Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961-2019)
lượt xem 2
download
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961-2019) gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội và con người xã Sơn Vĩ; dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân xã Sơn Vĩ đẩy mạnh sản xuất, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ cứu nước (1961-1975); chi bộ Đảng xã Sơn Vĩ lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 – 1985). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961-2019)
- 1
- ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ SƠN VĨ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ SƠN VĨ 1961 – 2019 Hà Giang 2020 2
- LỜI GIỚI THIỆU Sơn Vĩ là xã vùng cao, núi đá, biên giới của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có lịch sử lâu đời. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nhân dân Sơn Vĩ đã hun đúc lên truyền thống đoàn kết, đức tính cần cù trong lao động, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống quý báu đó không ngừng được khơi dậy và phát huy, lớp lớp các thế hệ người dân Sơn Vĩ đã vượt qua muôn vàn khó khăn của tự nhiên, thiên tai, hạn hán, bệnh dịch để sinh tồn, phát triển và giành được nhiều thắng lợi, góp phần làm phong phú thêm những trang sử vàng của quê hương đất nước, con người Sơn Vĩ. Để gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang cũng như dấu mốc lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong chặng đường đã qua. Thực hiện Kế hoạch số 230- KH/HU, ngày 5/9/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Chỉ thị số 20- CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Sơn Vĩ khóa IV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961 - 2019)”. 3
- Trong quá trình tiến hành biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Ban Thường vụ Đảng ủy xã trân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961-2019) Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ không còn nhiều... Do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc gần xa để trong những dịp tái bản sau đạt chất lượng cao hơn. Xin trân trọng giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Vĩ (1961-2019)” đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. TM. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƯ Đặng Văn Khánh 4
- Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ SƠN VĨ 1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Xã Sơn Vĩ là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Vị trí địa lý của xã nằm trong tọa độ từ 23009’- 23021’ vĩ độ Bắc, 105032’- 105022’ kinh độ Đông thuộc cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm huyện Mèo Vạc 40 km. Diện tích tự nhiên của xã 54,23 km². Phía Bắc và Đông có đường biên giới dài 17,486 km giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc; phía Nam giáp với xã Đức Hạnh của tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp với xã Lũng Pù, xã Cán Chủ Phìn, xã Giàng Chu Phìn huyện Mèo Vạc. Nằm trong tiểu vùng biên giới ở phía tả ngạn sông Nho Quế cùng với các xã Thượng Phùng và Xín Cái, xã Sơn Vĩ có độ cao trung bình là 1.100m – 1.500m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ biên giới Việt – Trung xuống dòng sông Nho Quế. Xã có diện tích núi đá chiếm 140,84ha, đất nông nghiệp chỉ chiếm 2.661,37 ha, đất lâm nghiệp 1.726,79ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Cấu trúc địa lý của xã rất phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đá lộ đầu nhiều, sự chênh 5
- lệch về độ cao không đồng đều giữa các thôn bản trong xã. Với cấu trúc địa lý phức tạp như vậy ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng trong và ngoài xã ... Do địa hình có độ dốc lớn dẫn tới mùa mưa thường xảy ra lũ quét, sạt lở, đất màu bị rửa trôi làm cho đá lộ đầu dầy thêm; đến mùa khô thì hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống. Huyện Mèo vạc nói chung, xã Sơn Vĩ nói riêng nằm trong vành đai chí tuyến Bắc mang khí hậu á nhiệt đới – cận ôn đới. Khí hậu trong năm được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt. Mùa khô (mùa Đông) thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ từ 8°C đến 12°C có năm xuống đến 0°C, thường có sương mù, băng, tuyết, rét buốt ảnh hưởng đến tầm quan sát gây khó khăn trong đi lại và sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Mùa mưa (mùa Hè) thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, có nhiệt độ trung bình từ 18°C đến 22°C, khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.600-1.700 mm, thường gây ra sạt lở đồi núi, đường xá, ách tắc giao thông cản trở đến sản xuất, đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân địa phương. Hệ thống sông suối ở xã khá nghèo nàn, chỉ có sông Nho Quế chảy qua. Đây là dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng Bắc – Nam qua địa phận 6
- huyện Đồng Văn, chảy qua 10 xã của huyện Mèo Vạc, trong đó Sơn Vĩ nằm phía tả ngạn sông Nho Quế. Dòng chảy của sông có bình độ thấp, theo một thung lũng sâu độ cao 430m so với độ cao trung bình của xã là 1.100m; lưu lượng nước của sông Nho Quế không lớn, có nhiều bãi cạn, đá ngầm, với nhiều vết nứt, khe ngầm…do đó, không thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy cũng như tưới tiêu và phục vụ sản xuất của người dân. Ngoài ra, ở Sơn Vĩ còn có một số khe suối nhỏ, có lưu lượng nước ít, bị khô cạn nhanh sau khi mưa; xã có nguồn khoáng sản Angtimon tại thôn Lũng Làn nhưng hiện nay chưa có điều kiện khai thác.. Hiện nay, xã có 01 đường ô tô được dải nhựa từ trung tâm huyện Mèo Vạc theo quốc lộ 4c qua xã Xín Cái chạy song song với đường biên giới vào trung tâm xã Sơn Vĩ (thôn Lũng Làn), và 01 tuyến đường bê tông rộng 4m từ trung tâm xã Sơn Vĩ đi ra mốc 519, 504. Ngoài ra còn có nhiều đường dân sinh, đường mòn liên thôn và qua biên giới, 01 trục đường liên xã qua cầu treo Tà Ngày sang xã Cán Chu Phìn và xã Lũng Pù huyện Mèo Vạc. Các trục đường này có thể đi lại dễ dàng vào mùa khô, mùa mưa việc đi lại rất khó khăn do đây mới chỉ là đường cấp phối. Như vậy, điều kiện tự nhiên của xã Sơn Vĩ là hết sức khắc nghiệt, thuận lợi ít, khó khăn nhiều; ít đất, ít nước, nhưng đá lại nhiều. Đặc điểm này đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh tế, sinh hoạt, giao lưu của 7
- người dân, đồng thời hình thành nên văn hóa và truyền thống mang đậm nét vùng cao của các dân tộc nơi đây. Xã Sơn Vĩ ngày nay là vùng đất có lịch sử lâu đời, theo truyền ngôn và sử sách vào đầu thế kỷ thứ XIV thì Sơn Vĩ nằm trong tổng Đông Quang, Châu Bảo lạc tỉnh Tuyên Quang; năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà Nguyễn chia châu Bảo Lạc thành 2 huyện: Để Định và Vĩnh Điện; Sơn Vĩ thuộc tổng Đông Quang huyện Để Định (gồm khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc… ngày nay). Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858, chúng tách Đông Quang khỏi Bảo Lạc để thành lập đại lý Đồng Văn. Ngày 20/8/1891 tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)1, xã Sơn Vĩ thuộc tổng Quang Mậu, đại lý Đồng Văn; ngày 01/01/1906 đại lý Đồng Văn đổi thành Trung tâm hành chính Đồng Văn, năm 1929 thành châu Đồng Văn; sau Cách mạng tháng 8/1945 đổi thành huyện Đồng Văn. Trước năm 1961, xã Sơn Vĩ thuộc huyện Đồng Văn bao gồm Xín Cái và Thượng Phùng với diện tích khoảng 100 km2. Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91/CP về chia xã của tỉnh Hà Giang. Theo đó, xã Sơn Vĩ được chia thành 3 xã: Thượng Phùng, Sơn Vĩ và Xín Cái. Tại thời điểm đó, xã 1 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tr 91 - 93 8
- Sơn Vĩ có trên 1.230 người. Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211/CP tách huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và xã Sơn Vĩ thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Năm 1999, xã Sơn Vĩ được chia thành 19 thôn bản, gồm: Lũng Lình A, Thôn Lẻo Trá Phìn A, Thôn Lẻo Trá Phìn B, Xín Chải, Lũng Làn, Tà Ngày, Phìn Lò, Phe Thán, Tù Lủng, Nà Nũng A, Mé Lầu, Lũng Lình B, Trù Sán, Cò Súng, Trà Mần, Nà Nũng B, Xéo Hồ, Lũng Chỉn, Dìn Phàn Sán. Trong đó có 9 thôn giáp biên giới gồm: Lẻo Chá Phìn B; Phìn Lò; Lũng Làn; Cò Súng; Lũng Chỉn; Dìn Phàn Sán; Xín Chải; Tù Lủng; Trà Mần. Dân số có 3.887 người, mật độ dân số đạt 72 người/km. Về đặc điểm dân cư, Sơn Vĩ có đông các dân tộc thiểu số, theo thống kê năm 2018, xã có 1.220 hộ với 6.846 khẩu, với 10 dân tộc cư trú đan xen gồm: Xuồng, Mông, Giấy, Nùng, Tày, Kinh, Hoa Hán, Dao, Lô Lô, trong đó có dân tộc Mông chiếm 82%. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bản sắc văn hóa đó được thể hiện qua ngôn ngữ, văn hóa-nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán…Dân tộc Mông thích ca hát, múa khèn, thổi sáo, kèn lá, các trò chơi dân gian (đánh quay, đánh yến trong dịp Tết Nguyên đán). Đồng bào các dân tộc Xuồng, Giấy có tiếng hát đối, hát lượn lảnh lót gọi người thân, người yêu... Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực, trang phục nhưng các dân tộc đều 9
- chung tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Chính những truyền thống văn hóa của các dân tộc góp phần tạo nên kho tàng văn hóa của đất nước thêm đa dạng, phong phú. Hoạt động sản xuất kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dựa trên các hốc đá, bao thế hệ nơi đây đã cần mẫn xếp đá làm ruộng bậc thang; địu đất đổ vào các hốc đá để trồng cấy, tăng gia sản xuất… với cây lương thực chính là ngô, lúa, trong đó ngô chiếm phần lớn diện tích trồng trọt. Ngoài trồng trọt, người dân cũng tích cực chăn nuôi bò, dê, lợn, gà, nuôi ong lấy mật để cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập cho gia đình... Tuy nhiên, trước đây do thói quen du canh, du cư, nay đây mai đó, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên đời sống người dân hết sức khó khăn, thường xuyên thiếu ăn, thiếu mặc; ngày nay với sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền xã, thói quen lao động sản xuất của người dân đã thay đổi tích cực từng bước theo kịp những tiến bộ khoa học, kỹ thuật của thời đại và cơ bản thoát nghèo. Hệ thống chính trị của xã từng bước được củng cố kiện toàn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ Chi bộ Đảng với 5 đảng viên thành lập năm 1961, năm 2000 Chi bộ Đảng Sơn Vĩ được nâng lên thành Đảng bộ với 55 đảng viên sinh hoạt tại 6 chi bộ, đến năm 2019 Đảng bộ có 206 đảng viên sinh hoạt tại 24 Chi bộ. 10
- Trải qua những thăng trầm của lịch sử, qua những chặng đường đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù, nhân dân các dân tộc xã Sơn Vĩ đã phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau trong đấu tranh, xây dựng để sinh tồn hình thành đức tính thủy chung, có ý thức độc lập dân tộc, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh, thật thà, bao dung và tự trọng; cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản xuất, yêu tự do, yêu quê hương đất nước; sống cộng đồng, tối lửa tắt đèn có nhau, có thể nói được ngôn ngữ của nhau, cùng nhau góp công, góp sức vượt lên khó khăn, thử thách khắc nghiệt của tự nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù để tồn tại và phát triển. Những đức tính quý báu này đã tạo nên nét đẹp truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Nhân dân các dân tộc xã Sơn Vĩ trước năm 1961 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng chính thức mở cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược đầu hàng để đất nước rơi vào tay giặc. Đến năm 1884, thực dân Pháp kéo quân đánh chiếm Hà Giang, năm 1887, mới căn bản chiếm được Hà Giang và đặt ách đô hộ với nhân dân các dân tộc ở vùng này. Từ đây, chúng với tay tới tất cả các vùng trong toàn tỉnh, cấu kết với bọn thổ ty, bang tá, chánh tổng, lý trưởng để bóc lột nhân dân ta. Chúng xây dựng đồn bốt ở khắp nơi. Tại Mèo Vạc chúng đã xây dựng đồn bốt ở Sơn Vĩ (Chân Đồn cao) và sử dụng đội lính 11
- khố xanh, khố đỏ do người Pháp chỉ huy làm công cụ chống lại mọi sự phản kháng của nhân dân yêu nước. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, nhân dân phải chịu cảnh cơ cực, lầm than. Một mặt người dân bị bóc lột tàn bạo trực tiếp của bọn chánh tổng, tổng đoàn, lý trưởng, phó lý, xã đoàn, kỳ mục, bọn thổ ty, lang đạo; mặt khác, do nhận thức hạn chế, người dân còn bị bọn thầy mo, thầy cúng lừa bịp hà hiếp, bóc lột. Các thế lực này cùng nhau áp bức, bóc lột người dân đến tận xương tủy, làm cho đời sống vật chất lẫn tinh thần vô cùng cực khổ; cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không được học hành, ốm đau không có thuốc, không có bệnh viện. Ngoài ra người dân còn phải có nghĩa vụ lao dịch phu phen cho bọn thổ ty, phong kiến và sự cướp bóc của bọn thổ phỉ, bọn phản động bên ngoài. Các tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoan, nghiện hút, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp được bọn đế quốc, thổ ty dung túng và khuyến khích thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân vốn đã đói khổ lại càng thêm đói khổ, túng quẫn. Không khuất phục ách đô hộ của kẻ thù, nhân dân các dân tộc xã Sơn Vĩ tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa đấu tranh dành độc lập của nhiều thủ lĩnh địa phương để đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Nhiều người đã anh dũng hi sinh khi tham gia cuộc Khởi nghĩa của thủ lĩnh Hà Quốc Thượng những năm 1894 – 1896 và Khởi nghĩa Đường Thượng (1911 – 12
- 1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang lãnh đạo; mặc dù các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã một lần nữa khẳng định tinh thần bất khuất, không chịu làm nô lệ của người dân nơi đây, góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam... Sau khi các cuộc khởi nghĩa ở địa phương và trong nước thất bại, ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Với đường lối đúng đắn đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, thực hiện “người cày có ruộng”, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng cho mọi người, Đảng nhanh chóng tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân từ Bắc tới Nam đứng lên đấu tranh dành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, khoảng năm 1939 phong trào cách mạng mới được nhen nhóm gây dựng và từ năm 1943 phát triển mạnh. Tại châu Đồng Văn, tháng 5/1944 một số cán bộ Việt Minh đã tới khu vực Nhiêu Lai, Nam Lai, nơi giáp ranh 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang để gây dựng cơ sở cách mạng và chuẩn bị phát triển cơ sở cách mạng vào các xã thuộc châu Đồng Văn và châu Vị Xuyên. Tháng 6/1944 cơ sở cách mạng được xây dựng ở các xã Phiên Luông (huyện Bắc Mê), Ngọc Long (huyện Yên Minh). Tháng 7/1945 cơ sở cách mạng phát triển tới các xã Du Già, Đường Thượng, Ngam La, huyện Yên Minh. Sau đó phát triển tới các xã 13
- Thái An, Đông Hà, Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ). Đồng bào các dân tộc được tuyên truyền chủ trương đánh Tây (Pháp), đuổi Nhật của Mặt trận Việt Minh. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và thế giới. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Với sự vận động của Việt Minh, lực lượng cách mạng của ta sử dụng các biện pháp tranh thủ thuyết phục lôi kéo về chính trị, kết hợp với dùng áp lực quân sự, ta giải phóng châu Bắc Quang ngày 5/11/1945, châu Hoàng Su Phì ngày 15/11/1945, tiểu khu Quản Bạ (châu Vị Xuyên) và tiểu khu Yên Minh (châu Đồng Văn) ngày 21/11/1945; thị xã Hà Giang đến đầu tháng 12/1945 và cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh cơ bản hoàn thành thắng lợi. Để hợp pháp hoá chính quyền dân chủ nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong toàn quốc, bầu ra Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 6/1/1946 trong không khí tưng bừng phấn khởi của quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc khu vực Sơn Vĩ nô nức đi bầu cử, bầu ra 2 đại biểu (ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch lâm thời Ủy ban hành chính tỉnh và ông Vương 14
- Chí Sình, Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Đồng Văn) vào Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên cả nước. Tuy nhiên, ở địa bàn Mèo Vạc cũng như Sơn Vĩ - một xã biên giới xa xôi, hẻo lánh, trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phần lớn ruộng đất nằm trong tay thổ ty, tổng giáp, mã phài, sức kéo, nông cụ thiếu trầm trọng, ruộng đất bỏ hoang, nạn đói, nạn mù chữ, dịch bệnh diễn ra, trong khi chính quyền cách mạng chưa được thiết lập, lực lượng thổ ty lúc này đang còn rất mạnh. Dựa vào danh nghĩa Chủ tịch huyện và lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta còn nhiều khó khăn, thổ ty Vương Chí Sình đã ra sức củng cố địa vị và mở rộng phạm vi thống trị của mình ở khu vực Đồng Văn. Riêng vùng thuộc huyện Mèo Vạc ngày nay do Thổ ty Dương Trung Nhân cai quản, về mặt kinh tế, thổ ty Dương Trung Nhân tự đặt ra chính sách thuế riêng như: thuế nương rẫy, thuế thuốc phiện, thuế bếp lửa, thuế lao dịch, thuế sòng bạc, thuế chợ... Thời gian này ở huyện Đồng Văn không chấp nhận tiêu tiền giấy Cụ Hồ (đồng tiền do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành), mà có đồng tiền riêng, đó là đồng bạc già do Trung Quốc, Pháp đúc và phát hành từ trước. Các chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai ở vùng tự do nhưng chưa được thi hành ở đây. Các cuộc 15
- vận động tăng gia sản xuất, tiết kiệm, nuôi quân, tòng quân giết giặc; phong trào xóa nạn mù chữ chưa được triển khai. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan vẫn tồn tại. Tháng 3/1949, Ban Huyện ủy Đồng Văn được thành lập, tích cực tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị thành lập Ban Liên việt xã và Ủy ban hành chính kháng chiến xã. Trong giai đoạn này Sơn Vĩ chịu sự chi phối của nhiều lực lượng, đặc biệt đặc vụ và tàn quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bên Trung Quốc chạy chốn sang biên giới của ta hoạt động mạnh; trong khi đó, đầu năm 1949, thổ ty Dương Trung Nhân bị Vương Chí Sình đánh chạy sang Trung Quốc, Sơn Vĩ chịu sự quản lý của Vương Chí Sình, lúc này Vương cho thành phần tổng giáp, mã phài trực tiếp cai quản, bóc lột nhân dân. Trước hành động của Vương, Huyện ủy Đồng Văn đã cử cán bộ đến Sơn Vĩ để tuyên truyền cho người dân về chính sách của Mặt trận Việt Minh, bước đầu nhân dân Sơn Vĩ và bộ phận tổng giáp, mã phài nhiệt tình hưởng ứng các phong trào của Mặt trận và Chính phủ, nhưng do sợ Vương Chí Sình và đặc vụ nên chưa dám tham gia, dẫn tới một số chủ trương, chính sách của ta chưa thực hiện được. Tuy nhiên, nhiều thanh niên Sơn Vĩ đã tích cực tham gia du kích trực tiếp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động phá hoại của thực dân Pháp như: phối hợp với dân quân các xã tiêu diệt gián điệp Pháp nhảy dù xuống Mèo Vạc ngày 16
- 3/7/1952, tham gia và phối hợp với bộ đội trong chiến dịch tiễu phỉ “Đông – Tây tập đoàn” năm 1952; tuyên truyền, vận động người dân làm thất bại các hoạt động rải truyền đơn, chống phá, kích động chia rẽ dân tộc; phối hợp với bộ đội tiêu diệt phỉ 300 tên, bắt sống tướng phỉ Cao Phun tại Sơn Vĩ2 năm 1953 Thắng lợi của chiến dịch Đông-Tây tập đoàn (từ tháng 5 đến 10/1952) đã tạo ra bước tiến lớn của phong trào kháng chiến khu vực cao nguyên Đồng Văn. Từ năm 1953, ở Đồng Văn, khu vực mà thổ ty khống chế ngày càng bị thu hẹp, ta ngày càng mở rộng vùng ảnh hưởng, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kháng chiến và kiến quốc của quân và dân địa phương. Nhân dân từ chỗ còn tin tưởng thổ ty phong kiến, nộp thuế cho chúng, chịu sự bóc lột của chúng, không hiểu biết gì về Chính phủ Hồ Chí Minh, nay đã hiểu rõ cán bộ, bộ đội, chán ghét chế độ thổ ty và đại đa số nhân dân đã tán thành đóng thuế nông nghiệp, thuế thuốc phiện và hăng hái đi dân công phục vụ kháng chiến. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của đất nước: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách 2 Văn kiện Đảng bộ tỉnh 1945 – 1960 tr 381, 385 17
- mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà. Trải qua các thời kỳ đấu tranh, nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã giữ vững được truyền thống cách mạng, khắc phục khó khăn từng bước đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng đời sống văn hóa mới. Từng bước xây dựng quê hương ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng và an ninh. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, làm tròn xứ mệnh lịch sử là “phên dậu” của Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, nhân dân các dân tộc địa bàn xã Sơn Vĩ có những thuận lợi cơ bản: nhân dân được sống trong hòa bình, sẵn sàng bắt tay xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, nhân dân các dân tộc địa bàn Sơn Vĩ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: phần lớn diện tích canh tác bị bỏ hoang, nông cụ phục vụ sản xuất thiếu nghiêm trọng, cả xã không có công trình thủy lợi nào; thời tiết diễn biến thất thường (rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá, sương mù bao phủ) khiến mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; giặc đói, giặc dốt, dịch bệnh hoành hành; các hủ tục lạc hậu tồn tại nặng nề, ảnh hưởng của tầng lớp thổ ty còn mạnh và sâu sắc, chi phối các hoạt động ở địa phương. 18
- Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Đồng Văn, nhân dân địa bàn xã Sơn Vĩ nhanh chóng tập trung cho nhiệm vụ “chống đói, chống dịch bệnh và tiễu trừ giặc dốt”, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội. Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm lá rách” do huyện phát động, chính quyền xã vận động các gia đình có điều kiện quyên góp, ủng hộ gia đình nghèo; tổ chức phân phát cho nhân dân hàng cứu tế của Nhà nước như: thóc giống, ngô giống, muối, chăn màn, quần áo...; nhân dân cùng nhau hỗ trợ tre, gỗ, lá dựng nhà ở, qua đó kịp thời giải quyết một phần nạn đói và tình trạng ở tạm bợ của nhân dân. Bên cạnh đó để ổn định lâu dài, tăng gia sản xuất là biện pháp được đẩy mạnh và thực hiện liên tục. Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên khắp các thôn, bản, Nhân dân tập trung khôi phục lại diện tích bị hoang hóa, mở rộng thêm diện tích khai hoang trồng ngô và các loại cây rau màu. Chăn nuôi bước đầu được chú ý, chủ yếu để lấy sức kéo trong nông nghiệp. Qua một thời gian ngắn, nhiều diện tích canh tác trên địa bàn đã được phủ màu xanh của nương ngô, đậu tương, lúa, cây lanh, tam giác mạch... qua đó nạn đói dần được thu hẹp. Năm 1957, huyện Đồng Văn thành lập UBHC lâm thời xã Sơn Vĩ, do ông Hoàng Mậu Cát làm chủ tịch, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Đồng Văn, chính quyền xã tổ chức các lớp học tập, qua đó phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng tổ đổi công tới toàn thể cán bộ và nhân dân, đồng thời phân công cán bộ 19
- xuống các thôn, bản tuyên truyền, giải thích về đường lối làm ăn tập thể và vận động nhân dân tham gia phong trào xây dựng “Tổ đổi công và nhà nhà giúp nhau”. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, đến năm 1958, toàn xã xây dựng được 5 tổ đổi công, thu hút 120 hộ tham gia. Nhân dân từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhờ vậy năng suất và sản lượng cây trồng ngày càng tăng, trong đó năng suất lúa, ngô hàng năm đạt 11 tạ/ha. Có lương thực, nhiều hộ dân đã thoát khỏi cảnh đói triền miên, một số hộ đã dự trữ được lương thực đủ dùng trong hai đến ba tháng. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe, hạn chế các tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu. Phong trào “học để biết chữ, chống đói nghèo và lạc hậu...” được nhân dân hưởng ứng. Mặc dù còn thiếu cơ sở vật chất, trường lớp chưa có, bàn ghế chỉ là những miếng ván gỗ thô, cây tre, trúc... nhưng công tác giáo dục vẫn phát triển mạnh. Từ năm 1959, phong trào Bình dân học vụ phát triển nhanh chóng ở tất cả các thôn bản. Số lượng người biết đọc, biết viết tăng lên nhanh chóng, góp phần nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Do xã nằm ở xa trung tâm huyện nên công tác khám, chữa bệnh cho người dân gặp nhiều khó khăn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lao và Chải (1961-2018): Phần 1
89 p | 12 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn