A. Tóm Tắt Lý Thuyết Cá chép Sinh học 7
Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lớp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. Cá chép đẻ trứng trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.
B. Ví dụ minh họa Cá chép Sinh học 7
Ví dụ:
Vì sao những loài cá thụ tinh ngoài thường đẻ trứng với số lượng lớn?
Trả lời:
Vì sự thụ tinh của cá xảy ra ở môi trường nước, nên xác suất trứng cá gặp được tinh trùng để thụ tinh là rất thấp. Mặt khác trứng thụ tinh phát triển trong môi trường nước thiếu nơi bảo vệ, nhiệt độ môi trường không ổn định…nên có tỉ lệ nở không cao. Vì vậy đa số cá phải đẻ trứng với số lượng lớn để duy trì nòi giống
Ví dụ:
- Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt ?
- Động vật biến nhiệt muốn tồn tại phải lựa chọn nơi sống và nơi sinh hoạt như thế nào?
Trả lời:
- Nhiệt độ cơ thể cá chép thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên cá chép là động vật biến nhiệt.
- Vì chúng không có khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể nên chúng thường phải tìm đến những nơi có nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là về mùa đông hoặc những ngày có nhiệt độ cao. Khi đó chúng ẩn trong các hang hốc ở bờ sông, bờ ao hoặc ẩn dưới cây thuỷ sinh.
C. Giải bài tập về Cá chép Sinh học 7
Dưới đây là 3 bài tập về bài cá chép mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 104 SGK Sinh học 7
Bài 2 trang 104 SGK Sinh học 7
Bài 3 trang 104 SGK Sinh học 7
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp SGK Sinh học 7
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Cấu tạo trong của cá chép SGK Sinh học 7