Giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng trọng điểm tỉnh Thái Nguyên: Phần 1
lượt xem 1
download
Phần 1 cuốn "Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng trọng điểm tỉnh Thái Nguyên" của tác giả Trần Quang Huy trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng trọng điểm tỉnh Thái Nguyên: Phần 1
- TS.TRẨNQUANG HUY ✓V: TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆHỢPTAC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ ở VÙNG CHÈ TRỌNG ĐIỂM TỈNH THÁI NGUYÊN
- Những người cùng tham gia: 1- TS. Trần Văn Đức 2- TS. Bùi Đình Hòa 2
- TS. TRÀN QUANG HUY TÃNG CƯỜNG MÓI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ ở VÙNG CHÈ TRỌNG ĐIỂM TỈNH THÁI NGUYÊN NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG 3
- LỜI NÓI ĐÀU Chè xanh Thái Nguyên đã nổi tiếng trong và ngoài nước với huơng thơm vị đượm đặc biệt. Cây chè được đại hội Tinh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ XVI xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Tinh. Tinh Thái Nguyên đã quy hoạch vùng sản xuất chè trọng điểm gồm các huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, hình thành vùng sản xuất chè hàng hoá tập trung nhằm phát huy lợi thế của tinh. Với đặc điểm là cây trồng có tính hàng hoá cao, quá trình sản xuất kinh doanh chè có điều kiện thuận lợi để thực hiện phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá và hiệp tác hoá nhằm nâng cao nãng suất lao động, tiết kiệm chi phí... Tuy vậy, ờ vùng chè trọng điểm của tinh Thái Nguyên, quan hệ hợp tác giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ chè chưa được giải quyết thoả đáng, đặc biệt là quan hệ hợp tác giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Quá trình sản xuất, tiêu thụ chè của các nông hộ còn mang nặng tính cá thể, hầu hết các hộ nông dân đều tự đảm nhiệm mọi hoạt động trong các khâu của quá trình sản xuất. Việc hợp tác giữa các hộ nông dân sản xuất chè với nhau và với các đơn vị sản xuất kinh doanh chè, tổ chức khác còn "nghèo nàn" về hình thức cũng như các hoạt động cụ thể. Các hoạt động hợp tác của các hộ còn mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống, chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng và 7
- tính tất yếu của hợp tác và kinh tế hợp tác (KTHT). Điều này đã làm hạn chế kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh chè. Chính vì vậy, chúng tôi biên soạn cuốn "Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên" nhằm cung cấp thông tin, tu liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trong phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè ờ tinh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sờ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê tinh Thái Nguyên, Uỷ ban Nhân dân, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và TP. Thái Nguyên cùng cán bộ, bà con nông dân các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân - TP. Thái Nguyên; xã La Bằng, Tân Linh, Hùng Sơn - H. Đại Từ; xã Hoà Bình, Khe Mo, Minh Lập - H. Đồng Hý, tinh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này. Mặc dù tập thể tác giả đã rất cố gắng, nhung cuốn sách có thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp của quý độc giả đê cuôn sách được hoàn thiện hơn. Tác giả TS. Trần Quang Huy
- CHUƠNG 1 C ơ s ộ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ 1.1. LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ H ộ p TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ l . l . l ề Khái niệm về quan hệ hợp tác l . l . l . I . Quan hệ hợp tác Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, "quan hệ là trạng thái tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sụ vật". QHHT là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc chung sức giúp đỡ lẫn nhau, cùng thực hiện một hoạt động nào đó vì mục tiêu chung. Như vậy, có thể hiểu QHHT trong sản xuất kinh doanh nói chung, trong sản xuất tiêu thụ chè nói riêng là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc chung sức giúp dỡ lẫn nhau để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu chung trong đó có mục tiêu riêng của mỗi thành viên tham gia. Nội hàm của các mối QHHT giữa con người với con người trong sản xuất kinh doanh là các hoạt động hợp tác, hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế. Biểu hiện cụ thể của các QHHT là sự hình thành nên các tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ những tập thể không 9
- chính thức, những nhóm lâm thời đến nhũng tổ chúc cố cơ cấu bộ máy quản tri chặt chẽ. Ngày nay, tổ chúc xuất hiện trong mọi Gnh vực xã hội, chính trị, tôn giáo, kỉnh tế. Xã hội ngày nay được coi là xã hội của các tổ chức và tổ chức là nguồn sức mạnh của xã hội. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thì việc hình thành nên các tổ chức của mình là rất cần thiết để phát huy sức mạnh tập thể và cạnh tranh thắng lợi trẽn thị trường. Để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cần phải hiểu rõ và coi trọng vai trò của mỗi người và sự phối hợp, hợp tác giữa những con người trong tổ chức. Điều đó có nghĩa là tổ chức phải được xem xét trong một hệ thống, tóc là xem xét mối liên hệ hữu cơ giữa các cá nhân, các thành phần trong hệ thống cũng như giữa hệ thống này với hệ thống khác. Trong thực tế, các tổ chức chỉ là các hệ thống cục bộ. Mỗi tổ chức là một bộ phận của một tổ chức lớn hơn và phức tạp hơn. Mỗi tổ chức được tạo thành bởi nhiều đơn vị nhỏ khác nhau và mỗi đơn vị tự nó lại là một tổ chức. Ở nước ta hiện nay, hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ, với khả năng tải chính và quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, phát triển kinh tế hộ nông dân cần phải tăng cường các mối QHHT giữa các hộ nông dân với nhau và vói các tổ chức, đơn vị kinh tế khác. Để tăng cường các mối QHHT đó, cần phải hiểu rõ về hợp tác, kinh tế hợp tác, liên kết kinh tế và các tổ chức hợp tác của nông dân. 1.1.1.2. Hợp tác Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của sự phát triển lực lượng sản xuất, đi với nó là một quan hệ sản xuất 10
- phù hợp. Sự hợp tác giữa người vói người không chỉ vì yêu cầu của sản xuất mà còn cả yêu cầu của cuộc sống để nương tựa nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ cho nhau. C.Mác đã phân tích quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản theo ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Đó là ba giai đoạn phát triển tuần tự của lực lượng sản xuất, tương úng với nó là quan hệ sản xuất phù hạp. Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992, "hợp tác là hoạt động có mục tiêu cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm mục đích chung". Hợp tác được hiểu là sự cộng tác, phối hợp cùng nhau tiến hành một công việc nào đó vì lợi ích chung. "Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện được cũng kém hiệu quả so với hợp tác" [6]. Có thê’ nói, hợp tác là một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người, trong các công việc từ giản đơn đến phức tạp ở mọi lĩnh vực: từ việc khiêng một vật nặng đến nghiên cứu khoa học chinh phục tự nhiên; từ lao động sản xuất, tổ chức đời sống trong mỗi gia đình đến toàn xã hội... Sự hợp tác này xuất phát từ tính cộng đồng của con người và tính xã hội của cuộc sống. Có nhiều việc mỗi người có thể làm được nhưng vẫn muốn có người khác làm cùng, có nhiều việc một người không thể làm được bắt buộc phải có người khác cộng tác, giúp đỡ mới có thể thực hiện được. 11
- Để làm rõ hơn khái niệm về hợp tác, trong cuốn Danh từ Kinh tế - Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987 đưa ra hai định nghĩa về hợp tác lao động và hợp tác giản đcm: - "Hợp tác lao động" là hình thức tổ chức lao động xã hội của nhiều người cùng tham gia một quá trình lao động hay nhũng qua trình lao động khác nhau, nhưng có liên quan vói nhau trong quá trình sản xuất. - "Hợp tác giản đơn" là hình thức tổ chức lao động tập thể mà trong đó tất cả những người lao động tham gia cùng nhau thực hiện những thao tác giống nhau để hoàn thành một loại công việc như nhau. "Biểu hiện đặc trưng của hợp tác là sự liên kết. Đối với bất kỳ một hình thức hợp tác nào cũng yêu cầu cần có một khoảng không gian và thòi gian nhất định, đủ để phát huy sức mạnh của liên kết [3]. Như vậy, hoạt động hợp tác của con người rất phong phú và đa dạng. Sự hợp tác này xuất phát từ yêu cầu của sản xuất và yêu cầu của cuộc sống nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nhau và bảo vệ cho nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập tới hợp tác trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Để tồn tại và phát triển, con người cần phải lao động sản xuất và tiến hành các hoạt động kinh tế. Bèn cạnh tính độc lập, cá nhân, hoạt động lao động của con người còn mang tính cộng đồng, tính xã hội. Ngay từ thòi nguyên thuỷ, khi con người bắt đầu biết lao động, h ọ đã có các hoạt động hợp tác VỚI nhau Irong hái lượm, săn bắt. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, hoạt động hợp tác của con người ngày càng phát triển về 12
- trình độ và hình thức. Theo c . Mác và F. Ảngghen, "Nguời ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau"[33]. Sự kết hợp đó là sự hợp tác với nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói họp tác là một nhu cầu khách quan trong nhiều hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Xét cho cùrig, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, đi đôi với nó là một quan hệ sản xuất phù hợp. "Tư liệu sản xuất và người lao động có kinh nghiệm, có tri thức sản xuất và đưa tư liệu sản xuất đó vào hoạt động, hợp thành lực lượng sản xuất"[7]. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người được hình thành, vận động vả tái tạo trong toàn bộ quá trình sản xuất, tái sản xuất xã hội, hợp tác là một nội dung của quan hệ sản xuất. Có thể nói hợp tác là một hình thức phân công lao động xã hội, ở đó những người lao động cùng tham gia vào một hay nhiều quá trình sản xuất khác nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu chung. Bàn về hợp tác, dựa trên nhũng tư tưởng của c . Mác và F. Ảngghen về hợp tác hoá, V I. Lènin quan niệm "không chỉ có một hình thức duy nhất là HTX sản xuất, mà đó là con đường rộng lớn bao gồm nhiều hình thức, nhiều cấp độ từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn..."[39], Sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bời sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì phàn công lao dộng xã hội theo hướng chuyên món hoá ngày 13
- càng cao dẫn đến phải có sự hợp tác chặt chẽ trong lao động sản xuất. Hợp tác có tác dụng làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Hợp tác có nhiều hình thức với các đặc điểm, tính chất, trình độ cao thấp khác nhau phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Vối đặc điểm chè là cây trồng có tính hàng hoá cao, việc làm rõ và nâng cao nhận thức về hợp tác cho người sản xuất chè nhằm tăng cường hcm nữa các mối QHHT hiộu quả trong sản xuất kinh doanh chè là rất cần thiết. Các hình thức hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè mà các hộ có thể thực hiện là: các tổ đổi công, các tổ chuyên trách như bảo vộ thực vật, chế biến, tiêu thụ hoặc hợp tác xã đảm nhiệm các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ... Các hoạt động hợp tác có thể với mục tiêu hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, hoặc là vói mục tiêu kinh tế nhằm phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường khả nâng cạnh tranh của hộ nông dân sản xuất chè trong nền kinh tế thị trường. Các hộ nông dân sản xuất chè cũng có thể hợp tác với các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cơ quan Nhà nước trong sản xuất chè nguyên liệu, chế biến, chuyển giao khoa học công nghệ, vay vốn đầu tư, xúc tiến thương mại... 1.1.1.3. Kinh tê hợp tác Như chúng ta đã biết, hợp tác là một thuật ngữ chỉ một dạng hoạt động của con người có sự phối hợp, cùng thực hiện một công việc nào đó trong sản xuất và đời sống, còn kinh tế họp tác (KTHT) là một thuật ngữ có phạm trù hẹp hơn, phản ánh hoạt động hợp tác của con người trong lĩnh vực kinh tế. 14
- KTHT là một hình thức quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn để của sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành vién [6]. Với khái niệm trên, chúng ta hiểu thực chất KTHT là hoạt động hợp tác của con người trong lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tự nguyện, nhằm phát huy sức mạnh tập thể để đạt được những mục tiêu chung vì lợi ích của các thành viên tham gia. Hình thức, quy mò của KTHT rất đa dạng và ở nhiều trình độ khác nhau. KTHT là phương thức hoạt động kinh tế phổ biến ờ các nước ưên thế giói, không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ của xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, KTHT là một hình thức kinh tế hỗ trợ các hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ phát triển. Cần tránh nhầm lẫn giữa KTHT và kinh tế tập thè trong nông nghiệp, đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Kinh tế tập thể là một hình thái kinh tế, còn KTHT là một phương thức hoạt động kinh tế Kinh tế cá thê’ của hộ nông dãn không đối lập với KTHT mà lại liên kết với KTHT để lớn mạnh lên. Đặc biệt là khi kinh tế hộ nông dãn tiến hành phát triển sản xuất nông sản hàng hoá thì không thể nào không cần đến KTHT. đến các tổ chức HTX [22]. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là nhu cầu khách quan. Quá trình hợp tác được thực hiện bằng nhiều hình thức từ đơn giàn đến phức tạp. từ đơn ngành đến đa ngành. Trình độ xã hội 15
- hoá sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối QHHT ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức KTHT ở trình độ cao hơn [6]. KTHT trong sản xuất, tiêu thụ chè là hình thức quan hệ kinh tế giữa các hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè với nhau và với các tổ chức kinh tế, xã hội khác nhằm phát huy sức mạnh tập thể vì lợi ích kinh tế của các bên tham gia. Lợi ích kinh tế cụ thể do các hoạt động hợp tác kinh tế mang lại là tiết kiệm chi phí trong mua sắm các yếu tố đầu vào nhu mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu với khối lượng lớn..., tiết kiệm các chi phi chung trong quá trình sản xuất, chế biến chè nguyên liệu như máy móc, thiết bị..., tiết kiệm chi phí trong thu gom sản phẩm và tiêu thụ với khối lượng sản phẩm đủ lớn vói giá cao hơn từng hộ nông dân tự tiêu thụ... Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về kinh tế tập thể khẳng định: "KTHT là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tính chất hàng hoá ngày càng tăng. Nông nghiệp nước ta cơ bản đã là nền kinh tế hàng hoá. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường yêu cầu những người lao động riêng lẻ phải liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển" [2]. 1.1.1.4. Liên kết kinh tê Liên kết kinh tế là hình thức kết hợp các đơn vị kinh tế lại với nhau, dựa trẽn cơ sở các đơn vị có cùng mục đích sản xuất kinh doanh và có cùng điều kiện sản xuất giống nhau, tự nguvện liên kết lại với nhau trong một kháu hoặc nhiều khâu của quá trình sản xuất đê các đơn vị cùng ổn định và phát triển lâu dài. 16
- Liên kết kinh tế là sự hợp tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia, không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động vái đối tác [24]. + Sự khác nhau giữa hợp tác kinh tế và liên kết kinh tế Sự khác nhau giữa hai hình thức này được biểu hiện thông qua các tác dụng m à hai hình thức này đem lại. - Tác dụng của hợp tác kinh tế + Làm được những việc mà bản thân từng đơn vị không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Nâng cao được năng suất lao động của các đơn vị. Tiết kiệm được nhiều khoản chi phí đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. + Huy động được nhiều vốn, nhân lực, chế ngự các thiên tai, địch họa, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. + Lả tiền đề trong việc tiến hành chuyên môn hoá, tập trung hoá, phát triển hợp lý các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thâm canh cao. + Cùng xây dựng và phát triển hệ thống marketing, nhờ đó tăng khả năng mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Bảo đảm cho sự phát triển cân bằng và có thể chiến thắng trong cạnh tranh. + Có điều kiện đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh cho phù hợp với các yêu cẩu của nền kinh tế thị trường hiện nay. 17
- - Tác dụng của liên kết kinh t ế + Làm nhiệm vụ điều phối, kết hợp các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sao cho ỉ n khớp với nhau. + Làm nhiệm vụ là cầu nối giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước với tư nhân. + Giúp nhau trong việc lựa chọn các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. + Hỗ trợ nhau vể vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Liên kết với nhau trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm để tránh bị ép giá nhằm tăng thế mạnh trong cạnh tranh. + Liên kết kinh tế còn gắn kết các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một lĩnh vực lại vói nhau để cùng tồn tại và phát triển ổn định trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, liên kết kinh tế cũng có mặt tiêu cực của nó là có thể tạo ra sự độc quyền, không khuyên khích canh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường, dẫn đến gây thiệt hại cho người mua (do độc quyền bán) hoặc cho người bán (do độc quyền mua). Ngoài ra liên kết còn có thể dẫn đến tình trạng sụp đổ dây chuyền khi một trong những chủ thể tham gia bị phá sản... gây mất ổn định kinh tế [1]. Liên kết kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ chè là hình thức kết hợp các đơn vị sản xuất kinh doanh chè lại với nhau, dựa trên cơ sở tự nguyện liên kết lại với nhau trong một khâu hoặc nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh chè để các đơn vị cùng ổn định và phát triển lâu dài. Đó là sự liên kết giữa hộ nòng dân sản xuất chè nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến. Các hộ 18
- nông dan đảm nhiệm sản xuất chè búp tươi cung cấp cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vói tiềm lục kinh tế của mình thục hiện đầu tư vốn, vật tu, chuyển giao khoa công nghệ cho hộ nông dân... Liên kết kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ chè ià sự liên kết giữa hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè với các tổ chức túi dụng trong đầu tư vốn, vói các nhà khoa học trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vối Nhà nước trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nưóc. Liên kết trong chuỗi giá trị của sản phẩm chè có liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc dựa trên nguyên lý cộng sinh là liên kết giữa các hộ nông dân vói vai trò là người cung cấp chè nguyên liệu vói những người thu gom, các nhà máy chế biến, xuất khẩu; giữa nông dân sản xuất chè vói các nhà cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... Liên kết ngang là liên kết theo từng công đoạn như mối liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngành, Hiếp hội chè, liên kết giữa những người sản xuất chè, liên kết giữa các nhà máy chế biến chè vói nhau hay liên kết giữa các nhà cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... với nhau. Để hình thành một liên kết dọc hay liên kết ngang một cách chặt chẽ và bền vững phải có lộ trình, có các yêu cẩu rõ ràng và các bên cần tương trợ và nhượng bộ với nhau để đạt được các liên kết này nhằm tạo ra sức mạnh thống nhất và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành chè trên thị trường. 1.1.1.5. Hợp tác xã HTX là một hình thức tổ chức kinh tế đặc thù trong hệ thống các loại hình tổ chức kinh tế đa dạng được hình thành trong quá 19
- trình hạp tác hoá và dựa trẽn cơ sở tự nguyện của các thành viên tham gia. HTX là một tổ chúc kinh tế tự chủ do các chủ thể kinh tế tự nguyện góp vốn, góp sức hình thành. Hoạt động của HTX chủ yếu nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia vói phương châm giúp đỡ lẫn nhau (cũng là giúp đỡ chính mình). Ngoài ra, hoạt động của HTX còn mang tính cộng đồng xã hội - tương ượ, giúp đỡ cộng đồng. Bởi vậy lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của HTX. Liên minh HTX quốc tế (ICA) khuyến cáo: "HTX là hiệp hội tự chủ của các cá nhãn liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp úng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ" [72]. Theo Luật Hợp tác xã năm 2003, "HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức theo Luật này để phát huy sức mạnh tập thé của từng xã viên tham gia HTX, sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [31], [32]. HTX là một hình thức tổ chức KTHT trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân và các trang trại ở trình độ cao. 1.1.2. Quan hệ hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ chè QHHT trong sản xuất tiêu thụ chè là việc các đơn vị tham gia sản xuất chè tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết với nhau và với các tổ chức kinh tế xã hội khác vì lợi ích chung trong quá trình mua sắm các yếu tố đầu vào, tạo vốn đầu tư, trao đổi lao động và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật trong trổng, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu. 20
- Vì không thể đơn độc sản xuất, người ta phải có những quan hệ nhất định vói nhau để cùng hoạt động, trao đổi kết quả lao động của mình. Các doanh nghiệp sản xuất chè có nhiều vốn, công nghệ chế biến vói công suất lớn, hiện đại nhưng lại không làm chủ được vùng nguyẽn liệu, hay nói cách khác là thiếu chè nguyên liệu để chế biến... Còn các hộ nông dân thì sản xuất manh mún, thiếu vốn, công nghệ chế biến thủ công lạc hậu, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất hàng hóa... Vì thế, nếu từng hộ nông dân và các doanh nghiệp tự đảm nhiệm tất cả các khâu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hoặc không đủ khả nãng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp hơn so vói hợp tác, do vậy nhu cầu hợp tác của các hộ và các doanh nghiệp vói nhau và vối các tổ chức kinh tế, xã hội khác trong sản xuất, tiêu thụ chè là tất yếu khách quan. Bản chất cùa các m ối Q H HT là khắc phục những điểm yếu khi đơn lẻ tiến hành các hoạt động sản xuất, c h ế biến, tiêu thụ. P hát huy sức m ạnh tập thể, tiết kiệm chi p h í nhằm đạt được lợi ích tối đa cùa các bên tham gia hợp tác. Đối với ngành chè, cần phải tổ chức thành một hệ thống các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè có sự quản lý của Nhà nưóc từ Trung ương đến địa phương. Bản thân hộ nông dân và các doanh nghiệp chè cần chủ động hợp tác vói nhau hoặc thông qua hiệp hội để giúp đỡ, hỗ trợ lản nhau để tiến hành những hoạt động nếu đơn lẻ thực hiện thì sẽ không hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao. Các QHHT do các đơn vị tham gia sản xuất, tiều thụ chè tiến hành trong quá trình sản xuất kinh doanh chè mà chủ thể là các hộ nông dân có thể khái quát qua sơ đồ sau: 21
- Sơ đổ 1.1: QHHT trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh chè Để thực hiện các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh chè, các hộ nông dân đã thực hiện các mối QHHT với nhau và với các tổ chức kinh tế, xã hội trong mua sắm các yếu tố đầu vào, tín dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm và thông tin thị trường, tiêu thụ... nhằm tiết kiệm chi phí, phát huy sức mạnh tập thể, hình thành vùng sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển kinh tế hô và lợi thế của địa phương. Các hình thức hợp tác giữa các hộ nông dân với nhau trong sản xuất, tiêu thụ chè là các tổ đổi công, tổ hợp tác, hợp tác xã. Hình thức hợp tác giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp là liên kết kinh tê thông qua việc đầu tư ứng trước, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp cho các hộ nông dân và thu mua chè nguyên liệu của hộ theo giá thỏa thuận. 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG
4 p | 84 | 11
-
Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam
11 p | 70 | 9
-
Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên – Thái Nguyên
7 p | 79 | 8
-
Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác - Trường hợp mặt hàng cá Ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa
6 p | 103 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp đại học: Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Thực trạng và giải pháp
75 p | 32 | 7
-
Trách nhiệm xã hội của ngành thủy sản Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường
9 p | 49 | 7
-
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
10 p | 46 | 6
-
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè tại tỉnh Thái Nguyên
13 p | 46 | 4
-
Phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường
6 p | 83 | 4
-
Môi trường và xử lý nguồn nước trong nuôi cá lồng ở đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
14 p | 56 | 3
-
Sự tham gia của người dân trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
10 p | 71 | 3
-
Thực trạng và giải pháp tăng cường sự tham gia của các hợp tác xã vào chương trình mỗi xã một sản phẩm
7 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu sự đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
10 p | 69 | 2
-
Quá tải cường lực nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam
6 p | 85 | 2
-
Thực trạng và giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
9 p | 4 | 2
-
Giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng trọng điểm tỉnh Thái Nguyên: Phần 2
158 p | 7 | 1
-
Giải pháp quản lý rừng theo hướng bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn