intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giả mạo trong nghệ thuật có thật sự đáng bị lên án

Chia sẻ: Tu Khuyen Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cuộc triển lãm khá đặc biệt đang được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh, nơi người xem sẽ khám phá những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Năm 1923, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh mua về một bức tranh chân dung được cho là của một hoạ sĩ người Ý từ thế kỷ XV. Sau hơn hai thập kỷ trưng bày, đến năm 1948, bảo tàng mới phát hiện ra rằng đó chỉ là một tác phẩm giả mạo. Một trường hợp khác là một bức tranh “giả mà không phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giả mạo trong nghệ thuật có thật sự đáng bị lên án

  1. Giả mạo trong nghệ thuật có thật sự đáng bị lên án? Một cuộc triển lãm khá đặc biệt đang được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh, nơi người xem sẽ khám phá những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Năm 1923, Bảo tàng Mỹ thuật Qu ốc gia Anh mua về một bức tranh chân dung được cho là của một hoạ sĩ người Ý từ thế kỷ XV. Sau hơn hai thập kỷ trưng bày, đ ến năm 1948, bảo tàng mới phát hiện ra rằng đó chỉ là một tác phẩm giả mạ o. Một trường hợp khác là một b ức tranh “giả mà không phả i là giả” mang phong cách của danh hoạ người Ý, Pietro Perugino (1446 - 1524). Tuy nhiên, hoá ra đó là một bản sao chép của... một danh hoạ khác sinh sau hai thế kỷ là Sassoferrato (1609 - 1685). Một số n gười cho rằng những chi tiết như thế chỉ là... nh ỏ nhặt. Điều quan trọng hơn, theo họ, chính là một bức tranh mang giá trị n hư thế nào, chứ không phải là ai đã làm ra nó.
  2. Bức tượng "The Faun" - từng đư ợc coi là tác phẩm của Paul Gauguin Trong khi đó, số đông còn lại tin rằng, danh tính tác giả là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cả m nhận của người xem đối với bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào. Tuy nhiên, việc xác định được chính xác mối liên hiện giữa một tác giả và một tác phẩm không hề là một việc dễ dàng. Một trong những ví dụ “nổi tiếng” khác là bức tượng “The Faun” của hoạ sĩ người Pháp, Paul Gauguin (1848 - 1903). Được Viện Nghệ thuậ t Chicago mua lại với giá 125.000 đôla Mỹ và coi là “một trong những hiện vật mới quan trọng nhất trong lịch sử 20 năm gần đây” của viện, được trưng bày trong 10 năm v.v…, phải đến tận năm 2007, người ta mới biết rằng “The Faun” thực ra được đúc bởi Shau Greenhalgh vào những năm cuối thế kỷ 20 tạ i Bolton (Anh). Trong một khoảnh khắc, tất cả những tung hô, phân tích của giới phê bình trước đây về tính độc đáo của tác phẩm có liên quan đến cuộc sống cá nhân của Gauguin ra sao .v.v… đột nhiên trở nên vô giá trị. Và mặ c dù bức tượng giả của Greenhalgh (cũng có thể được coi là một “bậc thầy” với hàng nghìn tác phẩm nghệ
  3. thuậ t giả mạ o bán cho rất nhiều bảo tàng, nhà sưu tầm trên toàn thế giới, thu về gần 1 triệu bảng Anh - cho đến ngày bị bắ t) thậ t ra khá hấp dẫn - n hưng mộ t khi tác giả của nó không phả i Gauguin, ý nghĩa của nó hầu như không còn. Cuộc triển lãm tạ i Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh cũng cho người xem thấy được các phương pháp được sử dụng để xác định tính chân thực của một bức tranh. Trong mộ t số trường hợp, khoa học chỉ ra rằng tác phẩ m là thậ t trong khi bề ngoài của nó lạ i không mang lại cả m giác như vậy. Như bức tranh “Portrail of Pope Julius II” của danh hoạ Raphael (1483 - 1 520) từng b ị cho là đồ giả nhưng nh ững kiểm nghiệm năm 1969 lại chứng minh rằng đó là một s ản phẩm nguyên gốc. Hay như bức chân dung “ Woman at a Window” từ thế kỷ 16 khi mới được mua về , mang mộ t phong thái rất khác biệ t với hình ảnh một người phụ nữ tóc nâu có ánh mắ t nghiêm ngh ị, đoan trang. Tuy nhiên, nh ững biện pháp kỹ thuật bóc tách lớp ch ỉnh sửa cho thấ y đó thực ra là một cô gái tóc vàng với cái nhìn khêu gợi - c ó lẽ là của một gái bán hoa.
  4. Ngoài khoa học, mộ t phương pháp khác thường được sử dụng để kiểm chứng một tác phẩm chính là cặp mắt của các chuyên gia thẩ m định. Thế nhưng, đây c ũng không phả i là một s ự đảm bảo, thậm chí nhiều khi còn xả y ra sự bất đồng giữa máy móc và con người. Năm 1985, Bảo tàng J Paul Getty tại Malibu (California - Hoa Kỳ) trả 7 triệu đôla cho bức tượng khoả thân mang tên “Getty Kouros”, được cho là một kiệ t tác từ thế kỷ VI trước Công nguyên. Vượt qua được các biện pháp kiểm chứng khoa h ọc nhưng “Getty Kouros” lạ i vấ p phải sự phản đối của các chuyên gia, cho rằng bức tượng mang một cả m giác “không thật”. Bức tượng khoả thân mang tên “Getty Kouros” Đề cập đến “Getty Kouros” trong một cuốn sách của mình, tác giả Malcolm Gladwell cho rằng, mặc dù có khả năng đó là một bức tượng giả, nhưng để xác định được điều đó đòi hỏi một quá trình khó khăn, lâu dài, thậm chí là phi thực tế. Việc “Getty Kouros” có nhiều điểm trông “không thực”, không có nghĩa là nó th ực sự “không thực”.
  5. Có khá nhiều tác phẩm khác cũng rơi vào tình huống tương tự. Bức tranh “The Fortune Teller” củ a hoạ sĩ người Pháp Georges de la Tour (1593 - 1652) vào nh ững năm 70 của thế kỷ XX, từng bị coi là giả, nhưng sau đó người ta nhận thấ y rằng những chi tiết tưởng là giả như màu sắc rực rỡ, tư thế nhân vật gượng gạ o... hoá ra lại là những đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của de la Tour. Thậ m chí ngay c ả những tác phẩ m nguyên gốc cũng có thể chứa đựng nh ững yếu tố... không nguyên gốc. Những cuộc kiể m tra kỹ lưỡng trên bức tranh từ đầu thế kỷ 16, “The Sunset” của Giorgione (1477 - 1 510) - một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh - cho thấ y, một số điểm quan trọng nhấ t thậ t ra lại là những chỉnh sửa mang tính phỏng đoán của chính những chuyên gia bảo tồn. Điều này không phả i là bất bình thường, đặc biệt đố i với những bức tranh có niên đạ i lâu đời.
  6. Bức tranh “The Fortune Teller” - Georges de la Tour (1593 - 1652) Bức tranh “The Sunset” - Giorgione (1477 - 1510)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2