intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị và nâng cao kiến thức để bước vào kì thi sắp diễn ra, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo “Đề thi thử môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B” được chia sẻ dưới đây để ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập đề thi. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

  1. TRƯỜNG THPT KIM SƠN B ĐỀ THI THỬ LẦN 1 NĂM HỌC 2022-2023 .THÁNG 11/20222 MÔN LỊCH SỬ; KHỐI 10 (Đề kiểm tra có 05 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:………………………………………..Lớp:……….. Mã đề thi Số báo danh: …………………………………………….. 606 Câu 1. Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử? A. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhiều yếu tố khách quan. B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do có sự ủng hộ của bạn bè thế giới. C. Yếu tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do sự chuẩn bị chu đáo. D. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? A. Góp phần thúc đẩy đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. B. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng, xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. C. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.’ Câu 3. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức? A. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. C. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. Câu 4. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là: A. sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai. B. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm, bảo tàng. C. sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại. D. áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời? A. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài. B. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người. C. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng. D. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học? A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người. B. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp. C. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ. D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại. Câu 7. “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101). Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử? A. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai. B. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại. C. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. D. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc. Câu 8. Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử? A. Là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập, cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người. B. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai, từ đó làm giàu tri thức lịch sử cho nhân loại. C. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ bao gồm sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. MÃ 606 1/5
  2. D. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác. Câu 9. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì? A. Là cơ sở cho xác định giá trị, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp. D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch? A. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch. B. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch. D. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài. Câu 11. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Tái hiện. B. Nhận biết. C. Phục dựng. D. Khoa học. Câu 12. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại? A. Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ, là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại. B. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người. C. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người. D. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại. Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên? A. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa. B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học. C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên. D. Loại bỏ tác động của con người đến di sản. Câu 14. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức? A. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). C. Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 15. So với hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức có đặc điểm gì? A. lịch sử được con người nhận thức thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. B. lịch sử được con người nhận thức luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. C. lịch sử được con người nhận thức không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. D. lịch sử được con người nhận thức độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 16. Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm A. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu. B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu. C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu. D. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu. Câu 17. “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm A. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học, các nhà nghiên cứu, các giảng viên đại học, các sinh viên chuyên ngành xã hội. B. sai, vì vì tất cả mọi người, không phân giai cấp, tầng lớp, giới tính, tuổi tác, đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử. C. đúng, vì tất cả mọi người, không phân giai cấp, tầng lớp, giới tính, tuổi tác, đều không cần học tập và tìm hiểu lịch sử, chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử. D. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học, lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,... Câu 18. Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì ? A. Đảm bảo tính nguyên trạng, "Yếu tố gốc cấu thành di tích", "tính xác thực", "tính toàn vẹn", "giá trị nổi bật". MÃ 606 2/5
  3. B. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích” chưa được tu bổ. C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp. D. Đảm bảo tính nguyên trạng, "giá trị nổi bật", mà di tích lịch sử - văn hóa vốn có. Câu 19. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại. B. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại. C. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới. D. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc. Câu 20. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học? A. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,... B. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước. C. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học. D. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước,... Câu 21. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây? A. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới, tách rời lịch sử với cuộc sống của con người. B. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử, tránh được sai lầm, giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức. C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử, rút ra bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, tránh được sai lầm. D. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất, nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,… mang lại cơ hội nghề nghiệp mới. Câu 22. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học? A. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng. B. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. D. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa? A. Mang lại nguồn lực tái đầu tư vào việc bảo tồn di tích, di sản. B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ về di tích, di sản. C. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản. D. Góp phần gìn giữ, bảo tồn phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản. Câu 24. Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với lịch sử được con người nhận thức? A. Tri thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là không dựa vào ý muốn chủ quan của con người. B. Tri thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. C. Tri thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là duy nhất và không thay đổi theo thời gian. D. Tri thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức là những hiểu biết của con người về quá khứ. Câu 25. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể? A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản. B. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản. D. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản. Câu 26. Thu thập sử liệu được hiểu là A. một khâu của quá trình thẩm định sử liệu tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. B. công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. C. quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. D. quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Câu 27. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người? MÃ 606 3/5
  4. A. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người. B. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ. C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai. D. Giúp con người phát huy những giá trị tích cực mà các thế hệ trước để lại. Câu 28. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học? A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. B. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường. C. Định hướng phát triển của trường trong tương lai. D. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường. Câu 29. Ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi cộng đồng, dân tộc là: A. Dùng lịch sử để làm gương cho đời sau, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại. B. là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. C. Hiểu nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại, lịch sử của dân tộc, cộng đồng mình. D. Hiểu bản chất, quy luật của “bánh xe lịch sử”, cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức? A. Gửi gắm trong sử thi, ghi chép lịch sử, thư tịch. B. Thực hành nghi lễ truyền thống, lập gia phả, các công trình nghiên cứu lịch sử. C. Khắc họa trên vách đá, đồ vật. D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng. Câu 31. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng? A. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản. B. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống. C. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch. D. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản? A. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững. B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. C. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản. D. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản. Câu 33. Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Điều kiện không gian, địa lí. B. Khả năng điều tra thực địa. C. Điều kiện về kinh tế, xã hội. D. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu. Câu 34. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng. B. tái tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm. C. rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Câu 35. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? A. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên. B. cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên. C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. D. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển. Câu 36. Lịch sử cung cấp cho con người: A. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc. B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người C. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống MÃ 606 4/5
  5. D. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ, hiện tại và tương lai cho con người. Câu 37. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là A. lịch sử được con người nhận thức và cách nhìn nhận của người nghiên cứu lịch sử. B. quan điểm lịch sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử. C. hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người. D. nguồn sử liệu. Câu 38. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người? A. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật. B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người C. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người. D. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Câu 39. Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. B. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. C. Những điều kiện không gian, địa lí. D. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu. Câu 40. Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là A. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản. B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ. C. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản. D. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu. ----------------------- HẾT ----------------------- MÃ 606 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2