Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG MỔ CẮT U TUYẾN ỨC ĐIỀU TRỊ<br />
BỆNH NHƯỢC CƠ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2004 – 2012<br />
Phạm Văn Đông*, Nguyễn Thị Thảo Trang*, Võ Hữu Ngoan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa hai nhóm gây mê cắt tuyến ức có dùng và không dùng thuốc dãn<br />
cơ (TDC) với tỉ lệ suy hô hấp (SHH) sau mổ và thời gian hậu phẫu (TGHP).<br />
Phương pháp: hồi cứu, mô tả có phân tích.<br />
Kết quả: 124 bệnh nhân (BN), chia 2 nhóm. Nhóm 1: 43 BN dùng TDC (34,6%), nhóm 2: 81 BN không<br />
dùng dãn cơ (KTDC) (65,4%). Kết quả sau mổ: thời gian tự thở qua nội khí quản (TGNKQ) trung bình ở nhóm<br />
1 là 21,61 ± 11,40 giờ, ở nhóm 2 là 5,69 ± 5,13 giờ.Tỉ lệ SHH khác nhau giữa 2 nhóm, nhóm 1 SHH là 60%,<br />
nhóm 2 là 7,4%. Thở máy (TM) ở nhóm 1 là 20,9%, nhóm 2 là 7,4%. Thời gian thở máy (TGTM) ở nhóm 1<br />
trung bình 56,06 ± 57,98 giờ, ở nhóm 2 trung bình 3,50 ± 1,33 giờ. Thời gian điều trị tại hậu phẫu (TGHP)<br />
cũng khác biệt giữa 2 nhóm với p0,05.<br />
Kết luận: những BN dùng TDC trong gây mê phẫu thuật (PT) cắt tuyến ức qua nội soi có tỉ lệ SHH, TM<br />
và TGHP cao hơn so với bệnh nhân KTDC.<br />
Từ khoá: gây mê, nhược cơ, cắt tuyến ức, thuốc phong bế thần kinh cơ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANESTHESIA IN THYMECTOMY SURGERY TO TREAT THE MYASTHENIA GRAVIS AT CHO RAY<br />
HOSPITAL FROM 2004 TO 2012.<br />
Pham Van Dong, Nguyen Thi Thao Tran, Vo Huu Ngoan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 32 - 37<br />
Objectives: To investigate the correlate between two groups of the patients that one used the neuromuscular<br />
block drugs, the other didn’t use about the postoperative respiratory failure ratio and time to stay in the recovery<br />
room.<br />
Methods: Retrospective study with descriptions and analyses.<br />
Results: 124 patients divided two groups. The first group used the neuromuscular block drugs (43 patients:<br />
34.6%), the seconds didn’t use them (81 patients: 65.4%). The results: the average time of the spontaneous<br />
ventilation via endotracheal tube in the first one was 21.61 ±11.40 hours, in the seconds is 5.69 ± 5.13 hours. The<br />
postoperative respiratory failure ratio, the first was 60%, the seconds was 7.4%. The number of the postoperative<br />
mechanism ventilatory patients, the first was 20.9%, the seconds was 7.4%. The average time of the postoperating mechanism ventilation, in the first was 56.06 ± 57.98 hours, in the seconds was 3.50 ±1.33 hours. Time<br />
to stay in the recovery room was also different between two groups, in the first was 30.94 ± 34.81 hours, in the<br />
seconds was 9.77 ± 9.38. Besides, some different signs are different but they didn’t have any statistic means<br />
between two groups, with p >0.05.<br />
Conclusions: Using the neuromuscular block drugs in the anesthesia for endoscopic thymectomy result in<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: Bs Phạm Văn Đông, ĐT: 0902919391, email: donghieugmcr@gmail.com<br />
<br />
32<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
the respiratory failure, prolonged mechanism ventilation, and the prolonged time to stay in the recovery room.<br />
Key words: Anesthesia, myasthenia gravis, thymectomy, neuromuscular block drugs.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
<br />
Nhược cơ là bệnh lý tự miễn, kháng thể trực<br />
tiếp chống lại và phá huỷ thụ thể acetylcholine<br />
sau synape(9). Nhược cơ ảnh hưởng ở bất kì<br />
nhóm tuổi nào và cả hai giới, nữ giới mắc bệnh<br />
nhiều hơn nam. Điểm nổi bật của bệnh là bệnh<br />
sử yếu cơ và mệt mỏi khi vận động, cải thiện khi<br />
nghỉ ngơi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tất cả BN nhược cơ độ IIA, IIB (theo phân<br />
loại của Osserman) được gây mê toàn thân trong<br />
PT cắt tuyến ức qua nội soi. Chúng tôi chia<br />
thành 2 nhóm:<br />
<br />
Tỉ lệ mắc trong dân số là 1/20.000(4), Châu Á<br />
khoảng 40% nhược cơ ở người trẻ và thể mắt<br />
khá phổ biến. Chẩn đoán dựa vào tiền sử lâm<br />
sàng và chẩn đoán xác định khi có sự hiện diện<br />
của kháng thể kháng thụ thể Ach trong huyết<br />
thanh(5). Nguyên nhân khoảng 10% - 15% do u<br />
tuyến ức, 75% do tăng sản nang lympho ở tuyến<br />
ức. Điều trị kháng cholinesterase, ức chế miễn<br />
dịch và PT cắt bỏ tuyến ức. Trong đó, PT cắt<br />
tuyến ức được xem như một phương pháp điều<br />
trị cơ bản đóng vai trò quan trọng trong hệ<br />
thống điều trị bệnh nhược cơ.<br />
Tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR), PT cắt tuyến<br />
ức qua nội soi đã thực hiện từ năm 2001.<br />
Phương pháp vô cảm cho PT này có thể gây mê<br />
toàn thân, gây tê vùng hay phối hợp gây tê<br />
vùng và gây mê toàn thân(9). Tuy nhiên, theo<br />
khuyến cáo của Rajat Dhar(8) có một số loại<br />
thuốc có thể làm nặng nề hơn sự yếu cơ như<br />
thuốc phong bế thần kinh cơ dùng trong gây<br />
mê.Tuy vậy, về phương diện gây mê hồi sức<br />
chúng ta cũng chưa có nhiều những nghiên cứu<br />
cho vấn đề này.<br />
Với mục tiêu bài này, chúng tôi muốn khảo<br />
sát mối tương quan giữa hai nhóm gây mê có và<br />
KTDC với tỉ lệ SHH sau mổ và TGHP.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm 1: có sử dụng thuốc dãn cơ.<br />
Nhóm 2: không sử dụng thuốc dãn cơ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
BN trước mổ có dùng pyridostigmin liều ><br />
750 mg/ngày, nhược cơ độ I và độ III trở lên,<br />
nhược cơ độ IIA, IIB có bệnh lí kèm theo về<br />
tim mạch, bệnh phổi mạn tính, di chứng tai<br />
biến mạch máu não, có SHH và cơn nhược cơ<br />
trước mổ.<br />
<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Khám tiền mê<br />
Đánh giá mức độ nhược cơ và xem xét chế<br />
độ điều trị, Seduxen 5mg uống vào buổi tối<br />
trước ngày PT ở BN chỉ có nhược cơ ở mắt.<br />
Dẫn đầu<br />
Chuẩn bị: monitoring, ECG, huyết áp động<br />
mạch xâm lấn, SpO2, EtCO2, TOF.<br />
Sufentanil tĩnh mạch (TM), hoặc fentanyl<br />
TM<br />
Propofol hoặc sevoflurane dẫn đầu.<br />
Dùng hoặc không dùng: suxamethoniume,<br />
atracurium, rocuronium.<br />
Đặt nội phế quản.<br />
<br />
Duy trì<br />
Sevoflurane hoặc isoflurane hoặc sử dụng<br />
TIVA (thuốc mê tĩnh mạch), hoặcTCI.<br />
Sufentanil TM, hoặc fentanyl TM.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Ngưng thuốc mê và thuốc giảm đau khi kết<br />
thúc cuộc mổ, thay ống nội phế quản bằng ống<br />
NKQ cuối cuộc mổ.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm: tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy, từ tháng 03-2004 đến 06-2012.<br />
<br />
Giảm đau sau mổ: tramadol, hoặc perfalgan,<br />
hoặc nisidol.<br />
<br />
Hồi cứu, mô tả có phân tích.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
33<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo dõi hậu phẫu (HP): Sinh hiệu, khí máu<br />
động mạch, SpO2, cơn nhược cơ…<br />
<br />
Các biến số thu thập<br />
Tuổi, giới, độ nhược cơ, mạch, huyết áp,<br />
SpO2. Thời gian: phẫu thuật (TGPT), TGNKQ (từ<br />
lúc mổ xong đến khi rút NKQ), thở máy sau mổ,<br />
thời gian nằm HP (từ lúc mổ xong chuyển sang<br />
HP đến khi chuyển trại), nằm viện (TGNV) (từ<br />
lúc nhập viện đến khi xuất viện), SHH. Dùng<br />
thuốc giảm đau fentanyl, sufentanil, tramadol;<br />
thuốc mê propofol, isoflurane, sevoflurane;<br />
thuốc dãn cơ: suxamethonium, atracurium,<br />
rocoronium.<br />
Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 15.0; các<br />
biến số liên tục có phân phối chuẩn được trình<br />
<br />
< 0,001. Tuổi trung bình là 32,16 ± 11,23, không<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai<br />
nhóm, với p > 0,05.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ suy hô hấp giữa hai nhóm<br />
Suy hô hấp<br />
Có (%)<br />
Không (%)<br />
<br />
Nhóm 1<br />
(n=43)<br />
26 (60,5)<br />
17 (39,5)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
(n=81)<br />
6 (7,4)<br />
75 (92,6)<br />
<br />
Tổng<br />
(n=124)<br />
32 (25,8)<br />
92 (74,2)<br />
<br />
p<br />
< 0.001<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm 1 có tỉ lệ SHH 60,5%, cao<br />
hơn so với nhóm 2 là 7,4%, có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê, với p < 0,001.<br />
Bảng 3. Số bệnh nhân phải thở máy giữa hai nhóm<br />
Thở máy<br />
<br />
Nhóm 1<br />
(n = 43)<br />
9 (20,9)<br />
34 (79,1)<br />
<br />
Có (%)<br />
Không (%)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
(n = 81)<br />
6 (7,4)<br />
75 (92,6)<br />
<br />
p<br />
0,028<br />
<br />
bày bằng số trung bình ( X ± SD) và độ lệch<br />
chuẩn. Các biến số định tính được trình bày<br />
bằng tần suất và tỉ lệ phần trăm.<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm 1 có tỉ lệ TM là 20,9%, cao<br />
hơn so với nhóm 2 là 7,4%, có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê, với p < 0,05<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Bảng 4. Thời gian tự thở qua NKQgiữa hai nhóm<br />
<br />
124 BN, có 43 (34,6%)BN dùng TDC và 81<br />
(65,4%) BNKTDC, với tỉ lệ dùng TDC là<br />
suxamethonium 19 bệnh nhân (44,2%),<br />
atracurium 14 bệnh nhân (32,6%), rocuronium<br />
10 BN (23,2 %). Số liệu thu thập cho thấy các<br />
biến số về tuổi, độ nhược cơ, các thuốc dùng<br />
trong gây mê và HP (ngoại trừ TDC), TGPT,<br />
TGNV không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê giữa 2 nhóm, với p >0,05. Các biến số còn lại<br />
như giới, SHH, thời gian còn NKQ, TM, TGTM,<br />
TGHP có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<br />