intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hiệu quả trong việc quản lý đồng tiền ảo Bitcoin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày ưu và nhược điểm của đồng tiền ảo Bitcoin; Xây dựng một cơ quan chuyên trách quản lý về tiền kỹ thuật số; Quản lý và giám sát giao dịch tiền kỹ thuật số; Xây dựng các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hiệu quả trong việc quản lý đồng tiền ảo Bitcoin

  1. GIẢ PH P HIỆ Ả TR NG V ỆC ẢN LÝ ĐỒNG T ỀN Ả BITCOIN Phạm Trung Tuân, Lê Thị Đ n Thuy, Vũ Ngọc Tú Anh Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học C ng nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Hải Nam TÓM TẮT Bitcoin là một loại tiền mã hóa điển hình nhất và được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử. Đây là loại tiền có cách hoạt động khác hẳn các loại tiền tệ điển hình. Bitcoin bắt đầu được thiết kế vào năm 2007 và đưa vào sử dụng năm 2009. Năm 2017 là năm đầy biến động của Bitcoin khi tăng giá gấp 20 lần trong năm. Ưu điểm của đồng tiền này chính là sự đổi mới so với các loại tiền tệ truyền thống, các giao dịch Bitcoin vô cùng an toàn và không cần được xác nhận bới bên thứ ba, việc bảo mật cũng là một trong những ưu điểm mà mọi người thường nhắc đến khi nhắc đến Bitcoin. Tuy nhiên, Bitcoin cũng có những nhược điểm cần lưu ý đặc biệt như sự dao động giá của đồng tiền này. Ta có thể thấy internet càng phát triển thì những vấn đề phát sinh trên internet ngày càng phức tạp và phong phú, vì vậy chúng ta cần một cơ quan, tổ chức để chuyên trách quản lý về tiền kỹ thuật số và một vài khuyến nghị khác để đảm bảo hơn đối với cộng đồng người sử dụng Bitcoin và những loại đồng điện tử khác. Từ khóa: tiền ảo, tiền điện tử, quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ. 1 GIỚI THIỆU Bitcoin bắt đầu được Satoshi thiết kế từ 2007 khi ông tin rằng có thể thiết kế được một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau. Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào năm 2008 và bắt đầu được đưa vào sử dụng năm 2009. Bitcoin được nhiều người ví như cuộc cách mạng mang tầm cỡ thế giới, tiền Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên giao thức mạng ngang hàng trên internet. Bitcoin là loại tiền mã hóa điển hình nhất, ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu các chi phí. Giá của bitcoin cũng được cập nhập theo thời gian thực giống như các đồng tiền khác như dollar, euro hay vàng, chứng khoán,… Bitcoin được xem như dạng ẩn danh kiểu ký danh. 1365
  2. 2Ư Đ ỂM VÀ NHƯỢC Đ ỂM CỦ ĐỒNG T ỀN ẢO BITCOIN 2.1 Thực trạng về thị ường tiền kỹ thuật số Bitcoin tại Việt Nam Với sự phát triển mạnh mẽ của Bitcoin trong năm 2017, ngày 01/01/2017, giá mỗi đồng Bitcoin là 970 USD. Gần 12 tháng sau, mỗi đồng tiền này xác lập mức đỉnh gần 20.000 USD. Trước sự tăng nóng của đồng tiền kỹ thuật số này, không chỉ trên thế giới mà nhiều người tại Việt Nam cũng bị cuốn vào. Không ít người sẵn sàng vay tiền để đầu tư Bitcoin, và số khác thì đua nhau mua máy đào. Trên thế giới, bao gồm các API mở theo giao thức FIX của Nasdaq, cho phép robot giao dịch tần suất cao hoạt động để tạo lập thị trường. Ngày 05/06/2015, xuất hiện chiếc máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam. Cũng trong tháng 06/2015, tại Việt Nam, công ty Bitcoin Vietnam mở ra dịch vụ kiều hối sử dụng Bitcoin với tên gọi Cash2VN. Dịch vụ này được xây dựng dựa trên nền tảng sàn giao dịch VBTC cung cấp thanh khoản khi cần bán Bitcoin. Người dùng mất chỉ từ 2 đ la Mỹ để gửi tiền từ bất kỳ mọi nơi trên thế giới về Việt Nam. Tháng 10/2015, tại Việt Nam, Sàn mua bán tiền kỹ thuật số SanTienAo bắt đầu hoạt động cho phép mua bán tiền kỹ thuật số. Tiền thân của SanTienAo là dịch vụ mua bán các loại tiền kỹ thuật số gắn với đ la Mỹ như WMZ, LR, PM, BTC-e. SanTienAo sử dụng kho BTC-e của mình để chuyển đổi trực tiếp ra Bitcoin khi có lệnh mua và ngược lại. 2.2 Ưu - nhược điểm của Bitcoin 2.2.1 Ưu điểm Động lực chính cho sự phát triển của đồng tiền này là sự thiếu đổi mới ở các hệ thống tiền tệ truyền thống. Giá trị chuyển nhượng thông qua Bitcoin đang ngày càng được gia tăng không chỉ về giá trị mà còn vì sức mạnh tính toán khổng lồ đằng sau hệ sinh thái Bitcoin, vô cùng an toàn. Các giao dịch Bitcoin, sử dụng công nghệ Blockchain, không cần phải được xác nhận bởi bên thứ ba, một cách nghịch lý, ngay cả khi không có sự xác nhận bổ sung, cơ chế này đang hoạt động tương đối chuẩn và rất an toàn. -Bảo mật cao: việc bảo mật thông tin người dùng cuối là một trong những tính năng nổi bật của Bitcoin. Hệ thống của nó chưa bao giờ bị tấn công. Sự phát triển liên tục cùng với mạng máy tính mạnh mẽ dựa trên sự bảo vệ của người dùng khỏi gian lận do sự rò rỉ thông tin được biết đến với một phần trăm đáng kể người sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Sử dụng công nghệ Bitcoin, không có thành viên thứ ba của giao dịch nào cần xác nhận, ủy quyền và hình thành từng khoản thanh toán. Khi thanh toán Bitcoin được xử lý, không thể có trạng thái thanh toán khác ngoài gửi hoặc không được gửi. Khoản thanh toán được thực hiện ngay lập tức từ một ví điện tử và do đó mọi loại thông tin bị rò rỉ là không thể. - Phí giao dịch hợp lý: khi nói đến một loại tiền tệ truyền thống, không nhất thiết phải biết những dịch vụ chính thống được sử dụng cho các khoản thanh toán vì luôn có một khoản phí được sử dụng để trang trải cho chi phí của hệ thống được sử dụng. Đối với chuyển khoản ngân hàng (PayPal) khi thanh toán, luôn có một khoản phí đáng kể và cần phải thanh toán để trang trải chi phí cho các công ty phát hành thẻ tín dụng hoặc 1366
  3. PayPal. Như đã được mô tả trong phần bảo mật, không có bên thứ ba tham gia vào hệ thống thanh toán Bitcoin, vì vậy phí thay đổi từ 0,04 USD đến 0,07 USD. - Hệ thống Blockchain: Blockchain là một sự đổi mới quan trọng và an toàn, đó là một phần không thể thiếu của chuỗi khi phân phối đồng tiền số ngang hàng. "Blockchain là bản chất của một cơ sở dữ liệu phân tán. Tất cả các giao dịch được xử lý trong hệ sinh thái Bitcoin được mã hoá trong Blockchain, nhưng chúng không thể truy cập trực tiếp. 2.2.1 Nhược điểm Thiếu tin ưởng: giá trị nội tại của Bitcoin có thể được nhìn thấy trong chính giá trị. Chẳng hạn, tiền giấy là một hệ thống tiền tệ dựa trên thực tế do người phát hành là Ngân hàng Trung ương, Bitcoin không có giá trị nội tại, không có cơ quan trung ương có trách nhiệm phát hành tiền tệ. Do đó, sự tín nhiệm trong một mạng lưới phân quyền và không phải ở một cơ quan trung ương. Đây là lý do tại sao sự tin tưởng vào đồng tiền này dựa vào ý kiến của người sử dụng và về sự tin tưởng tập thể trong hệ thống. Gian lận: vấn đề gian lận đặc biệt là hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản là vấn đề chính. Không có bất cứ hóa đơn nào được sử dụng khi giao dịch tiền kỹ thuật số. Thực thể vật chất của tiền giấy và tiền xu rất hiệu quả chống lại hàng giả. Thật khó khăn và hầu như không thể tạo ra một bản sao hoàn hảo của một đồng tiền và do đó cuộc chiến chống lại hàng giả là hợp lý hiệu quả. Sự biến động: Bitcoin dựa trên một hệ thống phân quyền mà không có bất kỳ cơ quan nào quản lý. Do đó, đồng tiền có thể có biến động lớn. Nguồn cung là ổn định và được biết bởi mọi người dùng, nhưng nhu cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng tiền. Nhu cầu bị ảnh hưởng bởi một số khía cạnh như mức độ tin cậy thấp. Vào năm 2015, giá trị của Bitcoin đã tăng gấp đ i trong một tháng, điều đó có nghĩa là Điều đó cho thấy sự biến động cao và tiềm ẩn rủi ro về sự giảm mạnh trong giá trị đồng tiền. Xâm nhập bất hợp pháp: một bất lợi khác là nguy cơ hacker cũng góp phần tạo ra mức tin tưởng thấp trong đồng tiền này. Một ví dụ cho điều này là Jed McCaleb đã ngừng hoạt động kinh doanh hai lần trong một tháng vì sự giảm giá. Do vấn đề này, một số khách hàng đã không thể truy cập vào quỹ của họ. Vấn đề kết thúc vào ngày 07/02/2014 khi Mt. Gox sụp đổ. Karpeles thông báo rằng việc trao đổi đã bị tấn công và những thay đổi nhưng diễn ra. Lỗi này được cho là cho phép các giao dịch hoàn thành xuất hiện thất bại và các hacker có thể tự mình lập ra để chi tiêu gấp đ i. Đối thủ cạnh tranh: việc các đột phá công nghệ được tạo ra như là Blockchain trong mã nguồn mở có nguy cơ Bitcoin bị mất giá trị. Một lập trình viên có thể dễ dàng tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số tốt hơn Bitcoin bằng cách sử dụng cùng công nghệ của Blockchain. 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, và những sản phẩm, những vấn đề phát sinh trên internet ngày càng phong phú và phức tạp. Sự ra đời và phát triển của đồng tiền Bitcoin 1367
  4. mang lại nhiều mối đe dọa cho sự minh bạch trong nền kinh tế. Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay có thể nói hoạt động sử dụng đồng Bitcoin đang diễn ra nhỏ lẻ, chưa thành quy mô lớn. Nhưng không thể đợi đến lúc các hệ lụy như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tố cáo mới đưa ra biện pháp giải quyết mà ngay từ bây giờ, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để quản lý thị trường tiền Bitcoin nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Bên cạnh đó, theo ý kiến cá nhân, việc cấm hoàn toàn việc sử dụng đồng Bitcoin trong bối cảnh hiện nay không phải là phương án tối ưu, cũng không phải cách giải quyết hiệu quả để bảo vệ người dùng cũng như tận dụng được lợi ích của hệ thống đồng Bitcoin. Lý do là bởi các tính năng toàn cầu, trực tuyến, và ẩn danh của Bitcoin có thể dễ dàng phá vỡ lệnh cấm. Ví dụ, tội phạm có thể lợi dụng tính ẩn danh của Bitcoin để trao đổi Bitcoin cho một loại tiền tệ truyền thống khác ngoài lãnh thổ. Hiệu quả của lệnh cấm cũng bị hạn chế do bản chất trực tuyến và phân cấp của Bitcoin, có nghĩa là tìm và xử phạt hình sự đối với các cá nhân, hay tổ chức là rất khó. Trên quan điểm này, và với bản chất cũng như tính đa năng của đồng tiền Bitcoin, bên cạnh những lợi ích cũng như tác hại. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra các khuyến nghị tập trung giải quyết các vấn đề sau: 3.1 Xây dựng một cơ quan chuyên trách quản lý về tiền kỹ thuật số Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan, Bộ Ban Ngành thường xuyên chịu trách nhiệm về nhiều mảng và trùng lắp, chồng chéo lẫn nhau về chức năng, nhiệm vụ nên người dân rất khó khăn đề tìm kiếm các cấp có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc. Tình trạng này hiện nay đang được Chính phủ rất quan tâm và đang có phương hướng giải quyết. Bên cạnh đó, thị trường đồng Bitcoin đang phát triển vô cùng mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích song song đó là các rủi ro tiềm ẩn cũng như hiện hữu. Từ đó có thể thấy, việc thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý về tiền Bitcoin là vô cùng cần thiết. Theo đó, cần xây dựng một bộ máy vận hành hệ thống giám sát thị trường với sự phân cấp cụ thể của từng bộ phận. 3.2 Quản lý và giám sát giao dịch tiền kỹ thuật số Việc xây dựng các quy định về quản lý và giám sát giao dịch là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể như sau: - Quy định về điều kiện mở sàn giao dịch tiền Bitcoin: công ty phải đảm bảo về (Vốn, mặt bằng, công nghệ,…). - Mọi nhà đầu tư, công ty, người sử dụng, các tổ chức tài chính phải đăng ký thông tin với cơ quan pháp lý. Người có ý định tham gia vào thị trường đồng Bitcoin phải làm đơn đăng ký với cơ quan chuyên trách. Đơn đăng ký kèm theo các giấy tờ nhận diện nhà đầu tư, văn bản cam kết, và các giấy tờ liên quan khác để đảm bảo người xin đăng ký có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dân sự. - Quy định về hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ giao dịch đồng tiền Bitcoin: - Phạt tiền, xử lý hình sự đối với các hành vi: thực hiện giao dịch trái phép, gian lận thông qua các kênh chưa đăng ký; cho mượn tài khoản để giao dịch; khai báo thông 1368
  5. tin đăng ký không đúng sự thật, có mục đích trục lợi; nhà cung cấp dịch vụ kê khai các tài liệu giả mạo, sai lệch thông tin. 3.3 Xây dựng về thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng tiền kỹ thuật số Để bảo đảm việc sản xuất và lưu thông, đầu tư tiền ảo không gây nguy hại đến chính sách tiền tệ quốc gia và việc điều hành nền kinh tế, Việt Nam nên ghi nhận tiền ảo như loại loại tài sản đặc biệt, được phép lưu thông theo những quy chế đặc thù. Qua đó nên bổ sung hình thức thuế thu nhập từ kinh doanh của người sở hữu tiền Bitcoin. Mọi giao dịch phát sinh lợi nhuận từ hoạt động mua bán, trao đổi đồng Bitcoin cần phải chịu thuế thu nhập và được quy đổi ra Đồng Việt Nam như quy định ở điều 6 của Bộ Luật: “Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập”. 3.4 Xây dựng các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đ giới hạn phạm vi, khối ượng và có xác thực cho mỗi giao dịch Cần phải có quy định xử phạt đối với hành vi rửa tiền, trục lợi trái pháp luật. Quy định này đưa ra trước hết là hạn chế các hành vi giao dịch liên quan tới Bitcoin trái pháp luật, mặt khác là bảo vệ người sử dụng trong giao dịch mua bán, nắm giữ, đầu tư: cụ thể, theo Nghị định số 74 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền quy định ở Điều 9 “ ức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định”: (1) “ ột hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”: (2) “Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương”; (3) “Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt 97 phải báo cáo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ”. 3.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Mặt khác để nâng cao hiệu quả quản lý đồng tiền Bitcoin, Chính phủ cần xem xét nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ chuyên gia về tài chính, bảo mật,… Cùng với xu hướng ngày càng có nhiều quốc gia xem tiền Bitcoin như một đối tượng cần phải có sự quản lý bằng pháp luật, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền này. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Hơn nữa, khung pháp lý liên quan đến tiền ảo được xây dựng cộng với sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong quá trình kinh doanh, hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân theo đó cũng được hạn chế, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, ổn định kinh tế - xã hội. 1369
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mark Gates (2018). Blockchain: Bản chất của blockchain, Bitcoin, tiền điện tử, hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ, NXB. Lao động; [2] Mark Gates (2018). Bitcoin: Bong bóng tài chính hay tương lai của tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] Võ Hữu Phước, ThS. Vũ Thị Quý (2017). Tiền ảo Bitcoin và một số khuyến nghị chính sách quản lý tiền ảo ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính. [4] Andreas M. Antonopoulos (2018). Bitcoin thực hành: Những khái niệm cơ bản và cách sử dụng đúng đồng tiền mã hoá, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân. [5] Jamie Redman, 2015. Cash2vn Is Bringing itcoin’s ‘Core Value’ of Borderless Transactions to Vietnam, https://cointelegraph.com. [6] Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu về đồng tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại việt Nam” của tác giả Nghiêm Thị Thùy Trang (Trường Đại học Ngoại Thương) năm 2018. [7] Các website: blockchain.info; Bitcoin.vn, coindesk.com. 1370
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2