intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản SGK Địa lí 10

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu với các gợi ý đáp án và cách giải cho từng bài tập trang 8 sẽ giúp các em ghi nhớ và khắc sâu nội dung chính của bài Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản để từ đó vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải bài tập liên quan. Mời các em tham khảo, chúc các em học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản SGK Địa lí 10

A. Tóm tắt Lý thuyết Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Địa lí 10

1. Khái niệm bản đồ

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.

2. Bằng cách nào người ta thành lập được bản đồ?

Để thành lập bản đồ người ta phải dùng các phép chiếu hình bản đồ để thể hiện Trái Đất hoặc một châu lục, một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó lên bản đồ.

3. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

I. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

Ứng với mỗi dạng bản đồ người ta dùng một phép chiếu hình bản đồ tương ứng để thành lập, có phép chiếu thành lập bản đồ chính xác về diện tích, có phép chiếu hình thành lập bản đồ chính xác về hình dạng lãnh thổ.

Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản là:

- Phép chiếu phương vị.

- Phép chiếu hình nón.

- Phép chiếu hình trụ.

1. Phép chiếu phương vị

Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.

Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc khác nhau có phép chiếu phương vị khác nhau: có 3 phép chiếu phương vị đó là:

+ Phép chiếu phương vị đứng.

+ Phép chiếu phương vị ngang.

+ Phép chiếu phương vị nghiêng.

a. Phép chiếu phương vị đứng

- Mặt chiếu tiếp xúc với cực của địa cầu.

- Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng:

+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực.

+ vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.

- Khu vực chính xác là gần cực, càng xa cực càng kém chính xác.

Phép chiếu phương vị đứng dùng để vẽ bản đồ vùng xung quanh cực.

2. Phép chiếu hình nón

Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau:

+ Phép chiếu hình nón đứng.

+ Phép chiếu hình nón ngang.

+ Phép chiếu hình nón nghiêng.

a. Phép chiếu hình nón đứng:

- Trục của hình nón trùng với trục của địa cầu.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng:

+ Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác.

+ Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như:  Liên bang Nga, Trung quốc, Hoa kì…

3. Phép chiếu hình trụ

Phép chiếu hình trụ thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ.

Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:

+ Phép chiếu hình trụ đứng.

+ Phép chiếu hình trụ ngang.

+ Phép chiếu hình trụ nghiêng.

a. Phép chiếu hình trụ đứng:

- Mặt hình trụ tiếp xúc với Địa cầu theo vòng xích đạo.

- Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng:

 + Kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau.

+ Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo càng kém chính xác.

+ Dùng để vẽ khu vực xích đạo.


B. Ví dụ minh họa Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Địa lí 10

Nêu những đặc điểm cơ bản của phép chiếu phương vị ngang ?

Hướng dẫn trả lời:

- Mặt chiếu tiếp xúc với mặt cầu tại một điểm của xích đạo , song song với trục trái đất.

- Lưới tọa độ :

+ Xích đạo và kinh tuyến qua điểm tiếp xúc là hai đường thẳng vuông góc với nhau .

+ Các vĩ tuyến là các cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo

+ Các kinh tuyến là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa .

- Thường dùng khi thể hiện nửa cầu.


C. Giải bài tập về Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Địa lí 10

Dưới đây là 2 bài tập về Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản mời các em cùng tham khảo:

Bài 1 trang 8 SGK Địa lí 10

Bài 2 trang 8 SGK Địa lí 10

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài tiếp theo:

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ SGK Địa lí 10 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2