intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài Giới thiệu nghề cắt may SGK Công nghệ 9

Chia sẻ: Tuyensinh 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 10 trình bày kiến thức trọng tâm của bài và gợi ý cách giải bài Giới thiệu nghề cắt may, từ đó các em có thể kiểm tra, ôn tập, củng cố kiến thức đồng thời nắm vững được phương pháp, phân loại được các dạng bài tập liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài Giới thiệu nghề cắt may SGK Công nghệ 9

A. Tóm tắt lý thuyết về Giới thiệu nghề cắt may SGK Công nghệ 9

I - VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ CẮT MAY

1. Vai trò, vị trí

Nghề cắt may có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân:

  • Sản xuất quần áo phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.
  • Sản xuất hàng may mặc phục vụ xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
  • Tạo việc làm thu hút lao động góp phần giảm tỉ lệ người thất nghiệp cho đất nước.
  • Tạo nguồn thu nhập cho gia đình.

2. Sản xuất hàng may mặc

  • Hàng may mặc được tổ chức sản xuất theo hai hệ thống: hệ thống may đo và hệ thống may sẵn.

  • Mỗi hệ thống sản xuất đều có đặc điểm riêng. Cả hai hệ thống đều phổ biến ở nước ta.

  May đo May sẵn
Hình thức sản xuất May đơn chiếc. May hàng loạt theo dây chuyền sản xuất.
Kích thước sản phẩm

Theo số đo từng người.

Theo cỡ số(S-M-L-XL....).
Công cụ sản xuất

Máy may đạp chân và máy may chạy điện.

Máy may công nghiệp và các máy chuyên dùng.

Cơ sở sản xuất

Qui mô nhỏ gia đình.

Qui mô lớn (công ti may).

Ưu điểm Vừa với từng người về kích thước, kiểu mẫu đa dạng. Tốn ít vải, thời gian tạo sản phẩm nhanh hơn.
Nhược điểm

Tốn nhiều vải thời gian lâu hơn.

Kiểu mẫu ít đa dạng, không phù hợp với người có khiếm khuyết về vóc dáng.

Bảng 1. Đặc điểm hệ thống may đo và hệ thống may sẵn

II - ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ

1. Đặc điểm của nghề

a. Đối tượng lao động

  • Vật liệu may: các loại vải, da, vải giả da.

  • Phụ liệu may: chỉ, vải dựng, rubăng, đăngten, khuy, khóa.

b. Nội dung lao động

  • Thực hiện các công việc:

    • Vẽ và cắt các chi tiết sản phẩm.
    • May ráp các chi tiết.
    • Hoàn thiện sản phẩm để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, đa dạng và phong phú về thể loại, mẫu mã, giá thành phù hợp.

c. Công cụ lao động

  • Máy may và máy chuyên dùng:

    • Máy may: máy may gia dụng, máy may công nghiệp.
    • Máy chuyên dùng: máy vắt sổ, máy đính khuy, máy cắt, máy thùa khuyết.
  • Các dụng cụ khác để đo, cắt, vẽ, là (ủi).

d. Điều kiện lao động

  • Cần có hệ thống chiếu sáng tốt.
  • Có thiết bị thông gió tạo môi trường thông thoáng.

e. Sản phẩm lao động

  • Phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước: áo, quần, đồ dùng bằng vải khác.
  • Phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu: áo sơ mi, quần, áo khoác, sản phẩm da.

2. Yêu cầu của nghề

  • Thợ cắt may cần có trình độ văn hóa, có hiểu biết về vật liệu, dụng cụ, thiết bị và kĩ thuật cắt may.
  • Có lòng yêu nghề, có tính cần cù, tỉ mỉ, khéo léo.
  • Luôn học hỏi để nâng cao hiểu biết, nâng cao kĩ năng về công nghệ và kĩ thuật cắt may.

III - TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ

Triển vọng phát triển của nghề cắt may ở Việt Nam rất to lớn.

  • Do kinh tế phát triển, mức sống nâng cao, nhu cầu về may mặc của con người ngày càng lớn.
  • Do người thợ Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất, kết hợp với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra những mặt hàng tốt và được ưa chuộng.
  • Do cơ hội tiếp cận với nghề cắt may cao. 

B. Bài tập SGK về Giới thiệu nghề cắt may SGK Công nghệ 9

Dưới đây là 3 bài tập về Giới thiệu nghề cắt may SGK Công nghệ 9

Bài tập 1 trang 10 SGK Công nghệ 9
Bài tập 2 trang 10 SGK Công nghệ 9
Bài tập 3 trang 10 SGK Công nghệ 9

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài tiếp theo: Giải bài Vật liệu và dụng cụ cắt may SGK Công nghệ 9 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2