A. Tóm Tắt Lý Thuyết Nhiễm sắc thể Sinh học 9
Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa hình 8.4 và 8.5). Ở kì này, NST gồm hai nhiễm sắc từ chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào. NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai
Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) và prôtêin loại histôn.
Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được NST là cấu trúc mang gen trên đó, mỗi gen nằm ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền.
NST mang gen có bản chất là ADN (thuộc một loại axit nuclêic) có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
B. Ví dụ minh họa Nhiễm sắc thể Sinh học 9
Ý nghĩa hoạt động của NST trong nguyên phân giảm phân cho di truyền và tiến hóa?
Hướng dẫn trả lời:
Qua quá trình nguyên phân, giảm phân NST đóng xoắn và tháo xoắn (biến đổi hình thái) có tính chất chu kì và theo quy luật:
+ Từ đầu kì trung gian đến cuối kì giữa, NST có xu hướng đóng xoắn, có ý nghĩa chuẩn bị cho sự phân li đồng đều NST ở kì sau.
+Từ đầu kì sau đến cuối kì cuối, NST có xu hướng tháo xoắn có ý nghĩa cho sự nhân đôi của ADN, của NST ở kì trung gian của lần phân bào tiếp theo.
Nhờ sự biến đổi hình thái của NST có tính chất chu kì đã đảm bảo cho bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng cá thể.
C. Giải bài tập về Nhiễm sắc thể Sinh học 9
Dưới đây là 3 bài tập về Nhiễm sắc thể mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 26 SGK Sinh học 9
Bài 2 trang 26 SGK Sinh học 9
Bài 3 trang 26 SGK Sinh học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Ôn tập chương 1 SGK Sinh học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Nguyên phân SGK Sinh học 9