Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
lượt xem 7
download
Từ những vấn đề có liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục đại học, bài viết "Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay" đưa ra các giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 39. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Trần Mai Ước* Tóm tắt Hơn 35 năm thực hiện quá trình đổi mới và hội nhập, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay cũng gặp phải những rào cản, thách thức nhất định và cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn và tồn tại đó. Từ những vấn đề có liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục đại học, bài viết đưa ra các giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Giáo dục; giáo dục đại học; chuyển đổi số; chuyển đổi số trong giáo dục đại học; Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế chuyển đổi số đã phát triển ở nhiều nước và đang tạo sức lan tỏa đến Việt Nam. Thống kê cho thấy, số hóa và cơ sở dữ liệu là một trong những xu thế phát triển mạnh mẽ trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), trong đó có giáo dục đại học, nhất là ứng dụng công nghệ AI (trí thuệ nhân tạo). Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến thị trường toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, đến hoạt động của doanh nghiệp, nhưng hoạt động GD&ĐT, hoạt động dạy học đại học vẫn diễn ra đúng kế hoạch của các cơ sở giáo dục đại học nhờ việc áp dụng và tận dụng các nền tảng công nghệ số. Thậm chí, tư duy ngược, nhờ có đại dịch COVID-19 mà việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở các trường được diễn ra nhanh chóng và quyết liệt hơn trong giai đoạn vừa qua. Xu thế mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số được đánh giá là giải pháp sống còn, mang tính tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của cơ sở giáo dục đại học để tăng trải nghiệm cũng như hướng đến người học một cách tốt hơn. Xác định chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược nhưng làm sao để các cơ sở giáo dục đại học ứng dụng hiệu quả CNTT, xây dựng hệ sinh thái tạo môi trường chuyển đổi số, quản lý sự phát triển chuyển đổi công nghệ, lựa chọn công nghệ, dự báo xu hướng người học... Song song với đó, các cơ sở giáo dục đại học doanh nghiệp phải chuyển đổi * Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 346
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ số như thế nào để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường giáo dục đào tạo, xã hội, người dạy, người học… là bài toán cần lời giải để bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chuyển đổi số Trước và trong đại dịch COVID-19, chuyển đổi số đã và đang có tác động sâu sắc đến động GD&ĐT trên toàn cầu, tạo tiền đề cho kỷ nguyên thời đại công nghệ số 4.0. Chuyển đổi số thúc đẩy điều chỉnh hành vi của các bên liên quan trong quá trình dạy học cũng như hướng họ đến một góc nhìn cá nhân. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với quá trình phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, giải pháp có liên quan đến quá trình chuyển đổi số như Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết về vấn đề này. Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban. Chiến lược về CMCN 4.0 cùng Chương trình hành động về chuyển đổi số đang được nghiên cứu, soạn thảo và sẽ được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Ngoài ra, nhiều quy định liên quan đến kinh tế số cũng thể hiện trong các luật liên quan như: Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật CNTT (2006), Luật Tần số vô tuyến điện (2009), Luật An ninh mạng (2018). Trong tầm nhìn chiến lược dài hạn, Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” đề ra nhiệm vụ tận dụng CMCN 4.0 và kinh tế số để đạt mục tiêu thoát “bẫy thu nhập trung bình”, phát triển bền vững, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã đề ra các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số như: xây dựng giải pháp phát triển nhân lực quốc gia đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0; thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0; phát triển bứt phá hạ tầng viễn thông, Internet băng rộng và mạng di động 5G; xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, từng bước tạo môi trường pháp lý để triển khai kế hoạch chuyển đổi số; thay đổi mô hình quản trị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, môi trường, đô thị thông minh... Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, những khái niệm như: chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số đã lần đầu tiên được đề cập. Nội hàm của những khái niệm này cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược. Tất cả những nội dung này đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước về việc phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam. 347
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2.2. Những rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học Trước yêu cầu chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, ngành GD&ĐT xác định sứ mệnh tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ này, góp phần rút ngắn quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm 2020 vừa qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cùng với cả nước, toàn ngành GD&ĐT đã tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Với giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã kịp thời ban hành nhiều văn bản liên quan đến triển khai đào tạo, đánh giá từ xa và đảm bảo chất lượng nhằm ứng phó với dịch COVID-19. Đặc biệt, các thông tư mới ban hành trong năm 2021 đã cho phép đào tạo trực tuyến trong đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Để sinh viên có thể tiếp tục học tập và đảm bảo an toàn, Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đại học đã có những giải pháp như điều chỉnh kế hoạch năm học, khung chương trình; dạy học trực tuyến; dạy học trên truyền hình, song song với đó là quá trình cập nhật chính sách, khuyến khích, thúc đẩy dạy học trực tuyến, nâng cấp chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng CNTT, phát triển hạ tầng và học liệu. Chuyển đổi số (Digital transformation) hiểu một cách chung nhất là chuyển các hoạt động của từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở đây chúng tôi quan niệm rằng, đó chính là việc cải thiện các quy trình cốt lõi của giáo dục đại học để đáp ứng hiệu quả các kỳ vọng của các chủ thể liên quan đến giáo dục đại học (trực tiếp là giảng viên và sinh viên) thông qua việc tận dụng dữ liệu và công nghệ. Với các nhóm công nghệ cốt lõi liên quan đến cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay là: (i) công nghệ số: AI, Big data, IoT, Blockchain, Cloud, Robot tự hành, mô phỏng, tính toán lượng tử; (ii) vật lý và vật liệu mới: Nano, in 3D, quang điện, xe tự lái, xe điện, thiết bị bay; (iii) sinh học: tế bào gốc, chip sinh học, cảm biến sinh học, công nghệ thần kinh, y học cá thể, chẩn đoán hình ảnh y sinh học; và (iv) năng lượng và môi trường: vệ tinh nhỏ, công nghệ turbin gió, lưới điện thông minh, công nghệ ắc-quy, năng lượng đại dương… việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục đại học đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tập trung vào hai nội dung chủ đạo là: chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong thời gian vừa qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đại học không là ngoại lệ. Áp dụng chuyển đổi số trong khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra cũng đã phần nào cho thấy những ưu điểm của chuyển đổi số: góp phần không làm gián đoạn giáo dục đại học khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, khó lường; nâng cao chất lượng giáo dục; tạo không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng - cá thể hóa; tài nguyên học liệu mở; giảm chi phí đào tạo; cơ sở đào tạo vận hành tốt hơn; sử dụng những đánh giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu và đo lường sự tiến bộ một cách chủ động, thân thiện; cải tiến các chương trình giảng dạy; hình thành giáo dục xuyên biên giới; cung cấp nhiều lựa chọn cho việc học trực tuyến; dễ dàng thực hiện các hoạt động đặc trưng của giáo dục đại học qua thông 348
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ qua ứng dụng di động, trực tuyến hoặc ứng dụng website; tối ưu hóa quy trình qua đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các cơ sở giáo dục đại học. Quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học, các điểm nghẽm, điểm tồn tại thể hiện ở các điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, việc cho phép đào tạo trực tuyến trên diện rộng đối với các cơ sở giáo dục đại học càng đòi hỏi phải tập trung vào các điều kiện bảo đảm chất lượng và chất lượng của công tác đánh giá. Cùng với quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học cần đảm bảo không thấp hơn quy định chung, đó là những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số, về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin. Thứ hai, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, người lao động trong cơ sở giáo dục đại học và một bộ phận sinh viên sẽ có xu hướng là làm theo cách đã quen và từ chối di chuyển ra khỏi vùng an toàn để phát triển. Nhiều người trong cơ sở giáo dục đại học sợ thất bại và do dự trong việc học các kỹ năng hoặc quy trình mới - những thứ cho phép họ thích nghi với công nghệ. Thứ ba, kỹ năng phù hợp là rất quan trọng để thúc đẩy sự đổi mới trong cơ sở giáo dục đại học. Hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học đang vật lộn với tình trạng thiếu hụt các nhân viên có năng lực số, làm chủ công nghệ số. Cơ sở dữ liệu số hóa chuyên ngành (dữ liệu người học, dữ liệu giáo viên/giảng viên, học liệu) đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài chính để đảm bảo cho việc số hóa. Việc xây dựng kho học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng dụng mô phỏng) cần phải có kế hoạch cụ thể và đồng bộ, tránh việc phát triển tự phát dẫn đến lãng phí, mất thời gian, công sức và tài chính. Ngoài ra, những dữ liệu mà các cơ sở giáo dục đại học có được đôi khi không chính xác và không đáng tin cậy, vì vậy buộc các nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học cần đưa ra các dự báo mang tính chiến lược và thực hiện các biện pháp giáo dục mới để có thể nhận được dữ liệu liên tục, nhanh chóng, chính xác và có cấu trúc. Thứ tư, tính thích ứng theo hệ thống. Một trong những rào cản lớn nhất trong việc chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học là việc chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu, thay đổi từ đâu và thay đổi như thế nào cho hợp lý. Khi các cơ sở giáo dục đại học không tương thích với công nghệ số, ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống và cơ sở hạ tầng theo định hướng công nghệ. Do vậy, để có thể tích hợp các công nghệ hiện đại vào các cơ sở giáo dục đại học, chúng ta cần phải chấp nhận đổi mới và điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Thứ năm, quá trình tiếp cận chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cần được ưu tiên khắc phục để triển khai thành công chuyển đổi số trong giáo dục đại học, đặc biệt là nhu cầu dạy và học trực tuyến trong thời kỳ đại dịch COVID-19 như hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học triển khai thực hiện chưa đồng đều tại các địa phương bởi đối với các trường đại học tại địa phương, hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT chưa được đảm bảo (đường truyền mạng không ổn định, thiếu hụt về dịch vụ Internet...), ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục, dạy và học. 349
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Thứ sáu, chuyển đổi trong giáo dục đại học đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ phân bổ lại trách nhiệm công việc, mục tiêu, chiến lược, vai trò trong các cơ sở giáo dục đại học. Việc thay đổi này đòi hỏi cần phải thực hiện trong một thời gian dài hạn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cơ sở giáo dục đại học chùn bước trong việc chuyển đổi số. Lý do là bởi hầu hết đều có tâm lý phải thấy được sự thay đổi và lợi ích ngay lập tức thay vì phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị mà lại chưa thấy rõ được kết quả sẽ đạt được. Ngoài ra, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học thường nghi ngờ về lợi ích mà các công nghệ mới mang lại. Do đó, họ thường lựa chọn cách đi hạn chế rủi ro là theo dõi những người đi trước để thấy được hiệu quả sau đó mới áp dụng hơn là lựa chọn cách đi tiên phong. Điều này khiến cho quá trình chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục đại học diễn ra chậm trễ so với yêu cầu của thực tiễn. Thứ bảy, việc thiết lập văn hóa số trong cơ sở giáo dục đại học là đặt ra các chính sách cho việc sử dụng thiết bị, công nghệ và mạng xã hội của cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên… và nêu rõ các quy định trong quá trình tác nghiệp, quá trình giảng dạy còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức, thậm chí còn một bộ phận không nhỏ các cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng, tuyền truyền, giáo dục và thiết lập văn hóa số. Thứ tám, chuyển đổi trong giáo dục đại học chưa có kế hoạch mang tính lâu dài. Các kế hoạch và việc làm cụ thể của chuyển đổi số đang diễn ra tại các cơ sở giáo dục đại học là một phần của sự phát triển để thích ứng với xu thế phát triển trước sự tác động của khoa học công nghệ như hiện nay. Tuy nhiên, các thủ tục chuyển đổi số cụ thể cần có lộ trình, khả năng xác định thời gian và thiết lập các tiêu chuẩn để hướng tới. Khi đã đạt được những điều này, các cơ sở giáo dục đại học không được “ngủ quên” trên chiến thắng của mình mà cần phải đặt ra các mục tiêu mới khi quá trình chuyển đổi số và những tác động và ảnh hưởng của nó ngày càng lan rộng. 2.3. Những giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay Những kết quả đạt được trong giai đoạn trước và trong dịch COVID-19 của các cơ sở giáo dục đại học đã khẳng định giáo dục đại học tại Việt Nam có thể áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào giảng dạy, quản lý và hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học trong thời gian tới đây. Tuy nhiên, để đến được cái đích cuối cùng, góp phần vào xây dựng nền kinh tế số và xã hội số thì vẫn còn một chặng đường rất dài với nhiều vấn đề đặt ra. Một số giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay cần tập trung là: (i) Nâng cao nhận thức, quyết tâm về “chuyển đổi số” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 khẳng định: “Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số”. Theo đó, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Địa phương chuyển đổi số thành công sẽ 350
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ đóng góp vào thành công chung của chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, người học. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi giảng viên, sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, người học tại các cơ sở giáo dục đại học phải tư duy một cách hệ thống, đồng bộ, mọi người phải hiểu được để tham gia vào sự thay đổi từ môi trường giảng dạy, học tập truyền thống lên môi trường số. Sự thay đổi đó phụ thuộc vào việc có dám hay không dám chấp nhận cái mới. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất là nhận thức. (ii) Xác định con người làm trung tâm Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, cùng với chủ trương của Bộ GD&ĐT về chuyển đổi số trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung thống nhất xây dựng văn hóa về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đại học. Với phương châm để chuyển đổi số thành công phải đặt con người làm trung tâm, chuyển đổi số gắn liền với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục để hình thành văn hóa chấp nhận cái mới trong cơ sở giáo dục đại học; đồng thời, để thống nhất nhận thức về chủ trương, chính sách, sự cần thiết, hiện trạng, kết quả bước đầu và mục tiêu lâu dài của chuyển đổi số tại đơn vị mà sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác, giảng dạy, học tập. Trước tiên, các cơ sở giáo dục đại học cần tổ chức các khóa đào tạo về chiến lược, quản trị chuyển đổi số cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục với các quan điểm định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị mình về chuyển đổi số, các thói quen văn hóa thúc đẩy chuyển đổi số. Đồng thời thực hiện đào tạo qua E-Learning kết hợp cuộc thi online để phổ biến nhận thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin đến toàn thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục đại học. Tiếp đến, từng bước rà soát và hiệu chỉnh quy trình nghiệp vụ để cho phép tin học hóa, giảm báo cáo và hồ sơ giấy; ban hành chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong các hoạt động giảng dạy, quản lý học vụ; thực hiện khảo sát, đánh giá, quy trình nghiệp vụ, thông tin dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực GD&ĐT nói chung, trong đó có giáo dục đại học nói riêng, tiến đến xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đề xuất hiệu chỉnh các quy trình nội bộ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giai đoạn 2021 - 2025. Xác định quan điểm con người là trung tâm, các cơ sở giáo dục đại học cần đẩy mạnh công tác xây dựng nhân lực chuyển đổi số thông qua đào tạo, huấn luyện về kỹ năng ứng dụng CNTT, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng như sinh viên. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng khung năng lực CNTT trong kỷ nguyên số, tiến hành đào tạo và đánh giá (qua hệ thống E-Learning) chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ trong vị trí chức danh về CNTT đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng CNTT và nâng cao năng lực chuyên môn về an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ sở giáo dục đại học. (iii) Lựa chọn và áp dụng công nghệ Chuyển đổi số trong giáo dục đại học không đơn thuần là xu hướng mà nó thực sự mang lại lợi ích toàn diện cho người dạy, người học cũng như cán bộ quản lý giáo dục. Chuyển đổi số giúp các cơ sở giáo dục đại học xóa nhòa khoảng cách phòng ban; tăng cường sự chính xác - minh bạch trong quản lý, điều hành, tác nghiệp, giảng dạy, nghiên cứu, học tập; nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí trong quá trình giảng dạy và học tập..., đặc biệt, sẽ thay đổi hoàn toàn 351
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cục diện các cơ sở giáo dục đại học, trường đại học sẽ trở thành các đại học lớn một cách thuận lợi và dễ dàng. Không phải lúc nào những công nghệ, giải pháp lớn và đắt tiền mới đưa các cơ sở giáo dục đại học đạt được mục tiêu. Thật vậy, chuyển đổi số không hề phức tạp và mất nhiều thời gian, các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng hình thức chuyển đổi theo từng giai đoạn hoặc từng bộ phận trong đơn vị của mình. Chuyển đổi số có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất trong các cơ sở giáo dục đại học như: chuyển từ hình thức sử dụng các thông báo học vụ, bảng điểm giấy sang thông báo học vụ, bảng điểm điện tử, hay đơn giản là thay đổi phương thức làm việc trên giấy tờ, email, zalo… bằng một phần mềm quản lý công việc tập trung trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học. Việc lựa chọn áp dụng công nghệ, mà trực tiếp là phần mềm trong các cơ sở giáo dục đại học cần thỏa mãn các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để giúp các cơ sở giáo dục đại học có thể tạo lập quy trình thủ tục (quản lý nhóm quy trình, quản lý trạng thái, gửi yêu cầu cho người khác xử lý, thống kê - báo cáo); quản lý luồng công việc (dễ dàng giao việc, thực hiện và xử lý các luồng công việc và xem báo cáo); quản lý quy trình thủ tục (quản lý nhóm quy trình, quản lý trạng thái, gửi yêu cầu cho người khác xử lý, thống kê - báo cáo); tiện ích văn phòng (tích hợp các tiện ích đặt lịch họp, lịch công tác, thông báo nội bộ); quản trị hệ thống (quản trị cấu hình, quản trị danh mục, quản trị người dùng - phân quyền, quản trị sao lưu khôi phục); lập kế hoạch thông minh (tổ chức công việc và phân bổ nguồn lực hiệu quả trên một nền tảng hợp nhất); công tác toàn diện (phối hợp và phân chia công việc giữa các phòng, ban trên cùng một nền tảng); báo cáo linh hoạt (biểu đồ dữ liệu chính xác, trực quan cho phép theo dõi tình hình công việc mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị); tùy chỉnh linh hoạt (đáp ứng được hầu hết phương thức quản lý và nhu cầu của cơ sở giáo dục đại học). (iv) Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, quy định về chuyển đổi số trong giáo dục đại học Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng khung pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số, ban hành, sửa đổi nhiều văn bản luật liên quan như: Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật CNTT, Luật Quản lý thuế, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh giáo dục đại học đang chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn từ cuộc CMCN lần thứ tư, nhất là khi Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập, thiếu đồng bộ, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật trong đó một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với giáo dục đại học như: khai thác, chia sẻ dữ liệu; hình thức giảng dạy; quản lý khóa học trực tuyến; điều kiện mở trường, lớp; danh mục các thông tin thuộc diện bắt buộc khai báo, nhập liệu - phân biệt với thông tin cá nhân riêng tư thuộc quyền cá nhân; bản quyền của các bài giảng điện tử; quy định khai thác cơ sở dữ liệu, kho học liệu số; tính pháp lý của hồ sơ điện tử nói chung và sổ điểm, học bạ điện tử nói riêng ở các cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về Hội đồng Trường tại các cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số giáo dục đại học và phát triển các chương trình đào tạo, ngành đào tạo, dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng. Trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, nhất là khi các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập, thiếu đồng bộ đòi hỏi hệ thống pháp lý, chính sách, quy định về chuyển đổi số trong 352
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ giáo dục đại học cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật, liên quan trực tiếp đến: xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường giáo dục đại học số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, truyền bá tri thức; hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; sửa đổi các quy định về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động thu hút vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học; hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do các trường đại học tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia; tạo lập hành lang pháp lý cho việc triển khai các mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với cuộc CMCN 4.0; thiết lập biện pháp giám sát nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học số. 3. KẾT LUẬN Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình bắt buộc đối với mọi cơ sở, cấp bậc giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 chuyển biến phức tạp cũng như sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay. Đây sẽ là tiền đề để các cơ sở giáo dục cải thiện, nâng cao khả năng quản lý, thích ứng trong mọi điều kiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một hành trình dài và nhiều thử thách. Các cơ sở giáo dục đại học cần sẵn sàng tinh thần cho những thay đổi mới bằng việc chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Khi cơ sở giáo dục đại học có sự chuẩn bị kỹ càng thì đã đến gần với thành công của chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Điểm đặc biệt của cuộc CMCN lần thứ tư với trọng tâm chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số là đã tạo ra một cơ hội bình đẳng như nhau để các cơ sở giáo dục đại học bứt phá đi lên. Và nếu nắm bắt được cơ hội này, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam kỳ vọng đứng cùng hàng với các nước phát triển trên thế giới ở một số lĩnh vực, ngành, chuyên ngành đào tạo ở cấp độ giáo dục đại học. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, chuyển đổi nhận thức của mỗi nhân sự tại cơ sở giáo dục đại học, trước hết là giảng viên và sinh viên về chuyển đổi số là hết sức quan trọng. Sự xác lập, nhận thức rõ tầm quan trọng chuyển đổi số trong giáo dục đại học sẽ là tiền đề căn bản để xây dựng các giải pháp, khởi phát những đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong ở hiện tại và tương lai của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích và làm rõ nội dung cơ bản liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy, để thích ứng với sự thay đổi và tác động của khoa học công nghệ, của CMCN 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm của mình về việc phát triển chuyển đổi số nói chung, trong đó có chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam. Chuyển đối số trong giáo dục đại học ở đây chúng tôi quan niệm rằng, đó chính là việc cải thiện các quy trình cốt lõi của giáo dục đại học để đáp ứng hiệu quả các kỳ vọng của các chủ thể liên quan đến giáo dục đại học (trực tiếp là giảng viên và sinh viên) thông qua việc tận dụng dữ liệu và công nghệ. Trong thời gian vừa qua, khi dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, tại Việt Nam, giáo dục đại học cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Áp dụng chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay cũng gặp phải những rào cản, thách thức có liên quan đến các điều kiện bảo đảm chất lượng và chất lượng của công tác đánh giá; quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học; thói quen của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, 353
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA người lao động trong cơ sở giáo dục đại học; dữ liệu mà các cơ sở giáo dục đại học có được đôi khi không chính xác và không đáng tin cậy, vì vậy buộc các nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học cần đưa ra các dự báo mang tính chiến lược và thực hiện các biện pháp giáo dục mới để để có thể nhận được dữ liệu liên tục, nhanh chóng, chính xác và có cấu trúc; tính thích ứng theo hệ thống; quá trình tiếp cận chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn; đòi hỏi sự thay đổi toàn diện từ phân bổ lại trách nhiệm công việc, mục tiêu, chiến lược, vai trò trong các cơ sở giáo dục đại học; việc thiết lập văn hóa số trong cơ sở giáo dục đại học là đặt ra các chính sách cho việc sử dụng thiết bị, công nghệ và mạng xã hội của cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên. Bài viết cũng đưa ra các giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay gồm: nâng cao nhận thức, quyết tâm về chuyển đổi số; xác định con người làm trung tâm; lựa chọn và áp dụng công nghệ; hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, quy định về chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Hạn chế của bài viết này là chưa chỉ ra và làm rõ được các yếu tố tác động đến chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư. 2. Bray, N. J., & C. H. Major (2011), “Status of Journals in the Field of Higher Education”, Journal of Higher Education 82 (4): 479–503. doi: 10.1353/jhe.2011.0020 3. Chính phủ (2014), Nghị quyết của Chính phủ số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 4. Chính phủ (2019), Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. 5. Chuyển đổi số - Từ chủ trương của Chính phủ đến hành động của doanh nghiệp, http:// baochinhphu.vn/Chinh-sach-va-cuoc-song/Chuyen-doi-so-Tu-chu-truong-cua-Chinh-phu- den-hanh-dong-cua-doanh-nghiep/438302.vgp, truy cập ngày 10/10/2021 6. Cho, Y., and S. Park (2012) “Using Citation Network Analysis in Educational Technology.” Educational Technology 52 (3): 38 - 42. 7. Câu chuyện chuyển đổi số tại Việt Nam: Động lực đến từ thể chế, https://moc.gov.vn/vn/tin- tuc/1184/66374/cau-chuyen-chuyen-doi-so-tai-viet-nam--dong-luc-den-tu-the-che.aspx, truy cập ngày 9/10/2021 8. Digital transformation in education: Advantages and challenges in 2021, https://magenest. com/en/digital-transformation-in-education/, truy cập ngày 10/10/2021 9. Janulevičienė, V., and G. Kavaliauskienė (2012), “The Development of Critical Thinking Skills Through Self-Evaluation in a Tertiary ESP (English for Specific Purposes) Course.” Societal Studies: Scientific Journal 4 (4): 1357 - 70. 354
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 10. Kandlbinder, P. (2012), “Recognition and Influence: The Evolution of Higher Education Research and Development.” Higher Education Research and Development 31 (1): 5 - 13. doi: 10.1080/07294360.2012.642836 11. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 12. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. 13. Tiruneh, D. T., A. Verburgh, and J. Elen (2014), “Effectiveness of Critical Thinking Instruction in Higher Education: A Systematic Review of Intervention Studies.” Higher Education Studies 4 (1): 1–17. doi:10.5539/hes.v4n1p1. 14. Trần Mai Ước (2019), “Thách thức và giải pháp cơ bản khi xây dựng văn hóa chất lượng tại các trường đại học trong bối cảnh CMCN 4.0”, Hội thảo quốc gia “Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam”, ISBN 978-604-84-4053-4, tr. 253 - 256. 15. Trần Mai Ước (2019), “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Những điểm gợi mở trong luật giáo dục đại học”, Hội thảo quốc gia “Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam”, ISBN 978-604-84-4053-4, tr. 102 - 106. 16. Trần Mai Ước (2021), “Kinh tế số Việt Nam - Những điểm nghẽn và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế số theo hướng bền vững”, Tạp chí Khoa học chính trị, ISSN: 1859-0187, số 02/2021, tr. 48 - 53. 17. Viet Nam: Gross Enrolment Ratio in Tertiary Education, https://knoema.com/atlas/Viet- Nam/topics/Education/Tertiary-Education/Gross-enrolment-ratio-in-tertiary-education, truy cập ngày 10/10/2021 355
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay
9 p | 213 | 15
-
Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
8 p | 25 | 6
-
Phát triển năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên khoa lý luận chính trị
6 p | 22 | 6
-
Phát triển văn hóa số cho sinh viên trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam
8 p | 21 | 5
-
Phát triển năng lực số của giáo viên trong kỷ nguyên số
6 p | 21 | 5
-
Chuyển đổi số trong dạy học và quản trị các trường đại học ngoài công lập: Thách thức, thời cơ và giải pháp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
17 p | 15 | 5
-
Tăng cường hợp tác đào tạo với doanh nghiệp để phát triển mô hình đại học ứng dụng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 15 | 4
-
Giải pháp và định hướng phát triển dịch vụ thư viện số thông minh tại Thư viện Truyền cảm hứng Trường Đại học Tôn Đức Thắng
11 p | 11 | 4
-
Các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc
9 p | 44 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực tự học cho sinh viên
3 p | 8 | 3
-
Một số giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục
10 p | 55 | 3
-
Phát triển chương trình nhà trường đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông chuyên
9 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu trắc lượng thư mục về phát triển chuyên môn cho giáo viên khoa học từ cơ sở dữ liệu Scopus giai đoạn 2001 đến 2021
6 p | 6 | 2
-
Đề xuất một số giải pháp về quản lý để phát triển đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành của Trung tâm thực nghiệp Trường Đại học Kĩ thuật Công nghiệp trong giai đoạn 2010 đến 2020
5 p | 72 | 2
-
Những cơ hội và thách thức trong việc phát triển chuyên ngành Tiếng Việt ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc
8 p | 32 | 2
-
Phát triển năng lực người học trong bối cảnh chuyển đổi số
7 p | 6 | 1
-
Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên nhằm hướng tới đạt chuẩn đầu ra chung của Trường Đại học Công nghệ Đông Á
14 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn