intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chi bộ đảng xã Pà Vầy Sủ lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc 1975 - 1985; đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2015). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 2

  1. Chương III CHI BỘ ĐẢNG XÃ PÀ VẦY SỦ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975 – 1985 1. Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn xã (1975 – 1980) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi sau 30 năm đấu tranh kiên cường, đã tạo ra bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Chi bộ Đảng và nhân dân xã Pà Vầy Sủ cùng với nhân dân cả nước phấn khởi bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ này, mặc dù có những thuận lợi trong điều kiện hòa bình, nhưng đất nước ta cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất nghèo nàn, sản xuất tự cấp, tự túc và phương thức canh tác lạc hậu, điểm xuất phát lên chủ nghĩa xã hội thấp. Bên cạnh đó, sau khi thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và các nước chư hầu cùng một lúc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận toàn diện đối với nước ta như: Bao vây về kinh tế, cấm vận về chính trị, cô lập ngoại giao, đồng thời một số bọn phản động âm mưu lái nước ta theo hướng lệ thuộc vào chúng… 71
  2. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp vào tháng 8/1975 đã quyết định những vấn đề trọng đại của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, chủ trương hợp nhất các tỉnh thành những đơn vị hành chính - kinh tế với quy mô cần thiết. Bước vào năm 1976, Chi bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ cùng với nhân dân trong toàn huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đồng thời, đây cũng là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, thống nhất. Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc: Ngày 25 tháng 4 năm 1976, cùng với cử tri cả nước, nhân dân xã Pà Vầy Sủ phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội chung cả nước biểu thị ý chí của toàn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, là thắng lợi của lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”. Ngày 02/7/976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn 72
  3. quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những điều kiện thuận lợi căn bản để nhân dân xã Pà Vầy Sủ cũng như nhân dân cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980). Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa. Tháng 4 năm 1976, Chi bộ đảng xã Pà Vầy Sủ tiến hành Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 1976 - 1978. Dự Đại hội có 7 đảng viên. Đại hội đã đánh giá các mặt hoạt động sau một năm cùng cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho toàn Chi bộ Đảng và nhân dân các xã Pà Vầy Sủ trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (1976 - 1980). Nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu là phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, lấy cây lúa, cây ngô làm cây lương thực chủ lực, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng phương án quy mô hợp tác xã những năm tới. Đại hội đã bầu đồng chí Vàng Phừ Sở làm Bí thư Chi bộ. Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Đại hội đề ra, Chi bộ đã xây dựng kế hoạch, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, cải thiện và phát huy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ 73
  4. xã hội, tăng cường công tác thủy lợi; phát triển phong trào khai hoang, làm nương bậc thang, làm phân xanh, thâm canh tăng vụ đối với cây trồng, tăng cường tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu giống mới có năng suất cao, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhờ đó, kết thúc năm đến năm 1978, trong mặt trận sản xuất nông nghiệp, xã đã triển khai và đạt được cả ba chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng, với tổng sản lượng lương thực đạt được trên 340 tấn, đạt 100,6% kế hoạch đề ra. Trong năm này, chăn nuôi của xã có bước phát triển, trong đó đàn trâu, bò có 277 con, đàn lợn có 456 con, đàn dê có 377 con. Trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, được sự chỉ đạo của tỉnh và huyện, xã tiếp tục vận động, chỉ đạo các hợp tác xã trồng mới và bảo vệ rừng theo quy hoạch của Nhà nước. Song, kết quả đạt được chưa cao do công tác quản lý chưa nghiêm, nhân dân đốt nương để lấy đất sản xuất, làm diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa được chi bộ, chính quyền quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực, giáo dục phổ thông được củng cố, phong trào xóa mù chữ được duy trì đều đặn đã giúp huyện Xín Mần được công nhận cơ bản xóa mù chữ vào năm 1978, cũng trong năm học học này, xã có 5 cháu đến lớp mẫu giáo. Từ lớp vỡ lòng đến lớp 4 có 157 học sinh. Duy trì sĩ số lên lớp đạt từ 70 đến 80%. Một số thôn vùng biên của xã còn ít học sinh ít đi học. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện một bước; các phong trào văn 74
  5. hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên, đã có tác dụng cổ vũ tinh thần cho các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được chú trọng, Chi bộ Đảng xã đã tích cực triển khai việc học tập Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời động viên tinh thần và tư tưởng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; công tác phát triển đảng viên được triển khai, thực hiện tốt. Chính quyền và các đoàn thể được củng cố và kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với công tác xây dựng đảng, củng cố chính quyền, lãnh đạo xây dựng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo, thực hiện cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) một cách chặt chẽ, đúng trình tự, đúng pháp luật. Ủy ban nhân dân xã bắt tay vào củng cố nhiệm vụ chuyên môn, xác định rõ trách nhiệm quản lý theo từng công việc; cụ thể hoá các chủ trương của chi bộ thành các kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong điều hành, quản lý, Ủy ban nhân dân xã hướng các chương trình, kế hoạch đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Từ đầu năm 1977, tình hình biên giới phía Bắc tiếp giáp với nước Trung Quốc diễn biến phức tạp, lực lượng phản động phía bên kia biên giới đã gây ra một số vụ bắt 75
  6. giữ người trái phép, di chuyển cột mốc, xâm canh lấn đất; tăng cường làm đường giao thông, diễn tập quân sự, xây dựng trận địa chiến đấu ở vùng giáp biên. Chúng tăng cường các hoạt động gián điệp, biệt kích, khiêu khích vũ trang, lấn chiếm nhiều điểm trên biên giới phía Bắc. Trước tình hình đó, Chi bộ xã Pà Vầy Sủ đã triển khai quán triệt Nghị quyết 07 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IV; Nghị quyết của Tỉnh ủy về xác định kẻ thù và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; Chỉ thị của Bộ Quốc phòng về xây dựng thế trận phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh xâm lược ở biên giới. Chi bộ mở đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt đường lối của Đảng và Nhà nước về tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Qua tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân các dân tộc đã nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; xác định kẻ thù cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam vẫn là chủ nghĩa đế quốc, nhưng xuất hiện kẻ thù mới, trực tiếp nguy hiểm với những âm mưu thủ đoạn thâm độc, đang đe dọa độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta. Trên cơ sở đó, ra sức đoàn kết, đẩy mạnh sản xuất, học tập, công tác, góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên phức tạp, tình hình biên giới 76
  7. ở phía Bắc căng thẳng; đặc biệt là vấn đề người Hoa trở thành vấn đề nóng bỏng của cả huyện, tình hình người Hoa di chuyển qua lại giữa hai bên biên giới đã gây mất ổn định an ninh, trật tự, gây lộn xộn trong việc ổn định đời sống nhân dân. Trước tình hình trên, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ đã chỉ đạo và thành lập Ban chỉ huy quân sự xã do đồng chí Bí thư Chi bộ làm trưởng Ban, thành lập 01 trung đội dân quân cơ động và 01 trung đội vận tải gồm 30 ngựa thồ; đồng thời chỉ đạo xây dựng phương án tác chiến tại chỗ và cơ động, tổ chức luyện tập quân sự, báo động sẵn sàng chiến đấu; vận động nhân dân tổ chức đào hầm, hào, xây dựng các chốt tránh pháo; hưởng ứng chiến dịch làm chông để sẵn sàng chiến đấu. Bước vào đầu năm 1979, kẻ địch ngày càng gây tình hình căng thẳng ở biên giới, đe dọa an ninh và tính mạng của nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bộ quốc phòng, Tỉnh ủy Hà Tuyên và Huyện ủy Xín Mần, xã Pà Vầy Sủ đã chuyển toàn bộ sản xuất kinh tế - xã hội từ thời bình sang sẵn sàng chiến đấu; lực lượng trẻ, khỏe được điều động lên các điểm chốt trực chiến sẵn sàng chiến đấu. Ngày 17/02/1979, hơn 60.000 quân Trung Quốc đã nổ súng tiến vào đánh chiếm nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1.400 km. Địch đã huy động vào chiến dịch này 9 quân đoàn bộ binh thuộc nhiều quân khu, hơn 20 sư đoàn bộ binh độc lập - trong đó có sư đoàn biệt kích chuyên đánh ở vùng rừng núi mang tên là 77
  8. Sơn cước, gần 600 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo… Trong hai ngày 6 và 07/03/1979, địch dùng 1 trung đoàn bộ binh có pháo lớn yểm trợ đánh vào Bản Máy, Bản Pắng của huyện. Sau 2 ngày đánh trả quyết liệt, vì địch đông hơn ta nhiều lần, ngày 08/03/1979, địch chiếm được Bản Máy, Bản Pắng. Suốt trong thời gian 10 ngày, lực lượng vũ trang của ta đã tiêu diệt nhiều tên địch. Đến ngày 18/03/1979, hai xã này được giải phóng. Đứng trước những diễn biến mới của tình hình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Xín Mần, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ đã tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã thấy rõ âm mưu của kẻ địch. Nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và quyết tâm đánh thắng địch ngay từ trận đầu tại biên giới. Xây dựng tư tưởng chính trị vững mạnh, phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”. Tích cực, chủ động phối hợp với các xã trong huyện xây dựng trận địa kiên cố vững chắc, giữ thế trận đảm bảo lực lượng an toàn. Bất cứ lúc nào nhân dân trong xã cũng phải đứng trên thế tấn công địch, tiêu diệt địch, làm chủ đất đai để luôn giữ vững trật tự trị an, đảm bảo an toàn xã hội trên địa bàn xã. Đây là những định hướng đúng đắn, vì kẻ thù vẫn ngày càng tăng cường ém sát biên giới, thường xuyên nã cối khống chế điểm cao và chốt 1678, hợp tác xã Ma Lì Sán, Pà Vầy Sủ và các Hợp tác xã thuộc xã Chí Cà và 78
  9. nhiều lần họ tiến công bằng bộ binh sang ta. Trước tình hình đó, tháng 11/1979, ta tập kích chốt Mốc 3 (nay là mốc 188 – xã Chí Cà). Sau 30 phút giao chiến, trận đánh đã kết thúc nhanh gọn. Ta đã tiêu diệt 21 tên địch, thu 1 súng 12ly7, 1 súng trung liên RPĐ, 4 khẩu AK, 1 đài, 1 loa. Quân ta đã rút về Bãi Cháy an toàn. Đến 8 giờ sáng hôm sau, địch mới phản ứng bằng 12ly7, nã hàng trăm quả pháo vào Bãi Cháy, tổ chức tập kích nhiều lần nhưng đều bị đánh bật trở lại. Tuy tình hình biên giới đang diễn ra vô cùng căng thẳng, song để kịp thời củng cố tổ chức và sản xuất tại địa phương sao cho phù hợp với thời chiến, tháng 10 năm 1979, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ tiến hành Đại hội Chi bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 1979 – 1981. Dự Đại hội có 7 đảng viên. Đại hội đã kiểm điểm nghiêm túc kết quả đạt được của Chi bộ trong nhiệm kỳ 1976 - 1978, đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ những năm 1979 – 1981, trong đó nhấn mạnh: Phải tạo được những bước chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất lương thực, khuyến khích việc trao đổi, mua bán hàng hóa, thực hiện bước chuyển biến mới về tổ chức quản lý lao động, củng cố lực lượng dân quân tự vệ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của xã vững mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đại hội đã đề ra. Đại hội bầu đồng chí Vàng Phừ Sở giữ chức Bí thư Chi bộ. 79
  10. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ huyện Xín Mần5 và Nghị quyết Đại hội chi bộ lần thứ VI đề ra, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh tăng gia sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhân dân xã Pà Vầy Sủ đã tích cực triển khai thực hiện các phong trào thi đua lao động, sản xuất do Chi bộ xã phát động. Song do tình hình trên tuyến biên giới thời gian này vẫn diễn ra căng thẳng, đặc biệt là một xã vùng biên như Pà Vầy Sủ. Kẻ thù vẫn ngày càng tăng cường ém sát biên giới, thường xuyên nã cối khống chế điểm cao và chốt 1678, các hợp tác xã Ma Lì Sán, Pà Vầy Sủ và nhiều lần họ tiến công bằng bộ binh lấn chiếm đất của ta. Một số hợp tác xã bỏ sản xuất hoặc cấy cày không kịp thời vụ, chăm sóc kém, nhất là vụ đông xuân năm 1979, dẫn tới nền nông nghiệp của xã trong giai đoạn này đạt được một số kết quả không mấy khả quan, tổng diện tích gieo trồng chỉ đạt trên 200 ha, sản lượng lương thực quy ra thóc chỉ đạt 213,8 tấn, năng suất thóc vụ mùa đạt 18 tạ/ha. Sản lượng thấp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chăn nuôi của xã, làm sụt giảm số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã, trong đó đàn trâu, bò chỉ còn hơn 203 con, đàn lợn còn 302 con, đàn dê còn 249 con. Thêm vào đó, thời tiết lại khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài nên nạn thiếu lương thực càng trở nên nghiêm trọng. 5 Được tổ chức tại Cốc Rế vào ngày 27 tháng 08 năm 1979. 80
  11. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Xín Mần đã kịp thời điều chuyển số lương thực do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho xã Pà Vầy Sủ là 15.780 kg gạo. Đồng thời huyện cũng phát động đợt quyên góp giúp đỡ đồng bào biên giới với tinh thần “nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, trong một thời gian ngắn đã có 17 cơ quan, 8 hợp tác xã và nhiều cá nhân trong huyện đóng góp được 625 kg gạo và chuyển cho xã Pà Vầy Sủ được 200kg, góp phần giúp nhân dân trong xã bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Chi bộ xã đã kịp thời đề ra các biện pháp nhằm ổn định tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân như: Về quân sự phải có phương án và kế hoạch tác chiến cụ thể, đánh bại các cuộc tấn công quân sự của địch; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và động viên tinh thần sẵn sàng chiến đấu; tổ chức sơ tán, củng cố hầm hào và tổ chức phục vụ chiến đấu một cách kịp thời, nhanh chóng. Về chính trị, nắm bắt nhanh tình hình tư tưởng dư luận nhân dân, kịp thời trấn áp những vụ bạo loạn phản cách mạng, hành động phá hoại, gián điệp, biệt kích, bọn phản động tuyên truyền, gây chiến tranh tâm lý trên địa bàn xã... Đặc biệt, cùng thời điểm này, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (tháng 9 năm 1979) về tìm lối thoát cho nền kinh tế vốn đang bị ràng buộc bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và ngày càng khó khăn trầm trọng. Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế và những khuyết điểm lớn trong chỉ đạo, Hội nghị thông qua hai Nghị quyết quan 81
  12. trọng: Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tình hình và nhiệm vụ cấp bách”, Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Phương hướng nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng công nghiệp địa phương”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, lưu thông phân phối, ổn định đời sống nhân dân, kiên quyết khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết 373/CP, 374/CP của Chính phủ về xoá bỏ “ngăn sông cấm chợ”, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá giữa xã với các xã lân cận. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên và đạt được những kết quả tích cực, giáo dục phổ thông được củng cố, phong trào xóa mù chữ được duy trì đều đặn, năm học 1979-1980, toàn xã có 01 trường cấp I với 8 giáo viên, 5 lớp học và 110 học sinh. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện một bước. Công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho người dân được thực hiện thường xuyên; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên, qua đó đã cổ vũ tinh thần cho các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được chú trọng, Chi bộ Đảng xã đã tích cực triển khai việc học tập Nghị 82
  13. quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời động viên tinh thần và tư tưởng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; công tác phát triển đảng viên được triển khai, thực hiện tốt. Trong giai đoạn này, chính quyền xã hoạt động còn yếu, chưa thật sự làm đúng chức năng quản lý nhà nước. Cán bộ phụ trách thôn, bản còn thiếu quá nhiều. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã có nhiều tiến bộ. Đã củng cố được ban Mặt trận và các đoàn thể ở 7 thôn, xóm hoạt động tốt. Các hội viên, đoàn viên đã vận động nhân dân trong xã tham gia phong trào toàn dân đoàn kết, nâng cao cảnh giác để không mắc vào âm mưu tuyên truyền của kẻ địch chống phá Đảng, Nhà nước ta. Sau 5 năm cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chi bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội của xã vẫn trong tình trạng khó khăn, sản xuất không đạt kế hoạch, chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng đói ăn trong nhân dân; hoạt động của Chi bộ, chính quyền, đoàn thể và hợp tác xã đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý. Trong sản xuất và đời sống bộc lộ một số hạn chế đó là: Tình trạng tổ chức sản xuất và quản lý của các hợp tác xã kém hiệu quả, không khuyến khích được các hộ xã viên tích cực tham gia sản xuất, 83
  14. xuất hiện tư tưởng ỷ lại trong một số hộ gia đình; đời sống kinh tế của các hộ gia đình về cơ bản còn nhiều khó khăn; tập quán sản xuất nông nghiệp của một số người dân trong xã còn lạc hậu, thời tiết diễn biến thất thường... Chi bộ, chính quyền đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, song về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân các dân tộc xã Pà Vầy Sủ đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc (1980 – 1985) Từ năm 1981 trở đi, tình hình chiến sự tại vùng biên giới vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng ác liệt hơn. Địch tăng cường các hoạt động chiến tranh phá hoại nhiều mặt và đánh phá liên tục trên toàn tuyến biên giới của tỉnh Hà Tuyên. Đặc biệt là từ năm 1984 - 1986 chúng mở hàng trăm đợt tấn công lấn chiếm, có cuộc tấn công quy mô lên tới cấp tiểu đoàn, trung đoàn, có một số trận đánh ở cấp sư đoàn, chiếm các cao điểm của ta dọc biên giới tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh. Đồng thời với các cuộc tấn công lấn chiếm, địch còn sử dụng lực lượng pháo binh bắn cấp tập mang tính hủy diệt vào các xã biên giới và thị xã Hà Giang. Song song với các cuộc tấn công bằng quân sự, chúng còn tiến hành nhiều vụ hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, thâm nhập gây chiến tranh tâm lý phá hoại ta về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cài cắm 84
  15. cơ sở vào nội địa và nội bộ ta để thực hiện âm mưu lấn chiếm gây bạo loạn, phá ta từ bên trong. Tình hình chiến sự ác liệt ở biên giới đã làm đảo lộn cuộc sống của nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt và tổ chức thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Ngày 17/03/1981, Tỉnh ủy Hà Tuyên ra Chỉ thị A81 về việc chuyển toàn bộ hoạt động vào thời chiến. Để củng cố vững chắc tuyến phòng thủ biên giới, ngày 11/7/1981, Tỉnh ủy ban hành Đề án triển khai xây dựng huyện biên giới và huyện kế cận thành pháo đài quân sự. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là chuẩn bị mọi mặt thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn dân, phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân… quyết tâm xây dựng mỗi đơn vị làng, xã, huyện thành pháo đài quân sự, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của địch, phá tan âm mưu gây bạo loạn và các thủ đoạn phá hoại khác của kẻ thù, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã Pà Vầy Sủ đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã chuyển toàn bộ mọi hoạt động sản xuất và bảo vệ biên giới từ chỗ bình thường sang trạng thái khẩn cấp, sẵn sàng chiến đấu. Chi bộ, Ủy ban Nhân dân xã, Ban chỉ huy Quân sự xã chuyển từ trực bình thường sang trực chiến 24/24 giờ; nhân dân tích cực tham gia xây dựng hầm hào chiến 85
  16. đấu, tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ trị an, nêu cao tinh thần vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đặc biệt, nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh cho các xã biên giới, ngày 14/05/1981, thực hiện quyết định số 185/CP của Hội đồng Chính phủ, Pà Vầy Sủ sát nhập với xã Cốc Pài và lấy tên gọi là xã Pà Vầy Sủ, trụ sở xã đặt tại khu vực Cốc Pài. Tại thời điểm này, Pà Vầy Sủ có tổng số 13 thôn, xóm (trong đó có 02 thôn và 11 xóm), gồm: Khấu Xỉn; Pà Vầy Sủ; Séo Lồ Thẩm; Ma Lỳ Sán; Sáng Phùng; Thào Chứ Ván; Bì Khu Lả; Lũng Vài; Sang Phùng; Cốc Cọoc; Cốc Pài và 2 thôn Na Pan; Suối Thầu. Ngay sau khi sáp nhập, tháng 6 năm 1981, Chi bộ Đảng xã Pà Vầy Sủ tiến hành Đại hội chi bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 1981 – 1983. Dự Đại hội có 13 đảng viên. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, của huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VI, nêu bật những thành tích đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trên các mặt phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng trong những năm 1979 - 1981; đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của Chi bộ những năm 1981 - 1983 là: Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống, chủ động đánh bại chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, đập tan mọi âm 86
  17. mưu gây bạo loạn và phá hoại của địch, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, tính mạng tài sản của nhân dân. Phát huy thế mạnh và tiềm năng kinh tế của xã, khai thác và sử dụng tốt đất, rừng, lao động và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nêu cao ý thức tự lực, tự cường khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất đi đôi với củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trước mắt đẩy mạnh sản xuất lương thực, cung ứng đủ thực phẩm, để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Củng cố Chi bộ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng xã, tăng cường đoàn kết trong Chi bộ, đoàn kết các dân tộc trong xã. Đại hội bầu chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Xin Chỉn Ngán được bầu làm Bí thư chi bộ. Bước vào thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tình hình sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa, trên tất cả các lĩnh vực của xã còn gặp rất nhiều khó khăn vì đất nước đang có chiến tranh, là xã biên giới nên phải chịu nhiều tác động trực tiếp. Tuy nhiên trong khó khăn, thử thách Chi bộ xã đã vận dụng nhiều giải pháp khắc phục, trong đó chú trọng triển khai, thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 100). Đồng thời xã đã làm tốt công tác tuyên 87
  18. truyền cho nhân dân về mục đích của Chỉ thị 100 là bảo đảm phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Với Khoán 100, đây là hình thức tổ chức sản xuất mới, khi triển khai học tập và tổ chức thực hiện Chỉ thị 100/CT-TW trên địa bàn xã đã làm thay đổi rõ rệt ý thức và tinh thần của nông dân trong sản xuất, các hộ nông dân đã tích cực đầu tư vào thâm canh để thu sản phẩm vượt khoán. Từ việc khoán sản phẩm này nhân dân bắt đầu có ý thức phát triển đa dạng cây trồng để tăng thu nhập, khuyến khích người lao động sử dụng tốt đất đai, kỹ thuật hiện có để phát triển sản xuất đã đem lại kết quả rõ rệt về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong những năm (1981–1983), thực hiện cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 - CT/TW đã có kết quả tốt. Cuối năm 1983, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 415 tấn tăng 201,2 tấn so với năm 1979; bình quân lương thực đầu người đạt 145kg/năm; tổng đàn trâu của xã là 152 con, đàn bò 105 con, đàn lợn có 523 con, đàn dê có 415 con. Đạt được kết quả trên là nhờ xã đã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xã viên chủ động đầu tư giống, vốn, phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc, nhằm mục tiêu tăng sản phẩm; việc huy động sử dụng lao động, đất đai của hợp tác xã có hiệu quả, kinh tế tập thể tăng, kinh tế gia đình phát triển đúng hướng, bảo đảm ổn định đời sống xã viên, nghĩa vụ 88
  19. lương thực đóng góp với Nhà nước tăng lên. Sản xuất lâm nghiệp bảo đảm 100% kế hoạch trồng, chăm sóc, tu bổ và khai thác rừng; nạn phá rừng và cháy rừng giảm nhiều so với trước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện chỉ thị 100 trên địa bàn xã Pà Vầy Sủ đã bộc lộ một số hạn chế đó là: xã viên tập trung sức lao động vào làm đất tư (đất được giao khoán), đất mượn của hợp tác xã để thu sản phẩm vượt khoán mà không chú trọng đến diện tích đất sản xuất, canh tác của Hợp tác xã nên năng suất, sản lượng đạt thấp, các hoạt động của Hợp tác xã không sôi nổi như trước, việc đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chậm, hệ thống dịch vụ nông nghiệp cung ứng vật tư như phân bón, giống mới không kịp thời, quỹ của hợp tác xã dần dần cạn kiệt; các tổ ngành nghề, dịch vụ tự tan dã dần; tình trạng khê, nợ sản phẩm khoán đối với hợp tác xã của các hộ nhận khoán ngày càng nhiều; thu nhập bình quân đầu người thấp... Bên cạnh đó, do đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và nhận thức chưa đúng của một số hộ gia đình về Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) và Chỉ thị 100, để mở rộng diện tích đất sản xuất, nhân dân đã chặt phá rừng làm nương lúa, nương ngô nên đã gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Đến năm 1983, trước diễn biến phức tạp của việc chặt phá rừng để lấy đất sản xuất, dưới sự chỉ đạo 89
  20. trực tiếp của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ đảng xã đã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể vào cuộc, trực tiếp kiểm tra diện tích rừng bị phá, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân không chặt phá rừng, đồng thời từng bước tiến hành chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, qua đó việc phá rừng tại xã đã từng bước được ngăn chặn. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 100 tuy còn một số khuyết điểm, hạn chế nhưng không thể phủ nhận việc thực hiện Chỉ thị số 100 - CT/TW của Chi bộ xã đã tạo được những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kinh tế, đời sống của nông dân được cải thiện. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục của xã được quan tâm phát triển, xã đã vận động các hộ gia đình hỗ trợ nguyên vật liệu và nhân công để sửa chữa các trường, lớp học; đồng thời thường xuyên vận động nhân dân tham gia các lớp “ánh sáng văn hóa” và các lớp bổ túc văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Năm học 1982-1983, toàn xã có 01 trường cấp I với 11 giáo viên, 6 lớp và 131 học sinh. Bước vào học kỳ II của niên học này, chỉ còn 123 học sinh. Công tác y tế được quan tâm hơn, việc tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân có nhiều đổi mới, thường xuyên tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường trong nhân dân. Trong thời gian này, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, phong trào vận động sinh đẻ có kế hoạch được phát động trong toàn dân, tuy nhiên trong giai đoạn này cán bộ làm công 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2