Giá trị thật của tiền tệ và những rủi ro
lượt xem 2
download
Bên cạnh sự hiệu quả trong giao dịch, thì hệ thống tiền tệ cũng tác động không nhỏ đến các cuộc khủng hoảng, thậm chí còn góp phần gây ra những sự sụp đổ kinh tế trên thế giới mà lịch sử đã ghi nhận. Tìm hiểu và nghiên cứu về sự hoạt động của hệ thống tiền tệ và những mặt trái tác động của nó lên nền kinh tế là điều cần thiết, để có thể hiểu rõ hơn những rủi ro mà nó đem lại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị thật của tiền tệ và những rủi ro
- GIÁ TRỊ THẬT CỦA TIỀN TỆ VÀ NHỮNG RỦI RO Nguyễn Tiến Thành Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Ngày nay, tiền là vật trao đổi trung gian không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động giao dịch của con người. Hệ thống tiền tệ hoạt động cực kỳ phức tạp, nhưng là một sản phẩm giàu trí tuệ và văn minh nhất mà lịch sử loài người tạo ra. Tuy nhiên, bên cạnh sự hiệu quả trong giao dịch, thì hệ thống tiền tệ cũng tác động không nhỏ đến các cuộc khủng hoảng, thậm chí còn góp phần gây ra những sự sụp đổ kinh tế trên thế giới mà lịch sử đã ghi nhận. Tìm hiểu và nghiên cứu về sự hoạt động của hệ thống tiền tệ và những mặt trái tác động của nó lên nền kinh tế là điều cần thiết, để có thể hiểu rõ hơn những rủi ro mà nó đem lại. Từ khóa: Hệ thống tiền tệ, rùi ro kinh tế, sụp đổ kinh tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Nô lệ tuyệt vọng nhất là những kẻ lầm tưởng mình tự do”. Câu nói của nhà thông thái, vĩ nhân người Đức, Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832), viết về những kẻ tưởng mình đang có tất cả sự tự do, nhưng thật ra, lại chính là nô lệ trong chính nhà tù mà mình tạo ra. Xã hội ngày càng trở nên văn minh hơn, cuộc sống đang ngày trở nên chất lượng hơn. Tất cả là do xu hướng thương mại tự do mà thế giới đang vận hành đã và đang đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu luôn thay đổi cao hơn của con người. Dĩ nhiên, để có điều này, con người cần có tiền để thực hiện thương mại. Trong tác phẩm Đô-La Hay Lá Nho? (Nguyên tác Naked Economics) của Charles Wheelan (tái bản 2017) đã đưa ra những điều thần kỳ thực sự mà kinh tế thị trường đem lại. Nhưng, cũng từ đây, khi mà con người, để có được những điều tuyệt vời trên đã phải đánh đổi thứ tài sản quý giá nhất của mình đó là thời gian và sự tự do, nhằm tìm kiếm một thứ duy nhất: tiền. Tại sao điều này lại có thể xảy ra!? Lịch sử tiền tệ cho thấy rõ rằng chỉ có hàng hóa hoặc vàng, bạc mới là những vật thực sự có giá trị để trao đổi. Khi ấy con người mới thực sự tự do và thịnh vượng. Tuy nhiên, dân số, quốc gia, sự văn minh, nhu cầu trao đổi, chiến tranh, sắc tộc,… hàng loạt những vấn đề xảy ra từ quá khứ đến hiện tại, đã khiến vàng bạc dường như không đủ so với nhu cầu không ngừng tăng của con người. Chính lúc này, ngân hàng với hệ thống tiền tệ ra đời như một giải pháp hiệu quả để giải quyết hạn chế trên, nhưng cũng chính hệ thống tiền tệ đã đánh lừa con người, biến con người thành những cỗ máy làm việc không ngừng nghỉ. Con người sẵn sàng đánh đổi sự tự do để có được tiền, thứ vốn dĩ vô giá trị. Không thể chối bỏ sự tồn tại của tiền, nhưng hiểu đúng vai trò của tiền và hệ thống tiền tệ là điều quan trọng để có cái nhìn thấu đáo, giúp người làm kinh tế nhận biết được mặt trái củac hệ thống tiền tệ và có những quyết định đúng đắn. 2. TIỀN VÀ TIỀN TỆ. NHỮNG NHẦM LẪN CÒN TỒN TẠI Xét về sự ra đời của tiền, lịch sử thế giới đã cho thấy sự bắt nguồn của việc trao đổi và cách thức thương mại diễn ra cách đây khoảng 5000 năm trước tại Ai Cập. Vàng, bạc lúc ấy là vật chung để quy đổi mọi thứ. Nhưng vàng, bạc được hình thành một cách tự nhiên ở nhiều hình dạng khác nhau và không có một hệ thống đo lường nhất định, từ đó dẫn đến các cuộc giao thương đều dựa trên sự định đoán và đánh giá 630
- sản phẩm một cách rất mơ hồ. Chính vì lý do đó, người Ai Cập đã cố gắng thống nhất việc giao thương bằng việc tạo ra đồng xu. Việc nung chảy vàng, bạc vào những khuôn đồng xu cụ thể đã giúp cho việc trao đổi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Giải thích vì sao vàng, bạc mới là tiền thực sự, có thể dựa vào bảy đặc điểm sau đây: – Công cụ trao đổi trung gian; – Một đơn vị tính toán; – Gọn nhẹ và có thể mang theo; – Có tính bền vững; – Dễ phân chia, định lượng nhỏ hơn; – Có cùng giá trị khi cùng định lượng; và – Có khả năng lưu trữ giá trị mãi mãi. Những đặc điểm của tiền trên có đến 90% giống với tiền tệ ngày nay mà chúng ta đang sử dụng. Chính vì thế việc nhầm lẫn là không thể tránh khỏi. Khác biệt duy nhất là chỉ có tiền mới có thể lưu trữ mãi mãi. Các nhà nghiên cứu khẳng định dù ở trạng thái nào thì giá trị của tiền tệ vẫn không thể là tiền vì tiền tệ không có giá trị mãi mãi. Việc giao dịch tiền tệ chủ yếu đến từ sự tin tưởng. Lấy ví dụ đồng đô la, Chính phủ Hoa Kỳ đã lấy lòng tin của người dùng bằng cách ban hành sắc lệnh (fiat) trên mỗi tờ tiền tệ lưu thông trên thị trường. Điều đó có nghĩa là tiền tệ chỉ có giá trị dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của người sử dụng. Đây cũng chính là vấn đề nữa khiến tiền tệ không giống tiền. Tóm lại, tiền có giá trị thực tế và lưu trữ giá trị theo thời gian (vàng có giá trị thương mại không đổi dù ở quá khứ hay hiện tại), còn tiền tệ chỉ giao dịch chủ yếu dựa trên lòng tin (không có khả năng lưu trữ giá trị mãi mãi). Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ đã và đang góp phần gây ra hàng loạt khủng hoảng và sụp đổ kinh tế do việc in tiền thừa thãi gây lạm phát, đang đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của tiền tệ. 3. KHI TIỀN TỆ LÀ THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CƠ CHẾ VẬN HÀNH KINH TẾ Mặc dù tiền tệ không có giá trị thực và chỉ được đảm bảo bởi Ngân hàng trung ương và Chính phủ, nhưng chúng ta vẫn phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống tiền tệ vì sự quan trọng của đơn vị tiền tệ trong sự vận hành của thị trường. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của tiền tệ, dù không có giá trị thực. Bộ máy kinh tế là một cơ chế rất đơn giản được hình thành bởi các bộ phận kinh tế rất căn bản cùng rất nhiều giao dịch khác nhau được lặp đi lặp lại rất nhiều lần dựa vào chất xúc tác là tiền tệ. Chúng ta có thể hiểu như sau: nền kinh tế đơn giản là tập hợp của rất nhiều thị trường giao dịch riêng biệt, nhưng lại có sự liên hệ với nhau, chính vì sự liên hệ này, nên các cuộc giao dịch thường xuất hiện nhiều sự chênh lệch giữa giá người bán rao và khả năng người mua có thể mua được sản phẩm. Chính vì thế, để đáp ứng được nhu cầu này, hệ thống tiền tệ, đứng đầu là Ngân hàng trung ương được sự đảm bảo của Chính phủ, sẽ đứng ra in tiền và cho người mua vay thêm để có được sản phẩm mà họ muốn. Ví dụ: Anh B là một thành phần giao dịch trong thị trường bán xe máy, tuy nhiên vì nhu cầu muốn đổi sản phẩm để nâng cấp cuộc sống, nên anh B muốn mua xe hơi. Lúc này anh B mới nhảy sang thị trường xe hơi để tìm sản phẩm, lúc này ở thị trường xe hơi thì chị A là người bán sản phẩm, do đó anh B và chị A tiến hành giao dịch, nhưng do anh B không đủ tiền vì giá trị giao dịch xe máy còn thấp so với thị trường xe hơi. Chính vì thế, anh B tiến hành vay mượn ngân hàng để có thể mua xe hơi từ chị A. Và cứ thế nền kinh tế vận hành. 631
- Tóm lại sự mật thiết của hệ thống tiền tệ trong sự vận hành của bộ máy kinh tế là như sau: Thứ nhất, việc in tiền có đơn vị và đưa vào thị trường với nhiệm vụ là chất xúc tác để tạo ra các giao dịch. Thứ hai, việc ngân hàng cho vay tiền để giúp con người đủ khả năng mua những sản phẩm có giá trị cao nhiều hơn số tiền mình có và cũng chính lúc này nợ được hình thành. Dĩ nhiên, nợ là một sản phẩm cực kỳ tồi tệ của hệ thống tiền tệ do Ngân hàng tạo ra, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu con người. Nhưng tại sao lại như vậy? Chẳng phải khi chúng ta trả hết nợ thì chúng ta sẽ lại tự do hay sao. Không, vì chúng ta sẽ rất khó để trả được nợ, và bạn biết đấy, nếu như việc vay nợ trở nên quá dễ dàng, con người càng có xu hướng vay nhiều hơn cho đến khi giá trị của sản phẩm bị giao dịch quá nhiều lần trở nên quá đắt đỏ và không ai có thể mua nổi, thì lúc này chúng ta lại có xu hướng giảm chi tiêu để trả nợ và thậm chí là mất khả năng trả nợ vì tiền nợ kèm theo lãi suất ngân hàng lúc ấy có thể đã cao hơn rất nhiều so với thu nhập thực tế. Khi ấy, đơn vị của đồng tiền thực sự mất giá, sự lạm phát tăng cao và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Hãy nhìn vào thực tế cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 do bong bóng bất động sản đã khiến hàng loạt ngân hàng thương mại lớn như Lehman Brothers; Fannie Mae và Freddie Mac; Northern Rock; ...phải phá sản và thậm chí chính phủ Hoa Kỳ đã phải bơm thêm 7.000 tỷ USD để giải cứu thị trường tài chính. Tuy nhiên, dù có thắt chặt tín dụng với lãi suất cao thì việc trả hết nợ vẫn là vô vọng. Lý do là để có một số lượng tiền được in in và đẩy vào nền kinh tế bắt buộc Chính phủ phải ban hành trái phiếu để đổi lấy một lượng tiền in nhất định từ Ngân hàng trung ương. Thực tế, khi ban hành trái phiếu, thì Chính phủ đã chấp nhận trả lãi suất kèm nợ do Ngân hàng trung ương đề ra. Vậy từ việc không có tiền cho đến khi hình thành số tiền cần thiết, Chính phủ sẽ phải lấy thêm tiền ở đâu để trả lãi suất cho Ngân hàng trung ương. Vậy phải chăng ngay từ đầu, Chính phủ đã khiến cho người dân rơi vào một khối nợ không bao giờ trả được! Nên biết rằng, ngoài việc in tiền để bơm vào thị trường cho người dân, Chính phủ cũng cần thêm tiền để đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ công cộng, quân sự. Và để trả những món nợ đó kèm với lãi suất, Chính phủ lại thực hiện thu thuế, điều này có nghĩa là chúng ta đang vừa trả nợ cho tiêu dùng, chúng ta lại vừa trả nợ chung (thuế) cho quốc gia. Hiện tại trên thế giới, có rất nhiều quốc gia rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí là các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ nợ đến 107% GDP, tức là nợ 170.400 USD/ người, hay nợ công Nhật Bản lên đến 250% GDP, ở Pháp nợ công là 99% GDP hay Trung Quốc nợ công 43%. Vấn đề ở chỗ, ai là chủ nợ của các nước lớn này [2]. Tóm lại, hệ thống tiền tệ đã tạo ra nợ và nợ chính là nguồn cơn của nô lệ công việc. Càng nhiều nợ, con người càng mất tự do, vì hệ thống này bắt buộc chúng ta phải làm việc để trả những món nợ khống. 4. QUY TRÌNH HỆ THỐNG TIỀN TỆ HOẠT ĐỘNG Trong bài diễn thuyết của tác giả, nhà sử học tiền tệ và nhà đầu tư Mike Maloney trình bày trong series nổi tiếng Hidden Secrects of Money (tạm dịch: Bí mật ẩn dấu của đồng tiền), ông có đề cập đến bảy bước hình thành tiền tệ và được giải thích rõ ràng như sau: Bước 1, Chính phủ sẽ yêu cầu Kho bạc nhà nước cung cấp một khoản tiền nhằm thực hiện chính sách tiền tệ nào đó như cung ứng vào thị trường hay phục vụ mua sản phẩm công. Bước 2, để yêu cầu này được đáp lại, Kho bạc phải viết một tờ giấy nợ có tên I.O.U (I Owe You) hay chúng ta còn được biết qua tên gọi là trái phiếu. Trái phiếu này tương đương với lời hứa Chính phủ sẽ hoàn lại đầy đủ nợ cho Ngân hàng Trung ương kèm thêm lãi suất. Vậy là nợ công đã bắt đầu từ đây và nó cũng là một khoản nợ vô thực. Tuy nhiên lúc này, tiền đã được in ra và chuyển về Kho bạc để chuẩn bị lưu hành. 632
- Bước 3, Chính phủ thực hiện kế hoạch chi tiêu vào các đầu tư xã hội hoặc dịch vụ công hay bất cứ chi tiêu nào liên quan đến lợi ích đất nước. Một phần đơn vị tiền được in ra còn lại sẽ đẩy vào ngân hàng thương mại nhằm cung ứng ra thị trường với điều kiện ngân hàng phải trả lãi suất cho Chính phủ, nếu muốn sử dụng để cho vay hoặc đầu tư. Bước 4, ngân hàng thương mại sau khi nhận được tiền của Chính phủ và thực hiện dự trữ khoảng 10% số tiền nhận được theo quy định của pháp luật, sẽ tiến hành cho vay phần còn lại. Tuy nhiên về cơ sỏ mà nói, số tiền còn lại mặc dù đã cho vay nhưng vẫn ghi nhận là có tồn tại trong ngân hàng dưới dạng nợ bao gồm lãi suất mà người vay phải trả. Cứ thế quy trình này cứ lặp đi lặp lại ở nhiều cấp ngân hàng thấp hơn và tiền tệ cũng từ đó mà nhân ra gấp bội số tiền ảo trên thị trường trong khi số tiền thực chỉ bằng 1/10 trên thực tế được lưu hành. Điều đó cũng có nghĩa, số nợ ảo còn khủng khiếp hơn rất nhiều số tiền ảo. Vậy tiền thực đâu cho đủ để hoàn trả đủ số nợ ảo cao chất ngất kia. (Ví dụ: 10 tỷ đô la là tiền tệ được in và đưa vào thị trường, tuy nhiên với thủ thuật tạo tiền của các cấp ngân hàng thương mại, số tiền lưu trữ trong máy có thể lên đến gấp 10 lần tức là 100 tỷ đô la đang vận hành trên thị trường). Bước 5, nợ tạo ra đồng nghĩa người vay cuối cùng, tức là người dân phải tìm cách trả nợ bằng cách đánh đổi sự tự do của mình để làm việc cật lực. Tuy nhiên việc trả nợ ngân hàng chỉ là một phần, người dân còn phải thực hiện nghĩa vụ giúp Chính phủ trả nợ Ngân hàng Trung ương bằng cách đóng thuế. Số tiền thuế này được xem là khoản lãi suất trả cho Ngân hàng Trung ương với khoản tiền tệ đã in cho Chính phủ. Bước 6, khi việc trả nợ càng trở nên khó khăn vì số tiền thực không đủ, thì Chính phủ lại tiếp tục vay thêm Ngân hàng Trung ương để tạo ra khoản tiền để tiếp tục trả nợ, nhưng chính vì càng in thêm tiền, thì lại càng tạo ra nhiều nợ, con người sẽ chẳng bao giờ ngừng làm việc cả. Chính vì thế, để hạn chế nợ, Chính phủ bắt buộc phải đưa ra mức nợ trần nhằm tránh tình trạng vượt quá khả năng chịu đựng, dẫn đến hậu quả sụp đổ kinh tế. Bước 7, nhưng khi nợ trần được xác định, thì ngân hàng Trung ương sẽ không còn ai để hoàn trả lãi suất và thậm chí kể cả nợ vì số tiền thực không đủ. Lúc này, để tránh tình trạng phá sản xảy ra, Ngân hàng Trung ương bắt buộc phải cổ phần hóa để được bơm thêm vốn cho đầu tư, và từ đây xuất hiện cổ đông và các khoản lãi suất phải chia cho họ. Cuối cùng, nợ lại tiếp tục sinh ra sau khi giải quyết nợ cũ. Và để trả nợ thì Chính phủ lại quay về bước 1, in trái phiếu và tạo nợ mới. Tóm lại, cả quy trình bảy bước này là một quy trình khép kín tạo thành một hệ thống tuần hoàn vận hành kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc tạo ra nợ đã cho thấy hệ thống tiền tệ được tạo ra thực sự chứa đựng nhiều sự mất mát về tự do và thời gian của con người, cũng như quá nhiều rủi ro cho sự ổn định của một quốc gia. 5. KẾT LUẬN Xét cho cùng, hệ thống tiền tệ tuy là một sản phẩm tài chính phức tạp thể hiện mức độ thông thái do con người tạo ra, với mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nhưng hệ thống tiền tệ lại mang trong nó không ít những sự sắp đặt tinh khôn, ép buộc loài người phải tham gia vào quỹ đạo làm việc và chấp nhận đánh đổi sự tự do thời gian của mình để tạo ra tiền, chính xác hơn là phải tham gia vào vòng quay vận hành của hệ thống tiền tệ. Tất nhiên, sản phẩm phụ của hệ thống tiền tệ, chính là nợ. Nợ là một thứ được tạo ra và không bao giờ có thể trả hết, vì vốn dĩ nó không hề tồn tại. Nợ chỉ là thứ vô hình, nhưng lại được Nhà nước đảm bảo nhằm thuyết phục sự tin tưởng của loài người, bắt con người phải lao động. Biết được điều này, những người làm kinh tế hoặc có ý định làm kinh tế nên hiểu rõ hơn sự tồn tại và vai trò của tiền tệ là để phục vụ vòng quay của hệ thống tiền tệ chứ không phải là thứ nên giữ hoặc tiết kiệm. Muốn kinh doanh hoặc đầu tư thành công, biện pháp tốt nhất không phải là giữ tiền có đơn vị, mà phải 633
- biến tiền tệ thành công cụ để đem lại nhiều tài sản, những thứ được xem là tiền thật sự, vì chỉ có tiền thật sự mới không hề mất giá trị theo thời gian, ví dụ như vàng, bạc hay bất động sản... Có thể việc giữ vàng sẽ là khó khăn trong các chính sách kinh tế của Nhà nước, nhưng giữ tiền giấy lại không phải là giải pháp hay. Tìm cách biến tiền thành công cụ để người khác làm việc, lao động nhằm thay mình trả nợ mới chính là người làm kinh doanh và đầu tư khôn ngoan. Lịch sử kinh tế cận đại vào thế kỷ 21 đã cho thấy sự sụp đổ của các nước như Hy Lạp và Venezuela là những hậu quả đắt giá chứng minh cho những rủi ro về việc xây dựng lòng tin quá nhiều vào tiền. Việc vay tiền quá nhiều để chi tiêu công hay quốc phòng cho đất nước, ắt dẫn đến tình trạng sụp đổ hệ thống kinh tế. Nên nhớ nợ luôn sinh ra nhiều hơn số lượng tiền thực tế đang có, chính vì thế, càng vay mượn thi càng làm cho chúng ta rơi vào vòng xoáy trả nợ không bao giờ ngưng. Cuối cùng là chỉ có sụp đổ mới giải quyết được đống nợ ấy. Cụ thể, hàng loạt quyết định xóa nợ đã được đưa ra từ các nước hay tổ chức cho vay như Qũy tiền tệ quốc tế - IMF (International Monetary Fund) cho các nước vay nhưng không còn khả năng trả nợ, trước khi tình trạng trở nên quá bi kịch. Hiện nay, hàng loạt các công ty lớn cũng đang hoạt động trên phương thức là vay mượn tiền để kinh doanh và tạo ra sản phẩm, sau đó đẩy nhiệm vụ trả nợ sang cho khách hàng, những người tiêu dùng bình thường, bằng việc bán các sản phẩm cho họ. Người tiêu dùng muốn có sản phẩm bắt buộc phải lao động để tạo ra thu nhập bằng tiền có đơn vị và trả nợ cho món sản phẩm mình thích. Cứ như vậy, vòng quay trả nợ lại đẩy xuống cuối cùng cho người tiêu dùng, không có cách nào khác đó chính là người tiêu dùng phải lao động. Tóm lại, trong kinh doanh, người làm kinh tế phải hiểu được tiền tệ chỉ là một công cụ để tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự. Đó mới chính thực sự là tài sản, là thứ có giá trị. Tiết kiệm bằng cách giữ tiền có đơn vị chỉ là giải pháp dành cho những người có cái nhìn thiển cận, chỉ biết chăm chăm cất giữ tiền. Hệ thống tiền tệ xét cho cùng chỉ nằm ở niềm tin. Khi niềm tin hết, tiền có đơn vị trao đổi cũng không còn giá trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kiều Oanh, Quanh số tiền 7.000 tỷ USD giải cứu kinh tế Mỹ, Vneconomy.vn, 2008, http://vneconomy.vn/the-gioi/quanh-so-tien-7000-ty-usd-giai-cuu-kinh-te-my- 2008120101332637.htm. [2] Mike Maloney, The 7 Stages of Empire, goldsilver.com, 2016, https://goldsilver.com/hidden- secrets/episode-2/. [3] Mike Maloney, Hidden Secrets of Money ALL EPISODES, 2018, https://www.youtube.com/playlist?list=PLE88E9ICdiphYjJkeeLL2O09eJoC8r7Dc. [4] TS. Terry F. Buss, Người Mỹ "thờ ơ" trước khoản nợ công hơn 20 nghìn tỉ USD: Ai sẽ trả giá?, Trí Thức Trẻ, 2018, http://soha.vn/nguoi-my-tho-o-truoc-khoan-no-cong-hon-20-nghin-ti-usd-ai-se-tra- gia-20180405171124177.htm. 634
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Rủi ro trong đầu tư chứng khoán - ThS. Đinh Tiến Minh
24 p | 189 | 42
-
Đề xuất chuyển nợ xấu thành cổ phần
6 p | 138 | 40
-
CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀI SẢN
24 p | 172 | 31
-
Giáo trình về tiền tệ - Chương 9
37 p | 120 | 30
-
Thị trường bất động sản: “Con bệnh” ngày càng…ốm yếu!
4 p | 128 | 28
-
Đôi điều suy ngẫm về các ngân hàng thương mại Việt Nam
4 p | 109 | 23
-
Thị trường bất động sản part 4
11 p | 88 | 22
-
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam từ năm 2004 đến nay
41 p | 175 | 21
-
Cục diện chung của lạm phát
8 p | 59 | 16
-
Tiền tệ, tài khóa và lạm phát
50 p | 83 | 13
-
Để lãi suất hạ, doanh nghiệp cần “tự hoàn thiện”
4 p | 76 | 5
-
Đánh giá đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa: Thực trạng và khuyến nghị
17 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn