Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC<br />
TRONG PHẪU THUẬT NGOÀI TUYẾN GIÁP:<br />
BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Nguyễn Thị Hoài Nam*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Rối loạn chức năng tuyến giáp gây nhiều biến đổi ảnh hưởng đến GMHS. Trong phẫu thuật ngoài tuyến<br />
giáp, những rối loạn này có thể không được đánh giá đúng mức, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Từ<br />
6.2007 đến 10.2010, tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã phát hiện 3 trường hợp: 1 cường giáp, 1 nhược<br />
cơ do nhược giáp sau mổ, 1 bão giáp. Đây là những trường hợp ít gặp, ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Vì<br />
vậy cần tầm soát và đánh giá chức năng tuyến giáp, điều trị bình giáp trước mổ và có kế hoạch GMHS thích hợp.<br />
Đối với phẫu thuật cấp cứu/ cơn bão giáp, tỉ lệ tử vong cao, nên trì hoãn để điều trị nội khoa với kháng giáp<br />
PTU,Lugol, chẹn β, hydrocortisone.<br />
Từ khóa: cường giáp, nhược giáp, bão giáp, phẫu thuật ngoài tuyến giáp.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THYROID DYSFUNCTION AND ANESTHESIA IN NON-THYROID SURGERY:<br />
REPORT OF CLINICAL CASES<br />
Nguyen Thi Hoai Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 166 - 172<br />
<br />
Thyroid dysfunction causes many variables affecting anesthesia. In non-thyroid surgery, these<br />
disorders may be under estimated, leading to many serious consequences. From June 2007 to October<br />
2010, three cases of unknown hyperthyroidism, hypothyroidm and thyroid storm needing operations had<br />
been discovered at the HCMC University Medicine Center. These are rare cases, much affecting surgery<br />
outcome. As thus, it is necessary to screen thyroid diseases, assess thyroid function and treat thyroid<br />
disorders before surgery beside having an appropriate anesthetic plan. For emergency surgery of patient<br />
who may develop thyroid storm leading to high mortality, it is recommended to delay operation<br />
for medical treatment with antithyroid medicine such as PTU-, Lugol, βblockers, hydrocortisone.<br />
Key words: Hyperthyroidism, Hypothyroidism, Thyroid storm, Nonthyroid surgery.<br />
được đánh giá đúng mức và bị bỏ qua. Điều này<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc<br />
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể,<br />
biệt khi bệnh nhân bị cường giáp hay nhược<br />
có vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật.<br />
giáp. Vì vậy cần đánh giá chức năng tuyến giáp<br />
Rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra nhiều biến<br />
trước mổ nhằm có kế hoạch GMHS phù hợp. Từ<br />
( , )<br />
đổi ảnh hưởng đến quá trình gây mê hồi sức 4 9 .<br />
tháng 6.2007 đến tháng 10.2010, tại bệnh viện<br />
Trong phẫu thuật tuyến giáp, thông thường<br />
Đại học Y Dược TP HCM đã phát hiện 3 trường<br />
bệnh nhân đã được chuẩn bị trước mổ và kế<br />
hợp rối loạn chức năng tuyến giáp nặng ảnh<br />
hoạch GMHS đã được chuẩn bị chu đáo. Trường<br />
hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh nhân.<br />
hợp bệnh nhân đến mổ vì bệnh lý khác, đôi khi<br />
Đây là những trường hợp ít gặp trên lâm sàng<br />
những rối loạn chức năng tuyến giáp không<br />
mà qua đó chúng ta sẽ rút ra được những bài<br />
* Đại học Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BSCK2 Nguyễn Thị Hoài Nam<br />
<br />
166<br />
<br />
ĐT: 0908889636<br />
<br />
Email: bshoainam@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
học quý trong công tác GMHS.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân phẫu thuật ngoài tuyến giáp<br />
có rối loạn chức năng tuyến giáp không biết<br />
trước và bị bão giáp tại Khoa Gây mê hồi sức<br />
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM từ tháng<br />
6/2009 đến tháng 10/2010.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu, mô tả các bệnh án.<br />
<br />
GIỚI THỆU BỆNH ÁN<br />
Bệnh án 1<br />
Bệnh nhân nữ, 56t, số NV 07-0010726.<br />
Lý do vào viện: rong kinh rong huyết kéo<br />
dài.<br />
<br />
Bệnh sử<br />
Bệnh nhân rong kinh rong huyết kéo dài do<br />
u xơ tử cung >1 năm điều trị nội khoa không<br />
giảm. Gần đây hay chóng mặt khi thay đổi tư<br />
thế, có biểu hiện thiếu máu, sụt 1kg/2 tháng nên<br />
nhập viện để mổ cắt tử cung theo chỉ định của<br />
bác sĩ sản khoa.<br />
Tiền sử: PARA 3003, không có bệnh lý bất<br />
thường.<br />
<br />
Xét nghiệm tiền phẫu<br />
- Công thức máu: Hồng cầu 2,9tr/ml; Hb<br />
9,1g/dl; Hct 24%<br />
- ECG: nhịp nhanh xoang 100l/p<br />
- Các XN khác trong giới hạn bình thường<br />
Khám tiền mê: Cân nặng 45kg, niêm nhạt,<br />
nhịp tim đều 92l/p, thỉnh thoảng hay hồi hộp.<br />
Các cơ quan khác không phát hiện bất thường.<br />
Đánh giá ASA 2, phương pháp vô cảm dự kiến:<br />
mê nội khí quản.<br />
Quá trình gây mê:<br />
Tiền mê: Midazolam 1mg + Fentanyl 100μg<br />
tiêm tĩnh mạch chậm.<br />
Khởi mê: Propofol 100mg, Esmeron 30mg.<br />
Đặt nội khí quản đường miệng số 7.0 có bơm<br />
bóng hơi.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Duy trì mê: Isofluran + Oxy thế đường vòng<br />
½ kín có vôi Soda. Thở máy Lotus, VT 450ml, F<br />
= 12 lần/phút, I/E = ½.<br />
Thời gian mổ 120 phút.<br />
Sau khởi mê, mạch tăng 115l/p, dao động từ<br />
100-126l/p, huyết áp trong khoảng 90/60mmHg<br />
đến 140/80mmHg, SpO2, ETCO2 trong mổ ổn<br />
định. Mặc dù đã được tăng độ mê với Isofluran,<br />
Fentanyl nhưng mạch không giảm. Kiểm tra<br />
bướu giáp khó sờ, không nghe được âm thổi.<br />
Theo dõi cường giáp → Quyết định dùng<br />
Avlocardyl 0,2mg/lần x 3 lần TM chậm. M giảm<br />
còn 98l/p. Tiến hành mổ cắt tử cung toàn phần<br />
và 2 phần phụ thuận lợi. Thử fT3, fT4, TSH<br />
khẩn. Chuyển hậu phẫu trong tình trạng bệnh<br />
nhân còn mê, tự thở đều qua nội khí quản, mạch<br />
100lần/phút, huyết áp 130/80mmHg, SpO2 100%,<br />
ETCO2 38mmHg.<br />
Diễn biến ở phòng hậu phẫu: bệnh nhân<br />
tỉnh, thở êm, M dao động 98- 115l/p, HA, SpO2<br />
ổn. Kết quả TSH < 0,001, fT3 10, fT4 12 → Chẩn<br />
đoán: Cường giáp- Theo dõi cơn bão giáp/ Hậu<br />
phẫu cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ. Hội<br />
chẩn với Bs nội tiết: khám: có bướu giáp độ 1,<br />
thống nhất chẩn đoán trên. Điều trị:propranolol,<br />
PTU uống. Sau điều trị, M giảm dần 80- 90l/p.<br />
BN được chuyển khoa Nội ngày hôm sau để<br />
điều trị cường giáp.<br />
Xuất viện sau 2 tuần.<br />
<br />
Bệnh án 2<br />
Bệnh nhân nữ, sinh năm 1958, nhập viện<br />
ngày 26.12.2007, số NV 08-0000478.<br />
<br />
Lý do vào viện<br />
Nuốt vướng<br />
Bệnh sử<br />
Cách nhập viện hơn 1 tháng, bệnh nhân cảm<br />
giác hay nuốt vướng ở họng. Được điều trị viêm<br />
Amygdal không đỡ. Bệnh nhân có cảm giác hay<br />
mệt mỏi, khó thở nhẹ về ban đêm khi nằm. Khi<br />
ngồi dậy đỡ khó thở. Cảm giác yếu tay phải<br />
nhiều hơn tay trái (không đưa tay lên cột tóc<br />
được). Đôi khi cảm thấy tim đập không đều, tự<br />
theo dõi huyết áp ở nhà bằng máy đo HA điện<br />
<br />
167<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
tử thấy HA hơi tăng so với trước đây. Bình<br />
thường HA trong khoảng 110/70- 120/70mmHg.<br />
Gần đây HA thường lên 140-150/80 mmHg.<br />
Nuốt vướng ở họng ngày càng tăng nên bệnh<br />
nhân khám Tai Mũi Họng, được chẩn đoán<br />
Viêm Amygdal, có chỉ định nhập viện để mổ cắt<br />
Amygdal.<br />
<br />
Tiền sử<br />
- Mổ cắt ruột thừa viêm cách 10 năm, mê nội<br />
khí quản, không có tai biến sau mổ.<br />
- Mổ cắt bán phần 2 thùy giáp do bướu giáp<br />
đa nhân 2 thùy cách 6 tháng, mê nội khí quản,<br />
không có tai biến sau mổ.<br />
<br />
Xét nghiệm tiền phẫu<br />
Công thức máu, TQ, TCK, sinh hóa máu: kết<br />
quả trong giới hạn bình thường.<br />
ECG: Ngoại tâm thu thất thưa<br />
XQ ngực thẳng: TD u lao<br />
Bệnh nhân được khám tim mạch và hô hấp<br />
tiền phẫu.<br />
Khám tiền mê: Cân nặng 49kg, ASA 2,<br />
phương pháp vô cảm dự kiến: mê nội khí quản.<br />
<br />
Quá trình gây mê<br />
Tiền mê: Midazolam 1mg + Fentanyl 100μg<br />
tiêm tĩnh mạch chậm.<br />
Khởi mê: Propofol 100mg, Esmeron 20mg.<br />
Đặt nội khí quản đường mũi số 5.5 có bơm bóng<br />
hơi.<br />
Duy trì mê: Isofluran + Oxy thế đường vòng<br />
½ kín có vôi Soda. Thở máy Lotus, VT 500ml, F<br />
= 12 lần/phút, I/E = ½.<br />
Thời gian mổ 20 phút.<br />
Huyết động, ETCO2 trong mổ ổn định. Bệnh<br />
nhân có biểu hiện chậm thở lại. Sau 60 phút<br />
không có dấu hiệu thở lại.Hóa giải dãn cơ với<br />
Neostigmin 1mg + Atropin 0,5mg. Chuyển hậu<br />
phẫu lúc 11g20. Diễn biến ở phòng hậu phẫu:<br />
TOF =0,4.Tiếp tục hóa giải dãn cơ với<br />
Neostigmin 2mg + Atropin 0,75mg TM, Naloxon<br />
0,4mgTM.<br />
13 giờ 20 tự thở tốt, tỉnh táo, thực hiện tốt y<br />
lệnh → Rút nội khí quản. Sau rút nội khí quản<br />
<br />
168<br />
<br />
bệnh nhân thở êm, huyết động ổn, SpO2 100%.<br />
16 giờ kết quả ion đồ có giảm Kali 2,4 mEq/l, Mg<br />
1,5 mEq/l → Xử trí: bù K và Mg.<br />
Hậu phẫu ngày 1: tỉnh, thở êm, sinh hiệu ổn,<br />
nhấc đầu còn yếu → Mời chuyên khoa nội thần<br />
kinh khám để loại trừ bệnh lý thần kinh cơ. Nội<br />
thần kinh khám: mi mắt sụp nhẹ, sức cơ ngọn<br />
chi 5/5, gốc chi 4/5 → Chẩn đoán: Nhược cơ/<br />
Hậu phẫu cắt Amygdal. Chẩn đoán phân biệt<br />
bệnh cơ → đo EMG, kết quả (+) → chuyển khoa<br />
Nội.<br />
Hậu phẫu ngày 2: Chức năng tuyến giáp<br />
TSH ↑↑↑ 30,35mU/ml, fT4 ↓< 0,4mg/dl, fT3 ↓<<br />
1,0pg/ml. CT ngực không thấy hình ảnh u tuyến<br />
ức. Nốt đơn độc thùy dưới phổi P. Tràn dịch<br />
màng phổi 2 bên lượng ít.<br />
Chẩn đoán xác định: Nhược cơ nặng<br />
(Myasthenia Gravis)/ Suy giáp sau cắt 2 thùy<br />
giáp/ Hậu phẫu cắt Amygdal.<br />
Điều trị: kháng cholinesterase + Prednisone +<br />
Levothyroxine.<br />
Xuất viện sau 2 tuần.<br />
<br />
Bệnh án 3:<br />
BN nữ, 68t, số NV 10-0026101, nhập cấp cứu<br />
lúc 9g10 ngày 01.10.10 vì lú lẫn 2 ngày.<br />
Bệnh sử: Khởi bệnh 2 ngày với sốt cao, tiêu<br />
lỏng nhiều lần, lú lẫn & lơ mơ.<br />
Tiền căn: bướu giáp 4 năm, θ không rõ.<br />
T trạng lúc NV: Tổng trạng TB, niêm nhạt.<br />
Bứt rứt, vật vã. Tim nhanh đều 112-150l/p, HA<br />
100/60mmHg, T 39°5. Bụng mềm, ấn đau khắp<br />
bụng. Đồng tử 2 bên đường kính 3mm,<br />
PXAS (+).<br />
Chẩn đoán: Tiêu chảy cấp- Rối loạn tri giác.<br />
Xử trí: Thở Oxy, dịch truyền, hạ sốt.<br />
XN: CTM, ure, Creatinin máu, SGOT, SGPT,<br />
Ion đồ, TSH, fT3, fT4, Xquang ngực thẳng, ECG,<br />
Siêu âm bụng, cấy máu.<br />
KQ XN: BC 18.200/uL, SGOT 113U/L, SGPT<br />
19U/L, Na+ 128mEq/L, K+ 2,61mEq/L, Cl95mEq/L,<br />
TSH<br />
0,01,<br />
fT4<br />
4.50ng/dL,<br />
fT3 6.75pg/mL.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
Chẩn đoán: TD cơn bão giáp<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cấp.<br />
<br />
13g chuyển nội tiết đều trị: Lugol, PTU,<br />
hydrocortisone, Propanolol, bù K+, kháng sinh.<br />
XN: ECG nhanh xoang, TD nhồi máu cơ tim<br />
vùng hoành.CT scan sọ giảm đậm độ nhân đuôi<br />
(P), nhân bèo (T), khả năng nhồi máu não.<br />
CKMB 40U/l, Troponin I 0,016 ng/ml. Trong<br />
ngày M từ 98-150l/p, HA 90/60 mmHg150/80mmHg, còn lơ mơ, tiêu chảy, thở nhanh,<br />
bụng mềm, đau thượng vị. 21g tỉnh, vật vã đau<br />
khắp bụng, tăng nhu động ruột. Chụp KUB SA<br />
tim EF 67%, hở 3 lá 2/4, ECG lần 2: nhanhxoang,<br />
NMCT vùng hoành → Suy tim cấp/ suy tim<br />
mạn, hở 3 lá, NMCT cũ, bão giáp.<br />
XN D-Dimer (-).<br />
<br />
Chuyển ICU lúc 1g ngày 3/10. M 127l/p, HA<br />
120/70mmHg, SpO2 99%, T 370C, thở máy hỗ trợ.<br />
Bệnh diễn tiến khá, M 90-115l/p, HA 110/60150/80mmHg, SpO2 100%, T 37-38,40C, thở êm<br />
theo máy, gọi biết mở mắt. CTM lần 2 bạch cầu<br />
8,74K/uL, TSH 0,01; fT3 2,36pg/ml; fT4 3,26ng/dl,<br />
men gan, ion đổ bình thường. Tiếp tục điều trị,<br />
Tazopar 4,5g x 3 lọ/ngày thay Ceftriaxon.<br />
<br />
Ngày 2/10. BN đau bụng nhiều, tình trạng<br />
tim mạch, tri giác, sốt, đau bụng không giảm.<br />
16g50 Siêu âm bụng lần 2 chẩn đoán viêm ruột<br />
thừa, có chỉ định mổ cấp cứu nhưng người nhà<br />
không đồng ý mổ. Tiếp tục điều trị nội khoa,<br />
phối hợp thêm 2 loại kháng sinh (Ceftriaxon,<br />
Ciprofloxacin, Metronidazol). 22g gia đình bệnh<br />
nhân đồng ý mổ.<br />
<br />
Bệnh lý tuyến giáp thường gặp, tỉ lệ mắc<br />
bệnh ở nữ nhiều hơn nam và gia tăng theo tuổi.<br />
Đối với nhược giáp tỉ lệ nữ/nam là 3/1; cường<br />
giáp nữ 2%, nam 0,2%. Vì vậy có một số lượng<br />
đáng kể bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp trong<br />
phẫu thuật ngoài tuyến giáp5,1. Nếu không được<br />
phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn<br />
đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng<br />
đến cuộc mổ.<br />
<br />
Khám tiền mê: Thể trạng trung bình. BN<br />
kích thích, vẻ bứt rứt. Tim nhanh đều 138l/p, T<br />
390C, đau nhiều khắp bụng, đỡ nôn và hết tiêu<br />
chảy. Hội chẩn Nội tiết, Tim mạch, Ngoại và<br />
GMHS thống nhất chẩn đoán Viêm ruột thừa/<br />
Bão giáp, suy tim, NMCT cũ có chỉ định mổ cấp<br />
cứu. Bệnh tiên lượng nặng, có nguy cơ tử vong.<br />
ASA IV. Phương pháp vô cảm dự kiến: mê nội<br />
khí quản.<br />
<br />
Quá trình gây mê<br />
Khởi mê: Fentanyl 100μg, Propofol 120mg,<br />
Esmeron 40mg. Đặt NKQ số 7.<br />
Duy trì mê: Sevoran, Fentanyl 100μg,<br />
Esmeron 10mg. Trong mổ mạch dao động 100128l/p, HA 90/60- 150/80mmHg, SpO2 100%,<br />
EtCO2 30-40mmHg. Trong mổ có dùng 0,5mg<br />
Avlocardyl.<br />
Thời gian mổ 65 phút.<br />
Chẩn đoán sau mổ: Viêm phúc mạc toàn thể<br />
do viêm ruột thừa hoại tử/ bão giáp, suy tim<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Ngày 4/10. HA có xu hướng tăng150/80170/100mmHg, M 120-150l/p, sốt 19-400C, kích<br />
thích nhiều, có chỉ định chọc dịch não tủy. Gia<br />
đình không đồng ý, xin về lúc 15g.<br />
<br />
NHẬN XÉT- BÀN LUẬN<br />
<br />
Tầm soát và đánh giá rối loạn chức năng<br />
tuyến giáp trước mô<br />
Nguyên tắc chính trong GMHS bệnh nhân<br />
có rối loạn chức năng tuyến giáp là điều trị<br />
bình giáp trước mổ. Đối với phẫu thuật tuyến<br />
giáp, nguyên tắc này luôn được đảm bảo và<br />
người GMHS chủ động có kế hoạch GMHS<br />
phù hợp. Tuy nhiên trong phẫu thuật ngoài<br />
tuyên giáp, đôi khi những rối loạn này không<br />
được đánh giá đúng mức và có thể bỏ qua.<br />
Các triệu chứng cường giáp hay nhược giáp<br />
có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh<br />
chính. Ở bệnh án 1, triệu chứng cường giáp<br />
gồm hay hồi hộp, nhịp tim nhanh, sụt cân<br />
trùng lắp với thiếu máu do rong kinh rong<br />
huyết kéo dài. Bệnh án 2, các triệu chứng<br />
nhược cơ do nhược giáp gồm tiền căn mổ cắt<br />
bướu giáp, mệt mỏi, yếu tay, khó thở nhẹ đã<br />
không được lưu ý đến. Theo McHenry và<br />
Slusarczyk (Ohio, Mỹ), 36% bệnh nhân nhược<br />
<br />
169<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
giáp sau mổ cắt bán phần tuyến giáp. Nhược<br />
giáp thường xảy ra trong vòng 2-4 tuần sau<br />
mổ cắt toàn phần tuyến giáp do T/2 của<br />
Thyroxine là 7 ngày. Đối với Basedow: nhược<br />
giáp có thể xảy ra chủ yếu trong năm đầu sau<br />
mổ; 0,5-1% trong số những bệnh nhân bình<br />
giáp trong năm đầu trở nên nhược giáp trong<br />
( )<br />
mỗi năm tiếp theo 6 . Cả 3 trường hợp chúng<br />
tôi gặp đều là phái nữ, tuổi trung niên. Điều<br />
này phù hợp với y văn, tỉ lệ bệnh lý bướu<br />
giáp thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ngoài<br />
ra, 2/3 bệnh nhân trên còn có rối loạn điện<br />
giải: hạ natri và kali máu. Như vậy trong các<br />
phẫu thuật ngoài tuyến giáp, việc thăm khám<br />
tiền mê rất quan trọng nhằm phát hiện các<br />
triệu chứng cường giáp hay nhược giáp. Khi<br />
nghi ngờ có bệnh lý tuyên giáp phải xét<br />
nghiệm TSH, fT3, fT4 đặc biệt ở bệnh nhân có<br />
tiền căn mổ bướu giáp. Ngoài các xét nghiệm<br />
tiền phẫu thường quy, lưu ý siêu âm tuyến<br />
giáp, XQ ngực thẳng đánh giá mức độ chèn<br />
ép khí quản, ion đồ đánh giá rối loạn điện<br />
( , )<br />
giải 1 10 . Nếu bướu giáp lớn hay bướu giáp sau<br />
xương ức, chụp CT ngực, đo chức năng hô<br />
hấp nếu cần và tiên lượng khả năng đặt nội<br />
khí quản khó; đồng thời cân nhắc chỉ định mổ<br />
( )<br />
vì bệnh nhân có nguy cơ thở máy sau mổ 11 .<br />
Điều chỉnh tất cả những rối loạn trên trước<br />
mổ và có kế hoạch GMHS phù hợp để tránh<br />
tai biến và biến chứng xảy ra trong và sau mổ.<br />
<br />
thuốc an thần, opioids, chống động kinh…<br />
<br />
Gây mê bệnh nhân nhược giáp<br />
<br />
- Giảm cung lượng tim, giảm nhịp tim và co<br />
bóp cơ tim nên dễ hạ HA và trụy tim mạch.<br />
<br />
Tần suất lưu hành bệnh ở vùng thiếu iod là<br />
5/1000, nhược giáp dưới lâm sàng tỉ lệ lưu hành<br />
( )<br />
4-10%, ở phụ nữ > 50 tuổi là 20% 1 . Cơ chế làm<br />
chậm quá trình chuyển hóa trong nhược giáp<br />
dẫn đến8,1:<br />
- Mệt mỏi, kém dung nạp với lạnh<br />
- Giảm cung lượng tim do giảm nhịp tim và<br />
giảm co bóp cơ tim.<br />
- Giảm thông khí do yếu cơ hô hấp, kém đáp<br />
ứng với tình trạng oxy máu thấp và tăng thán<br />
khí. Nặng có thể gây nhược cơ.<br />
- Rối loạn chuyển hóa: hạ natri máu, tăng<br />
creatnin máu, giảm đào thải một số thuốc như<br />
<br />
170<br />
<br />
- Tràn dịch màng bụng, màng tim, màng<br />
phổi…<br />
- Giảm nhu động ruột gây táo bón.<br />
Ở bệnh nhân nhược cơ do nhược giáp sau<br />
mổ cắt Amygdal mà chúng tôi đã gặp các dấu<br />
hiệu lâm sàng và cận lâm sàng tương đối điển<br />
hình, đặc biệt là test nhược cơ (+). Đây là thể<br />
bệnh nặng, có thể gây nhiều biến đổi nghiêm<br />
trọng và gây khó khăn trong công tác hồi sức<br />
sau mổ. Vấn đề quan trọng là các biểu hiện<br />
nhược cơ đã bị bỏ qua và tất cả chỉ được lưu ý<br />
đến khi đã có diễn biến bất thường sau mổ. Cắt<br />
Amygdals là phẫu thuật trong ngày. Vì vậy việc<br />
khám tiền mê và xét nghiệm cận lâm sàng tương<br />
đối đơn giản. Liều Opioid(Fentanyl 150μg) và<br />
dãn cơ sử dụng (Esmeron 15mg) không nhiều<br />
nhưng đã kéo dài thời gian hồi tỉnh, tăng thời<br />
gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.<br />
Những điểm cần lưu ý trong gây mê bệnh<br />
nhân nhược giáp7,:<br />
- Bệnh nhân thường bị phù niêm (phù cứng<br />
toàn thân) nên tiêm truyên tĩnh mạch hay đặt<br />
NKQ rất khó khăn.<br />
- Chuyển hóa cơ bản thấp nên phải giảm tối<br />
đa liều thuốc tiền mê họ Opioids, an thần, thuốc<br />
mê, dãn cơ… vì bệnh nhân dễ bị ngộ độc.<br />
- Bệnh nhân có tình trạng tăng Lipid máu, hạ<br />
Natri máu.<br />
<br />
- Giảm thông khí do yếu cơ hô hấp và giảm<br />
đáp ứng của phổi với tình trạng thiếu Oxy và<br />
tăng thán khí. Cần làm test nhược cơ khi nghi<br />
ngờ có biểu hiện nhược cơ hay trong thể nhược<br />
giáp nặng.<br />
- Dễ bị hạ thân nhiệt và hạ đường huyết.<br />
- Nếu bệnh nhân có nhược cơ cần tránh tiền<br />
mê bằng Opioids, benzodiazepines, tránh dùng<br />
dãn cơ hoặc phải giảm liều và chỉ dùng dãn cơ<br />
không khử cực ngắn hay trung bình, hóa giải<br />
dãn cơ đầy đủ, nên gây tê vùng nếu được,<br />
Propofol là thuốc được chọn vì tác dụng ngắn,<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />