
Giải pháp khai thác hiệu quả giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch bền vững tại Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển
lượt xem 0
download

Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) là nơi ghi dấu điểm xuất phát của những con thuyền vượt biển ra Bắc, báo cáo kịp thời tình hình cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với Trung ương và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là đầu cầu tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp khai thác hiệu quả giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch bền vững tại Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển
- Giải pháp khai thác hiệu quả giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch bền vững tại Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển Phan Thị Khánh Đoan Tóm tắt Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) là nơi ghi dấu điểm xuất phát của những con thuyền vượt biển ra Bắc, báo cáo kịp thời tình hình cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với Trung ương và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là đầu cầu tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện. 1. Vài nét về Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre Đường Hồ Chí Minh trên biển là tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên biển Đông trong chiến tranh, để vận chuyển vũ khí, cán bộ từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre là nơi ghi dấu những chiến công anh hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong những nơi mở bến, mở đường vận chuyển vũ khí trên biển. Bến Bến Tre (A101), gồm các bến: Vàm Khâu Băng, Cồn Bửng, Cồn Lợi và Cồn Lớn thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, được giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận tàu chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện vào, nhận vũ khí từ Bến Trà Vinh và Cà Mau đưa sang, sau đó trung chuyển nhanh chóng ra Quân khu và các tỉnh thành. Từ năm 1963-1970, Bến Bến Tre đã tiếp nhận thành công 27 chuyến tàu của Đoàn 125 với hơn 1.400 tấn vũ khí và trung chuyển gần 4.000 tấn vũ khí phục vụ chiến trường. Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển, Bến Bến Tre đã có trên 400 đồng chí hy sinh và bị thương, ba thuyền vận tải bị phá hủy không để vũ khí rơi vào tay địch. Năm 1995, di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 26/4/2014, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công nhận Khu du lịch địa phương đối với Khu di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre với tổng diện tích 738ha thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải. Bao gồm Khu di tích trung tâm Hồ Cỏ thuộc ấp Thạnh Hải, xã Thạnh Hải; Khu di tích Cồn Bửng thuộc ấp 8, xã Thạnh Hải; Khu di tích Cồn Lợi thuộc ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải; Khu di tích Vàm Khâu Băng thuộc ấp Thạnh Hòa và ấp Thạnh Lộc, xã Thạnh Phong; Khu di tích Cồn Lớn thuộc ấp Thạnh Lộc, xã Thạnh Phong. Đến ngày 26/9/2019, UBND tỉnh Bến Tre tiếp tục ban hành quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre. Theo đó, đây là khu du lịch đầu tiên trên địa bàn tỉnh được công nhận là khu du lịch trọng điểm có quy mô cấp tỉnh. Ngày 4/6/2019, huyện Thạnh Phú được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là vùng an toàn khu của quốc gia. 169
- Đài tưởng niệm di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre cao 13,6m với 4 trụ dài khắc chìm hình ảnh tàu lá dừa Thời gian qua, địa phương đã thành lập Ban Quản lý Khu du lịch Di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre và ban hành quy chế hoạt động của ban để quản lý tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực cồn Bửng. Đồng thời, các ngành chức năng và địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng các dự án, công trình nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển du lịch như công trình tôn tạo và phát huy giá trị di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển, đường về trung tâm 3 xã (đường cồn Rừng), nâng cấp Quốc lộ 57 đoạn cầu Ván - Khâu Băng, xây dựng công trình cầu Ván. 170
- Tác giả khảo sát tại Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển Hiện nay, Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre có đầy đủ kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, mua sắm và các nhu cầu khác của khách du lịch. Hiện các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khu du lịch đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn đa dạng, nhân viên thân thiện, nhiệt tình và công khai giá dịch vụ. Về cơ sở lưu trú, hiện tại, Khu du lịch trên địa bàn hai xã có 9 nhà nghỉ đang hoạt động. Do đó, số lượng khách tham quan du lịch tại di tích ngày càng nhiều. 2. Giải pháp khai thác hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre gắn với hoạt động du lịch bền vững Để khai thác hiệu quả giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre gắn với hoạt động du lịch mang tính bền vững, các cơ quan chức năng cần triển khai một số giải pháp chính sau đây: Thứ nhất, cần quan tâm đến việc ban hành văn bản quy định, hoạch định chính sách quản lý, quy hoạch bảo tồn và phát huy bền vững giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng trong phát triển du lịch bền vững; lấy việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch làm trọng điểm để định hướng đầu tư, trùng tu tôn tạo, tập trung vào từng điểm và cụm di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, đặc biệt là những điểm di tích có lợi thế nổi bật về tiềm năng nhằm phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Thứ hai, xây dựng ban hành các quy chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, cư dân vào hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử, các di tích cách mạng; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống bản địa. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Thứ ba, hình thành và phát triển những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng, kết nối các điểm di tích văn hóa, lịch sử cách mạng để xây dựng và phát triển các tuyến điểm du lịch đặc trưng của địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác kế hợp với các loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tâm linh (lăng Ông Nam Hải), du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp... theo hướng du lịch xanh nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Thứ tư, nâng cao chất lượng, tinh thần thái độ phục vụ khách tham quan của các cán bộ quản lý khu di tích, đặc biệt cần chú ý nâng cao hơn nữa công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại khu di tích cách mạng. Đây chính là yếu tố, là cầu nối quan trọng giữa di tích với khách tham quan, làm cho di tích sống động, hấp dẫn hơn bằng những thông tin quan trọng, bổ ích. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ phục vụ tại khu di tích cũng cần được quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng, đặc biệt là năng lực sáng tạo trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp và tiếp cận với tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá, truyền thông. 171
- Thứ năm, cần tập trung vào công tác marketing, quảng bá khu di tích, tổ chức các hội nghị xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch tại địa phương; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số của khu di tích phục vụ cho du lịch; nâng cấp và thường xuyên, cập nhật tin tức, quảng bá du lịch trên trang thông tin điện tử du lịch; Tăng cường liên kết trang webside, ấn phẩm quảng bá xúc tiến Bến Tre trong vai trò là một điểm đến chung. 3. Kết luận Thời gian gần đây, việc khai thác Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre đã thu được nhiều kết quả nhất định, giúp cho ngành du lịch của địa phương ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của khu di tích. Do đó, việc khai thác khu di tích gắn với hoạt động du lịch bền vững cần phải được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững của ngành du lịch. Đồng thời phải hướng đến sự phát triển bền vững trong hoạt động khai thác tài nguyên để ngành du lịch là thế mạnh của Bến Tre. 1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre (2014), Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2. HĐND tỉnh Bến Tre (2021), Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Tầm nhìn phát triển tỉnh Bến Tre đến năm 2030 và năm 2045. 3. UBND tỉnh Bến Tre (2021), Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2014 về ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 4. UBND tỉnh Bến Tre (2021), Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 3706/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030. 5. UBND tỉnh Bến Tre (2023), Quyết định số 1729/KH-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2023 về ban hành Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Phan Thị Khánh Đoan, Giảng viên Trường Đại học Tiền Giang Đ/c trường: Số 119, đường Ấp Bắc, P.5, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 0909341641; Email: phanthikhanhdoan@tgu.edu.vn 172

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Nghè phục vụ cho phát triển du lịch
80 p |
648 |
63
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020
8 p |
128 |
11
-
Khai thác tài nguyên du lịch mạo hiểm tỉnh Bình Thuận
7 p |
12 |
1
-
Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống Tiền Giang
7 p |
2 |
1
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang
6 p |
2 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
