọn địa chủ cường hào, thầy mo, thầy cúng lừa bịt hà hiếp, bóc lột. Trong thời kỳ này, bọn phong kiến tay sai và thực dân bắt người dân đi phu làm đường, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng. Người đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập nếu không đáp ứng được các nhu cầu hèn hạ của chúng. Với chính sách thâm hiểm chia để trị, bọn thực dân, phong kiến tìm mọi cách khoét sâu sự xích mích chia rẽ giữa các dân tộc để đồng bào ta nghi kỵ, oán ghét lẫn nhau, chúng dựng lên những chuyện hoang đường nói người này có ma gà, nhà kia là ma cà rồng, phân biệt dòng họ, giàu nghèo, gây nên những thù hằn căng thẳng để chia rẽ đoàn kết dân tộc. Mặt khác, người dân Nậm Ban chủ yếu sống bằng nghề trồng cây lương thực nhưng do sưu cao, thuế nặng, thiếu kỹ thuật nên năng xuất thấp, nhân dân phải vào rừng đào củ sắn rừng, củ mài để cải thiện bữa ăn vào mùa giáp hạt. Các lĩnh vực y tế, giáo dục chưa được quan tâm, phần lớn người dân không biết chữ, công tác khám chữa bệnh, vệ sinh hoàn toàn không được chú ý, bệnh tật hoành hành khắp nơi nhất là bệnh sốt rét, bệnh lao; nên tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng núi cao...
  10. 10 Không khuất phục ách đô hộ của kẻ thù, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa đấu tranh dành độc lập của nhiều thủ lĩnh địa phương để đánh đuổi thực dân pháp và bè lũ tay sai. Nhiều người dân Nậm Ban đã anh dũng hi sinh khi tham gia cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Hà Quốc Thượng những năm 1894 – 1896; khởi nghĩa Đường Thượng (1911 – 1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang lãnh đạo; mặc dù các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã một lần nữa khẳng định tinh thần bất khuất, không chịu làm nô lệ của người dân nơi đây, góp phần tô thắm thêm trang sử chói lọi của dân tộc Việt Nam... Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03 tháng 02 năm 1930 đã chấm dứt giai đoạn bế tắc và khủng hoảng về đường lối cách mạng. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là tập hợp, tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước theo một đường lối đúng đắn. Từ đây cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới – giai đoạn có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản – Đảng của giai cấp công nhân đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, ngày 21/01/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Được sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào Việt Minh phát triển rầm rộ ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, các Ban Việt Minh được thành lập từ cấp xã đến huyện, tỉnh. Từ trung tâm Việt Minh Cao – Bắc – Lạng, cán bộ Việt Minh tỏa đi các tỉnh trong cả nước, trong đó hướng tây tiến sang các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai...
  11. 11 Với mục tiêu khai thông con đường liên lạc từ Cao Bằng qua Hà Giang về Tuyên Quang, đầu năm 1944 Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử nhiều cán bộ về Hà Giang tuyên truyền, vận động và thành lập cơ sở cách mạng ở Yên Phú (Bắc Mê), Ngọc Long, Đường Thượng (Yên Minh)… Dưới sự vận động, tuyên truyền của cán bộ Việt Minh nhân dân Nậm Ban đã sớm giác ngộ cách mạng, nhiều người tích cực tham gia các tổ chức như: Hội cứu quốc, Đội du kích của Ban Việt Minh khu Đường Thượng…; hăng hái tham gia các phong trào do Việt Minh phát động. Trong không khí cách mạng sôi sục, nhân dân Nậm Ban hăng hái tham gia xây dựng lực lượng tự vệ, du kích… tích cực hưởng ứng các lớp huấn luyện về quân sự, về chủ trương, đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh; nhiều người dân đã trở thành chiến sĩ cách mạng tiêu biểu, tham gia nhiều trận đánh lớn tiêu diệt quân Nhật và bè lũ tay sai như: Trận đánh quân Nhật ở Tráng Kìm ngày 30 tháng 4 năm 1945, đánh chặn quân của thổ ty Vương Chí Sình tấn công căn cứ Đường Thượng; trực tiếp vận động chính trị, tiêu diệt và làm thất bại âm mưu chống phá khiêu khích của bọn tay sai, phản động do Chánh Quay, Dương Trung Nhân thực hiện trên địa bàn Nậm Ban… Sau Cách mạng tháng 8/1945, đất nước đã giành được độc lập nhưng Hà Giang nói chung và Nậm Ban nói riêng vẫn phải đấu tranh chống phản động tay sai với nhiều thế lực khác nhau, đồng thời đối mặt với những khó khăn về kinh tế, văn hóa. Do sự bóc lột tàn bạo của thực dân phong kiến, đời sống người dân Nậm Ban còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu ăn triền miên, bệnh tật hoành hành, phần lớn người dân không biết chữ…vv. Hưởng ứng Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng, lời
  12. 12 kêu gọi tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và xóa mù chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nậm Ban cùng với nhân dân cả nước tích cực tham gia sản xuất để cứu đói và ủng hộ kháng chiến; tham gia sôi nổi phong trào học văn hóa, xóa mù chữ để kháng chiến và xây dựng chế độ mới. Bước sang năm 1946, tình hình cách mạng nước ta ngày càng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tháng 02/1946 Pháp đưa quân ra miền Bắc thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Ra miền Bắc quân Pháp tăng cường khiêu khích cách mạng dù Chính phủ ta đã có nhiều nhân nhượng với chúng. Ở khu vực Đồng Văn, vai trò của Vương Chí Sình vẫn có tác động rất lớn, trên danh nghĩa là chủ tịch huyện nhưng ông ta không thực hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, vẫn sử dụng quân đội, tòa án, tiền tệ riêng. Đồng thời thường xuyên tác động lôi kéo người dân không thực hiện các chủ trương của chính quyền cách mạng; kích động, ly gián gây hiềm kích giữa đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ cách mạng, cản trở việc thu thuế và nộp thuế của nhân dân; có thái độ ủng hộ lực lượng thổ phỉ và sẵn sàng sử dụng chúng để bảo đảm vị trí của mình. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chúng ta chỉ có một con đường là đứng lên cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh, phong trào Cách mạng Nậm Ban có bước phát triển mạnh mẽ. Nhân dân trong vùng tiếp tục hưởng ứng lời kêu
  13. 13 gọi diệt "giặc đói, giặc dốt" và giặc ngoại xâm, hăng hái, tích cực tham gia các lớp “bình dân học vụ”. Phong trào học tập ở Mậu Duệ diễn ra sôi nổi, trong một thời gian ngắn số người biết nói tiếng Kinh và biết đọc, biết viết tăng mạnh. Do Nậm Ban địa bàn vùng sâu, vùng xa nên thực dân Pháp không với tay tới và không có chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, thành phần thổ ty, chánh, lý địa phương vẫn còn ảnh hưởng lớn, bề ngoài chúng giữ thái độ trung lập, có phần ủng hộ Việt Minh nhưng bên trong ngấm ngầm xúi giục, phá hoại chủ trương, chính sách của ta. Trước tình hình đó, ngày 6/1/1948 Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ khu Yên Minh để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, củng cố chính quyền, xây dựng tổ chức của Mặt trận Việt Minh, đến ngày 9/1/1949 chi bộ Mậu Duệ được thành lập lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương (Đồng chí Hoàng Sử Lùng ở thôn Nậm Ban là một trong những đảng viên đầu tiên của chi bộ xã Mậu Duệ)1. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Mậu Duệ nhân dân khu vực Nậm Ban tích cực tăng gia, phát triển sản xuất, tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích trồng lúa, ngô, khoai, sắn…, chăn nuôi gia súc, gia cầm.. Hăng hái tuyên truyền chủ trương, chính sách của Việt Minh, Chính phủ; tố cáo tội ác của thực dân và thổ ty phong kiến; xây dựng lực lượng dân quân, các tổ chức cứu quốc ở thôn bản chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngoài đội du kích vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nhân dân, thôn xóm, nhiều thanh niên Nậm Ban tham gia 1 Lịch sử Đảng bộ xã Mậu Duệ 1945 -2017, tr39
  14. 14 các Hội cứu quốc và lực lượng vũ trang địa phương trong các chiến dịch đánh giặc, tiễu phỉ... Ngày 10/4/1950, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất khai mạc, Đại hội đã đánh giá kết quả hoạt động của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, đề ra nhiệm vụ, phương hướng Cách mạng cho thời kỳ chuẩn bị đưa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp lên giai đoạn tổng phản công.Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, Chi bộ Mậu Duệ (cũ) và tổ chức Đảng ở địa phương đã tăng cường và củng cố hệ thống chính quyền, Mặt trận dân tộc thống nhất, các đoàn thể quần chúng. Vận động nhân dân tham gia dân quân du kích địa phương đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá hoại của thực dân Pháp như: phối hợp với dân quân các xã tiêu diệt gián điệp Pháp nhảy dù xuống Mèo Vạc ngày 3/7/1952, tham gia và phối hợp với bộ đội trong chiến dịch tiễu phỉ “Đông – Tây tập đoàn” năm 1952, tuyên truyền, vận động người dân làm thất bại các hoạt động rải truyền đơn, chống phá, kích động chia rẽ dân tộc.. Sang giai đoạn 1953, thực hiện Chỉ thị cải cách ruộng đất ở vùng giải phóng, nơi có điều kiện, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Mậu Duệ, đội cải cách xã Mậu Duệ đã vận động tầng lớp trên giao lại ruộng nương để chính quyền cấp lại cho dân nghèo; thực hiện “người cày có ruộng”; đối với ruộng nương hoang hóa, không có chủ thì thực hiện tạm cấp cho người dân… Đợt cải cách ruộng đất này được làm thí điểm trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, nó có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của người nghèo, họ hăng hái nhiệt tình đi theo cách mạng giải phóng đất nước, kháng chiến giành độc lập dân tộc.
  15. 15 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền; miền Bắc được giải phóng, bước vào khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Lúc này, Nậm Ban vẫn thuộc xã Mậu Duệ (Đồng Văn) và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp. Chế độ thổ ty phong kiến chưa bị đánh đổ hoàn toàn, lợi dụng địa hình khó khăn các phần tử phản cách mạng vẫn lẩn trốn, tìm cơ hội hoạt động, chúng thường xuyên câu kết với nhau, kích động, phá hoại sản xuất, gây chia rẽ các dân tộc. Với sự quyết liệt của tổ chức Đảng các cấp mà trực tiếp là Chi bộ xã Mậu Duệ, các cơ quan, tổ chức đoàn thể cấp thôn ở Nậm Ban được xây dựng, củng cố, đến cuối năm 1955 bộ máy quản lý thôn Nậm Ban được kiện toàn và trực tiếp lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa. Về kinh tế, chủ trương vận động “cải cách dân chủ” đối với thành phần phú nông, trung nông, kết hợp giảm tô, giảm tức cho nông dân để kích thích sản xuất, đồng thời vận động nhân dân khai hoang, lựa chọn giống ngô, sắn năng xuất cao để canh tác; đẩy mạnh hình thức sản xuất mới, xây dựng tổ đổi công theo nguyên tắc: dân chủ, tự nguyện và cùng có lợi với mức đơn giản như mượn công, đổi công từng vụ, từng việc để hỗ trợ nhau về sức kéo, giống, nông cụ. Tuy vậy, trong quá trình cải cách ruộng đất thời kỳ này đã phạm một số sai lầm như áp đặt dập khuôn cải cách ở miền xuôi, "Cải cách dân chủ" ở miền núi; xử lý oan sai nhiều cán bộ đảng viên; ảnh hưởng chính sách đại đoàn kết và văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trong văn hóa, việc cấm đoán mo then...vv; không phân biệt rõ
  16. 16 tín ngưỡng, văn hóa truyền thống với mê tín dị đoan dẫn đến đập phá đền chùa, miếu, mạo; không cho truyền dạy các bài cọi, lời cổ ...vv Cuối năm 1959, bất mãn vì bị mất quyền lợi trong “cải cách dân chủ” và bị kích động của các thế lực phản động, lực lượng thổ ty, bang tá, lý trưởng đã ủng hộ và tham gia hoạt động thổ phỉ gây ra bạo loạn tại Đồng Văn. Chúng thực hiện chiếm cổng trời Cán Tỷ; bắt, giết cán bộ, cướp bóc, giết hại người dân không nghe theo chúng. Tại Nậm Ban, tướng phỉ Vàng Chỉn Cáo gửi thư liên lạc và chỉ thị cho ông Hạng Vần Giáo (tức Hạng Vần Phà, trước cách mạng làm lý trưởng ở đây) lôi kéo nhân dân theo phỉ. Tuy nhiên, với tinh thần cảnh giác cao của chính quyền và sự ủng hộ người dân, trong tuyên truyền, vận động các lực lượng bang tá, tổng giáp nên đã ngăn chặn kịp thời. Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn nay là "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường cho hệ thống xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới". Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ III (Vòng 2), được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Yên Minh, tổ Đảng Nậm Ban thuộc chi bộ Đảng Mậu Duệ đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng quan
  17. 17 hệ sản xuất mới, củng cố và phát triển tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp. Phát triển văn hóa – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới. Trong xây dựng Đảng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương với phương châm "Chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt", từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chương II DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN NẬM BAN ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, TÍCH CỰC CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN ĐÁNH MỸ, GIẢI PHÓNG MIẾN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1961-1975) I. Xã Nậm Ban được thành lập, tiếp tục khôi phục, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội chủ nghĩa (1961-1965) Xuất phát từ thực tiễn xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa tại địa phương, Tỉnh ủy Hà Giang nhận thấy, Mậu Duệ là xã có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều thôn bản chưa có tổ chức Đảng nên quá trình vận động, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; việc xây dựng các hợp tác xã, tổ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, để khắc phục hạn chế về điều kiện địa lý và dân cư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền và các tổ chức xã hội hoạt động kịp thời, hiệu quả,
  18. 18 Tỉnh ủy Hà Giang đề xuất chia tách xã. Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính Phủ ban hành Quyết định số 91/CP chia tách xã Mậu Duệ thành 2 xã mới (Nậm Ban và Mậu Duệ trực thuộc huyện Đồng Văn cũ), lúc này xã Nâm Ban gồm 6 xóm: Nà Tằm; Bắc Làng; Nậm Lụng; Nậm Ban, Bản Ruộc; Nà Tàn. Đến ngày 13 tháng 12 năm 1962 Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 211-CP chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện (Đồng Văn; Yên Minh và Mèo Vạc); huyện Yên Minh được thành lập với 13 xã, 3.294 hộ với 16.775 nhân khẩu2, Nậm Ban trực thuộc huyện Yên Minh. Sau khi xã được thành lập, một số cán bộ, đảng viên người Nậm Ban đang công tác ở Mậu Duệ được điều động về xã công tác, sinh hoạt theo tổ đảng Nậm Ban. Tháng 12 năm 1961, Ban thường vụ huyện ủy Đồng Văn (cũ) đã ra quyết định thành lập chi bộ xã Nậm Ban với 6 đảng viên, do đồng chí Lý Tiên Quẩy (quê quán tại xã Nậm Ban – Yên Minh) giữ chức bí thư chi bộ; đồng chí Vàng Quáng Tà (Nà Poòng – Nậm Ban) làm chủ tịch Ủy ban hành chính xã và các đồng chí Hoàng A Mèo, Hoàng Sử Lùng, Vàng Vần Lỷ, Nguyễn Văn Cang3. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra chương trình hành động cụ thể, nhằm lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; phân công nhiệm vụ công tác cho từng đảng viên đảm nhiệm, thống nhất đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát động phong trào tăng gia sản xuất; nêu cao tinh thần tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, không ngại khó 2 Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh tr 91. 3 Đồng chí Nguyễn Văn Cang là cán bộ được huyện tăng cường về xã giai đoạn 1962 - 1964
  19. 19 khăn, gian khổ; tích cực học, nắm vững Điều lệ, cương lĩnh của Đảng. Đầu tháng 2 năm 1962 Chi bộ tổ chức Đại hội lần thứ I với 6 đảng viên. Đại hội bầu đồng chí Lý Tiên Quẩy giữ chức bí thư chi bộ; Đồng chí Vàng Quáng Tà giữ chức phó bí thư - chủ tịch Ủy ban hành chính xã và đồng chí Nguyễn Văn Cang chi ủy viên; đồng thời thông qua nghị quyết Đại hội với mục tiêu cơ bản là: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát triển Đảng, chú trọng lựa chọn những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn cho Đảng, tập trung vào một số cán bộ chính quyền, đoàn thể, những quần chúng ưu tú tích cực tham gia các phong trào cách mạng. Trong giai đoạn 1961 - 1962 chi bộ đã kết nạp được 02 đồng chí là: Hoàng A Mèo, Vàng Vần Lỷ. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Ban Chấp hành TW với phương châm “chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt”, chi bộ đã nêu cao tinh thần cách mạng của mỗi đảng viên, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Quán triệt chủ trương của khu ủy, của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cơ sở, đặc biệt sau khi thành lập Đảng bộ huyện Yên Minh, chi bộ xã Nậm Ban đã tập trung chỉ đạo xây dựng và kiện toàn các đoàn thể quần chúng, tập trung phát triển KT-XH, tích cực thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về xây dựng huyện Yên Minh thành hậu phương vững chắc, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, Chi bộ đã tập trung lãnh chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã đẩy mạnh xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN, phát triển sản xuất, xây dựng văn hóa - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2