Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 2
download
Trong bài viết "Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay", tác giả tập trung phân tích, làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu và đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội. Qua đó, góp phần khẳng định những quan điểm của Người vẫn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Phạm Thanh Thủy Trường Đại học Đà Lạt Tác giả liên hệ: Phạm Thanh Thủy, email: thuypt@dlu.edu.vn Tóm tắt: Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung đặc sắc trong di sản lý luận quý báu Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, những quan điểm của Người về tính tất yếu và đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội là những chỉ dẫn quý báu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới và phát triển đất nước. Sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh qua những đổi thay của thời đại được minh chứng bằng những thành tựu của Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới cùng xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích, làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu và đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội. Qua đó, góp phần khẳng định những quan điểm của Người vẫn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ nghĩa xã hội; tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội; đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng kiệt xuất của Việt Nam. Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản tư tưởng quý báu. Một trong những nội dung quan trọng có giá trị khoa học, cách mạng và thực tiễn sâu sắc trong di sản đó chính là tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm đó có giá trị nền tảng, là chỉ dẫn mang tính nguyên tắc đối với công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước. Trước những đổi thay của thời đại, đặc biệt là khi các thế lực thù địch không ngừng chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phủ nhận thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta thì việc nghiên cứu làm rõ và khẳng định giá trị trong quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội giai đoạn hiện nay càng cần thiết. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hàm chứa nhiều giá 526
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” trị to lớn nhưng trong khuôn khổ bài viết này tác giả tập trung làm rõ giá trị của hai nội dung sau trong thời đại ngày nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp logic - lịch sử, tác giả tập trung làm rõ hai nội dung trong giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Đó là tính tất yếu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. 2.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội Khẳng định tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội là một trong những đóng góp lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân loại cần lao, nhận thức rõ thực tiễn của đất nước cũng như xu thế phát triển của thời đại sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau” (Hồ, 2011a, 496). Người còn chắc chắn rằng: “sớm hoặc muộn, tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội” (Hồ, 2011e, 7) và “ngày nay gần một nửa loài người tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa” (Hồ, 2011e, 607). Đó là xu thế khách quan, “không có lực lượng nào ngăn trở được mặt trời mọc, không có lực lượng gì ngăn trở được loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển”. Theo Người, “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống một đời hạnh phúc” (Hồ, 2011f, 415). Mà độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, hòa bình và phát triển không chỉ là ước vọng của nhân dân Việt Nam mà còn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, đi lên chủ nghĩa xã hội còn là nguyện vọng của nhân 527
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại. Đồng thời, trong thời điểm đó thì chính “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (Hồ, 2011a, 28). Với những lý do trên cùng với kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, Trung Quốc đã cho Người cơ sở để khẳng định tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở các nước cũng như Việt Nam sau khi nước ta giành được độc lập. Mặc dù ở thời điểm đó các dân tộc trong quá trình xây dựng một xã hội mới có những khó khăn nhất định thì đây vẫn là xu thế chung của nhân loại. Quan điểm của Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của Việt Nam khi đi theo con đường cách mạng vô sản. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn cụ thể, Đảng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Hơn thế, ý chí, khát vọng của người dân Việt Nam vẫn là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Ngay cả khi chủ nghĩa xã hội hiện thực rơi vào khủng hoảng trầm trọng, sụp đổ ở Liên Xô và một số nước Đông Âu, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng nhìn nhận “lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991, 8). Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với những thành tựu đã đạt được là tư liệu để Đảng khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 24). Và Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng nhấn mạnh: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, 167). Sau 35 năm đổi mới tuy còn những hạn chế nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu: đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; bộ mặt đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất 528
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao… Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc chúng ta đã hạn chế tối đa những thiệt hại, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân, đồng thời thực hiện được nghĩa vụ quốc tế cao cả. Tất cả những điều này càng minh chứng cho giá trị thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, chính những thành tựu đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là cơ sở để Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 25). Đồng thời, xác định tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 33) và đề ra mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 36). Trên bình diện thế giới, chủ nghĩa xã hội từ chỗ là một trào lưu tư tưởng đã trở thành một phong trào hiện thực được bắt đầu từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, sau đó đã trở thành một hệ thống thế giới từ giữa thế kỷ XX. Trong quá trình vận động do khuyết điểm về mô hình nên các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào, đến năm 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã. Trở mình bằng đường lối đổi mới, cải cách đúng đắn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và nhiều nước khác đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thực tế “Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và cường quốc lớn nhất đang trỗi dậy; Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; Cuba hiên ngang trước bao vây cấm vận, kiên định xây dựng quốc gia xã hội chủ nghĩa độc lập, có chủ quyền, dân chủ, thịnh vượng và bền vững; các nước xã hội chủ nghĩa khác đều có nhiều thành công trong xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội” (Nguyễn, 2021). Những thành tựu của các nước này thêm minh chứng sinh động cho sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Liên Xô cũ và Đông Âu vốn là nơi chịu tổn thất nặng nề nhất sau sự biến chính trị cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, đến nay các Đảng cộng sản đã 529
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhanh chóng phục hồi, đổi mới hoạt động, củng cố cơ sở, lấy lại uy tín trong xã hội. Tại khu vực Á, Phi và Mỹ Latinh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng có nhiều dấu hiệu mới. Đáng chú ý, chủ nghĩa xã hội đang được thực hiện với mô hình và con đường mới ở Venezuela và một số quốc gia Mỹ Latinh khác trong hơn hai thập kỷ vừa qua. Thể hiện sự kiên định chiến đấu vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Từ đó cho thấy, với tư cách là một tất yếu lịch sử, chủ nghĩa xã hội tiếp tục có những con đường mới trong thế giới hiện nay. Vấn đề chú ý nữa là chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế. Đồng thời, “Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ”. Hơn thế, “Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn” (P. T. Nguyễn, 2021, 5-6). Hiện thực này cung cấp những dữ liệu quan trọng cho chúng ta khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là xu thế tất yếu hiện nay. Điều này càng chứng minh hệ tư tưởng Mácxit trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội vẫn nguyên giá trị. 2.2. Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Theo các nhà kinh điển C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa cộng sản. Những đặc trưng cơ bản phản ánh bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội có thể khái quát gồm: chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, dân tộc, xã hội, con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện; là chế độ do nhân dân lao động làm chủ; có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại; đảm bảo bình 530
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Kế thừa và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có bản chất khác hẳn các xã hội khác đã tồn tại trong lịch sử. Đồng thời, Người đã làm sáng tỏ những đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Giá trị lý luận trong quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa gồm những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Đây chính là đặc trưng về chính trị mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra mang tầm vóc thời đại. Theo Người, xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội “do nhân dân lao động làm chủ”. Trong đó nhà nước là của dân, do dân và vì dân, “địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” (Hồ, 2011c, 434) đồng thời cũng do nhân dân làm chủ. Trong chế độ đó mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân. Nhân dân là người quyết đinh vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước. Do vậy, chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn thể nhân dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân. Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, xã hội cũng như mỗi cán bộ, đảng viên đều phải hướng tới việc phát huy quyền là chủ và làm chủ thực sự của nhân dân. Thứ hai, có nền kinh tế phát triển cao, công nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến gắn với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta thấy một trong những điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội chính là đặc trưng về kinh tế. Đây là chế độ xã hội phát triển cao về kinh tế “với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại và khoa học kỹ thuật tiên tiến” (Hồ, 2011f, 372). Một xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn phát triển với nền tảng ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. Đồng thời là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể” (Hồ, 2011f, 376). Cùng với đó thì công cụ lao động, phương tiện trong quá trình sản xuất phát triển 531
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dần đến “máy móc, sức điện, sức nguyên tử” (Hồ, 2011e, 600). Đặc biệt, phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,... làm của chung” (Hồ, 2011d, 390). Thứ ba, là một chế độ xã hội không còn người bóc lột người, đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội, phát triển cao về văn hóa, đạo đức, con người. Ở đặc trưng này, Hồ Chí Minh đã phản ánh khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam cũng như của nhân loại tiến bộ. Phải nhận thức rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù trong xã hội này còn tồn đọng những tàn dư của xã hội cũ nhưng không có chế độ người bóc lột người, không còn áp bức, bất công. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển văn hóa của nhân dân, là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức và con người. Hơn nữa, chủ nghĩa xã hội không chỉ làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng mà còn đem đến cho mọi người cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Người khẳng định: “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách và sở trường riêng của mình” (Hồ, 2011e, 610). Điểm quan trọng nữa Hồ Chí Minh chỉ ra là chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội. Đồng thời, “ai cũng phải lao động và có quyền lao động” và ai cũng được hưởng thành quả lao động của mình theo nguyên tắc “làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng” (Hồ, 2011d, 390), những người già yếu, ốm đau, bệnh tật được quan tâm, chăm sóc. Các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp với miền xuôi, không có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn, không có sự phân biệt về chủng tộc, “những người lao động hiểu nhau và yêu thương nhau” (Hồ, 2011a, 469). Thứ tư, là công trình tập thể của nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giá trị trong đặc trưng này của Hồ Chí Minh là chỉ rõ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là công trình tập thể của nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính nhân dân là chủ thể cũng là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội. Đích cuối cùng của xã hội chủ nghĩa là đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân “tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đều của dân” (Hồ, 2011b, 232) vì thế nhân dân phải lãnh trách nhiệm xây dựng xã hội này. Người khẳng định “chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình 532
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” xây dựng nên” và trong sự nghiệp đó “cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” (Hồ, 2011g, 391). Hồ Chí Minh chắc chắn rằng “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” (Hồ, 2011g, 391). Như vậy, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nêu trên theo quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện một chế độ xã hội có sự phát triển về mọi mặt. Có thể nói, đó cũng là mục tiêu của CNXH mà Đảng và nhân dân ta hướng tới, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một chế độ xã hội ưu việt trong lịch sử xã hội loài người. Giá trị thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vận dụng sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn Việt Nam. Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa dần được xác định rõ. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản. Cụ thể: “Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991b, 111). Đó chính là những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà nhân dân ta xây dựng và hướng tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự điều chỉnh, bổ sung và phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện mới ở các kỳ Đại hội X, XI. Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội gồm tám đặc trưng của CNXH. Cụ 533
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thể là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 70). Thông qua hai bản Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta thấy sự điều chỉnh, bổ sung của Đảng Cộng sản Việt Nam ở một số đặc trưng rất phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt là trong Cương lĩnh 2011 đưa vào đặc trưng thể hiện mục tiêu tổng quát là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc trưng nữa là ''có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản''. Điều đó thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy thể hiện quyền lực của nhân dân, do nhân dân xây dựng và bảo vệ, hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc xác định đặc trưng ''Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” cũng bao hàm đặc trưng một chế độ xã hội không còn người bóc lột người mà Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh. Hay điều chỉnh cụm từ “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu'' thành “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp'' trong đặc trưng về kinh tế thể hiện sự phát triển sáng tạo, đúng đắn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tám đặc trưng trên là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, mang sắc thái riêng của mô hình CNXH Việt Nam và sẽ được từng bước hiện thực hóa trong cuộc sống. Những nội dung này lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh trong đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng 534
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” được hoàn thiện và từng bước hiện thực hóa. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng dù không tách biệt đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nhưng nó được biểu hiện cụ thể trong tất cả các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Trên cơ sở bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng đưa ra các định hướng bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong đó nổi bật là: xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò của nhân dân; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, sức khỏe của nhân dân; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 37-38). Những định hướng này thể hiện phần nào những đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng hiện nay. Trên đây là hai quan điểm mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Thay lời tổng kết về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội tác giả xin được trích quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Trong đó, Tổng Bí thư nêu rõ cái chúng ta cần đó là: “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân 535
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” (P. T. Nguyễn, 2021, 5-6). Chứng tỏ rằng chủ nghĩa xã hội vẫn là tương lai của xã hội loài người và quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu cũng như đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội vẫn nguyên giá trị. 3. KẾT LUẬN Có thể nói, những quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu, đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội đã phần nào thể hiện tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là những giá trị lý luận cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn trải qua những bước thăng trầm, sự phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mặc dù chủ nghĩa xã hội có thời gian lâm vào thoái trào nhưng hiện đang có dấu hiệu phục hồi, những nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa đã tích cực cải cách, đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng tác giả đã đề cập ở trên. Điều đó chứng tỏ xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới vẫn là tất yếu khách quan. Chính biểu hiện sự phục hồi của chủ nghĩa xã hội, những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm đổi mới cùng xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay cho phép chúng ta khẳng định giá trị trường tồn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Nếu vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chắc chắn rằng chúng ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu lớn. Từ đó, góp phần làm cho con đường đến với chủ nghĩa xã hội của Việt Nam gần hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991a). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính trị quốc gia Sự thật. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991b). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Chính trị quốc gia Sự thật. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội : Chính trị quốc gia Sự thật. 536
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Hà Nội: Chính trị quốc gia Sự thật. [5]. Hồ, C. M. (2011a). Toàn tập (Vol. 1). Chính trị quốc gia - Sự thật. [6]. Hồ, C. M. (2011b). Toàn tập (Vol. 6). Chính trị quốc gia - Sự thật. [7]. Hồ, C. M. (2011c). Toàn tập (Vol. 7). Chính trị quốc gia - Sự thật. [8]. Hồ, C. M. (2011d). Toàn tập (Vol. 10). Chính trị quốc gia - Sự thật. [9]. Hồ, C. M. (2011e). Toàn tập (Vol. 11). Chính trị quốc gia - Sự thật. [10]. Hồ, C. M. (2011f). Toàn tập (Vol. 12). Chính trị quốc gia - Sự thật. [11]. Hồ, C. M. (2011g). Toàn tập (Vol. 15). Chính trị quốc gia - Sự thật. [12]. Nguyễn, P. T. (2021). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, 966, 5-6. [13]. Nguyễn, V. T. (2021). Chủ nghĩa xã hội: Một tất yếu của lịch sử thế giới. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu- tuong-cua-dang/chu-nghia-xa-hoi-mot-tat-yeu-cua-lich-su-the-gioi- 601099.html 537
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần tự lực, tự cường
17 p | 1779 | 313
-
Đề tài: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
21 p | 933 | 195
-
Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 1216 | 70
-
Tóm lược bài giảng Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 p | 333 | 48
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - giá trị lý luận và thực tiễn
6 p | 60 | 8
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nghiên cứu thường thức: Phần 1
74 p | 16 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh (ĐH Thái Nguyên)
29 p | 7 | 4
-
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay
6 p | 122 | 4
-
Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ ở các trường đại học
14 p | 58 | 3
-
Đề cương học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: PLT06A)
13 p | 7 | 3
-
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
6 p | 36 | 2
-
Giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
13 p | 2 | 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo꞉ Giá trị lý luận và thực tiễn trong bối cảnh giáo dục đại học ở nước ta hiện nay
5 p | 10 | 1
-
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ phục vụ giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 1 | 1
-
Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
18 p | 3 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: 0101120600)
14 p | 4 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã học phần: CT005)
39 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn