intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giấc Ngủ Của Bạn

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngủ bao nhiêu là vừa? Câu trả lời là: "tùy người". Không có con số nhất định phải ngủ bao nhiêu giờ một ngày mới tốt. Nói chung, thì trẻ sơ sanh ngủ rất nhiều, từ 13 đến 17 giờ một ngày, từ hai tuổi trở lên, thì còn độ từ 9 đến 13 giờ một ngày, rồi ít dần đi. Tuổi khôn lớn, từ 16 trở lên cho tới tuổi 60-65 thì chỉ còn ngủ từ 6 đến 9 giờ. Tuy vậy cũng có người chỉ cần ngủ ba, bốn tiếng đồng hồ một ngày mà vẫn tỉnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giấc Ngủ Của Bạn

  1. Giấc Ngủ Của Bạn Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo Ngủ bao nhiêu là vừa? Câu trả lời là: "tùy người". Không có con số nhất định phải ngủ bao nhiêu giờ một ngày mới tốt. Nói chung, thì trẻ sơ sanh ngủ rất nhiều, từ 13 đến 17 giờ một ngày, từ hai tuổi trở lên, thì còn độ từ 9 đến 13 giờ một ngày, rồi ít dần đi. Tuổi khôn lớn, từ 16 trở lên cho tới tuổi 60-65 thì chỉ còn ngủ từ 6 đến 9 giờ. Tuy vậy cũng có người chỉ cần ngủ ba, bốn tiếng đồng hồ một ngày mà vẫn tỉnh táo khỏe mạnh.
  2. Già hơn, thì thường ngủ ít hơn nữa, các cụ gọi là " cỗi ăn cỗi ngủ". Sự thật đơn giản ai cũng biết, là giấc ngủ cần thiết cho sức khỏe và đời sống. Nhưng cái cơ chế nó bôì bổ sức khỏe như thế nào thì chưa được biết rõ ràng. Phần nhiều người ta ngủ về đêm, nhưng cũng có nhiều người vì sinh kế, lấy đêm làm ngày. Ngủ về đêm thì tốt hơn, nghĩa là ít có những trục trặc về giấc ngủ hơn. Ngủ có được đầy đủ và khi thức dậy có cảm thấy thoải mái hay không là tùy thuộc nhiều yếu tố. Tâm thần thư thái không âu lo. Thân thể khỏe mạnh, không có chứng bệnh gì làm cho đau đớn hay khó chịu. Thuốc men, có thứ làm buồn ngủ, có thứ làm mất ngủ. Đồ ăn thức uống cũng vậy, có nhiều thứ ảnh hưởng đến giấc ngủ, như các gia vị mạnh, bột ngọt, các đồ uống có chất caffeine (rất nhiều loại nước ngọt có caffeine mà ta không biết, nếu không tò mò nhìn kỹ những dòng chữ nhỏ trên nhãn) Một giấc ngủ có nhiều cấp độ khác nhau Tối đến, khi ta nói: " Ngủ một giấc cho tới sáng ", thì thực sự không phải một giấc ngủ đồng nhất từ đầu chí cuối, mà là năm, sáu chu kỳ , mỗi chu kỳ có nhiều cấp độ khác nhau.
  3. Mới thoạt đầu thì là ngủ lơ mơ, giấc ngủ nhẹ nhàng, đánh thức dậy rất dễ, gọi là cấp một. Sau đó tiếp tục ngủ say sưa thêm dần lên, qua cấp hai cấp ba, tới cấp bốn. Ngủ tới cấp bốn thì thực sự là "thư dãn", các thớ thịt dãn ra, áp suất máu xuống thấp hơn, nhịp tim đập và nhịp thở cũng chậm lại hơn đối với các cấp một, hai và ba. Nếu đo điện não đồ thì ta thấy lúc ngủ, óc được nghỉ ngơi (dĩ nhiên), và những sóng não điện khi ngủ yếu và chậm, khác vói lúc thức. Ngoài bốn cấp độ ngủ như vậy, ở mỗi chu kỳ, còn có một lối ngủ đặc biệt, len vào không theo thứ tự ở bất cứ cấp ngủ nào, gọi là ngủ REM, chữ tắt của "rapid eye movement". Sở dĩ có tên gọi như vậy, vì trong lúc mình ngủ REM thì tròng mắt có cơn giựt nhanh, ngoài ra, điện não đồ cho thấy óc có hoạt động nhiều, giống như điện não đồ của người đang tỉnh thức vậy. Trong lúc ngủ REM, thì người ngủ thở nhanh và mạnh hơn các cấp ngủ từ một tới bốn, nhưng các thớ thịt thì lại thư dãn đặc biệt, thư dãn hơn cả ngủ cấp bốn nữa. Đó là điều rất đặc biệt của ngủ REM. Phần lớn mộng mị, là vào lúc ngủ REM, hay là vào lúc ngủ cấp ba, có thể tạm gọi là lúc "ngủ đi em, mộng bình thường". Còn những cơn ác mộng, nằm mớ và nói, hoặc là miên du vừa ngủ vừa lơ mơ ra khỏi giường đi quanh quẩn, thì thường vào cấp ba, cấp bốn.
  4. Người lớn trung bình thì trong một đêm ngủ, độ một phần tư là ngủ REM, một phần tư là cấp bốn, còn chừng một nửa là các cấp một, hai và ba. Người già thì phần ngủ cấp bốn giảm đi, chỉ còn từ 0 đến 10 phần trăm tùy người, ít khi ngủ say như người trẻ. Chả thế mà có câu ca dao: Chuột kêu rúc rích trong rương Anh đi khẽ kẻo động giường mẹ la Miên du là gì? Chứng miên du, hay gặp ở tuổi con nít đã lớn, hoặc là tuổi dậy thì, là đang ngủ mà ra khỏi giuờng đi chầm chậm, kiểu như nửa thức nửa ngủ, mà lại không biết là mình đang đi và thường thì sau đó cũng không nhớ lại gì hết. Người miên du như vậy thì không phải là đang trong cơn mộng mị, vì điện não đồ cho thấy là óc hoạt động giống như người thức hơn là người ngủ. Người miên du, miệng có khi nói lẩm bẩm, và trong khi đi quàng xiên, có thể bị đụng độ sinh tai nạn. Không có cách gì đặc biệt chữa được chứng miên du. Chỉ nên nhẹ nhàng dắt trở về giường. Cố đánh thức người miên du tỉnh dậy sẽ sinh phản ứng cáu kỉnh không có lợi.
  5. Về mặt phòng ngừa, thì để đèn sáng mà ngủ có thể bớt những cơn miên du. Coi chừng các đồ vật trong phòng, cũng như các cửa sổ thấp để tránh tai nạn. Phần lớn chứng này sau một thời gian thì tự nhiên hết . Bác Sĩ Vũ Quý Ðài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2