Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG<br />
TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN CHI DƯỚI<br />
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
Trần Bảo Nghi*, Hồ Thượng Dũng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Bệnh mạch máu ngoại biên là một trong những nguyên nhân chính gây tăng bệnh suất và tử<br />
suất ở dân số lớn tuổi. Tần suất bệnh này ở những bệnh nhân ĐTĐ cao hơn nhóm không ĐTĐ. Bệnh thường để<br />
lại những biến chứng nặng nề. Phương pháp đo HA bằng Doppler sau đó tính Chỉ số HA cổ chân/cánh tay<br />
(Ankle Brachial Index:ABI) với đặc tính không xâm lấn ngày càng phổ biến.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng trong bệnh ĐMNBCD, khảo sát ABI ở bệnh<br />
nhân ĐTĐ.<br />
Đối tượng & phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nhóm chứng: những người ít nguy cơ bị bệnh<br />
ĐMNBCD. Nhóm bệnh ĐTĐ: Bệnh nhân ĐTĐ không phụ thuộc insulin.<br />
Kết quả nghiên cứu: Nhóm chứng: 63 người, 23 nữ và 40 nam. Tần suất dấu hiệu ĐCH rất thấp (10,9%)<br />
ở bệnh nhân ĐTĐ. ĐCH có độ đặc hiêu cao (98%) nhưng độ nhậy thấp (63,6%). Sự khác biệt giữa ABI nam và<br />
ABI nữ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,092). Nhóm ĐTĐ: 101 bệnh nhân, 73 nam và 28 nữ. ABI ở nhóm bệnh<br />
có ĐCH và nhóm không ĐCH khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). ABI nhóm chứng và nhóm ĐTĐ lần<br />
lượt là 1,053 và 1,016.<br />
Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong chẩn đoán bệnh ĐMNBCD như ĐCH, mất mạch<br />
ngoại biên chi dưới, bất thường màu sắc da chi dưới có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhậy thấp (với siêu âm duplex<br />
làm tiêu chuẩn vàng). ABI trung bình/nhóm chứng: 1,053, nhóm ĐTĐ: 1,016; Tần suất bệnh ĐMNBCD ở<br />
nhóm ĐTĐ chẩn đoán theo tiêu chuẩn ABI là 22,8%.<br />
Từ khóa: Bệnh mạch máu ngoại biên; Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới; Đái tháo đường.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DIAGNOSTIC VALUE OF CLINICAL MANIFESTATION FOR PERIPHERAL ARTERY DISEASE<br />
OF LOWER EXTREMITY IN DIABETES<br />
Tran Bao Nghi, Ho Thuong Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 131 - 138<br />
Background: Peripheral artery disease (PAD) is a common cause of morbidity and mortality and is reported<br />
to be more common among diabetic subjects compared to non-diabetic subjects. Diabetes and PAD are both<br />
frequently complicated by neuropathy and foot ulceration, and each condition is associated with an increased risk<br />
of gangrene and lower extremity amputation.<br />
The aim: To characterize some signs and symptoms of lower extremity in peripheral artery disease patients<br />
and to examine the ABI in patients with diabetes.<br />
Methods: Cross-sectional study. 101 type 2 diabetic and 63 non-diabetic patients admitted to underwent<br />
colour duplex ultrasound and ankle-brachial index measurements. PAD was diagnosed if the individual had<br />
haemodynamically significant obstruction on the colour duplex ultrasound (CDU), or if the ABI was < 0.9.<br />
* Bệnh viện Thông nhất Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Bảo Nghi,<br />
ĐT: 0903988148<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
131<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Results: The control group was 63 patients, 23 females and 40 males. The study group was 101 patients, 73<br />
males and 28 females. Frequency of claudication in diabetes low (10,9%). Its specificity is high (90%) but its<br />
sensitivity is rather low 63.6%). The mean ABI in lower extremity PAD patients with and without diabetes:<br />
1.053 and 1.016. The prevalence of lower extremity PAD in diabetes group was 22.8%.<br />
Conclusion: The signs and symptoms which were common such as claudication, abnormal pigment of skin<br />
of lower extremity had high specificity but low sensitivity when using the CDU as 'gold standard'. The<br />
prevalence of lower extremity PAD in diabetes group according to the criteria of ABI was high (22.8%).<br />
Key words: Peripheral artery disease, diabetes.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới<br />
(ĐMNBCD) là một trong những nguyên nhân<br />
chính gây tăng bệnh suất và tử suất ở dân số lớn<br />
tuổi. Tần suất bệnh ĐMNBCD ở những bệnh<br />
nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cao hơn nhóm<br />
không ĐTĐ(10).<br />
Tại Việt Nam, năm 1992, tỉ lệ ĐTĐ ở miền<br />
bắc và miền nam khoảng 3-5%(5). Tần suất ĐTĐ<br />
ngày càng tăng ở Việt Nam. Và về lâu dài, nó sẽ<br />
gây các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch<br />
máu lớn, để lại di chứng nặng nề. ĐTĐ là một<br />
yếu tố nguy cơ lớn gây xơ vữa động mạch<br />
(XVĐM). Xơ vữa động mạch là nguyên nhân<br />
chính gây tắc và hẹp động mạch (ĐM) ngoại<br />
biên. Do đó, cần có phương pháp phát hiện<br />
bệnh sớm, để điều trị và ngăn ngừa những biến<br />
chứng của bệnh.<br />
Hầu hết bệnh ĐM là do xơ vữa động mạch ở<br />
thành mạch máu(8).<br />
Tắc ĐM ở chi thường được chẩn đoán<br />
trên lâm sàng; Tuy nhiên, những phương<br />
pháp đánh giá không xâm lấn giúp khẳng<br />
định chẩn đoán (6).<br />
Chụp mạch máu có cản quang là một<br />
phương tiện chẩn đoán xâm lấn và là tiêu chuẩn<br />
vàng để đánh giá bệnh ĐMNBCD, đây không<br />
phải là một xét nghiệm thường quy.<br />
Siêu âm duplex cho phép khảo sát vị trí giải<br />
phẫu, hình dạng, kích thước lòng mạch, vận tốc,<br />
chiều, kiểu của dòng máu. Trong số những<br />
phương pháp chẩn đoán không xâm lấn khác,<br />
siêu âm Doppler là thông dụng nhất. Hẹp và tắc<br />
ĐM được nghe và ghi lại dễ dàng khi dùng đầu<br />
dò Doppler.<br />
<br />
132<br />
<br />
Do ảnh hưởng hiện tượng phản hồi sóng<br />
của dòng máu, huyết áp (HA) tâm thu ở các<br />
mạch máu xa hơn sẽ cao hơn HA ở ĐM chủ<br />
và những mạch máu ở gần tim. Vì thế, ở tư<br />
thế nằm ngữa, chi ngang tim, HA tâm thu chi<br />
dưới thường cao hơn HA tâm thu ở ĐM chủ<br />
và chi trên. Do đó, tỉ số HA tâm thu chi<br />
dưới/HA tâm thu cánh tay > 1(2).<br />
Năm 1905, Korottkoff đề xuất phương pháp<br />
đo HA bằng cách nghe, là phương pháp phổ<br />
biến nhất và còn dùng rộng rãi cho đến nay. Khi<br />
đo HA chân, phương pháp này hạn chế vì<br />
những âm Korottkoff ở chân khó nghe. Đo HA<br />
bằng đầu dò Doppler khắc phục được những<br />
hạn chế trên. Năm 1963, Strandness DE Jr giới<br />
thiệu phương pháp này. Từ đó, nó ngày một<br />
phổ biến, được nhiều tác giả ủng hộ.<br />
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh<br />
ĐMNBCD. Phương pháp đo HA bằng Doppler<br />
sau đó tính Chỉ số HA cổ chân/cánh tay (ABI:<br />
Ankle Brachial Index) - với đặc tính không xâm<br />
lấn, kỹ thuật đơn giản, tiện lợi - ngày càng phổ<br />
biến. Dùng siêu âm Doppler để tính ABI là<br />
phương pháp có độ nhậy và độ chuyên cao, kỹ<br />
thuật đơn giản, dụng cụ gọn nhẹ, không tốn<br />
nhiều thời gian, có thể lập lại nhiều lần.<br />
Ở Việt Nam, việc chẩn đoán sớm và theo<br />
dõi bệnh ĐMNBCD còn hạn chế. Bệnh nhân<br />
nhập viện vì bệnh ĐMNBCD thường ở giai<br />
đoạn trễ, đã có nhiễm trùng hay hoại tử<br />
chân(9). Với thực tế này, ABI có khả năng trở<br />
thành một phương tiện chẩn đoán tầm soát<br />
bệnh ĐMNBCD đầy hiệu quả.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Hỏi bệnh. Khám chi phát hiện tổn thương<br />
và triệu chứng. Màu sắc da, nhiệt độ (so sánh<br />
hai bên). Đường huyết. Siêu âm duplex ĐM<br />
chi dưới.<br />
Đo HA bằng kỹ thuật Doppler: dùng đồng<br />
hồ áp kế, bao nén khí (cuff), máy Doppler<br />
(loại Smart Dop, đầu dò bút chì 10 MHz). Đo<br />
HA tâm thu cánh tay, đo cả 2 tay. Đầu dò đặt<br />
ở ĐM chày sau và ĐM mu chân khi đo HA ở<br />
chân. Trình tự đo như ở tay. Làm cả 2 chân.<br />
Sau đó, tính giá trị ABI.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả<br />
Hình 1: HA tâm thu đùi trái giảm do tắc nghẽn ĐM<br />
đùi chung (T) (Bình thường, chênh áp giữa 2 đoạn<br />
liên tiếp nhau không quá 20 mmHg)<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng trong<br />
bệnh ĐMNBCD.<br />
Khảo sát ABI ở bệnh nhân ĐTĐ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nhóm chứng<br />
Gồm những người ít nguy cơ bị bệnh<br />
ĐMNBCD: Không tăng HA, HA tứ chi trong<br />
giới hạn bình thường, không tai biến mạch máu<br />
não, không hút thuốc lá, không rối loạn Lipid<br />
máu, không triệu chứng đau chi dưới, mạch chi<br />
dưới rõ, đường huyết bình thường.<br />
Nhóm bệnh ĐTĐ<br />
Các bệnh nhân ĐTĐ không phụ thuộc<br />
insulin nhập bệnh viện Thống Nhất.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các bệnh nhân có các biểu hiện bất thường<br />
cản trở thăm khám lâm sàng và khảo sát siêu âm<br />
ĐMNBCD. ĐTĐ đã có biến chứng và đã bị đoạn<br />
chi dưới. Có sang thương chân ngay chỗ đặt<br />
đầu dò làm Doppler. Rung nhĩ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Phân loại ĐTĐ không phụ thuộc insulin:<br />
Tuổi trên 40 và điều trị bằng chế độ ăn kiêng có<br />
thể phối hợp với thuốc uống hạ đường huyết.<br />
Phân độ cao HA: Theo JNC.<br />
Chẩn đoán xác định đau cách hồi (ĐCH):<br />
Theo tiêu chẩn Rose.<br />
Triệu chứng lâm sàng: bất thường khi có<br />
ĐCH và/hoặc khám thực thể bất thường.<br />
ABI ≥ 1,3: vôi hóa thành ĐM. 0,9 ≤ ABI < 1,3:<br />
bình thường. ABI < 0,9 : Có tắc mạch máu. ABI<br />
bất thường khi nó ≥ 1,3 hoặc < 0,9. Gọi là bệnh<br />
ĐMNBCD khi ABI < 0,9(11).<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Phần mềm SPSS 11.5. Tính các tỉ lệ, trung<br />
bình, độ lệnh chuẩn. Phép kiểm chi bình<br />
phương, phép kiểm T. Có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Kết quả nhóm đái tháo đường<br />
Số lượng bệnh nhân: 101. Nam: 73; Nữ: 28.<br />
Bảng 1: Những đặc điểm của nhóm bệnh ĐTĐ<br />
Nam/nữ<br />
Tuổi<br />
BMI<br />
HA tâm thu<br />
HA tâm trương<br />
Cholesterol toàn phần<br />
LDL<br />
HDL<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
73/28 (2,6/1)<br />
67 ± 9,17<br />
22,32 ± 3,05<br />
144,95 ± 21,25<br />
85,79 ± 9,35<br />
5,08 ± 1,39<br />
2,88 ± 1,34<br />
1,24 ± 0,27<br />
<br />
133<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Triglyceride<br />
Đường máu<br />
HbA1c<br />
Thời gian bị ĐTĐ<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
2,64 ± 2,22<br />
8,79 ± 2,93<br />
7,99 ± 1,82<br />
7,8 ± 5,2<br />
38,6%<br />
<br />
Bảng 2: Đau cách hồi (ĐCH) theo thời gian bệnh<br />
ĐTĐ<br />
1,3. Chúng tôi xem 4 bệnh nhân này<br />
cũng bị bệnh ĐMNBCD. Kiểm tra siêu âm<br />
duplex những BN này thấy vôi hóa nặng ĐM,<br />
tổn thương xơ vữa lan tỏa, hẹp > 50% lòng<br />
mạch.<br />
<br />
Kết quả nhóm chứng<br />
Gồm 63 người: 23 nữ và 40 nam. Tuổi nhỏ<br />
nhất: 47, lớn nhất: 85, trung bình: 63,16 ± 9,3.<br />
Bảng 7: Trung bình ABI của nhóm chứng<br />
ABI<br />
ABI nam<br />
ABI nữ<br />
<br />
n<br />
63<br />
40<br />
23<br />
<br />
Trung bình<br />
1,053<br />
1,062<br />
1,038<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
0,12<br />
0,129<br />
0,104<br />
<br />
Sự khác biệt giữa ABI nam và ABI nữ không<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,092).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm lâm sàng trong chẩn đoán bệnh<br />
ĐMNBCD<br />
<br />
So với siêu âm duplex:<br />
<br />
độ chuyên 88,9% (160/180).<br />
<br />
n<br />
101<br />
11<br />
90<br />
<br />
Bn ĐTĐ<br />
Có ĐCH<br />
Không ĐCH<br />
<br />
< 0,9<br />
0,9 - ≤1,3<br />
> 1,3<br />
<br />
λ2 = 0,89 ; p>0,05.<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
Bảng 5: ABI ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ<br />
<br />
Tỉ lệ bệnh ĐMNBCD khác nhau phụ thuộc<br />
phương pháp chẩn đoán. Hai triệu chứng lâm<br />
sàng thường sử dụng trong chẩn đoán là có<br />
triệu chứng ĐCH và mất mạch ngoại biên.<br />
<br />
Khảo sát ĐCH trong bệnh ĐMNBCD<br />
Bảng câu hỏi Rose được dùng để khảo sát<br />
dịch tễ học bệnh ĐMNBCD vào năm 1962 và đã<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
đuợc dùng rộng rãi. Một số nghiên cứu trong<br />
dân số cho thấy nó có độ nhậy trung bình và độ<br />
đặc hiệu cao. Chúng tôi cũng dùng bảng câu hỏi<br />
Rose trong nghiên cứu này(1).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất<br />
ĐCH ở bệnh nhân ĐTĐ là 10,9%. Tần suất ĐCH<br />
phụ thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc<br />
điểm của dân số nghiên cứu. Do đó, chúng tôi<br />
không so sánh các tần suất này với nhau. Tần<br />
suất ĐCH trong dân số chung thay đổi tùy theo<br />
các nghiên cứu, từ 1,2% - 7,4%(7)(Bảng 8).<br />
Bảng 8: Tần suất ĐCH trong một số nghiên cứu<br />
Tuổi (năm)<br />
Rotterdam<br />
<br />
≥55<br />
<br />
Vogt<br />
<br />
≥65<br />
<br />
Fowkes<br />
<br />
55–74<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
nam<br />
nữ<br />
nữ<br />
nam<br />
nữ<br />
<br />
3052<br />
4663<br />
1492<br />
809<br />
783<br />
<br />
Tần suất<br />
ĐCH (%)<br />
2,2<br />
1,2<br />
7,4<br />
4,6<br />
4,6<br />
<br />
Tần suất ĐCH trong dân số ĐTĐ cao hơn so<br />
với nhóm không ĐTĐ. Uusitupa và cộng sự ghi<br />
nhận tần suất ĐCH cao hơn có ý nghĩa ở người<br />
nam trung niên có ĐTĐ so với không ĐTĐ<br />
(20,3% so với 8%)(4).<br />
Có nhiều nghiên cứu so sánh triệu chứng<br />
lâm sàng - như ĐCH, mất mạch ngoại biên ở chi,<br />
thay đổi màu sắc da… - với các phương pháp<br />
chẩn đoán bệnh ĐMNBCD không xâm lấn và<br />
nhận thấy rằng chẩn đoán chỉ dựa vào triệu<br />
chứng lâm sàng có những hạn chế của nó.<br />
Trong các nghiên cứu so sánh ĐCH Rose với<br />
chụp X-quang mạch máu có cản quang, có 2/3<br />
trường hợp có hẹp ĐM trên X-quang nhưng<br />
không có ĐCH(11).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, so với siêu<br />
âm duplex trong chẩn đoán bệnh ĐMNBCD,<br />
ĐCH Rose có độ nhậy thấp và độ đặc hiệu cao:<br />
63,6% và 98%.<br />
Các nghiên cứu trên đều chứng tỏ ĐCH<br />
Rose có độ đặc hiệu cao, nhưng độ nhậy thấp.<br />
Vì vậy, tuy ĐCH có độ đặc hiệu cao nhưng<br />
độ nhậy thấp nên không thể chỉ dùng ĐCH để<br />
tầm soát bệnh ĐMNBCD mà cần phải phối hợp<br />
với các phương pháp khác nữa.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐCH với các yếu tố liên quan<br />
Trong các nghiên cứu trước, ĐCH tăng theo<br />
thời gian mắc bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu<br />
Framingham, bệnh ĐTĐ càng lâu thì tỉ lệ ĐCH<br />
càng tăng, có 8,8% bệnh nhân ĐCH ở những<br />
bệnh nhân ĐTĐ 16 năm so với nhóm chứng là<br />
2%, những người được chẩn đoán ĐTĐ mới(4).<br />
Trong Nghiên cứu Tim mạch Quebec, 4570<br />
nam được theo dõi trong 12 năm, từ 19741986, tỉ lệ ĐCH tăng hàng năm là 0,41%. ĐCH<br />
tăng theo tuổi bệnh nhân. Và người có ĐCH<br />
có tuổi lớn hơn, có tỉ lệ hút thuốc lá, cao HA<br />
và ĐTĐ cao hơn. Không có mối liên quan có ý<br />
nghĩa giữa ĐCH với cholesterol máu, trọng<br />
lượng cơ thể.<br />
Trong nghiên cứu Framingham, theo dõi<br />
trong 36 năm, ĐCH tăng thêm 381 trường hợp.<br />
Tuổi, giới tính, cholesterol máu, cao HA và ĐTĐ<br />
có mối liên quan với ĐCH.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng<br />
bệnh nhân bị ĐCH nhỏ, nên không thể tìm được<br />
mối liên hệ giữa ĐCH và những yếu tố đã nêu<br />
trên (Bảng 2 & 3).<br />
<br />
Khám thực thể trong chẩn đoán bệnh<br />
ĐMNBCD<br />
So với siêu âm duplex trong chẩn đoán<br />
bệnh ĐMNBCD, bất thường mạch ngoại biên<br />
và bất thường da chi dưới có độ nhậy thấp và<br />
độ đặc hiệu cao: lần lượt 68% và 88,9%; 77,3%<br />
và 97,8% (Bảng 3).<br />
Trong một số trường hợp, mạch bàn chân ĐM mu chân và mạch chầy sau - không sờ<br />
thấy được.<br />
Không sờ thấy mạch mu chân có thể là một<br />
bất thường bẩm sinh, khoảng 12% - 27%, hoặc<br />
do nó nằm sai vị trí.<br />
Do vôi hóa thành ĐM, thường gặp ở bệnh<br />
nhân ĐTĐ. Do thành ĐM bị xơ cứng, có thể<br />
không bắt được mạch nhưng máu vẫn lưu<br />
thông được.<br />
Do phù tại chỗ, làm mạch khó bắt được.<br />
Có những trường hợp mạch rõ, nhưng thực<br />
ra đã có tắc mạch một phần đáng kể. Tình trạng<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
135<br />
<br />