Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020): Phần 1
lượt xem 2
download
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người xã Ngọc Đường; nhân dân các dân tộc xã ngọc đường đẩy mạnh sản xuất, tham gia cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020): Phần 1
- ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ GIANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ NGỌC ĐƯỜNG TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NGỌC ĐƯỜNG (1954 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2022 1
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Ngọc Đường là một trong 8 xã, phường của thành phố Hà Giang, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, là căn cứ hậu phương đảm bảo an toàn cho các cơ quan của tỉnh, thành phố đứng chân qua các thời kỳ kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua các giai đoạn lịch sử với những biến cố thăng trầm, song cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Đường luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập và công tác; xây dựng xã Ngọc Đường vững về chính trị, giàu về kinh tế, sáng về văn hóa - xã hội, mạnh về quốc phòng - an ninh; trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần quan trọng cho sự phát triển của thành phố Hà Giang. Thực hiện chủ trương của Thành ủy về biên soạn lịch sử Đảng bộ các xã, phường; Ban Thường vụ Đảng ủy xã khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954 - 2020)”. Cuốn sách giới thiệu khái quát quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Đường qua các giai đoạn lịch sử. Nêu bật quá trình lãnh đạo của Đảng bộ xã trên các lĩnh vực, làm tài liệu nghiên cứu, vận dụng thực tiễn, góp phần giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cách mạng 3
- cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ trên địa bàn xã nói riêng và thành phố Hà Giang nói chung. Để các thế hệ tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng của ông, cha quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong quá trình biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo Thành ủy, phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cùng với sự tham gia đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân đã từng hoạt động, công tác tại xã Ngọc Đường qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu thành văn bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Ngọc Đường xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá 4
- nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954 - 2020)” tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. Trịnh Thị Hoài Linh Ủy viên Ban Chấp hành Thành ủy, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Đường 5
- Chương một KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ NGỌC ĐƯỜNG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ngọc Đường là xã nằm ở phía Đông, cách trung tâm thành phố Hà Giang 5km; phía Bắc giáp với các xã Thuận Hòa, Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; phía Đông giáp xã Yên Định, huyện Bắc Mê; phía Nam giáp xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên; phía Tây giáp với các phường Ngọc Hà, Quang Trung, thành phố Hà Giang. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.892,1 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.359,5ha còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Với địa hình đồi núi được bao bọc bởi dãy núi răng Cưa về phía Bắc, dãy núi con Rồng ở phía Đông, điểm cao núi đá 773 ở phía Tây, phía Nam được án ngữ bởi dãy núi Yên Ngựa. Khu vực trung tâm xã với địa hình khá bằng phẳng, thuận tiện cho phân bố dân cư và trồng các loại cây nông, lâm nghiệp. Khí hậu ở Ngọc Đường nằm trong tiểu vùng thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.000 mm, thuận tiện cho việc phát triển về nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Đặc biệt xã có quốc lộ 34 từ Hà Giang đi Cao Bằng chạy qua với chiều dài 5km (từ cầu Độc lập đến đỉnh dốc Tạm Mò) và quốc lộ 4C đi 6
- 4 huyện vùng cao: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Do vậy việc giao lưu, trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương khác có nhiều thuận lợi. Hệ thống sông, suối trên địa bàn xã khá phong phú, điển hình như suối Bản Tùy chạy dọc từ độ cao dãy núi Yên Ngựa xuôi về phía Nam hòa vào sông Miện. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi của nhân dân trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác lúa, ngô và các loại cây hoa màu khác phục vụ đời sống của người dân nơi đây. Trước đây xã Ngọc Đường có nhiều diện tích rừng nguyên sinh với các loại động, thực vật phong phú, đa dạng. Trên địa bàn xã có nhiều loại gỗ quý được xếp hạng như: đinh, lát, nghiến, trai…; nhiều loại thảo dược qúy như: nhân trần, thảo quả, quế, sa nhân... Ngoài ra, còn có nhiều động vật quý hiếm như: hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, khỉ, lợn rừng... cùng nhiều loại chim quý hiếm như: vẹt, yểng, gà lôi, gà rừng và nhiều loài chim thú khác. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là sau năm 1975, rừng không được bảo vệ đã bị tàn phá hết sức nghiêm trọng, diện tích rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Ngày nay với chính sách bảo vệ và phát triển rừng của Chính phủ, rừng và vườn rừng của các hộ gia đình trong xã đã được trồng mới, khoanh nuôi chăm sóc, bảo vệ và khai thác hợp lý đã tạo thêm thu nhập từ rừng cho nhân dân. 7
- Trước kia, trên địa bàn Ngọc Đường chỉ có những tuyến đường mòn. Những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đóng góp tích cực của nhân dân, xã đã hoàn thành đường ô tô đến khu vực trung tâm xã và các thôn trên địa bàn. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được xây dựng và đưa vào sử dụng, tạo sự lưu thông hàng hóa và đi lại thuận tiện cho nhân dân. Mặc dù có được một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Song, Ngọc Đường cũng có những khó khăn như: hàng năm khi đến mùa mưa bão rất dễ xảy ra lũ lụt, sạt lở gây thiệt hại tới hoa màu, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của xã. Thời kỳ Pháp thuộc, Ngọc Đường là địa bàn thôn Tồng Tùy với 8 xóm gồm: Bản Tùy, Bản Cưởm, Tà Vải, Nậm Tài, Nà Báu, Tạm Mò (nay thuộc địa bàn huyện Bắc Mê), Tông Tạo (nay thuộc địa bàn phường Quang Trung), Cốc Cọ (nay là địa bàn thuộc phường Trần Phú, Ngọc Hà) thuộc tổng Phú Linh, xã Phú Linh, Châu (huyện) Vị Xuyên. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, ngày 16/9/1949 Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 10 ra Quyết định số 433/QĐ-HCI, về thành lập các xã thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Theo đó tách thôn Tồng Tùy xã Phú Linh để thành lập xã Ngọc Đường. Xã Ngọc Đường được thành lập với 8 thôn, trên 300 hộ dân và 2.156 khẩu, chủ yếu là dân tộc 8
- Tày người bản địa và dân tộc Dao, dân tộc Hoa, dân tộc Kinh, dân tộc Mông và một số ít dân tộc khác. Để đáp ứng yêu cầu phát triển thị xã Hà Giang, vừa có địa bàn làm hậu cứ, vừa đảm bảo cơ cấu công - nông - nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội, cuối năm 1984, thực hiện Quyết định số 125/QĐ - HĐBT ngày 9/10/1984 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xã Ngọc Đường được tách từ huyện Vị Xuyên để sáp nhập vào thị xã Hà Giang. Từ đó đến nay, Ngọc Đường trở thành xã làm hậu cứ quan trọng và là xã động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Giang. Năm 2005, nhằm đáp ứng yêu cầu về xây dựng phát triển thị xã Hà Giang trở thành thành phố, đô thị loại III trực thuộc tỉnh và thực hiện Nghị định số 104/2005/NĐ-CP, ngày 9/8/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, phường thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Thị xã đã tách một phần diện tích và dân số của xã Ngọc Đường và phường Trần Phú để thành lập Phường Ngọc Hà. Trải qua nhiều lần chia tách và sáp nhập, đến năm 2019 xã Ngọc Đường có 9 thôn: Bản Tùy, Tà Vải, Đoàn Kết, Sơn Hà, Thái Hà, Nậm Tài, Bản Cưởm 1, Bản Cưởm 2 và thôn Nà Báu với 875 hộ, 3.755 người, mật độ dân số đạt 99 người/km², với 13 dân tộc cùng đoàn kết chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 34,22%, dân tộc Tày chiếm 32,61%, dân tộc Dao là 27,48%, 9
- Mông chiếm 2,4%, còn lại là các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 3,2%1. Trải qua thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc Ngọc Đường vẫn còn lưu giữ được các nét văn hóa truyền thống như: lễ hội Lồng Tông thôn Bản Cưởm 1, Bản Cưởm 2, lễ hội Thành Hoàng Làng của dân tộc Tày ở thôn Bản Tùy được tổ chức vào dịp mồng 4-5 tháng giêng hàng năm, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mọi người được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Lễ hội Bàn Vương của người Dao ở thôn Nậm Tài phản ánh sâu đậm những nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc… Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nhân văn trong tương lai. Nhân dân các dân tộc Ngọc Đường luôn có ý thức bảo tồn và lưu giữ những nét văn hóa dân gian bằng hình thức truyền miệng bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tình ca, tục ngữ, hát tự sự và hát đối... Văn hóa, văn nghệ luôn gắn liền với sự tồn tại và quá trình phát triển của đồng bào, nó là phương thức thể hiện sự sâu sắc tư tưởng và tình cảm với giá trị nhân văn cao đẹp như: yêu mến con người, yêu quê hương đất nước, can đảm, bất khuất, 1 Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/4/2019 10
- sống chung thủy, bao dung độ lượng, chịu thương chịu khó, cần cù lao động để xây dựng cuộc sống. Người dân Ngọc Đường theo tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngoài ra hàng năm nhân dân còn tổ chức các nghi thức, lễ hội để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người ấm no, hạnh phúc. Trong thời kỳ phát triển mới, những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo về quan hệ gia đình, dòng họ là yếu tố quan trọng để bảo đảm sự đoàn kết chặt chẽ, trật tự và ổn định với mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc ở Ngọc Đường. Gắn với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, con người và mảnh đất Ngọc Đường đã hun đúc nên truyền thống chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Với truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo và ý chí tự lực, tự cường, biết bao thế hệ các dân tộc xã Ngọc Đường đã gắn bó với làng bản, ruộng nương, đoàn kết đấu tranh với giặc ngoại xâm và thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ quê hương, làm ra hạt thóc, hạt ngô, manh áo để trường tồn và phát triển. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo cho con người nơi đây tính cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết cộng đồng, tối lửa tắt đèn có nhau, cùng nhau góp công, góp sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng mọi thiên tai, địch họa. 11
- Trước đây, người dân Ngọc Đường chỉ trồng lúa nương, ngô và canh tác nương rẫy theo lối cổ truyền nên năng suất thấp, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ sau khi thực hiện sáp nhập vào thị xã (1984), đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986), đời sống sản xuất, kinh tế của nhân dân Ngọc Đường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Sản xuất nông - lâm nghiệp có bước tiến vững chắc. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng cao. Trạm y tế xã được đầu tư, nâng cấp và trang bị phương tiện phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế xã từng bước được chuẩn hóa về bằng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Xã được công nhận đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Phong trào văn hóa - văn nghệ cũng được phát triển, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được duy trì ở các thôn; được tổ chức, giao lưu vào những dịp lễ, tết, ngày Đại đoàn kết toàn dân... Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực giáo dục của xã có những bước tiến vững chắc. Trường học khang trang, đủ lớp cho học sinh. Năm học 2019 - 2020, toàn xã có tổng số 800 học sinh ở cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở). Chất lượng dạy và học không ngừng nâng cao. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường luôn đạt trên 98%. 12
- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị của xã ngày càng được củng cố vững chắc. Nhân dân các dân tộc Ngọc Đường luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn kết một lòng, hăng hái lao động sản xuất, sáng tạo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hệ thống chính trị luôn được kiện toàn, củng cố từ xã tới thôn, tổ chức hoạt động hiệu quả; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Trải qua các thời kỳ lịch sử, truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, ẩn mình trong mỗi người dân Ngọc Đường. Từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống đó được nhân lên gấp bội, nhân dân các dân tộc xã Ngọc Đường đã đoàn kết đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cứu nước. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đồng bào các dân tộc Ngọc Đường phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tích cực phục vụ chiến đấu, đập tan âm mưu phá hoại nhiều mặt của địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Có thể khẳng định, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân xã Ngọc Đường đã phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc sâu sắc, hình thành đức tính chung quý báu: Thật thà, bao dung, tự trọng; dũng 13
- cảm, kiên cường trong đấu tranh; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Những đức tính đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt để tồn tại trước thử thách của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần tô thắm trang sử vàng của quê hương, đất nước. II. NHÂN DÂN XÃ NGỌC ĐƯỜNG THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1954 Dưới thời Pháp thuộc, xã Ngọc Đường là thôn Tồng Tùy thuộc xã Phú Linh Châu (huyện) Vị Xuyên. Ngày 20/8/1891 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập tỉnh Hà Giang trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Bộ máy hành chính của tỉnh Hà Giang được thực dân Pháp đặt trên địa bàn phủ Tương Yên (sau này là huyện Vị xuyên). Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền lực và tính pháp lý quyết định của Toàn quyền Đông Dương, từ đó trở đi tỉnh Hà Giang có tên trên bản đồ hành chính của Việt Nam. Phủ Tương Yên dần dần phát triển mở rộng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Hà Giang và tên gọi thị xã Hà Giang được hình thành từ đó. Thời kỳ này, Phú Linh là một tổng gồm 5 xã: Bạch Ngọc, Lang Can, Thúy Loan, Linh Hồ và xã Phú Linh thuộc châu Vị Xuyên. Năm 1930 xã Bạch Ngọc được tách ra khỏi tổng Phú Linh để nhập vào tổng Hướng Minh thuộc huyện Bắc Quang. Năm 1940 chính quyền thực dân Pháp tiếp tục tách xã Lang Can khỏi tổng Phú Linh để sáp nhập vào châu Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Thời kỳ này, tổng 14
- Phú Linh còn 3 xã là: Phú Linh, Linh Hồ, Thúy Loan. Xã Phú Linh lúc đó có 4 thôn và 17 xóm gồm: Thôn Tông Mường có 3 xóm: Bản Mường, Bản Noong, Phiêng Vàng. Thôn Tường Hóa có 3 xóm: Cốc Phường, Bắc Ngàn, Bản Ngàn. Thôn Kiêm Thảo có 3 xóm: Bản Thẳm, Bản Thấu, Bản Chang. Thôn Tồng Tùy có 8 xóm: Bản Tùy, Bản Cưởm, Tà Vải, Nặm Tài, Tạm Mò, Tông Tạo, Nà Báu, Cốc Cọ. Thời kỳ này, Thực dân Pháp và bè lũ tay sai dùng mọi thủ đoạn thâm độc về chính trị và đàn áp về quân sự ra sức khai thác, vơ vét cướp đoạt các tài nguyên khoáng sản quý giá của địa phương; đặt ra nhiều loại sưu thuế nặng nề, tàn nhẫn để bóc lột đồng bào ta như thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế ngựa thồ, thuế gia ốc, thuế nuôi quân… làm cho đời sống của nhân dân đã khổ lại càng trở lên bần cùng hơn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Chúng còn bắt nhân dân ta đi làm phu xây đồn, đắp lũy ở những nơi hiểm yếu và mở đường giao thông từ trung tâm đi các nơi chúng đóng quân, khai thác lâm, khoáng sản, vật quý hiếm của địa phương, làm các trang trại đồn điền. Thực hiện các chính sách ngu dân để dễ bề cai trị; kết quả là đa số hộ dân chỉ đủ ăn trong 6 tháng, còn lại phải tìm kiếm củ mài, củ nâu, rau rừng để ăn chống đói, số hộ đủ ăn trong 15
- cả năm chiếm khoảng từ 15 - 20%. Trên địa bàn xã không có trường học. Năm 1945 trước khi cách mạng Tháng 8 thành công, xã có trên 90% dân số mù chữ. Về Y tế, thực dân Pháp thâm độc khuyến khích đầu độc nhân dân ta chữa bệnh bằng những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; kết quả số người chết vì dịch bệnh rất cao, tình trạng “có đẻ không có nuôi” rất phổ biến, tuổi thọ của người dân không vượt quá 50 tuổi Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã vào giai đoạn cuối, những chiến thắng to lớn dồn dập của phe đồng minh, chủ yếu là chiến thắng của Hồng quân Liên Xô có tính chất quyết định làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến tranh trên chiến trường đã tác động mãnh mẽ tới tình hình Đông Dương và cách mạng Việt Nam. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển. Ở Châu Á, ngày 09/3/1945 phát xít Nhật làm đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Ở Hà Giang, phát xít Nhật nhanh chóng cướp chính quyền của thực dân Pháp và củng cố lại chính quyền tay sai ở địa phương, thực hiện chính sách bóc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Lúc này cơ sở cách mạng và lực lượng du kích của Việt Minh từ Bắc Quang, Yên Minh, Bắc Mê, Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ phát triển mạnh mẽ. 16
- Ngày 02/6/1945, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do các đồng chí Hồng Quốc, Mệnh Lệnh chỉ huy đến xã Phú Linh ở tại nhà bà Hà Thị Ý, Bản Mường để xây dựng lực lượng cách mạng và tổ chức khai hội. Trong thời gian ở Phú Linh các chiến sỹ cách mạng và nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng lên cột cao, tiến hành tuyên truyền, vận động quần chúng, đoàn kết đấu tranh chống phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng, chờ thời cơ giành chính quyền. Các chiến sỹ Việt Minh đi đến đâu cũng được nhân dân bảo vệ, ủng hộ lương thực, thực phẩm. Một số lính dõng được các chiến sỹ Việt Minh cảm hóa đã tự nguyện mang súng, đạn đến nộp cho đội vũ trang, trong đó có 3 người tình nguyện xin gia nhập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sau ba ngày ở Phú Linh, đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đã tiến vào Bắc Mê để gây dựng cơ sở. Tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Ở Việt Nam, phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập cho nhân dân ta. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nước. Ngày 02/9/1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt 17
- quốc dân đồng bào cả nước và thế giới tại Quảng trường Ba Đình. Tại Hà Giang, lực lượng cách mạng dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ đã dùng áp lực sức mạnh quân sự kết hợp với vận động cách mạng thu phục lực lượng Quốc dân đảng và tay sai phản động của Pháp, Nhật, Tưởng giải phóng thị xã Hà Giang. Ngày 8/12/1945, Tiểu đoàn khố đỏ do đại úy Nguyễn Duy Viên là tay sai của thực dân Pháp đã được Việt Minh cảm hóa, thu phục lãnh đạo tổ chức binh biến, bắt toàn bộ chỉ huy và binh lính Quốc dân đảng, giao thị xã Hà Giang cho Việt Minh. Lúc này, địa bàn xã Phú Linh cũng được giải phóng, quần chúng nhân dân phấn khởi tích cực tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, củng cố xây dựng địa bàn xã Phú Linh trở thành căn cứ hậu phương cho lực lượng vũ trang của Việt Minh tiến quân giải phóng các huyện trên địa bàn tỉnh. Nhân dân thôn Tồng Tùy (Ngọc Đường ngày nay), xã Phú Linh cùng với lực lượng Việt Minh tiếp tục cuộc đấu tranh chống quân Tưởng và bè lũ tay sai của chúng. Đến ngày 25/12/1945, lực lượng vũ trang của ta đã giải phóng hoàn toàn địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó có thôn Tồng Tùy, xã Phú Linh, Vị Xuyên. Sau khi giải phóng thị xã Hà Giang, đồng chí Thanh Bắc dẫn đầu một đội quân cách mạng đến xã Phú Linh khai hội, tuyên bố giải tán chính quyền cũ, xóa bỏ mọi thứ thuế và tạp dịch khác. Đồng thời công bố thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời xã Phú Linh. Các ban 18
- công an xã, Ban quân sự xã, các đoàn thể được thành lập để giúp Ủy ban Hành chính bảo vệ chính quyền, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã và vận động nhân dân tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng, thi đua lao động sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Ngày 25/12/1945, Ủy ban hành chính lâm thời và tỉnh Đảng bộ Việt Minh Hà Giang ra mắt trước toàn thể nhân dân đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, dưới chính quyền dân chủ nhân dân, đồng bào các dân tộc các thôn Tồng Tùy (Ngọc Đường ngày nay) xã Phú Linh thực sự trở thành người chủ của quê hương, đất nước. Mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ của nhân dân; bảo vệ cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lực lượng thanh niên thôn Tồng Tùy, xã Phú Linh tích cực tham gia vào đội tự vệ cứu quốc của lực lượng Việt Minh, vừa làm nhiệm vụ tiếp quản bảo vệ các cơ quan công sở, các cơ sở quân sự, kinh tế vừa làm nhiệm vụ phòng gian, bảo mật, giữ vững an ninh, trật tự trị an trên địa bàn xã. Quần chúng nhân dân tích cực hăng hái thi đua lao động sản xuất, bảo vệ các thành quả của cách mạng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trở thành nền tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà nhân dân ta hằng khao khát. Từ đây, mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, 19
- kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa dân tộc ta tiến lên một thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên xã hội chủ nghĩa. Nhân dân làm chủ cuộc đời mình, làm chủ xã hội và quê hương đất nước. Tuy nhiên, nhà nước cách mạng của nhân dân ta vừa ra đời đã phải đương đầu với thù trong giặc ngoài, với vô vàn khó khăn, thử thách. Nạn đói hoành hành, giặc dốt, giặc ngoại xâm, cùng những tàn dư của xã hội cũ, hậu quả của gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến để lại rất nặng nề. Trong bối cảnh lịch sử chung của cả nước, Đảng bộ và chính quyền lâm thời của tỉnh vừa mới thành lập đã phải đương đầu với sự chống phá của nhiều thế lực phản động trong và ngoài nước, chúng là bè lũ tay sai của thực dân Pháp, phát xít Nhật, Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch còn tàn dư để lại. Để hợp pháp hóa chính quyền dân chủ nhân dân, Trung ương Đảng chủ trương và tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, bầu ra Quốc hội, Ủy ban hành chính các cấp. Ngày 06/01/1946, nhân dân các dân tộc thôn Tồng Tùy, xã Phú Linh, Vị Xuyên cùng với nhân dân cả nước đã nô nức đi bầu cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất và Ủy ban hành chính các cấp. Dưới sự quản lý điều hành của chính quyền cách mạng, các phong trào “thi đua ái quốc” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động để diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm được nhân dân các dân tộc thôn Tồng Tùy tích cực 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn