intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Tân (1987-2020): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Tân (1987-2020)" ghi lại chặng đường cách mạng hơn 30 năm đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thượng Tân. Cuốn sách không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến mà các thế hệ đóng góp công sức xây dựng và phát triển quê hương qua các thời kỳ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Tân (1987-2020): Phần 1

  1. LỜI NÓI ĐẦU Xã Thượng Tân là xã nằm ở phía Tây huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Nhân dân các dân tộc Thượng Tân có tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa; có ý thức cộng đồng sâu sắc, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong mỗi chặng đường song hành cùng lịch sử quốc gia dân tộc, nhân dân Thượng Tân có những đóng góp xứng đáng vào thành tích chung. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân Thượng Tân sát cánh cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại - Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chặng đường 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh gian khổ (1946 - 1975), nhân dân các dân tộc Thượng Tân vừa kiên cường chiến đấu, bám trụ giữ đất, giữ làng, vừa hăng hái lao động sản xuất, xây dựng quê hương, tích cực chi viện tối đa sức người, sức của cho chiến trường. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Thượng Tân tiếp tục phát huy truyền thống, thế mạnh của địa phương, ra sức lao động cần cù, sáng tạo để phát triển kinh tế; đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, 1
  2. phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể vững mạnh. Ôn lại truyền thống cách mạng của một tổ chức cơ sở Đảng là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thượng Tân khóa X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) quyết định tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thượng Tân (1987 - 2020)”. Nội dung cuốn sách ghi lại chặng đường cách mạng hơn 30 năm đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thượng Tân. Cuốn sách không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến mà các thế hệ đóng góp công sức xây dựng và phát triển quê hương qua các thời kỳ. Do đó, cuốn sách là tài liệu quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch 2
  3. sử, truyền thống và bồi dưỡng ý chí cách mạng, lòng tự hào, sự tôn vinh của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã đối với vai trò lãnh đạo của Chi, Đảng bộ xã qua các thời kỳ, đồng thời phát huy sức mạnh đoàn kết trong việc quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của địa phương, từng bước xây dựng xã Thượng Tân ngày càng giàu đẹp, phát triển. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê, sự giúp đỡ về chuyên môn của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Mê và cán bộ lãnh đạo xã Minh Ngọc, Thượng Tân qua các thời kỳ, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, song do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ (1945-1975) không còn nhiều, nhân chứng còn lại tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm... Do đó, nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được đầy đủ, hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. 3
  4. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Thượng Tân (1987 - 2020)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Hoàng Văn Tuấn 4
  5. Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ THƯỢNG TÂN I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI Thượng Tân là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Mê, cách trung tâm huyện 40 km về phía Nam, phía Đông giáp xã Yên Cường, Phiêng Luông; phía Tây giáp xã Minh Ngọc; phía Nam giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc giáp xã Lạc Nông. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 7.119,6 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 4.726,92 ha (Đất trồng lúa: 37,07 ha; đất trồng cây hằng năm 316,92 ha; đất trồng cây lâu năm 87,84 ha; đất rừng phòng hộ 1.592,84 ha; đất rừng đặc dụng: 2.482,22 ha; đất rừng sản xuất: 209,55 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 0,49 ha); Đất phi nông nghiệp: 575,35 ha; đất chưa sử dụng: 1.817,32 ha. Địa bàn xã Thượng Tân nằm trong tiểu vùng nhiệt đới gió mùa, tính theo lượng mưa hàng năm được chia thành 2 mùa (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình khoảng trên dưới 3.000 mm, thuận tiện cho việc phát triển về nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp. Đặc biệt, xã nằm trọn trong lưu vực Sông Gâm, thuộc khu vực lòng hồ Thủy điện Na Hang - Tuyên Quang. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nhiều 5
  6. con suối nhỏ chảy từ các khe núi qua địa phận các thôn theo hướng chảy từ Đông sang Tây. Các sông, suối chảy trên địa phận xã cung cấp nguồn nước khá dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của dân sinh. Đặc biệt từ năm 2002, Nhà nước đầu tư ngăn dòng sông Gâm tại huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) xây dựng thủy điện đã góp phần mở rộng diện tích mặt nước của xã, toàn bộ vùng Thượng Tân trở thành vùng bán ngập, mùa nước dâng tạo nên những cảnh sắc kỳ thú được ví như “Hạ Long trên cạn”; đẩy mạnh giao thông đường thủy giữa Thượng Tân với các xã lân cận cũng như huyện, tỉnh bạn (Lâm Bình, Na Hang - Tuyên Quang, Ba Bể - Bắc Cạn, Bảo Lâm - Cao Bằng). Đồng thời cũng tạo tiềm năng to lớn để Nhân dân trong xã phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiều loài cá quý hiếm như: dầm xanh, anh vũ... đã được bảo vệ và nuôi mới. Thổ nhưỡng của xã khá màu mỡ, đặc biệt là dọc theo hai bên bờ sông, suối lượng phù sa được bồi đắp qua các năm, thích hợp cho phát triển cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ và một số cây trồng khác phục vụ đời sống của người dân nơi đây. Trước đây, Thượng Tân có nhiều diện tích rừng nguyên sinh với các loại động, thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại gỗ quý như: đinh, trò, nghiến, lát hoa,... và bạt ngàn tre, nứa, song, mây... cùng các loại cây dược liệu như: sa nhân, ba kích, thục, sâm... các đặc sản như: nấm hương, mộc nhĩ, mật ong... nhiều loài cây thuốc phục vụ chữa bệnh cho nhân dân, nhiều loài động vật 6
  7. quý hiếm như: Lợn rừng, hươu, nai, gấu, trăn, rắn hổ mang chúa, tắc kè, khỉ... song trải qua các thời kỳ, đặc biệt sau năm 1975, rừng không được bảo vệ đã bị tàn phá hết sức nghiêm trọng, diện tích rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Ngày nay với chính sách bảo vệ và phát triển rừng của Chính phủ, rừng tự nhiên đã được bảo vệ và vườn rừng của các hộ gia đình trong xã đã được trồng mới, khoanh nuôi chăm sóc, khai thác hợp lý đã tạo thêm thu nhập từ rừng cho nhân dân. Mặc dù, Thượng Tân được thiên nhiên ưu đãi có được một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, xã cũng gặp muôn vàn khó khăn, về thời tiết diễn biến bất lợi, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, Nhân dân trong xã cũng phải thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai: lũ lụt, gió lốc, gió xoáy, mưa đá… Địa hình bán ngập nên giao thông đi lại hết sức khó khăn, mùa mưa nước lớn, mùa cạn sình lầy nên Thượng Tân được ví như “ốc đảo”. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, vị trí và điều kiện tự nhiên của xã cũng tạo ra những ưu thế riêng, là tiềm năng thuận lợi cho Thượng Tân xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp - du lịch - dịch vụ toàn diện. Thượng Tân là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời. Tại Hang Khuổi Nấng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di chỉ của thời đại đồ đá mới với hàng trăm công cụ bằng đá của người nguyên thủy: rìu đá, mũi giáo, đồ dùng bằng đá... lớp dưới thuộc sơ kì đồ đá mới và lớp trên thuộc hậu kì đồ đá mới – sơ kì kim khí. Điều này đã 7
  8. khẳng định: cách đây hàng vạn năm, các bộ lạc người cổ đại đã từng cư trú trên vùng đất thuộc xã Thượng Tân. Trải qua các thời kỳ, vùng đất Thượng Tân xưa có nhiều thay đổi về địa giới, hành chính. Trước đây, Thượng Tân thuộc huyện Nguyên Bình của Trấn Tuyên Quang. Đến đời nhà Lê, huyện Nguyên Bình được đổi thành châu Vị Xuyên, thuộc phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang của nước Đại Việt. Thời Pháp thuộc, Bắc Mê được đặt dưới chế độ quân quản, nằm trong vùng kiểm soát của đạo quan binh thứ 3. Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, Bắc Mê thuộc 2 trong 5 tổng của châu Vị Xuyên với tên gọi là tổng Yên Phú và tổng Yên Định, thời gian này, phần lớn vùng đất Thượng Tân thuộc xã Minh Ngọc của tổng Yên Định, một phần thuộc tỉnh Tuyên Quang và một phần đất thuộc tổng Yên Phú (nay là xã Lạc Nông). Ngày 16/9/1949, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 10 ban hành Quyết định số 433-QĐ/HCI về thành lập các xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, theo đó xã Thượng Tân được thành lập, là một trong 30 xã thuộc huyện Vị Xuyên. Ngày 18/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 136-HĐBT về thành lập huyện Bắc Mê, từ đó xã Thượng Tân thuộc về huyện Bắc Mê. Trải qua các giai đoạn, đến năm 2020, xã Thượng Tân có 05 thôn bản (Bách Sơn, Khuổi Nấng, Tả Luồng, Nà Lại, Khuổi Trang) là địa bàn cư trú của 4 dân tộc Dao, Tày, Mông, Kinh cùng sinh sống với 454 hộ, 8
  9. 2.605 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Mông chiếm đa số với 69,25%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, của huyện, diện mạo xã Thượng Tân đã được thay đổi từng ngày. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng, được đầu tư đến trung tâm các thôn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt từ năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phê duyệt và khởi công xây dựng cầu treo qua sông Gâm nối vào xã theo Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Thủy điện Na Hang - Tuyên Quang. Việc xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn do thiên tai, phải điều chỉnh nhiều lần thiết kế công trình, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của tỉnh và khắc phục những khó khăn của chủ đầu tư, đến giữa năm 2020 công trình cầu treo được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc Cầu Thượng Tân được đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng niềm mong mỏi khát khao của đồng bào Nhân dân các dân tộc, chấm dứt những khó khăn trong giao thông đi lại, mở ra cơ hội phát triển mới, tốt đẹp hơn, no ấm hơn cho Nhân dân các dân tộc xã Thượng Tân. Đồng thời, sự kiện này cũng đánh dấu Thượng Tân là xã cuối cùng của tỉnh Hà Giang có đường giao thông đến trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận tải hàng hóa, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giảm nghèo, từng bước sớm đưa xã Thượng Tân phát triển, sớm trở thành xã Nông thôn mới. 9
  10. II- NHÂN DÂN XÃ THƯỢNG TÂN THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1987 Thượng Tân là vùng đất sớm có cư dân sinh sống. Trải qua nhiều thế hệ cùng đoàn kết chung sống, lao động, chinh phục và cải tạo thiên nhiên, Nhân dân Thượng Tân đã cùng Nhân dân các dân tộc huyện Bắc Mê làm nên những truyền thống tốt đẹp, kiên cường, bất khuất. Trong những năm 1887-1945, trong bối cảnh chung của các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước, thực dân Pháp duy trì nền kinh tế lạc hậu, tự cấp, tự túc cùng phương thức du canh, du cư của đồng bào các dân tộc; ruộng đất chủ yếu nằm trong tay chức dịch; ra sức bóc lột Nhân dân bằng chế độ thuế khóa nặng nề, phu phen, tạp dịch, cống nạp sản vật… đời sống của nhân dân các dân tộc vùng Thượng Tân vô cùng cực khổ, nhân dân phải chịu sưu cao, thuế nặng. Hầu hết đồng bào các dân tộc mù chữ, ốm đau bệnh tật chủ yếu dựa vào cúng bái, chữa bằng lá cây rừng hoặc phó thác cho số phận may rủi. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng. Từ đây, nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam có một chính Đảng của mình với nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác- Lênin, thống nhất về tổ chức để lãnh đạo cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới. 10
  11. Ngày 01/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhân dân Việt Nam bị cuốn vào guồng máy chiến tranh, bị bòn rút sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh đế quốc. Thực dân Pháp thực hiện hàng loạt chính sách hà khắc đối với thuộc địa. Ngày 21/01/1940, Tổng thống Pháp Albert Lebrun đã ban hành sắc lệnh thực hiện trên toàn cõi Đông Dương việc quản thúc, trục xuất khỏi nơi cư trú hoặc giam giữ trong các trại tập trung những “phần tử nguy hiểm” cho việc phòng vệ quốc gia. Thi hành sắc lệnh này, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam mở rộng, xây dựng, sửa chữa các nhà tù, trại giam đã có từ trước và nổi tiếng tàn bạo như: Hỏa Lò, Sơn La (Bắc Kỳ), Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Lao Bảo (Trung Kỳ), Khám Lớn (Nam Kỳ), nhà tù Côn Đảo và một loại các trại an trí gọi là các “căng” giam cầm những người chúng cho là phần tử nguy hiểm. Thấy Bắc Mê là vùng đất hẻo lánh, xa những nơi có phong trào chống Pháp, phản đối chiến tranh thế giới, ngày 20/11/1940, Thống sứ Bắc Kỳ RIVOAL ban hành Quyết định nâng cấp Trại lính Khố xanh Bắc Mê (đã được xây dựng từ năm 1909) thành “Căng Bắc Mê” để giam cầm, cách ly những người cộng sản và yêu nước Việt Nam được đặt trong tổng thể ý đồ của Pháp đối với những “phần tử nguy hiểm” trên phạm vi cả nước. Thế nhưng xiềng xích không ngăn được ý chí đấu tranh của Nhân dân ta. Ngày 19/5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) 11
  12. với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ năm 1941-1942, tình hình cách mạng có nhiều chuyển biến thuận lợi do ảnh hưởng mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa khác nhau. Từ Cao Bằng, phong trào Việt Minh phát triển nhanh lan tới vùng núi phía Bắc, trong đó có vùng Bảo Lạc (Cao Bằng) và gần với Bắc Mê (Hà Giang). Trình độ giác ngộ của quần chúng ở các địa phương dần được nâng cao, nhân dân tích cực tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị cho Cao trào Tổng khởi nghĩa. Lúc này, tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh mãnh liệt của các tù nhân chính trị ở Căng Bắc Mê càng làm cho thực dân Pháp lo sợ. Đầu năm 1942, Pháp giải tán Căng Bắc Mê phân tán các tù nhân cho đi đầy ở các nhà tù Hà Nội, Sơn La và tăng cường kiểm soát các hoạt động cách mạng tại đây. Thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đầu tháng 9/1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Tụ và đồng chí Tô Vũ phụ trách từ huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) xâm nhập vào Thoôm Toòng (nay là thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm) để tuyên truyền chủ trương đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập dân tộc, vận động quần chúng nhân dân gia nhập các tổ chức cứu quốc. Ban đầu các đồng chí ở nhà ông Nguyễn Văn Pỉa, tiếp đó là gia đình ông Hứa Văn Vương, nhà bà Nguyễn Thị Hộ. Cán bộ được dân che chở nuôi cơm; nhiều hộ cử người trong gia đình 12
  13. canh phòng người lạ để bảo vệ cán bộ. Được tuyên truyền vận động, tất cả 12 hộ người Dao ở bản này tự nguyện gia nhập Hội Cứu quốc, trong đó có gia đình ông Bàn Văn Lan, Bàn Văn Hành, Lý Văn Thì… Nhân dân cắt tiết gà, uống máu ăn thề một lòng đi theo cách mạng. Từ cơ sở Thoôm Tòong (Đường Âm) chỉ một thời gian sau, hầu hết đồng bào ở Đường Âm và các xã lân cận được giác ngộ cách mạng. Tháng 9/1944, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng gồm các xã Mậu Duệ, Đường Thượng (Yên Minh), Yên Phú, Yên Định (Bắc Mê) và Nam Thắng (Cao Bằng) được ra đời. Các Ban Việt Minh gồm đủ các đại biểu dân tộc, các xã có nhiệm vụ vận động, tổ chức các hội cứu quốc như Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các đồng chí cán bộ Mặt trận Việt Minh, phong trào cách mạng ở các cơ sở phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1945, phong trào Việt Minh được tiếp tục mở rộng ra các thôn bản. Tại Bắc Mê, tháng 3/1945, một đội vũ trang tuyên truyền gồm các đồng chí Hồng Quốc, Mệnh Lệnh, Hồng Đào từ Cao Bằng vào và các đồng chí Bảo Toàn, Tài Nam, Minh Ngọc từ Bắc Quang lên. Sau khi đến Yên Phú, các đồng chí đã tổ chức họp dân để làm lễ ăn thề đi theo Việt Minh và tổ chức xây dựng đội tuyên truyền vũ trang ở 2 tổng Yên Phú và Yên Định gồm 13 đồng chí do đồng chí Hồng Quốc và Mệnh Lệnh chỉ huy, đồng thời kiện toàn các tổ chức Dân quân du kích, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc... phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí thành viên. 13
  14. Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật nổ súng đảo chính Pháp nhằm độc quyền cai trị Đông Dương. Nhận định về tình hình có lợi cho cách mạng, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ngày 28/3/1945, đội vũ trang tiến quân vào chiếm giữ Đồn Căng Bắc Mê. Cuộc tiến công giải phóng đồn Căng Bắc Mê thành công một cách nhanh chóng đã mở đầu cho quá trình giành chính quyền ở khu vực Bắc Mê, cổ vũ động viên kịp thời phong trào cách mạng phát triển. Đối phó với ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh đang lan rộng tại khu vực Bắc Mê, quân Nhật đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, tìm mọi cách để triệt phá phong trào cách mạng nhưng Nhân dân vùng Thượng Tân cùng với Nhân dân các dân tộc Bắc Mê đã sục sôi ý chí đấu tranh, quyết tâm diệt Nhật. Đầu tháng 4/1945, tại xã Minh Ngọc đội tuyên truyền vũ trang của ta dưới sự chỉ huy của đồng chí Minh Ngọc đã phát hiện và tiêu diệt 2 tên mật thám của Nhật đang hoạt động ở thôn Nà Sài, thu được 2 súng ngắn và một số giấy tờ quan trọng. Nhận được tin 2 tên mật thám bị tiêu diệt, ngày 17/4/1945, Nhật đã kéo một đội quân khoảng 30 tên từ thị xã Hà Giang vào Yên Định để truy lùng lực lượng cách mạng và cán bộ Việt Minh. Dưới sự chỉ huy của các đồng chí Hồng Quốc, Hồng Đào, Mệnh Lệnh lực lượng vũ trang đã phối hợp với đội du kích xã Minh Ngọc, Yên Định tổ chức phục kích ở thôn Bắc Bừu để chặn đánh địch. Trận đánh đã giành thắng lợi, ta tiêu 14
  15. diệt tại trận được 5 tên (trong đó có 1 sỹ quan Nhật), bắt sống 4 tên, thu được 4 khẩu súng và 2 con ngựa. Số còn sống sót chúng rút chạy về thị xã Hà Giang. Cay cú trước thất bại trên, chỉ trong một thời gian ngắn, tháng 5 và tháng 6/1945, phát xít Nhật đã đưa hàng trăm lính bộ binh, tổ chức tiến quân làm 3 đợt vào khu vực Bắc Mê nhằm đàn áp phong trào cách mạng và tiêu diệt lực lượng của ta. Đội tuyên truyền vũ trang đã chỉ huy lực lượng du kích ở Yên Định, Minh Ngọc gồm 31 tay súng tổ chức phục kích đánh địch tại thôn Bắc Bừu. Trận đánh bị thất bại do lực lượng địch đông hơn, chúng được trang bị vũ khí đầy đủ, hiện đại hơn. Trước tình thế đó, Đội tuyên truyền vũ trang và lực lượng du kích cùng nhân dân địa phương buộc phải sơ tán lên rừng ẩn náu (tại địa bàn thôn Phia Dầu, xã Yên Định ngày nay). Sau khi kiểm soát được khu vực các xã Yên Định, Minh Ngọc, vùng Thượng Tân, Minh Sơn, quân Nhật ra sức tổ chức khủng bố, càn quét lực lượng cách mạng. Được phát xít Nhật tiếp tay, bọn phản động thân Nhật do tên Nguyễn Đình Phù, Hoàng Văn Sài, Nguyễn Văn Cấp cầm đầu ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Chúng đe dọa cán bộ, khống chế quần chúng, giết hại hai cán bộ cốt cán là Bảo Toàn và Tài Nam vào ngày 04/6/1945. Cùng thời gian, bọn phản động từ Bảo Lạc (Cao Bằng) câu kết với bọn phản động ở Bắc Mê đã giết hại 13 cán bộ Việt Minh trong đó có các đồng chí từng hoạt động ở Bắc Mê như Hồng Quốc, Mệnh Lệnh, Minh Ngọc. Bộ 15
  16. phận cán bộ vào Bắc Mê hoạt động chỉ còn lại một số đồng chí phải rút về Cao Bằng. Vì vậy cuối tháng 6 phong trào cách mạng ở Bắc Mê gặp rất nhiều khó khăn, không hoạt động được và tạm thời lắng xuống. Trước những tổn thất to lớn của cách mạng ở Bắc Mê, Ban Việt Minh đã cử cán bộ từ huyện Na Hang (Tuyên Quang) đi ngược sông Gâm lên vùng đất Thượng Tân rồi vào địa bàn Bắc Mê để củng cố lại tổ chức, ổn định tình hình và từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt…Nhờ vậy phong trào cách mạng từng bước được hồi phục và phát triển. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của cách mạng Việt Nam đã chín muồi. Hội nghị cán bộ chủ chốt của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 tại xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã quyết định lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Tại Hà Giang, ngày 29/8/1945, phát xít Nhật rút khỏi Hà Giang. Chỉ sau 2 ngày quân Nhật rút, ngày 30/8/1945, quân Tưởng Giới Thạch đã nhảy vào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật gây cho ta nhiều khó khăn trở ngại. Chúng lập ra chính quyền tay sai phản động Việt Nam Quốc Dân Đảng ở thị xã Hà Giang. 16
  17. Ở Bắc Mê, Quốc dân Đảng đã phục hồi lại bộ máy tay sai với đủ các chức dịch do ông Nông Văn Tông (thôn Bản Sáp, xã Yên Phú) làm Bang tá, Nguyễn Văn Cấp (xã Lạc Nông) làm Tổng đoàn Yên Phú, Nguyễn Đình Phù (thôn Nà Nèn, xã Yên Phú) làm Phó tổng đoàn Yên Phú, Hoàng Văn Sài (Yên Định) làm Tổng đoàn Yên Định, Bế Văn Hộ (Yên Định) làm Phó tổng đoàn Yên Định. Ngày 08/12/1945, Quốc dân Đảng ở thị xã Hà Giang bị tiêu diệt, thị xã Hà Giang được giải phóng. Chính quyền phản động ở Hà Giang nói chung, Bắc Mê nói riêng bị tan rã. Bang tá Nông Văn Tông và cộng sự đầu hàng cách mạng, Bắc Mê hoàn toàn giải phóng. Ngày 25/12/1945, Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Đảng đề ra như: Bãi bỏ thuế của chế độ cũ; phát động phong trào tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, vận động địa chủ phú nông giảm tô tức cho nhân dân, thực hiện quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng của nhân dân. Những kết quả bước đầu của chính quyền nhân dân đã khẳng định tính ưu việt của chế độ mới, người dân lao động hiểu biết thêm quyền lợi, nghĩa vụ của mình, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh giữ vững chế độ tự do, dân chủ. Để kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Việt Minh tổng Đường Thượng, ngày 23/12/1945, đông đảo cử tri Thượng Tân phấn khởi đi bỏ phiếu bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà(1). 1 . Theo ông Ngọc Văn Hiến ở thôn Nà Xá, xã Yên Định và tấm thẻ cử tri mà ông còn giữ được thì Bắc Mê tiến hành bầu cử ngày 23/12/1945. 17
  18. Sau cuộc bầu cử, nhiều chính sách của Mặt trận Việt Minh được tuyên truyền thực hiện rộng rãi, như: Trấn áp bọn Việt gian và lưu manh; tổ chức khai hoang khuyến khích sản xuất, xây dựng kinh tế tự túc, chia lại ruộng đất công, giảm tô, giảm tức, hoãn nợ, xóa bỏ thuế khóa, phu phen tạp dịch; chống nạn mù chữ và huấn luyện quân sự, chính trị phổ thông cho nhân dân; thực hiện bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ… đã làm thay đổi nhanh chóng đời sống xã hội. Chế độ mới từng bước được xây dựng, củng cố. Nhân dân nhiệt liệt ủng hộ và có nhiều thiết thực đóng góp cho quê hương. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ để xây dựng chế độ mới được nhân dân hưởng ứng rộng rãi, cán bộ của xã đã gương mẫu đi đầu và vận động đồng bào trong xã hăng hái lao động sản xuất, khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích canh tác, tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng thêm lương thực thực phẩm, chống nạn đói và ủng hộ kháng chiến. Để giải quyết nạn đói, với khẩu hiệu “Nhường cơm xẻ áo”, “Lá lành đùm lá rách”, Nhân dân Thượng Tân đã san sẻ cho nhau từng bát gạo, bắp ngô, củ khoai, củ sắn trong những ngày thiếu đói. Hưởng ứng phong trào “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, Nhân dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng màu; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tổ chức các tổ nhóm đổi công giúp nhau làm ăn nên từng bước năng suất cây trồng được nâng lên, đời sống được cải thiện. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2