intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020): Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 - 1986); đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường (1954-2020): Phần 2

  1. Chương bốn ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NGỌC ĐƯỜNG TRONG THỜI KỲ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 2020) I. ĐẢNG BỘ XÃ NGỌC ĐƯỜNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NHỮNG NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 2000) Ngày 8/10/1986, Đại hội Đảng bộ xã Ngọc Đường lần X nhiệm kỳ (1986 – 1991) được triệu tập, dự Đại hội có 55 đảng viên. Trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, nhìn thẳng vào sự thật do Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Đại hội Đảng bộ xã đã nghiêm túc kiểm điểm các mặt công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm 1981 - 1986 và xác định mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ của giai đoạn 1986 - 1991 là: Xây dựng kiện toàn sắp xếp lại tổ chức, cán bộ; tổ chức sắp xếp lại về tổ chức, cán bộ làm công tác quản lý các Hợp tác xã; đổi mới phong cách lãnh đạo; chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước; tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, ổn định đời sống nhân dân. Xây dựng Đảng và hệ thống 93
  2. chính trị trong sạch, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên. Đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội và hiện tượng tiêu cực. Động viên nhân dân đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí; tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ 5 đồng chí, đồng chí Vương Văn Chài được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Tháng 02/1987, Đảng bộ xã đã tổ chức triển khai quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đảng bộ thị xã Hà Giang và Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ X tới toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đảng bộ tập trung tuyên truyền cho nhân dân hiểu về chủ trương, đường lối và 3 chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra gồm: Chương trình sản xuất lương thực thực phẩm - Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng - Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội. Với đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra động lực lớn thúc đẩy nhân dân hăng hái thi đua, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Ngọc Đường vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng với tinh thần khí thế thi đua sôi nổi. Trên cơ sở đó Đảng bộ lãnh đạo chính quyền, mặt trật Tổ quốc và các đoàn thể quần 94
  3. chúng vận động nhân dân thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng. Lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng được kiện toàn và đổi mới về nội dung phương thức hoạt động nêu cao vai trò tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nâng cao ý thức làm chủ tập thể, làm chủ xã hội; ý thức thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Vận động nhân dân đổi mới về tư duy kinh tế thực hiện sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt cho nhân dân học tập về các Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Lao động, luật Đất đai… để nhân dân hiểu và thực hiện. Về xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân thường xuyên được củng cố kiện toàn, tháng 2/1987 Đảng bộ thực hiện đề án tổ chức sắp xếp lại 6 Chi bộ trực thuộc thành 10 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ với 96 đảng viên. Thực hiện chia tách lại địa giới hành chính từ 7 Thôn bản (7 HTX) thành 5 thôn bản và 9 Tổ nhân dân nhằm đảm bảo cho công tác lãnh chỉ đạo, quản lý dân cư và phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của cấp ủy, chính quyền xã được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, phát triển của thị xã Hà Giang. Cùng với đó Đảng bộ chỉ đạo các Chi bộ thực hiện tổ chức củng cố kiện toàn mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 95
  4. quần chúng ở các Thôn và Tổ nhân dân. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân tổ chức quản lý, hướng dẫn nhân dân sinh hoạt đi vào nề nếp theo đơn vị hành chính mới. Dưới sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy đã tạo nên sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân, mọi sinh hoạt của nhân dân theo đơn vị hành chính mới đã dần ổn định đi vào nề nếp. Công tác quản lý dân cư và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, các mặt công tác của Đảng ủy được tăng cường sâu sát và kịp thời, đáp ứng được sự lãnh đạo của Đảng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Năm 1988, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Đảng bộ xã triển khai tổ chức thực hiện sắp xếp lại các HTX, chuyển đổi phương thức quản lý từ bao cấp sang thực hiện giao đất, khoán sản phẩm cho các hộ xã viên. Nhằm nâng cao vai trò làm chủ tập thể của các hộ xã viên theo phương châm các hộ xã viên tự hạch toán, tự sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và giao nộp sản phẩm theo số lượng hợp tác xã đã khoán. Cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn đã tạo ra động lực thúc đẩy các hộ xã viên nâng cao tính chủ động, tích cực sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, diện tích đất canh tác của các hợp 96
  5. tác xã được các hộ xã viên đẩy mạnh hoạt động sản xuất thâm canh tăng vụ. Công tác chăn nuôi giai đoạn này trên địa bàn xã phát triển mạnh, năm 1988, xã có đàn lợn nái với 241 con, đàn trâu 521 con, đàn bò 18 con, đàn ngựa 51 con, đàn dê 156 con, diện tích nuôi cá 80,000m2 đạt sản lượng 8 tấn cá thịt, trong đó một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi Gà công nghiệp, Trê phi, Ba ba và một số đặc sản khác đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng từng bước phát triển năm 1987 xã có 10 hộ có ô tô vận tải, 6 xe công nông, 10 máy xay sát, 18 hộ sản xuất vật liệu xây dựng, 50 hộ làm nghề đan lát. Với những bước phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước đạt tăng trưởng bình quân từ 5 - 7%/ năm đã từng bước ổn định, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Tuy nhiên đời sống của nhiều hộ gia đình vẫn còn gặp khó khăn trong đó: tỷ lệ hộ khá chiếm 20%, trung bình 40%, số hộ còn lại là hộ kinh tế khó khăn và đói. Trong năm 1988, tình hình thế giới có nhiều biến động, hệ thống CNXH rơi vào khủng hoảng chính trị, đứng trước nguy cơ thoái trào, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động ảnh hưởng tới quan hệ Việt - Trung. Từ ngày 21/12/1988, Trung Quốc ngừng các hoạt động quân sự tiến công lấn chiếm và pháo kích sang biên giới nước ta. Quan hệ Việt - Trung chuyển sang một giai đoạn mới, chuyển từ đối đầu trực tiếp về 97
  6. quân sự sang đối thoại. Ngày 13/3/1989, Trung Quốc rút lực lượng và phương tiện quân sự rời khỏi 30 điểm lấn chiếm, đóng quân trái phép trên biên giới tỉnh Hà Tuyên, chiến tranh biên giới tại Hà Giang kết thúc, nhân dân trở lại với cuộc sống hòa bình. Năm 1990, xã thực hiện giao được 106,05ha đất nông nghiệp cho 895 hộ trồng lúa và hoa màu; năng suất lúa đạt 36,3 - 45 tạ/ha và đạt bình quân 40 tạ/ha. Diện tích trồng cây công nghiệp phát triển mạnh trong đó: Cây dâu tằm đạt 12,7 ha, Cà phê 2 ha, Quế 20.000 cây, cây ăn quả 4 ha; diện tích trồng rau các loại là 14,65 ha. Chính quyền xã phối hợp với Kiểm Lâm thị xã thực hiện giao 2.448 ha đất rừng cho 26 hộ quản lý, trong đó 1.448 ha rừng phòng hộ núi đá, 1.440 ha rừng phòng hộ núi đất và rừng tái sinh được nhân dân chăm sóc, bảo vệ. Các hộ được giao đất, giao rừng đã có ý thức bảo vệ rừng, chủ động khai thác sử dụng diện tích đất rừng phát triển kinh tế hiệu quả, chấm dứt tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Các ngành chăn nuôi, trồng trọt được nhân dân bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi được cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Xã đã vận động nhân dân hiến đất mở rộng Quốc lộ 2 (đường lên các huyện vùng cao Đồng Văn, Mèo Vạc) và Quốc lộ 34, mở mới các trục đường dân sinh, đào rãnh thoát nước, làm sạch các khu vực công cộng. UBND xã đã huy động 125 dân công thực hiện nghĩa vụ 98
  7. công ích làm cầu Phong Quang; 2.378 ngày công làm đường liên thôn bản, đào đắp kênh mương, xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nước vào ruộng đồng. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã Ngọc Đường trong giai đoạn 1986 - 1991, cán bộ, nhân dân xã Ngọc Đường đã từng bước thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao, từ chỗ nhiều hộ gia đình trong năm 1986 còn thiếu lương thực, thực phẩm thì đến năm 1991 có trên 70% số hộ gia đình tự túc đủ lương thực, thực phẩm ăn trong cả năm. Có 20% số hộ thuộc diện hộ kinh tế khá, giàu, có nhà xây, nhà sàn gỗ kiên cố, có ti vi, đài cát sét, quạt điện; 30% số hộ thuộc diện kinh tế khó khăn tập trung chủ yếu ở các hộ người Mông, Dao. Nhiều hộ gia đình đã thay đổi tư duy kinh tế thực hiện sản xuất hàng hóa, mở các dịch vụ, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường góp phần bình ổn giá cả thị trường, khắc phục được sự khan hiếm về hàng hóa tiêu dùng. So với năm 1987, tổng giá trị sản lượng nông lâm nghiệp năm 1988 tăng 12%, giá trị các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tăng 5%. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thôn bản ngày một sầm uất, nhân dân phấn khởi tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ xã Ngọc Đường vẫn còn 99
  8. nhiều mặt hạn chế. Công tác lãnh đạo định hướng sản xuất hàng hóa làm mũi nhọn, trọng tâm động lực cho phát triển kinh tế và quy hoạch các vùng phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương còn nhiều bỡ ngỡ. Công tác lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tư duy về sản xuất hàng hóa và thị trường đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mới, chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sản xuất hàng hóa và thị trường. Do đó, nhân dân phát triển sản xuất tự do, manh mún, sản xuất theo tư duy kinh tế tự cung, tự cấp là chủ yếu. Trong sản xuất hầu như chưa có sự hạch toán theo giá trị nên hiệu quả kinh tế không cao. Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội. Trong những năm 1986 -1991, Đảng bộ xã đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp học. Năm 1991, xã có 3 trường chính và 5 điểm trường, 85 giáo viên. Tổng số học sinh 932 em với 43 lớp học, trong đó Cấp I là 574 học sinh/27 lớp, Cấp II là 183 học sinh/8 lớp, Mầm non là 175 cháu. Hàng năm, hệ thống trường lớp học đều được đầu tư sửa chữa nâng cấp về cơ sở vật chất dạy và học. Đội ngũ giáo viên có 25 giáo viên đạt chuẩn dạy cấp II, 38 giáo viên dạy cấp I và 12 giáo viên dạy Mầm non. Tỷ lệ học sinh được lên lớp đạt 85%, chuyển cấp hàng năm trung bình đạt 95%. Cùng với đó, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhiều hộ gia đình mua được đài cát séc, 100
  9. ti vi, điện thoại; các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện chính trị của địa phương diễn ra thường xuyên sôi nổi. Toàn xã có 6 đội văn nghệ quần chúng, các trường học đều thành lập được Đội văn nghệ xung kích tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân. Về Quốc phòng - An ninh trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng 1986 – 1991, Đảng bộ xã không ngừng củng cố xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an xã vững mạnh đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong những năm còn chiến tranh biên giới, Đảng bộ xã đã vận động nhân dân đóng góp sức người sức của với hàng trăm dân công, hàng nghìn ngày công xây dựng trận địa, công sự, vận chuyển đạn dược... phục vụ chiến đấu. Ủng hộ bộ đội hàng chục tấn rau xanh, nhường cơm xẻ áo nuôi bộ đội, nhiều hộ gia đình cho bộ đội đóng quân ở nhờ từ 2 tiểu đội trở lên. Những đóng góp về sức người, sức của của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Đường đã góp phần cùng nhân dân cả nước giữ vững biên giới biên cương Tổ quốc. Tháng 10/1991, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Thị xã Hà Giang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, xã 101
  10. Ngọc Đường trở thành xã quan trọng của thị xã. Với yêu cầu xây dựng phát triển của thị xã, năm 1991 xã đã đón nhận gần 100 hộ gia đình là bộ đội xuất ngũ, phục viên, cán bộ, viên chức nghỉ hưu từ các tỉnh vùng xuôi lên công tác và định cư, làm ăn, sinh sống. Xã đã bố trí sắp xếp lại chỗ ở, vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ các hộ dân mới đến ổn định chỗ ở, lao động sản xuất, cùng nhau đoàn kết xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Ngày 08/10/1991, Đại hội Đảng bộ xã Ngọc Đường lần thứ XI, nhiệm kỳ (1991 - 1996) được triệu tập, dự Đại hội có 55 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội nghiêm túc kiểm điểm chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh trong những năm 1986 - 1991; quán triệt sâu sắc toàn diện Nghị quyết và Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội đã thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Hà Giang lần thứ XII; xác định phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 1991 - 1996 là: Phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí; tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Ban Thường vụ 3 đồng chí; đồng chí 102
  11. Nông Thanh Bình được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phạm Hải Yến được bầu làm Thường trực Đảng ủy, đồng chí La Đức Thận, Ủy viên BTV Đảng ủy. Trong 5 năm 1991 - 1996, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Ngọc Đường đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cuối năm 1994, Đảng bộ xã đã tiến hành các biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động sản xuất đối với 7 hợp tác xã gồm: 4 HTX nông nghiệp, 3HTX trồng cây công nghiệp, trồng rau và 11 Tổ nhân dân. Thực hiện việc giao đất, giao rừng đến từng hộ dân theo Luật Đất đai. Việc thực hiện các biện pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của Đảng bộ nhân dân xã Ngọc Đường ngày càng đạt được những kết quả tích cực, năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng được nâng cao, cụ thể là: Trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1996, với 106,05 ha đất nông nghiệp Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục mọi khó khăn, thiên tai, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, qua đó tổng sản lượng lương thực (quy ra thóc) đạt 597,4 tấn; năng suất bình quân đạt 49,11 tạ/ha/năm. Riêng HTX trồng rau Quyết Thắng với diện tích 4,56 ha trồng rau xanh, hàng năm bình quân đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 400 tấn rau xanh các loại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ổn định thu nhập và đời sống của các hộ xã viên. 103
  12. Về lĩnh vực chăn nuôi được quan tâm, đến năm 1996, đàn lợn của xã có 1.987 con, trong đó lợn nái phục vụ cho tái đàn là 241 con, đàn trâu 521 con, đàn bò 18 con, đàn ngựa 51 con, đàn dê 156 con, diện tích thả cá: 80.000 m2 đạt sản lượng bình quân hàng năm khoảng 8 tấn cá thịt. Bên cạnh đó, chăn nuôi đã từng bước có xu hướng phát triển thành sản xuất hàng hóa, một số hộ dân đã mạnh dạn nuôi gà công nghiệp, cá trê phi, ba ba và các loại con đặc sản khác đạt hiệu quả kinh tế cao. Các dự án theo mô hình VACR bước đầu đã thu được kết quả tốt như ở tổ 9, Bản Tùy, Bản Cưởm, Quyết Thắng. Về lâm nghiệp. Đảng bộ đã lãnh chỉ đạo chính quyền thực hiện tốt kế hoạch giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, kết quả năm 1996 xã có 2.448 ha đất rừng, trong đó rừng phòng hộ núi đá là 1.448 ha đã giao cho 26 hộ quản lý và vận động nhân dân tích cực trồng mới, phát triển rừng, bảo vệ rừng núi đất được 1.440 ha. Góp phần ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác, phá rừng của người dân. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 1996, xã đã có 10 hộ có phương tiện ô tô làm dịch vụ vận tải, 6 xe công nông làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, 10 hộ có máy xay sát phục vụ nhu cầu xay sát lương thực cho nhân dân, 18 hộ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn thị xã, 50 hộ phát triển nghề đan lát sản xuất các sản phẩm mây, tre đan. Với sự phát triển một số ngành nghề tiểu 104
  13. thủ công nghiệp trên địa bàn xã đã góp phần giải quyết được việc làm cho 150 - 200 lao động của xã, đảm bảo có thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của người dân. Trong 5 năm, xã đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận vay các nguồn vốn của nhà nước để phát triển kinh tế: làm giàu, xóa đói giảm nghèo với số tiền bình quân hàng năm trên 700 triệu đồng, các hộ được vay vốn cơ bản đều sử dụng vốn đúng mục đích khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay. Thực hiện thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao. Đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao rõ rệt từ chỗ năm 1993 xã có 20 hộ đói, thiếu lương thực từ 3 - 4 tháng/năm đến năm 1996 xã không còn hộ đói; số hộ giàu, khá không ngừng tăng lên. Năm 1996, xã có 60 hộ giàu, tăng 38 hộ so với năm 1991; hộ khá 290 hộ tăng 105 hộ so với năm 1991; số hộ trung bình 440 hộ; hộ nghèo, khó khăn 20 hộ. Trên 60% số hộ có phương tiện nghe nhìn, giải trí và phương tiện thông tin liên lạc hiện đại. Về giáo dục đào tạo luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Cơ sở vật chất từ Mầm Non đến cấp Trung học cơ sở được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị dạy và học. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập cho trên 900 học sinh từ Mẫu giáo, mầm non đến Trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học từng bước được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, thể thao ở các trường phát triển mạnh và được duy trì thường xuyên đi vào nề nếp. Phong trào thi 105
  14. đua dạy tốt, học tốt ở các trường diễn ra sôi nổi được Hội phụ huynh học sinh ở các trường quan tâm ủng hộ. Năm 1993 Hội phụ huynh học sinh các trường đã quyên góp được trên 2.216.000 đồng cho hoạt động khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích trong giảng dạy và học tập. Từ năm 1991 - 1996 tỷ lệ học sinh được lên lớp, tốt nghiệp chuyển cấp đều đạt 98%, năm 1996, xã được công nhận là xã đạt chuẩn về phổ cập tiểu học. Công tác y tế: Xã có 1 trạm xá với 3 y sỹ và 01 dược tá đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thường xuyên duy trì chế độ khám chữa bệnh, phòng dịch. Cán bộ y tế phối hợp cùng với các đoàn thể nhân dân đã vận động nhân dân thực hiện đảm bảo chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình. Kết quả là số gia đình sinh con thứ 3 đã được hạn chế, tỷ lệ sinh con tự nhiên năm 1995 là 2,3% giảm xuống còn 1,7% (năm 1996). Các phong trào văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên sôi nổi rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Hàng năm đội văn nghệ và đoàn thể thao của xã tham gia hội diễn văn nghệ, thể thao cấp cụm 3 xã do thị xã tổ chức đều đạt các giải cao. Công tác chăm sóc động viên đối tượng thương bệnh, binh, gia đình người có công với cách mạng, người cao tuổi thường xuyên được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể quần chúng nhân dân quan tâm động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần. Nhân dân tích cực tham gia ủng hộ quỹ xây dựng nhà 106
  15. tình nghĩa cho các đối tượng chính sách người có công trên địa bàn xã. Do đó các đối tượng chính sách của xã đều có cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc. Công tác quốc phòng - an ninh. Thường xuyên được củng cố xây dựng duy trì 1 Trung đội dân quân cơ động và 01 Trung đội dự bị động viên đủ biên chế sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Nắm lực lượng, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ 2 đợt/ năm đạt và vượt chỉ tiêu giao quân. Từ năm 1991 - 1996, xã có 19 thanh niên lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng công an xã, triển khai cho nhân dân học tập các chỉ thị, nghị quyết của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Nội vụ về truy quyét tội phạm, phòng chống các tụ điểm tệ nạn xã hội. Năm 1993, lực lượng công an đã giải quyết 47 vụ việc: 18 vụ về ma túy, trộm cắp tài sản công dân 12 vụ; 8 vụ đánh bạc, gái mại dâm 2 vụ; đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc 5 trường hợp; 6 vụ hành nghề mê tín dị đoan, 1 vụ xây miếu thờ trái phép, chuyển công an cấp trên giải quyết 7 đối tượng. Công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch được công an xã thường xuyên nắm chắc địa bàn, năm 1994 có 886 hộ đến 1996 là 933 hộ và 4.193 nhân khẩu. Công an xã tăng cường quản lý tốt các đối tượng, tụ điểm tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng. Trong 5 năm, Đảng bộ đã làm tốt công tác bồi dưỡng quần chúng ưu tú, phát 107
  16. triển đảng viên mới được 48 đảng viên và tiếp nhận đảng viên là bộ đội xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu ở các cơ quan, đơn vị về định cư sinh sống tại địa bàn xã là 33 đảng viên, nhờ đó số đảng viên của Đảng bộ được tăng qua các năm. Kết quả năm 1991, Đảng bộ có 65 đảng viên đến năm 1996, Đảng bộ có 146 đảng viên (tăng 91 đảng viên). Nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo của Đảng sát với thực tiễn, Đảng bộ đã tổ chức kiện toàn sắp xếp lại 11 chi bộ (5 chi bộ tổ dân phố, 5 chi bộ nông nghiệp và cây công nghiệp, 01 chi bộ y tế, giáo dục). Trong đó có 64 đảng viên sinh hoạt ở khu vực nông thôn, 82 đảng viên sinh hoạt tại chi bộ tổ dân phố. Đảng bộ có 8 đảng viên được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng. Để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho đảng viên Đảng bộ đã triển khai học tập quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, huyện và của Đảng bộ xã đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt định kỳ của Ban thường vụ, BCH và của các chi bộ đi vào nề nếp. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất của Đảng bộ đối với đảng viên nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời đảng viên có dấu hiệu, hành vi vi phạm Điều lệ Đảng. Qua công tác kiểm tra, giám sát Đảng bộ đã phát hiện và thi hành kỷ luật đối với 7 đảng viên bằng các hình thức; cách chức vụ trong Đảng và chính quyền đối với 2 đảng viên, xóa tên 02 đảng viên, cảnh cáo 03 đảng viên. Qua đó đã góp 108
  17. phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng và uy tín của Đảng đối với nhân dân. Do làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của đảng viên nên chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng không ngừng được nâng lên. Năm 1996, Đảng bộ được Thị ủy Hà Giang đánh giá xếp loại công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, HĐND xã hoạt động đúng theo quy chế, phát huy được tinh thần trách nhiệm của từng đại biểu HĐND, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với hoạt động của UBND và tiếp nhận đơn, thư và phản ảnh của cư tri trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội… Phối hợp cùng với UBND và các đoàn thể quần chúng giải quyết kịp thời đơn thư phản ánh của nhân dân tại địa bàn xã. Góp phần cùng nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng của địa phương. UBND xã đã nắm chắc chức năng, nhiệm vụ điều hành, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn. Hàng năm UBND xã đều thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, duy trì tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 5 - 7%. MTTQ và các đoàn thể quần chúng xã nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác dân vận theo Nghị quyết 109
  18. Trung ương 8b về đổi mới công tác dân vận. MTTQ và các đoàn thể đã làm tốt công tác dân vận đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và đi vào đời sống thực tiễn của nhân dân. Đồng thời các đoàn thể đã chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Các Hội đều được tổ chức chặt chẽ từ xã đến cơ sở tích cực hoạt động vận động hội viên giúp nhau làm giàu phát triển kinh tế, góp phần củng cố, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của xã. Ngày 09/6/1996 Đại hội Đảng bộ xã Ngọc Đường lần thứ XII, nhiệm kỳ 1996 - 2000 được triệu tập. Dự Đại hội có 65 đảng viên trong Đảng bộ. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo trên các lĩnh vực nhiệm kỳ XI xác định mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát trong những năm 1996 - 2000 là: “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo từng bước ổn định kinh tế, văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân” với các nhiệm vụ cụ thể là: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển làm giàu hợp pháp, quy hoạch phân vùng kinh tế, củng cố lại các Ban quản lý các HTX nông - lâm - công nghiệp theo hướng tinh gọn đảm bảo tốt các dịch vụ cho xã viên; xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 110
  19. chính trị vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa mới xã hội chủ nghĩa là nền tảng giá trị đạo đức tinh thần cho phát triển văn hóa xã hội; toàn dân xây dựng nền quốc phòng - an ninh nhân dân vững mạnh, đảm bảo mạnh về chính trị, vững về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quốc phòng - an ninh”. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 13 đồng chí; tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ bầu Ban Thường vụ 5 đồng chí; đồng chí Phạm Hải Yến được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy; đồng chí Lã Văn Đệ được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, đồng chí Hoàng Xuân Long được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII, dưới sự lãnh chỉ đạo thường xuyên sâu sát của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc vận động mạnh mẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân bằng những kết quả đạt được trên các lĩnh vực là: Về kinh tế xã hội đến năm 2000 sản xuất nông nghiệp có diện tích 332 ha, năng xuất lúa bình quân đạt 44 tạ/ha; tổng sản lượng quy thóc đạt 975 tấn, tăng 193 tấn so với năm 1996 là 782 tấn. Lương thực bình quân đạt 450kg/người/ năm; diện tích cây công nghiệp đạt: 8,3 ha cây cà phê, 18 ha mía, 10 ha cây ăn quả, 20.000 cây quế; diện tích trồng cây rau, đậu các loại 52 ha, 111
  20. hàng năm cung cấp cho thị trường trên 100 tấn rau các loại. Diện tích rừng trồng mới trong năm 5 từ 1996 – 2000 đạt 90,5 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi, bảo vệ là 2.457 ha và hàng vạn cây phân tán, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như na, vải, nhãn, xoài... được nhân dân đầu tư trồng mới phát triển mạnh. Về chăn nuôi, phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản hàng năm đều tăng, năm 2000 xã có đàn trâu: 674 con, đàn bò 78 con, đàn lợn 2200 con, đàn ngựa 77 con, đàn dê 200 con, đàn gia cầm các loại 7000 con; diện tích nuôi cá 8,7 ha đạt sản lượng 10 tấn cá thịt so với năm 1996 tăng 37%. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà công nghiệp, vịt bầu cổ ngắn, ba ba và các con đặc sản khác có hiệu quả kinh tế cao, loại hình kinh tế VACR được nhân dân thực hiện có hiệu quả tập trung phát triển mạnh ở Tổ 9, thôn Bản Tùy, thôn Quyết Thắng, thôn Sơn Hà, thôn Thái Hà. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải đều phát triển nhanh, đến năm 2000 xã có 15 hộ sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm là gạch, vôi;10 hộ làm nghề mộc sản xuất đóng đồ gỗ, 2 cơ sở chế biến lâm sản, 40 hộ làm nghề đan lát, 103 hộ kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Hàng năm, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp không ngừng được phát triển mở rộng, đa dạng về loại hình sản xuất, kinh doanh, tạo 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0