A. Tóm tắt lý thuyết Sự nhiễm điện do cọ xát Vật lý 7
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
B. Ví dụ minh họa Sự nhiễm điện do cọ xát Vật lý 7
Chạm bút thử điện vào mảnh tôn đặt trên tấm phim chưa được tích điện, thấy đèn ở bút thử điện không sáng, nhưng sau khi tấm phim được tích điện qua cọ xát nhiều lần bằng mảnh len, chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn lóe sáng rồi tắt .
Câu hỏi :
1 Tại sao sau khi tấm phim tích điện, chạm lại bút thử điện vào mảnh tôn thì đèn lóe sáng ?Tại sao sau khi lóe sáng đền tắt ngay?
2. Tại sao bóng đèn ở đèn pin và bóng đèn điện thắp sáng ở nhà khi bật công tắc không lóe sáng rồi tắt ngay giống như bóng đèn ở bút thử điện?
Hướng dẫn giải:
1. Mảnh tôn là vật dẫn điện nên khi chạm bút thử điện vào mảnh tôn, điện tích dịch chuyển từ tấm phim tích điện qua mảnh tôn rồi đến bút thử điện. Vì có dòng điện chạy qua nên bóng đèn của bút thử điện lóe sáng. Nhưng dòng điện này không duy trì được lâu nên sau khi lóe sáng đèn tắt ngay.
2. Khi bật công tắc thì có dòng điện chạy qua đèn pin khiến đèn sáng. Nhưng vì đèn pin có nguồn điện (pin) nên dòng điện có thể duy trì lâu dài, không giống như dòng điện chạy qua bút thử điện nên đèn không lóe sáng rồi tắt ngay.
C. Giải bài tập về Sự nhiễm điện do cọ xát Vật lý 7
Dưới đây là 3 bài tập về sự nhiễm điện do cọ xát mời các em cùng tham khảo:
Bài C1 trang 49 SGK Vật lý 7
Bài C2 trang 49 SGK Vật lý 7
Bài C3 trang 49 SGK Vật lý 7