A. Tóm tắt Lý thuyết Silic - Công nghiệp silicat Hóa học 9
I. SILIC (Si)
1. Trạng thái thiên nhiên
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. Silic không tồn tại ô dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất
Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại. Tinh thể silic là chất bán dẫn. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo. Tính chất hóa học đặc trưng củá Si là tính khử (ở nhiệt độ cao).
Thí dụ:
Si + O2 —> SiO2
II. SILIC ĐIOXIT (SiO2)
– SiO2 là chất rắn, không tan trong nước.
– SiO2 là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ tan ở nhiệt độ cao.
SiO2 + 2NaOH —> H2O + Na2SiO3 (natri silicat)
SiO2 + CaO —> CaSiO3 (canxi silicat)
III. Sơ lược về công nghiệp silicat
– Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ), thủy tinh, xi măng.
– Nguyên liệu chính dể sản xuất đồ gốm là đất sét, thạch anh, fenpat.
– Nguyên liệu chính đề sản xuất xi măng là đất sét, đá vôi, cát.
– Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là cát thạch anh (cát trắng), đá vôi và sođa Na2CO3.
B. Ví dụ minh họa Silic - Công nghiệp silicat Hóa học 9
Trình bày tính chất vật lý của silic?
Hướng dẫn trả lời:
Silic là một chất bán dẫn. Ở nhiệt độ thường, độ dẫn điện của silic tinh thể kém thủy ngân 1000 lần nhưng khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện tăng lên theo nhiệt độ. Linh kiện điện tử được chế tạo bởi tinh thể silic cực kỳ tinh khiết. Để thu được tinh thể silic tinh khiết cần nung silic tới nhiệt độ nóng chảy 14100C. Silic lỏng được làm lạnh chậm, khi đó những tinh thể silic được tách ra từ silic lỏng. Những tinh thể silic đầu tiên xuất hiện rất tinh khiết và được tách ra để làm linh kiện điện tử. Kỹ thuật này gọi là sự kết tinh hóa.
C. Giải bài tập về Silic - Công nghiệp silicat Hóa học 9
Dưới đây là 4 bài tập về Silic - Công nghiệp silicat mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 95 SGK Hóa học 9
Bài 2 trang 95 SGK Hóa học 9
Bài 3 trang 95 SGK Hóa học 9
Bài 4 trang 95 SGK Hóa học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Axit cacbonic và muối cacbonat SGK Hóa học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học SGK Hóa học 9