intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi thử môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1)- Trường THPT Kim Sơn B” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

  1. TRƯỜNG THPT KIM SƠN B ĐỀ THI THỬ LẦN 1 NĂM HỌC 2022-2023 .THÁNG 11/20222 MÔN: LỊCH SỬ; KHỐI 11 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:……………………………. Lớp:…… Mã đề thi Số báo danh: …………………………………………….. 606 Câu 1: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là A. đưa loài người bước vào nền văn minh mới-văn minh hậu công nghiệp. B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa. C. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị. D. Đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị. Câu 2: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là A. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ". B. "Những người khốn khổ". C. "Chiến tranh và hòa bình". D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch". Câu 3: Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ đạt giải Nô ben năm 1913 là ai? A. Ta go. B. Hô-xê Mác-ti. C. Lỗ Tấn. D. Hô-xê Ri-đan. Câu 4: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX những nước nào ở Châu phi vẫn giữ được độc lập trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây? A. Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a. B. Ê-ti-ô-pi-a và An-giê-ri. C. Ê-ti-ô-pi-a và Xu đăng. D. Ê-ti-ô-pi-a và Ai Cập. Câu 5: Nước đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Nhật. Câu 6: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX là A. khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ B. thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân C. đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á D. đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé Câu 7: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. tiến hành những cải cách tiến bộ. B. duy trì nền quân chủ chuyên chế. C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Câu 8: Vào cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào? A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. Câu 9: Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào? A. Giữa Thế kỉ XIX. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Giữa thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 10: Trong Đảng Quốc đai, Ti-lắc là thủ lĩnh của phái A. cộng hòa. B. ôn hòa. C. cấp tiến. D. lập hiến. Trang 1/4 - Mã đề thi 606
  2. Câu 11: Dấu hiệu nào chứng tỏ quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị. B. Sự tập trung lực lượng ở biên giới của nhau C. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế. D. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự. Câu 12: Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ. B. xóa bỏ nền văn hoắ truyền thống của Ấn Độ. C. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ. D. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở. Câu 13: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX? A. sự bóc lột của giai cấp tư sản. B. sự bất bình đẳng trong xã hội. C. sự cai trị hà khắc của CNTD. D. buôn bán nô lệ da đen. Câu 14: Thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là gì? A. Thành lập Trung Hoa Dân quốc. B. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân. C. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo. D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí, Câu 15: Hiến Pháp năm 1889 qui định thể chế chính trị của nước Nhật là chế độ A. dân chủ Cộng hòa. B. cộng hòa tư sản. C. quân chủ lập hiến. D. dân chủ đại nghị. Câu 16: Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ? A. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật. B. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. C. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. D. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. Câu 17: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản ? A. sự cạnh tranh gay gắt của các nhà tư bản. B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa. C. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Quá trình tích lũy vốn tư bản nguyên thủy. Câu 18: Mĩ đã thực hiện chính sách cai trị chủ yếu nào ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Đồng hóa dân tộc. C. Nô dịch văn hóa. D. Chủ nghĩa thực dân mới. Câu 19: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại do ? A. Sự lãnh đạo chưa thống nhất, diễn ra ở địa bàn hẹp. B. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức. C. Diễn ra tự phát, chưa có những cuộc khởi nghĩa lớn kéo dài . D. Chưa có sự đoàn kết toàn dân, khởi nghĩa trong địa bàn hẹp. Câu 20: Tác động của chính sách khai thác bóc lột của thực dân Anh gây nên những chuyển biến quan trọng gì đối với Ấn Độ? A. Giai cấp tư sản trở thành chỗ dựa cho chính quyền thực dân. B. Giai cấp tư sản củng cố được vị thế, vươn lên nắm quyền lãnh đạo. C. Giai cấp tư sản lớn mạnh có thế lực chính trị, trở thành giai cấp nắm quyền. D. Giai cấp tư sản ra đời, phát triển nhanh chóng và có vị trí trong xã hội. Trang 2/4 - Mã đề thi 606
  3. Câu 21: Thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện học thuyết Mơn-rô về khu vực Mĩ Latinh là gì? A. Thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lươc. B. Dùng chính sách ngoại giao để mua chuộc, chia rẽ các nước. C. Dùng chính sách kinh tế để khống chế, nô dịch các nước. D. Thiết lập liên minh quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lươc. Câu 22: Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867) đã lấy vùng đất nào ở Việt Nam để xây dựng căn cứ? A. Thất Sơn. B. An Giang. C. Tây Ninh. D. Châu Đốc. Câu 23: Thành tựu văn học nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX chịu tác động của yếu tố nào? A. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu. B. Sự giao lưu của những nền văn hóa lớn trên thế giới. C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. D. Sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn trên thế giới. Câu 24: Trào lưu “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII đã sản sinh ra những nhà tư tưởng A. Xanh- xi-mông, Rút –xô, Vôn- te. B. Phu- ri- ê, Vôn- te, Ô- oen. C. Vôn- te, Mông- te-xki-ơ, Ô- oen. D. Mông- te- xki-ơ, Rút-xô, Vôn- te. Câu 25: Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là A. đời sống ổn định, phát triển. B. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất. C. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản. D. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến. Câu 26: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. Câu 27: Vào cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã kết hợp những biện pháp nào để nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia? A. Tấn công quân sự, đàn áp tôn giáo. B. Tấn công quân sự, đồng hóa về văn hóa. C. Tấn công quân sự, bình định vùng tạm chiếm. D. Tấn công quân sự, kí văn bản ngoại giao. Câu 28: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất “Kế hoạch chớp nhoáng” nhằm đánh bại nước Pháp được giới cầm quyền Đức vạch ra như thế nào? A. Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. B. Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Nam, tràn vào Áo, đánh sang Pháp. C. Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Bắc, tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. D. Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, tràn vào Xéc-bi, đánh sang Pháp. Câu 29: Trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược, thái độ của triều đình Mãn Thanh như thế nào? A. Thỏa hiệp với cái nước đế quốc. B. Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. C. Thực hiện chính sách đóng cửa. D. Cương quyết chống lại. Câu 30: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản. B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều. Trang 3/4 - Mã đề thi 606
  4. C. Chính sách huấn luyện quân đội. D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao. Câu 31: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868? A. Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng, quyền lực Sôgun được củng cố. B. Chế độ phong kiến khủng hoảng, quyền lực Sôgun bị lung lay. C. Chế độ phong kiến suy yếu, quyền lực của Thiên hoàng bị lung lay. D. Chế độ phong kiến bắt đầu bị suy yếu, khủng hoảng, Mạc phủ thành lập. Câu 32: Trước sự khủng hoảng của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây có hành động gì? A. Đầu tư vào Đông Nam Á. B. Mở rộng và hoàn thành xâm lược. C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á. D. Thăm dò xâm lược. Câu 33: Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là A. phong trào dân sinh. B. phong trào độc lập. C. phong trào dân chủ. D. phong trào dân tộc. Câu 34: Thực dân Anh hoàn thành xâm lược Ấn Độ vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XIX. C. Đầu thế kỉ XX. D. Giữa thế kỉ XIX. Câu 35: Sự kiện nào là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến? A. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết. B. Điều ước Tân Sửu được kí kết. C. Cách mạng Tân Hợi bị thất bại. D. Khởi nghĩa Thái bình thiên quốc thất bại. Câu 36: Nhật Bản phải kí hiệp ước bất bình đẳng lần lượt với các nước là A. Mĩ, Anh, Nga, Trưng Quốc, Anh. B. Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Đức. C. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Áo. D. Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. Câu 37: Nhận xét nào đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa TK XIX đầu TK XX? A. Diễn ra sôi nổi, nhằm mục tiêu đánh đổ đế quốc,dưới nhiều hình thức. B. Diễn ra sôi nổi,lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia ,dưới nhiều hình thức. C. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang. D. Đông đảo lực lượng tham gia,dưới nhiều hình thức nhằm giải phóng dân tộc. Câu 38: Tại sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa? A. Vì chi phí cho chiến tranh quá lớn, nhân nhân đói khổ. B. Vì gây lên những thảm họa khủng khiếp cho nhân loại. C. Vì các nước đế quốc nhằm tranh giành, phân chia thuộc địa. D. Vì chỉ có các nước đế quốc tham chiến. Câu 39: Một trong những lý do Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước là A. phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. B. chưa muốn chiến tranh thế giới kết thúc. C. phe Liên minh đang chiếm ưu thế. D. phe Hiệp ước đang bị suy yếu. Câu 40: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V? A. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. C. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 606
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2