Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tùng Bá (1945-2020): Phần 2
lượt xem 2
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tùng Bá (1945-2020): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ xã Tùng Bá lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985); đảng bộ xã Tùng Bá lãnh đạo nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tùng Bá (1945-2020): Phần 2
- Chương III ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG BÁ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TÍCH CỰC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985) I- ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG BÁ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT LỚN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1976 - 1980) Đại thắng mùa xuân năm 1975 thắng lợi đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại và oanh liệt của nhân dân ta, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc hơn một thế kỷ, mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam - kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tùng Bá nói riêng quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tháng 8/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp Hội nghị lần thứ 24 xác định nhiệm vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn mới: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp tục hoàn thành sự nghiệp xây dựng CNXH và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Miền 71
- Nam đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quán triệt thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Vị Xuyên đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực lãnh đạo nhân dân các dân tộc bước vào giai đoạn mới: Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá. Cụ thể là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - công nghiệp, mở rộng ngành nghề. Phát triển mạnh chăn nuôi, chấn chỉnh hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá. Năm 1976, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1976 - 1978 được tổ chức. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1976 - 1978: Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực thực phẩm, phát triển kinh tế vườn rừng, mở rộng diện tích phát triển cây ăn quả; chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục; củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đồng chí Lương Tiên Thái (người thôn Khuôn Làng) được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của địa phương, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn và trình độ canh tác của nhân dân còn thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp. Trong khi đó trình độ, năng lực lãnh đạo của một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân trong xã khắc phục khó 72
- khăn, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương để tập trung phát triển cây lương thực, thực phẩm vừa phục vụ nhu cầu của nhân dân và vừa phục vụ chăn nuôi, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các hợp tác xã đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, tích cực làm phân bón phục vụ sản xuất, quyết tâm đạt 6 tấn phân xanh/1 ha lúa canh tác và chú trọng nguồn nước đảm bảo cho sản xuất. Vụ đông xuân năm 1976 - 1977, năng suất lúa trên địa bàn xã đạt 30 tạ/ha, sản lượng 510 tấn; cây ngô có diện tích 205 ha, năng suất 21 tạ/ha, sản lượng 430,5 tấn. Thực hiện cuộc vận động tổ chức lại sản xuất của Đảng bộ huyện Vị Xuyên, Đảng bộ xã Tùng Bá tiến hành củng cố, cải tiến quản lý hợp tác xã, mở rộng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, sản xuất nông nghiệp dần dần đã xóa bỏ được thế độc canh. Ngoài cây lúa là chủ đạo, xã còn phát triển nhiều loại cây như: Chè, lạc, đậu tương... Qua phong trào hợp tác hóa, đời sống của nhân dân được nâng lên, hợp tác xã hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước. Tuy vậy, trình độ quản lý của một số cán bộ xã chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, trước tình hình đó, xã đã cử cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hợp tác xã và công tác tài chính, kế toán do huyện Vị Xuyên tổ chức nhằm từng bước khắc phục những hạn chế. 73
- Năm học 1977- 1978, toàn xã có 10 lớp học mẫu giáo, vỡ lòng tổng số 140 cháu, cấp I có 8 lớp với 160 học sinh, cấp II có 3 lớp với 75 học sinh. Bên cạnh kết quả đạt được, cơ sở vật chất về trường, lớp, bàn, ghế phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Vào mùa mưa, tình trạng lớp học còn bị dột nát đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của con em trên địa bàn xã. Trạm xá xã đã được củng cố, các tủ thuốc hợp tác xã được xây dựng và hướng dẫn sử dụng hiệu quả. Hàng năm, xã duy trì tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ăn, ở, hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi. Toàn xã đã làm được 97 nhà tiêu, 110 chuồng trâu ra xa nhà, 24 giếng nước, 55 nhà tắm. Phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã được quan tâm. Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới được đồng bào hưởng ứng tích cực. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm. Ban Công an xã đã hòa giải, giải quyết các vụ việc xảy ra như: Bắn mìn, mổ trâu trái phép, trộm cắp tài sản… Xã đội đã quan tâm tổ chức huấn luyện cho dân quân du kích, làm tốt công tác tuyển quân. Năm 1979, trên địa bàn xã có nhiều thanh niên tham gia nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao. Thực hiện Chỉ thị 192 và Thông tri 22, Đảng bộ xã đã thực hiện nghiêm túc việc đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Đối với Đảng bộ xã, số 74
- lượng đảng viên là lãnh đạo Ban Quản trị hợp tác xã, đội trưởng, đội phó sản xuất, do đó thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng đến các xã viên, nhân dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai nhiệm vụ vẫn còn tình trạng một số đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, Đảng bộ xã đã kịp thời xử lý và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân xã từng bước được củng cố, đã tuyên truyền, động viên quần chúng hăng hái lao động sản xuất, giảm bớt các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, không tổ chức ma to cưới lớn. Hội Phụ lão xã đã phát huy vai trò uy tín trong cộng đồng, xây dựng tình đoàn kết thôn xóm. Hội Phụ nữ xã đã tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã. Năm 1978, số chị em đạt danh hiệu “Ba đảm đang” là 78 hội viên, có 1 phân hội khá, 2 phân hội trung bình. Đoàn thanh niên xã được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua. Năm 1978, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1978 - 1980 được tổ chức. Đại hội bầu đồng chí Nông Văn Chủ giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ xã. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi; văn hóa, y tế; chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể xã. Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1978 – 1980, Đảng bộ và nhân dân xã 75
- Tùng Bá còn gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 1978, tình hình an ninh biên giới Việt - Trung, có những diễn biến phức tạp. Bước sang năm 1979, quan hệ Việt - Trung ngày càng xấu đi, tình hình an ninh - chính trị tại vùng biên giới ngày càng căng thẳng, phức tạp lên tới mức đỉnh điểm. Ngày 17/02/1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công trên toàn biên giới nước ta, tại mặt trận biên giới Hà Tuyên, chiến sự diễn ra rất ác liệt, nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc tại mặt trận biên giới là vô cùng cấp bách, thực hiện chủ trương của tỉnh Hà Tuyên, Đảng bộ huyện Vị Xuyên, Đảng bộ xã Tùng Bá đã lãnh đạo nhân dân chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc. Đảng bộ xã đã tổ chức cho nhân dân học tập quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết về quốc phòng - an ninh của Đảng và Chính phủ. Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của phía Trung Quốc, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, ra sức sản xuất tiết kiệm chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới… Ngày 03/3/1979, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, xác định: “Âm mưu cơ bản, lâu dài của địch là thôn tính nuớc ta. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa”. Tiếp đó ngày 05/3/1979, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên, huy động sức người, sức của cho cuộc 76
- đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ xã đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân Nghị quyết của Bộ Chính trị và Lệnh Động viên của Chủ tịch nước. Qua tuyên truyền, quần chúng nhân dân đã nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; xác định kẻ thù cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc nhưng xuất hiện kẻ thù mới, trực tiếp nguy hiểm đang đe dọa độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta. Trên cơ sở đó vận động nhân dân ra sức đoàn kết, đẩy mạnh sản xuât, học tập, công tác, góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trước đòn giáng trả quyết liệt của quân dân ta và sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới ngày 05/3/1979 Trung Quốc phải tuyên bố rút quân, tuy nhiên Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng lớn quân sự ở biên giới, chốt giữ nhiều điểm cao có lợi trên đường biên, tiếp tục khiêu khích vũ trang gây tình hình căng thẳng. Âm mưu cơ bản lâu dài là làm suy yếu Việt Nam bằng chiến lược lấn chiếm biên giới và kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Địch sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm phá hoại ta trên tất cả các mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa; dùng chiến tranh tâm lý chống phá ta cả về tư tưởng, tổ chức. Chiến tranh biên giới đã làm đảo lộn cuộc sống bình yên của nhân dân, mọi nhiệm vụ phải tập trung cao nhất, trước hết cho chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới. 77
- Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, huyện Vị Xuyên, Đảng bộ xã Tùng Bá đã lãnh đạo nhân dân vừa tích cực sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Xã đã thành lập đội thông tin cổ động làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác, hiểu rõ âm mưu của địch, tính chất quyết liệt lâu dài của cuộc chiến tranh, động viên nhân dân tích cực đẩy mạnh sản xuất, phục vụ chiến đấu. Xác định vai trò, nhiệm vụ của xã hậu phương phục vụ cho tiền tuyến, Đảng bộ xã Tùng Bá luôn vận động nhân dân tích cực đi đầu trong phong trào phục vụ chiến đấu, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tham gia dân công phục vụ biên giới. Trong 3 năm 1978 - 1980 đã có hơn 100 nam, nữ thanh niên lên đường nhập ngũ, toàn xã có hàng nghìn lượt dân công phục vụ quốc phòng, làm đường, đào hầm, đường giao thông, phục vụ hỏa tuyến... Công tác bảo vệ an ninh - trật tự trên địa xã được tăng cường. Ban Công an, dân quân tự vệ xã được củng cố và kiện toàn. Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, động viên, cổ vũ toàn dân thực hiện chính sách hậu phương quân đội, phong trào thi đua “Vì điểm tựa tiền tuyến, vì biên cương Tổ quốc”, “Luống rau, con gà nuôi quân đánh giặc” quyên góp ủng hộ bộ đội hàng tấn rau xanh, lương thực thực phẩm… 78
- Công tác y tế, văn hóa, giáo dục giai đoạn 1978 - 1980 trên địa bàn xã tiếp tục phát triển. Đến năm 1982, trạm y tế xã do y sĩ Mương Ngọc Thanh là cán bộ phòng y tế huyện được phân công làm trạm trưởng. Trong công tác giáo dục, trường, lớp học trên địa bàn xã được củng cố; số lượng lớp và học sinh đều tăng. Đảng bộ xã đã tổ chức vận động nhân dân tự nguyện đóng góp ngày công lao động, vật liệu, tu sửa lớp học. Giai đoạn này, Ban Thông tin văn hoá xã được thành lập, vận động các gia đình tích cực thực hiện xây dựng gia đình văn hoá mới. Cuộc vận động bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan được nhân dân hưởng ứng tham gia. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã đã phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, làm trong sạch tổ chức đảng. Đến cuối năm 1980, Đảng bộ xã đã hoàn thành việc phát thẻ đảng theo quy định Điều lệ Đảng cho 100% đảng viên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã được kiện toàn, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị. Các đại biểu hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra thực sự là những đại biểu ưu tú, có phẩm chất, năng lực công tác, hoàn thành chức trách được giao. Mặt trận và các đoàn thể xã được củng cố kiện toàn, hoạt động có nề nếp; động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể như Mặt trận Tổ quốc xã có phong trào “Lao động sản xuất, công tác học tập đạt năng suất cao”; Hội phụ nữ có phong trào 79
- “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Đoàn Thanh niên xã thi đua lao động và học tập với phong trào “3 xung kích làm chủ tập thể, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”… II - ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG BÁ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1981 - 1986) Nhằm tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, ngày 13/1/1981 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Theo cơ chế khoán này, hộ xã viên được làm chủ 3 khâu (gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), các khâu còn lại do hợp tác xã đảm nhiệm. Chỉ thị 100 được nông dân phấn khởi đón nhận, tạo ra khí thế mới trong lao động sản xuất, ngăn chặn sự sa sút của hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian đầu, cơ chế khoán đã kích thích các hộ nông dân đầu tư, chăm sóc, thâm canh để thu phần sản phẩm vượt khoán. Vì vậy, năng suất,;sản lượng có tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc đưa kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả phục vụ của dịch vụ nông nghiệp do hợp tác xã cung ứng vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu không kịp thời. Sản xuất tuy phát triển nhưng tốc độ còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu chung. 80
- Năm 1981, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1981 - 1983 được tổ chức. Đồng chí Mương Ký Chức (người thôn Phúc Hạ) được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển trong thời gian tới: Tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, công tác quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò tập hợp đoàn kết nhân dân của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện Nghị quyết đề ra, Đảng bộ xã chú trọng lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển cây chủ lực là cây lúa, cây ngô, phát triển mạnh diện tích trồng màu và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm. Đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh tốc độ khoanh nuôi rừng phòng hộ, tu bổ, khoanh nuôi rừng sản xuất, khai thác hợp lý lâm thổ sản. Đến năm 1983, tổng diện tích lúa gieo trồng trên địa bàn xã đạt 392 ha, năng suất lúa bình quân đạt 27 tạ/ha. Ngoài ra, các hộ gia đình còn tập trung trồng các loại rau xanh đảm bảo cung cấp nhu cầu cho địa phương. Về chăn nuôi, nhân dân xã chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình. Ngoài ra các hộ gia đình còn tích cực đào ao thả cá. Tuy nhiên tập quán chăn thả tự nhiên trâu, bò còn chiếm đa số, do vậy chất lượng đàn gia súc chưa cao. 81
- Đảng bộ xã đã quan tâm thực hiện công tác vận động nhân dân tích cực khoanh nuôi rừng phòng hộ, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Đồng thời với việc đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, một số ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển: Lò rèn, lò vôi, máy xay xát… Cửa hàng hợp tác xã mua bán được củng cố, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân như: Dầu, muối, vải, vở học sinh. Công tác thu mua lương thực, thực phẩm, nông sản đạt và vượt kế hoạch; nhân dân trong xã đều tự giác thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đội ngũ cán bộ y tế xã được tăng cường. Trạm xá xã có 02 y sĩ và 01 y tá. Điều kiện để khám, chữa bệnh tại trạm xá ngày càng tốt hơn. Trong công tác văn hóa, xã phát động phong trào toàn dân trong xã thực hiện những quy định về tổ chức việc cưới, việc tang đảm bảo tiết kiệm. Những trường hợp vi phạm quy ước đều được uốn nắn, giáo dục kịp thời. Nhờ đó, các tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu gây lãng phí hoặc vi phạm quyền bình đẳng trong đời sống xã hội dần được xóa bỏ. Mặt trận và các đoàn thể xã đã vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp đóng đủ thuế nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các đoàn thể xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất và chiến đấu, 82
- phục vụ chiến đấu, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1983, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1983 - 1984. Đồng chí Mương Ký Chức được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 1981 - 1983 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: Đẩy mạnh phát triển các cây lương thực: Lúa, ngô…; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động con em trong độ tuổi đến trường; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã trong sạch, vững mạnh. Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ xã xác định cây lúa vẫn là cây lương thực chính đồng thời chú trọng phát triển mạnh các cây trồng khác như: Ngô, lạc, đậu tương. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn do năm 1983 tình hình thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phá hại mùa màng song với sự cố gắng, quyết tâm, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân và các dân tộc trong xã đưa nông nghiệp của xã phát triển. Đến năm 1984, tổng diện tích cây lương thực trên địa bàn xã là 418ha (trong đó diện tích lúa chiếm 72%). Trong phát triển chăn nuôi, đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn xã được quan tâm chú trọng. Đến năm 1984, mỗi gia đình có từ 2-3 con gia súc, 7 - 10 con gia cầm. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 6,1ha ao thả cá. 83
- Về lâm nghiệp, Đảng bộ xã đã lãnh đạo triển khai thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý, khai thác và sử dụng. Đội ngũ giáo viên đã được tăng cường bổ sung đáp ứng nhu cầu dạy học. Do vậy, đã góp phần hạn chế việc phát rừng làm nương rẫy, bảo vệ tài nguyên, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc. Công tác giáo dục của xã cũng có nhiều tiến bộ mới, đầu tư xây dựng, tu sửa trường học, nhà trẻ, mua sắm bàn ghế học sinh. Trường cấp I - II xã tiếp tục được duy trì hiệu quả, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn xã. Đến năm 1981, trường phổ thông cấp I - II xã Tùng Bá đổi tên thành trường phổ thông cơ sở xã Tùng Bá. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ y tế xã đã thực hiện tốt việc điều trị, phòng dịch bệnh cho nhân dân, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tiếp tục được duy trì và hoạt động sôi nổi, góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác xây dựng Đảng luôn được quan tâm đúng mức. Đảng bộ xã đã tăng cường công tác kiểm tra đi đôi với làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động. Chính quyền xã đã có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm 84
- vụ; đã xây dựng được quy chế làm việc và duy trì thực hiện tốt góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn xã. Mặt trận và các đoàn thể xã đã vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, thực hiện thi đua đẩy mạnh lao động sản xuất, đóng góp ngày công tu sửa các tuyến đường, trường học… đáp ứng nhu cầu đi lại, học tập của con em trên địa bàn xã. Năm 1984, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1984 - 1986 được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ 3 năm (1984 -1986) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ là: Tập trung mọi trí tuệ, sức lực vào nhiệm vụ phát triển nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế. Đồng chí Nông Văn Mén giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Năm 1984 là những năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1981 - 1985) cũng là năm địch đánh phá dữ dội ở tuyến biên giới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Vị Xuyên, trực tiếp là Đảng bộ xã, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Tùng Bá đã khắc phục khó khăn, đoàn kết một lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Toàn xã dấy lên các phong trào hoạt động sôi nổi: Đoàn Thanh niên xã có phong trào “Lao động cộng sản”, “Tình nguyện đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở tuyến trước”; Hội phụ 85
- nữ xã có phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” được phát triển mạnh mẽ, thu hút chị em tham gia tích cực. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tính đến năm 1986 xã Tùng Bá đã có 151 người con của xã đã lên đường cầm súng chiến đấu, trong đó có 04 người đã anh dũng hy sinh, có 09 thương binh, bệnh binh. Cùng với đó, đã có 4.700 lượt dân công tham gia tải đạn, tải thương, lương thực, thực phẩm; ủng hộ hàng nghìn quả trứng, 34 con trâu; đào hầm hào trong nội địa hơn 2.300 mét. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác củng cố xây dựng chính quyền, các đoàn thể quần chúng được tiến hành thường xuyên. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã được củng cố kiện toàn qua mốc bầu cử tháng 4/1982, tháng 4/1984, đã tập trung điều hành, triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Các đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra thực sự là những người ưu tú, có phẩm chất, năng lực công tác, hoàn thành chức trách được giao. Mặt trận và các đoàn thể xã đã xác định rõ nhiệm vụ trong giai đoạn này tiếp tục vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, đóng đủ thuế nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với nhân dân đóng đủ nghĩa vụ thực phẩm và ngày công lao động công ích. 86
- Chương IV ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG BÁ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÃ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 2020) I- ĐẢNG BỘ XÃ TÙNG BÁ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 2000) Bước sang năm 1986, tình hình đất nước, tỉnh Hà Giang và huyện Vị Xuyên nói chung, xã Tùng Bá nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của tình hình đất nước. Sau 10 năm thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1976 - 1986) bên cạnh một số kết quả đạt được, đất nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất tăng trưởng chậm, không đáp ứng được tiêu dùng, tài nguyên bị lãng phí, nhiều người lao động không có việc làm, lạm phát tăng quá cao, kinh tế trì trệ, lương thực thực phẩm thiếu thốn, đời sống của cán bộ và nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng bị giảm sút; các thế lực chống phá ta trên nhiều mặt… Cùng với đó, Tùng Bá là xã thuộc huyện biên giới Vị Xuyên - một trong những địa bàn trọng điểm bắn phá của đối phương, phải đương đầu trực tiếp với cuộc chiến tranh biên giới, do đó kinh tế của xã gặp rất nhiều khó khăn. 87
- Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tổ chức. Với tinh thần: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”, Đại hội đã nghiêm túc, thẳng thắn tổng kết kinh nghiệm thành công và chưa thành công trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta sau khi cả nước hòa bình, thống nhất. Đại hội quyết định đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế nhằm mở ra một bước phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, năm 1986, Đại hội đảng viên Đảng bộ xã Tùng Bá nhiệm kỳ 1986 - 1988 được tiến hành. Đồng chí Nông Văn Mén (người thôn Hồng Minh) được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. Đại hội kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ 1984 - 1986, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1986 - 1988: Tập trung đẩy mạnh phát triển cây lương thực thực phẩm như: Lúa, ngô, sắn…, các cây rau đậu; phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh văn hóa, y tế, giáo dục; đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, công tác quản lý, điều hành của chính quyền; vai trò tập hợp, đoàn kết nhân dân của Mặt trận và các đoàn thể xã. Ngay sau Đại hội, căn cứ vào điều kiện cụ thể, Đảng bộ xã xác định nhiệm vụ trọng tâm của xã lúc này là đẩy mạnh thực hiện chương trình lương thực, thực 88
- phẩm, vận động nhân dân xã phấn đấu tự đảm bảo ổn định đời sống, có đóng góp lương thực cho Nhà nước. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân tập trung sức tăng gia sản xuất, sử dụng các loại giống mới, đưa cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày vào chân ruộng một vụ. Năm 1986, diện tích lúa gieo trồng cả năm đạt 560 ha, năng suất đạt 32 tạ/ha, sản lượng đạt 1.850 tấn. Đến năm 1988 diện tích lúa cả năm đạt 600 ha, năng suất 40 tạ/ ha. Cùng với đó, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo giao ruộng đất cho nhân dân, nhân dân đã được giao đất và nộp thuế nông nghiệp qua hợp tác xã để nộp cho Nhà nước. Toàn xã thu được 92.370,7 kg thóc/năm. Đảng bộ xã cũng đã quan tâm chỉ đạo việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và chỉ đạo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhìn chung, việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã, nhất là chăn nuôi trâu, bò đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về sức kép phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 1987, trường phổ thông cơ sở xã Tùng Bá được chuyển từ thôn Hồng Tiến về thôn Phúc Hạ. Thời điểm này, trên địa bàn xã còn xảy ra tình trạng nhiều hộ gia đình gặp khó khăn; một số học sinh bỏ học phụ giúp gia đình sản xuất, một số giáo viên còn coi nhẹ công tác dạy học. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã đã tìm biện pháp khắc phục vận động các gia đình tích cực động viên con em đi học, động viên các thầy cô yên tâm công tác nhằm duy trì hiệu quả công tác giáo dục trên địa bàn xã. 89
- Đảng bộ xã cũng rất chú trọng công tác xây dựng Đảng. Việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ cấp trên đến cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ được nghiêm túc triển khai. Tuy nhiên, do trình độ của một số đảng viên chưa cao nên việc nghiên cứu, vận dụng và triển khai thực hiện một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ cấp trên tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiện toàn bộ máy chính quyền xã được quan tâm. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã tiếp tục được củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện các phong trào thi đua, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến năm 1987, sau 6 năm thực hiện cơ chế khoán theo nội dung Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 31/1/1981 của Bộ Chính trị về thực hiện cơ chế khoán cho nhóm và người lao động. Ban đầu động cơ vượt khoán đã kích thích các hộ đầu tư, thâm canh để thu phần sản xuất vượt khoán. Song thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, việc cung ứng vật tư, giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu chưa kịp thời, sản xuất tuy có phát triển nhưng tốc độ chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chung, đời sống của nhân dân còn bấp bênh. Những kết quả đó đã thể hiện việc khoán 100-CT/TW còn nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục những hạn chế, bất cập của khoán 100, Đảng ta đã tìm biện pháp thích hợp, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn