intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy: Pháp luật Việt Nam còn nhiều những hạn chế trong việc thực hiện giải quyết trực tiếp các tranh chấp thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt với những vùng miền xa có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy lựa chọn giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp bằng biện pháp trực tuyến là lựa chọn phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM Vũ Ngọc Bảo, Phạm Việt Tuấn, Nguyễn Võ Trọng Danh, Nguyễn Quang Vinh, Trần Tuấn Khang, Trịnh Trần Minh Đức, Hoàng Quốc Tuấn1 Tóm tắt. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin liên lạc, thì các giao dịch được thực hiện trên nền tảng trực tuyến ngày càng nhiều. Thực tế xã hội này của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của kiến trúc thượng tầng là các cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution – ODR). Pháp luật Việt Nam còn nhiều những hạn chế trong việc thực hiện giải quyết trực tiếp các tranh chấp thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt với những vùng miền xa có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy lựa chọn giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp bằng biện pháp trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Từ khóa: Tranh chấp, Trực tuyến, Thương mại điện tử, ODR 1/ DẪN NHẬP Cách mạng Công nghệ 4.0 đang làm cho những mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức các chuyến du lịch và rất nhiều lĩnh vực thuộc hạ tầng xã hội thay đổi, điều này đòi hỏi kiến trúc thượng tầng là hệ thống pháp luật phải thay đổi theo để thích ứng. Công việc hàng ngày chúng ta gắn với máy tính, với điện thoại kết nối mạng, từ đây rất nhiều giao dịch, thỏa thuận mua bán, hay kí kết hợp đồng được thực hiện trực tuyến. Khi dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành và chưa có triển vọng hạn chế trong ngắn hạn thì các giao dịch trực tuyến càng nhiều. Điều này kéo theo tranh chấp phát sinh ngày càng tăng, việc giải quyết các tranh chấp này bằng biện pháp trực tuyến ngày càng bức thiết. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đồng thời chi phí đi lại và chi phí thời gian giải quyết tranh chấp có thể gây ra những khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết. Điều 1 Các tác giả là học viên khóa Cao học Luật Kinh tế LA1.30 408
  2. này tạo sức ép thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp trực tuyến, cũng như hình thành một hệ thống giải quyết ngày càng bức thiết. Mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) phổ biến trên thế giới thường được thiết kế theo mô hình DNMEA, viết tắt của các từ Diagnosis (chẩn đoán), Negotiation (thương lượng), Mediation (hòa giải), Evaluation (đánh giá), and Appeal (Phúc thẩm). Trong đó, hai bước đầu tiên (chẩn đoán và thương lượng) thường được thực hiện thông qua phần mềm máy tính, các bước còn lại được con người thực hiện. Tuy mới thực hiện các bước đầu tiên nhưng đã cải thiện đáng kể tốc độ và giảm chi phí trong các tranh chấp điều này kỳ vọng ODR càng ngày càng được phổ biến để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt và chi phí thấp hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống. Đối với thương mại quốc tế ODR khắc phục những vấn đề phát sinh do giới hạn của biên giới quốc gia, giúp nhiều bên yếu thế trong xã hội được tiếp cận công lý và thực thi công lý. Điều này làm cho ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và bước đầu công nhận mô hình và kết quả giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp này. Điển hình như: Úc, Trung Quốc… Tuy vậy, thực tế áp dụng ODR tại Việt Nam còn một số khó khăn nhất định. Khó khăn bắt đầu ngay từ luật áp dụng, lựa chọn khung pháp lý, mô hình giải quyết, hay hướng dẫn chi tiết. Chưa có điều khoản nào tại Bộ luật dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình quy định hoàn chỉnh về hình thức giải quyết này. Bài viết cố gắng tìm hiểu thực tế, cũng như lý thuyết để trả lời các câu hỏi như sau: 1)Lịch sử ODR thế nào? 2) Ưu và nhược điểm của ODR là gì? 3) ODR có khả năng áp dụng tại Việt Nam hay không? 4) Kiến nghị gì để áp dụng cơ chế ODR tại Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, cấu trúc bài viết được chia thành các phần: Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan, phần thứ hai từ mục 2 đến mục 3 trả lời cho câu hỏi số một về lịch sử hình thành ODR và câu hỏi số hai về ODR có những ưu điểm nổi bật gì so với tranh chấp truyền thống. Phương pháp nghiên cứu luật viết được sử dụng để đưa ra các khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại, khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại trực tuyến. 409
  3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng để tìm hiểu và tóm tắt lịch sử hình thành tranh chấp thương mại trực tuyến ODR. Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để tìm hiểu và phân tích một vài tình huống thực tiễn để làm rõ các câu trả lời, tìm hiểu bài học và đưa ra các kiến nghị. Phần thứ ba, từ mục 5 đến cuối bài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi số ba về khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam và câu hỏi số bốn về các giải pháp kiến nghị đối với mô hình ODR tại Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các tình huống thực tiễn từ đó đề xuất khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam cũng như các kiến nghị hoàn thiện. 2/ Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại 2.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại: Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) chưa có định nghĩa về tranh chấp thương mại mà chỉ có định nghĩa về tranh chấp thương mại thông qua các khái niệm về thương nhân, và khái niệm về hoạt động thương mại. Khái niệm của hoạt động thương mại được LTM 2005 lại quy định về các hoạt động thương mại trong các giao dịch kinh doanh bao gồm giao dịch trong nước và giao dịch quốc tế. Về khái niệm của hoạt động thương mại: Khái niệm này được quy định tại khoản 1 điều 3 LTM 2005 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy các hoạt động thương mại thực hiện nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động “Mua bán hàng hoá” được quy định tại khoản 8 điều 3 LTM 2005, hoặc là hoạt động trao đổi hàng hoá. Hàng hóa có thể là các động sản, bất động sản, hoặc tài sản gắn liền với đất (khoản 2 điều 3 LTM). Những hoạt động này đòi hỏi bên bán phải giao hàng, đồng thời chuyển quyền sở hữu cho bên mua, và được nhận thanh toán theo thoả thuận. Bên mua được nhận hàng đồng thời xác lập quyền sở hữu và có trách nhiệm thanh toán theo thoả thuận. Như vậy, khái niệm hoạt động thương mại được dùng chỉ các hoạt động thực hiện để sinh lợi tức, điểm này giống như hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hoạt động thương mại tiếp cận ở giai đoạn mua bán hàng hóa hay dịch vụ, mục đích mang sản 410
  4. phẩm hàng hoá và dịch vụ đến người có nhu cầu sử dụng, mà không đề cập giai đoạn sản xuất. Về khái niệm Thương nhân: Khái niệm này được quy định tại khoản 1 điều 6 LTM 2005 như sau: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Theo định nghĩa trên thì cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân khi được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, như hợp tác xã, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Khái niệm về tranh chấp thương mại được hiểu theo các định nghĩa“hoạt động thương mại” và “thương nhân”. Tranh chấp xảy ra dựa trên mâu thuẫn giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các thương nhân với nhau, thông qua các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi. Vậy, tranh chấp thương mại thường có các yếu tố cơ bản sau đây: “Có mối quan hệ giữa các thương nhân với nhau thông qua hoạt động thương mại; Có sự bất đồng ý kiến của các bên trong hoạt động thương mại; Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ) của một hay nhiều bên trong các quan hệ đó”. Tranh chấp thương mại thường hình thành từ sự mâu thuẫn trong hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên nhưng không phải vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp thương mại. Từ đó hướng giải quyết tranh chấp thương mại cũng có nhiều hình thức như: Tòa án, Trọng tài hay Hòa giải thương mại. 2.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại Thứ nhất, tranh chấp thương mại xuất phát từ những bất đồng hay mâu thuẫn thậm chí là xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể nào đó. Các tranh chấp thương mại thường xuất phát từ những mâu thuẫn khi thực hiện các hoạt động thương mại. Các bên trong hoạt động thương mại, khi tiến hành thương thảo các hợp đồng thương mại bao giờ cũng có xu thế tối ưu hóa lợi ích của mình, vì vậy họ vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh với đối tác để đạt được lợi ích lớn nhất có thể. Vì vậy, rất nhiều trường hợp các bên cố ý đưa thông tin không cụ thể, khó hiểu hay tung tin giả, thất thiệt để nhằm đạt mục đích của mình. Điều này dẫn đến các bên có thể vô tình hiểu sai nội dung thông tin của đối tác, hay tiếp nhận những thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chắc chắn dẫn đến ra các quyết định sai. Tự do thương mại ngày càng tăng, 411
  5. đồng thời cũng phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện, hoạt động thương mại thất bại ngày càng tăng và số lượng các tranh chấp xuất hiện ngày càng nhiều. Thứ hai, tranh chấp thương mại liên quan đến mục đích sinh lời của các bên tham gia thực hiện hoạt động thương mại. Bản chất của hoạt động thương mại là sinh lời, mà việc sinh lời bên này cũng đồng thời với phần thiệt của bên kia nên tranh chấp thương mại thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Các bên có thể vô tình hay cố ý vi phạm các cam kết đã thỏa thuận, các quy định đã thống nhất áp dụng, hay pháp luật của bên kia. Những vi phạm cơ bản trong tranh chấp thương mại được quy định tại khoản 13 điều 3 của LTM 2005: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Các vi phạm có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng thường tranh chấp thương mại phát sinh khi vi phạm của bên này gây ra thiệt hại đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích khi đàm phán giao kết hợp đồng. Quan hệ thương mại giữa các bên dựa trên quan hệ về tài sản, nên các nội dung tranh chấp thương mại vẫn dựa trên mục đích lợi nhuận là chủ yếu. Thứ ba, tranh chấp thương mại thường phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) hay cá nhân với nhau. Việc xảy ra tranh chấp thương mại có thể xảy ra giữa công ty với công ty, công ty với cá nhân, các cá nhân trong cùng một công ty với nhau hay các cá nhân, tổ chức trong nước với các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Đó là các chủ thể được quyền đàm phán và giao kết các hợp đồng thương mại, và tranh chấp chỉ phát sinh giữa các chủ thể mà thôi. 3/ Khái niệm và đặc điểm khi giải quyết tranh chấp trực tuyến 3.1 Khái niệm của giải quyết tranh chấp trực tuyến Hiện tại, chưa có một định nghĩa hay khái niệm thống nhất chung về ODR. Một số định nghĩa, khái niệm có thể được tham khảo như sau: Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ: “ODR là một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều dạng thức của ADR và thủ tục Tòa án kết hợp với việc sử dụng internet, website, email (thư điện tử), phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin khác như một phần quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên có thể không bao giờ gặp mặt trực tiếp khi tham gia quá trình giải quyết bằng ODR. Thay vào đó, các bên có thể chỉ liên lạc trực tuyến”. 412
  6. Theo UNCTAD: ODR thường được xem là các hình thức của giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án (ADR) tận dụng được tốc độ và sự tiện lợi của Internet và Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)”. 3.2 Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ODR Quá trình phát triển của ODR có thể chia thành 3 giai đoạn chính: 1. Giai đoạn trước năm 1995 2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999 3. Giai đoạn từ năm 1999 đến hiện tại. 3.2.1 Giai đoạn trước năm 1995 Trong giai đoạn này, các tranh chấp đã phát sinh tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp đã được áp dụng một cách không chính thức. Trước năm 1992, mạng máy tính (Internet) chỉ là một mạng máy chủ ở Hoa Kỳ, các hoạt động thương mại qua mạng Internet bị cấm. Internet chủ yếu được sử dụng trong các học viện đào tạo để gửi email hoặc trao đổi dữ liệu giữa các chuyên gia kỹ thuật. Quá trình này xuất hiện một số vi phạm, nhưng chưa có cơ chế để giải quyết các vấn đề này. Cũng chưa có bất kỳ tổ chức giải quyết tranh chấp nào được hình thành, đồng thời khái niệm ODR cũng chưa ra đời trong giai đoạn này. Sau khi lệnh cấm hoạt động thương mại trên Internet được gỡ bỏ, các tranh chấp thương mại dần bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh ngày càng bức thiết. 3.2.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999 Sự phát triển và bùng nổ của internet làm thúc đầy ODR ra đời và phát triển. Nhu cầu sử dụng tăng cũng kéo theo gia tăng số lượng các nhà cung cấp internet (Internet Service Providers – ISPs). Nếu các khách hàng, người sử dụng dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm về các hành động tương tác của mình trên không gian mạng thì vấn đề được đặt ra là: Liệu các ISP có phải chịu trách nhiệm cho các hành vi của những người tương tác với (subscribers) với các sản phẩm công nghệ hay không? Quyền và nghĩa vụ của ISP khi người sử dụng dịch vụ của họ, tài khoản mà họ cung cấp để khai thác nhằm vào mục đích kinh doanh phân phối các sản phẩm hay phần mềm có hoặc không có bản 413
  7. quyền? Các ISP có phải kiểm tra các hành vi trái pháp luật của người dùng hay không? Và trong trường hợp nào ISP có quyền chấm dứt đăng ký của người dùng? Ý tưởng về ODR xuất hiện trong sự công nhận rằng tranh chấp sẽ gia tăng cùng với sự phát triển phạm vi của hoạt động trực tuyến (online). Các công ty tìm kiếm cơ hội thương mại trên Internet, các lợi ích khi khai thác các tên miền. Từ đây, các tên miền đăng ký gia tăng, tranh chấp cũng phát sinh giữa các chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ sở hữu tên miền. 3.2.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay ODR bắt đầu nhận được sự chú ý thông qua các lợi ích mà nó mang lại, phương án giải quyết trực tuyến các tranh chấp bắt nguồn từ môi trường thương mại trực tuyến giúp gia tăng các tiện lợi và giảm các chi phí đã giúp ODR có nhiều lợi thế. ODR dần ần hình thành một phương pháp xét xử và bắt đầu được chấp nhận là một quy trình cần thiết trong môi trường trực tuyến. Vấn đề được quan tâm chính của ODR liên quan đến chi phí xây dựng và vận hành hệ thống. Mặc dù ODR có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các tranh chấp thương mại trực tiếp nhưng nó vẫn chủ yếu tập trung giải quyết các tranh chấp phát sinh trong môi trường thương mại điện tử. Tuy vậy, hướng quan trọng hơn là ORD có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp trực tiếp (offline), đây cũng là xu thế chung trong tương lai gần để các tranh chấp đều có thể tiếp cận công lý, công bằng và bình đẳng. 3.2.4 Các hình thức của ODR • Thương lượng trực tuyến (online negotiation) • Hòa giải trực tuyến (online mediation) • Trọng tài trực tuyến (online arbitration) • Tòa án trực tuyến (online court) • Các phương thức ODR hỗn hợp (mixed ODR) 414
  8. 3.2.5 Các đặc điểm của ODR • Tính phi biên giới (vật lý): các phương thức của ODR sử dụng trong môi trường internet, trực tuyến. Do đó, không có khái niệm biên giới trong ODR. • Tính hiện đại, chính xác: ODR sử dụng trên nền tảng do các công nghệ, phần mềm điện tử, kỹ thuật số hiện đại cung cấp, là thành quả của công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ giúp ODR có độ chính xác cao trong việc xử lý các yêu cầu, khiếu nại tranh chấp trên nền tảng trực tuyến, website, các chứng cứ và dẫn chứng có thể dễ dàng sưu tầm trên không gian mạng, vấn đề đặt ra là thủ tục để ghi nhận nó. • Tính đa dạng chủ thể trong tranh chấp: ngoài các chủ thể truyền thống giống như ADR, ODR còn có sự tham gia của một bên khác là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp nền tảng công nghệ và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ODR được diễn ra ổn định và chính xác. Vai trò của nhà cung cấp này được gọi là Bên thứ tư (forth party) trong việc giải quyết tranh chấp trực tuyến. Khái niệm này được đưa ra lần đầu tiên bởi Janet Rifkin và Ethan Katsh trong sách chuyên trang hội thảo “Giải quyết Tranh chấp Trực tuyến”. • Tính minh bạch: ODR được sử dụng thông qua công nghệ thông tin và truyền thông (Information Technology and Communication – ICT) nên luôn để lại dấu vết trên nền tảng kỹ thuật số. Do đó, hồ sơ của ODR về lý thuyết có thể tồn tại và lưu trữ vĩnh viễn, việc truy xuất nguồn gốc là khả thi. Bởi vậy các bên không dễ dàng trong việc thay đổi hay xóa bỏ nó một cách vĩnh viễn. Nên các chứng cứ dễ dàng được xác lập và mức độ phong phú rất cao. • Tính rủi ro: Trong môi trường ảo, khó để xác định được năng lực của các bên khi xảy ra tranh chấp, tính chính xác của các tài liệu điện tử được gửi là đáng tin cậy hoặc chống lại sự tấn công từ nhiều đối tượng (như tin tặc – hacker) nhằm đánh cắp thông tin và dữ liệu. 4/ Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tranh chấp trực tuyến 4.1 Vụ việc tranh chấp của EBAY Thỏa thuận và Hòa giải: EBay là một trang đấu giá trực tuyến với hơn 125 triệu người dùng đã đăng ký và có hơn 24 triệu mặt hàng được rao bán mỗi ngày. Ebay giúp người 415
  9. bán mở rộng thị trường tiêu dùng vòng quanh thế giới. Bản thân eBay không phải là một bên trong bất kỳ giao dịch nào và nói chung, không chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh giữa người mua và người bán. Năm 1999, eBay quyết định rằng việc có một quy trình giải quyết tranh chấp có thể nâng cao hơn nữa lòng tin giữa người mua và người bán. Do đó, eBay đã ủy quyền cho Trung tâm Công nghệ Thông tin và Giải quyết Tranh chấp (“Center for Information Technology and Dispute Resolution”) tại Đại học Massachusetts tiến hành một dự án thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi và giá trị của một quy trình giải quyết tranh chấp cho phép các bên không thể tự giải quyết một số vấn đề nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia từ người hòa giải. Trong lần sử dụng ODR quy mô lớn đầu tiên, Trung tâm đã xử lý hơn 200 tranh chấp trong thời gian hai tuần. Vài tháng sau khi hoàn thành dự án thử nghiệm của Đại học Massachusetts, eBay đã chọn SquareTrade.com làm nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp. Cách tiếp cận của SquareTrade đối với ODR khác với cách tiếp cận của Đại học Massachusetts theo hai cách, mỗi cách đều đại diện cho một bước tiến quan trọng trong ODR. Đầu tiên, trước khi cung cấp hòa giải viên là con người, SquareTrade đã thêm quy trình thương lượng được hỗ trợ bởi công nghệ, trong đó các bên có thể cố gắng tự giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu hòa giải viên. Thứ hai, SquareTrade sử dụng Web thay vì email như một phương tiện giao tiếp và làm việc với các bên tranh chấp. Cách thức SquareTrade sử dụng Web minh họa những thay đổi tương đối nhỏ trong cách thức giao tiếp diễn ra mà có thể gây ra những hậu quả lớn. Hầu hết những người nộp đơn khiếu nại với SquareTrade đều đã cố gắng thương lượng qua email và đã đi đến bế tắc. Không chỉ các bên có vẻ sẵn sàng đàm phán qua Web hơn qua email mà các cuộc đàm phán thường thành công hơn. Trang web được thiết kế bởi SquareTrade cung cấp một tập hợp các trao đổi có tính cấu trúc cao hơn giữa các bên so với các trao đổi qua email. SquareTrade biết rằng hầu như tất cả các tranh chấp tại eBay rơi vào khoảng mười loại [tranh chấp]. Điều này cho phép SquareTrade tạo ra các biểu mẫu mà các bên điền vào và các biểu mẫu này làm rõ và làm nổi bật cả những gì đang chia rẽ các bên và những giải pháp mong muốn. Mặc dù các bên có cơ hội để mô tả mối quan tâm thông qua việc sử dụng ngôn ngữ riêng [của họ], nhưng các biểu mẫu và bản tóm tắt biểu mẫu mà các bên nhận được chắc chắn sẽ làm giảm các văn bản/ từ ngữ phàn nàn và yêu cầu được thực hiện, kết quả dường như có tác động làm giảm sự tức giận và thù địch giữa các bên. 416
  10. Theo định nghĩa, thương lượng là việc các bên trong tranh chấp tự thực hiện mà không có sự hiện diện của bên thứ ba. Việc sử dụng Web theo cách của SquareTrade thêm một yếu tố mới vào thương lượng truyền thống, một loại “hiện diện ảo” (“virtual presence”). Trang Web, đặc biệt là các biểu mẫu được sử dụng, đóng khung giao tiếp qua lại và cung cấp một số giá trị có thể bởi một người bên hòa giải. Không có thuật toán nào phân tích phản hồi và do đó đây chỉ là bước đầu tiên hướng tới một quy trình thương lượng trực tuyến phức tạp hơn. Tuy nhiên, công nghệ càng làm việc với các bên trong đàm phán thì sự phân biệt [có tính] truyền thống giữa đàm phán và hòa giải sẽ càng ít rõ ràng hơn. Khi thương lượng dựa trên web không thành công, SquareTrade cung cấp một nhân viên trung gian với mức phí là 20 đô la. Giao diện Web vẫn được sử dụng nhưng cuộc trò chuyện được tạo điều kiện bởi một bên thứ ba là con người trung lập. Sử dụng Web cung cấp một cấu trúc và định dạng cho phép các bên tham gia bất cứ khi nào họ muốn và với một người hòa giải có thể ở bất cứ đâu. 4.2 Tranh chấp tên miền của ICAN Để Internet hoạt động, mọi máy tính được kết nối với nó phải có một số nhận dạng hoặc địa chỉ Internet duy nhất. Các địa chỉ như vậy thường giống như: 128.119.28.27. Bởi vì con người cảm thấy khó nhớ các chuỗi số, một hệ thống đã được phát triển cho phép một tên miền, chẳng hạn như “adr.org”. được nhập thay vì chuỗi số. Điều xảy ra khi một người nhập tên miền là một máy tính ở đâu đó đã dịch nó thành chuỗi số, một thứ mà máy tính có thể xử lý để tìm ra một máy cụ thể. Nhu cầu về tên miền tăng lên khi hoạt động thương mại trên Internet phát triển và các doanh nghiệp muốn khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng để tìm thấy họ. Hệ thống tên miền đã được thiết kế trước khi hoạt động thương mại được cho phép trên Internet và người ta không lường trước được rằng nhiều doanh nghiệp có tên tương tự có thể muốn cùng một tên miền hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ khó chịu nếu ai đó đăng ký một tên miền tương tự như nhãn hiệu của họ. Sự kết hợp giữa việc khan hiếm tên miền và những lo ngại của chủ sở hữu nhãn hiệu đã dẫn đến tranh chấp về tên miền. Năm 1998, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho phép một tổ chức mới, Tổng công ty Internet cho Tên và Số được Chỉ định (“the Internet Corporation for Assigned Names and Numbers” - “ICANN”) quản lý hệ thống tên miền. Một trong những điều đầu tiên ICANN đã làm là ban hành Chính sách giải quyết tranh chấp thống nhất (“Uniform 417
  11. Dispute Resolution Policy” - “UDRP”) thiết lập cả quy trình và bộ quy tắc để quyết định tranh chấp tên miền. Các cách tiếp cận mà ICANN đã chọn, gồm quy trình trọng tài và hệ thống mà thực hiện việc tiếp cận này, đại diện cho một sự lựa chọn khác trong việc chuyển giải quyết tranh chấp trực tuyến. Quy trình được sử dụng để giải quyết tranh chấp tên miền rất thú vị theo một số cách. Ví dụ: giải quyết tranh chấp UDRP xảy ra mà không cần gặp mặt trực tiếp và, ngoại trừ một số trường hợp hiếm, không có liên lạc qua điện thoại. Do đó, giải quyết tranh chấp ở một khoảng cách xa. Tuy nhiên, quy trình giải quyết tranh chấp được sử dụng bởi các nhà cung cấp lúc đó lại ít sử dụng Internet. Một trong những nhà cung cấp giải quyết tranh chấp ban đầu, eResolution.com, đã sử dụng một hệ thống hoàn toàn trực tuyến nhưng đã ngừng xử lý các vụ việc vào năm 2001. Hai nhà cung cấp chính hiện tại, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (“the World Intellectual Property Organization” - “WIPO”) và Diễn đàn Trọng tài Quốc gia (“National Arbitration Forum” - “NAF”) có các hệ thống trực tuyến có thể được sử dụng và có thể sẽ được sử dụng trong tương lai. Hiện nay, các hồ sơ trực tuyến đang diễn ra với tần suất ngày càng tăng và đôi khi email được sử dụng. Tuy nhiên, không giống như việc hòa giải của eBay, Web không được sử dụng và nếu có giá trị gia tăng có thể được cung cấp bởi các quy trình dựa trên Web, thì giá trị đó vẫn chưa có. Hơn nữa, UDRP không phải là trọng tài truyền thống, trong đó các quyết định không có giá trị ràng buộc và có hiệu lực thi hành tại tòa án. Các trọng tài viên của UDRP được gọi là ban hội thẩm vì từ trọng tài biểu thị người có thể đưa ra quyết định có hiệu lực thi hành tại tòa án. Các thành viên của UDRP được trao quyền theo các điều khoản trong hợp đồng đã thỏa thuận khi một tên miền được đăng ký. Các quyết định của trọng tài được thực thi bằng cách thực hiện các thay đổi cần thiết trong cơ quan đăng ký tên miền. UDRP đã tạo ra một quy trình hiệu quả, mặc dù hơi không chính thống, và không phải là không có tranh cãi. 5/ Khả năng áp dụng ODR tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra Với độ mở thương mại trên 200%, nền kinh tế Việt Nam đón nhận rất nhiều những giao dịch thương mại quốc tế. Đồng thời Việt Nam cũng tham gia ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và vùng miền lãnh thổ khác nhau. Nhiều tập quán kinh doanh cũng như đặc tính nội địa của những vùng lãnh thổ khác nhau được cụ thể hóa trong các điều khoản của các hiệp định thương mại. Nhiều tranh chấp pháp lý quốc tế đã được Việt Nam thúc đẩy, đứng ra khởi kiện hoặc đóng vai trò là bị đơn. 418
  12. Việt Nam cũng tham gia kết nối mạng internet quốc tế từ tương đối sớm. Từ đây tạo động lực thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển và đạt được tỷ lệ lượng người sử dụng các nền tảng công nghệ rất cao. Tuy vậy, việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thông qua phương án trực tuyến vẫn đang là vấn đề mới mà cả nhà nước, doanh nghiệp và những nền tảng công nghệ đều chưa sẵn sàng tham gia. 5.1 Vai trò của Nhà nước Nhà nước Việt Nam đã tham gia hệ thống mạng quốc tế và thúc đẩy phát triển nền tảng công nghệ tạo nền tảng để thương mại điện tử phát triển. Các quy định về thương mại điện tử cũng khá đầy đủ nhưng các quy định để điều chỉnh trực tiếp về ODR còn nhiều vắng bóng. Đây là nguyên nhân chính cản trở các bên liên quan giải quyết các tranh chấp thương mại bằng các công cụ trực tuyến. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã ban hành rất nhiều những chính sách và những quy định về ODR: Từ giai đoạn 2005 đến 2010 rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật tương ứng về lĩnh vực thương mại điện tử được ban hành. Tuy vậy, phải đợi đến giai đoạn 2010 đến 2020 hệ thống pháp luật Việt Nam mới ban hành những văn bản dưới luật, những quy định hướng dẫn hoàn chỉnh hơn đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Các chế tài đã dần hình thành các khung cơ bản để xử lý vi phạm liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin hay các giao dịch thương mại điện tử. Hệ thống pháp luật đầy đủ giúp tạo điều kiện cho các nền tảng công nghệ phục vụ giao dịch điện tử và phát triển nhanh chóng trên thị trường Việt nam thời gian qua. Rất nhiều nhà khởi nghiệp trong nước phát triển và cung cấp các dịch vụ giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời rất nhiều công ty nước ngoài cũng nhanh chóng đầu tư vào mảng kinh doanh này tại thị trường Việt Nam. Từ đây, các tranh chấp trong môi trường thương mại điện tử gia tăng. Tuy vậy các văn bản quy định về các thủ tục từ khi phát sinh các mâu thuẫn các tranh chấp của các bên liên quan cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng ODR còn chưa có hoặc chưa đầy đủ. Các điều khoản trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 hay Nghị định số 52/2013 về thương mại điện tử có chứa một vài quy định về các thức tiến hành thủ tục tố tục ODR nhưng mới chỉ mang tính nguyên tắc chung, không thể trực tiếp áp dụng để ODR. 419
  13. Nghị định số 22/2017 NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017 hướng dẫn về hòa giải thương mại là cơ sở pháp lý đầu tiên về hòa giải thương mại trực tuyến. Tuy nhiên, cụ thể các nội dung tranh chấp nào được áp dụng phương thức ODR, và cụ thể trình tự, thủ tục cũng như hiệu lực của các chứng cứ điện tử cũng như giá trị hiệu lực của các quyết định gải quyết ODR như thế nào chưa được cụ thể hóa cũng như các hướng dẫn chi tiết để áp dụng. Đặc biệt trong quá trình xét xử nếu gặp những trục trặc của các cơ sở hạ tầng mạng thì các thủ tục tiến hành cũng như hiệu quả của nó như thế nào chưa được khẳng định. Các cách thức khi trình bày các lập luận, chứng cứ điện tử, các quá trình hỏi đáp trong tố tụng hay tập huấn để các bên tham gia tố tụng nên các bên còn gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày các lập luận, ý kiến của mình cũng như khả năng tương tác với nhau trong phiên xử. Cơ chế áp dụng để cưỡng chế thi hành hay bằng chứng tiếp nhận các thông tin là chứng cứ điện tử của các bên liên quan chưa được cụ thể để đảm bảo các bên xác nhận việc tiếp nhận và nghiên coo các chứng cứ hay các viện dẫn pháp lý đầy đủ. Bởi vậy khi các tranh chấp xảy ra thì các bên liên quan thường viện dẫn những điều khoản trên các công bố mang tính mặc định về các điều khoản khi tham gia tương tác mua bán hay bất kỳ giao dịch nào của các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên các tuyên bố hay những nội quy, quy chế của các giao dịch điện tử này thường ít khi được các cơ quan chức năng kiểm định và phê duyệt đầy đủ. Các giao dịch thương mại điện tử lại có giá trị chưa cao nên các bên tham gia cũng ít khi tìm hiểu, bởi vậy áp lực về nhu cầu bảo vệ các giao dịch trong thương mại điện tử thông qua phương thức ODR chưa đủ lớn, nhưng pháp luật cần dự liệu để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan được đảm bảo tốt nhất, dù lợi ích đó là nhỏ nhất. Thời điểm hiện tại thì Bộ Công thương đã thành lập cổng thông tin điện tử nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh của người tiêu dùng về những vấn đề phát sinh trong các giao dịch điện tử. Tuy nhiên thời gian xử lý thông tin thường kéo dài và giao diện không thân thiện. Cục thương mại điện tử và kinh tế số cũng thiết lập hệ thống quản lý và giải quyết các khiếu nại trong tranh chấp trực tuyến. Hệ thống này dựa trên việc chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị như: Cục thương mại điện tử và kinh tế số, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Sở Công thương các tỉnh, thành phố… Hệ thống này còn có sự tham gia của các sàn giao dịch điện tử sẽ kỳ vọng là một kênh giải quyết trực tuyến nhanh nhất các khiếu nại của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và tiến độ giao 420
  14. hàng. Thông qua các thông tin tiếp nhận của người mua và người bán các cơ quan có thẩm quyền sẽ ra các quyết định kịp thời để ngăn chặn các tranh chấp phát sinh tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy vậy độ bao phủ của các cổng thông tin này đối với từng người dân, từng khách hàng là không cao hoặc không phải người mua hàng nào cũng biết về công nghệ thông tin, do đó hình thành một rào cản rất lớn trong trường hợp họ muốn sử dụng hình thức ODR. 5.2 Hạ tầng công nghệ phục vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến Nếu cơ sở pháp lý là nền tảng thì cơ sở vật chất lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thành bại trong các phiên xét xử, điều này còn đặc biệt quan trọng bởi quá trình xét xử trực tuyến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của các dịch vụ công nghệ. Tuy thời gian qua Việt Nam đã mở cửa và chứng kiến sự phát triển bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, hệ thống cáp quang biển thường xuyên gặp trục trặc dẫn đến việc các giao dịch thương mại bị hạn chế. Chính điều này cũng góp phần rủi ro đe dọa các phiên tranh tụng trực tuyến khi chất lượng hệ thống công nghệ bị ảnh hưởng. Theo báo cáo đánh giá ICT về mức độ sẵn sàng của các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin có những cải thiện đáng kể. Tuy vậy để đảm bảo nền tảng giải quyết các tranh chấp trực tuyến còn cần cả yếu tố nguồn thiết bị và phần mềm ổn định phục vụ cho công nghệ vẫn chưa được đáp ứng. 5.3 Chuẩn bị của doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp trực tuyến Một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết để thực hiện việc ODRhiệu quả đến từ rào cản tâm lý của các doanh nghiệp trong tranh chấp. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thái độ e ngại khi nhắc đến các tranh chấp pháp lý tại tòa án hoặc trọng tài. Điều này ảnh hưởng không chỉ tới việc giải quyết tranh chấp nói chung mà còn hạn chế việc lựa chọn phương pháp ODRcủa các bên nói riêng, trong khi đây vẫn còn là một phương thức giải quyết tranh chấp mới tại Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam rất khó khăn khi tuyển dụng các lao động có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các chi phí để ứng dụng các công nghệ hiện đại thường có chi phí cao và là rào cản để các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng. Điểm đặc biệt quan trọng khác đó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, với thói 421
  15. quen kinh doanh truyền thống tận dụng các lao động phổ thông giá rẻ nên khả năng áp dụng công nghệ và khai thác công nghệ không cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc kinh doanh bằng các phương pháp hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ chứ chưa nói đến việc sẵn sàng tham gia giải quyết các tranh chấp ODR. Qua đó thấy được rằng các doanh nghiệp đang đặt ở vị trí vô cùng rủi ro khi chưa chủ động đầu tư kết nối và tham gia giải quyết các tranh chấp một cách công khai minh bạch. 6/ Giải pháp kiến nghị Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ ODR tại Việt Nam Tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: Việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến được xem là việc đem lại rất nhiều thuận lợi so với việc nộp hồ sơ thông thường. Việc nộp hồ sơ thông thường sẽ có những vụ việc cần cất giữ, lưu trữ nên chiếm nhiều diện tích hơn. Nộp hồ sơ trực tiếp sẽ khắc phục được những mặt hạn chế của tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Nhưng việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến sẽ gặp một số khó khăn như: Không thể truy cập, không thể scan chứng cứ, tài liệu, hay hệ thống mạng bị chập chờn… vì khi nộp hồ sơ không phải chỉ có một bộ hồ sơ mà thường phải chuẩn bị nhiều hồ sơ khác nhau trong một bộ, và nhiều bộ hồ sơ trong một đợt. Do đó, cần nghiên cứu các phần mềm kết nối mạng một cách tốt nhất để khi người dân nộp hồ sơ của họ thì có thể tiếp nhận hồ sơ trực tuyến một cách hiệu quả. Phòng xét xử trực tuyến: Phòng xét xử trực tuyến sẽ giúp cho người dân lẫn người tham gia xét xử có thuận lợi hơn về khoảng cách địa lý và thời gian. Ngoài ra, phòng xét xử trực tuyến cũng giúp mọi người quan tâm đến vụ án cũng dễ dàng theo dõi hơn thông qua các app trực tuyến. Nhưng cũng có một số trở ngại lớn như khó thể nào giữ được không khí trong phòng xét xử được hiệu quả vì xét theo những người tham gia xét xử bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, Người đại diện của các bên, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Thẩm phán xét xử, Viện kiểm sát và báo chí thì số lượng rất nhiều. Do đó, cần phải có những quy định chặt chẽ về phòng xét xử trực tuyến này để tạo được một không khí uy nghi nhất có thể. Thứ hai: Hoàn thiện Chính phủ điện tử đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp. 422
  16. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.” thì để bảo vệ công lý, nâng cao hiệu quả xét xử đòi hỏi thực hiện nền tảng điện tử cho các cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh bằng điện tử là bắt buộc. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì Bộ Chính trị các nhiệm vụ cải cách tư pháp phải thực hiện như sau: Hoàn thiện pháp luật: Các chính sách của Đảng, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng, các hệ thống văn bản trong lĩnh vực tư pháp cần được hoàn thiện và ban hành. Hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh cũng như quy trình giải quyết tranh chấp, thủ tục tố tụng cần phải công khai minh bạch để từng người dân có thể thuận tiện tìm hiểu nắm bắt và chủ động trong giải quyết các tranh chấp. Các bên liên quan cũng tiếp cân được nhanh chóng và dễ dàng. Hoàn thiện quy trình thu thập chứng cứ điện tử, quy trình thu thập, quyền của chủ thể khi tiến hành thu thập. Xây dựng hệ thống xác thực và định danh điện tử công dân; đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới cấp căn cước điện tử quốc gia kèm theo chữ ký điện tử cá nhân cho công dân. Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp: Việc xác thực giao dịch đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, ngăn chặn các hành vi lừa đảo trên các trang mạng cũng như các hình thức tội phạm khác trên internet. Nhanh chóng xây dựng chính phủ số và nền kinh tế công nghệ. Kết nối giữa các sàn giao dịch điện tử với các các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành ODR để giải quyết tranh chấp phát sinh ngay từ đầu. Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết bị, kỹ thuật cho các phiên xử để đảm bảo việc truyền tải thông suốt nội dung dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, chất lượng tương tác trong quá trình phiên họp diễn ra là yêu cầu tiên quyết đối với mô hình này. Đào tạo lực lượng xét xử: Trọng tài viên, thẩm phán, luật sư và các đương sự cũng phải thích nghi với công nghệ trực tuyến, bởi các kỹ năng, thao tác của mỗi bên tham gia tố tụng trong phiên xử trực tuyến có sự khác biệt với một phiên xử truyền thống. Thứ ba: Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng công nghệ. 423
  17. Việc Doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ cũng như đầu tư tìm hiểu về hệ thống công nghệ, cũng như các biện pháp tranh tụng ODR để chuẩn bị kịp thời cho quá trình tố tụng nếu cần thiết. Tập trung gỡ bỏ các rào cản tâm lý để doanh nghiệp có thể tin tưởng vào phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. 7. Tài liệu tham khảo 1. Colin Rule, Online Dispute Resolution and the Future of Justice, phiên bản đầy đủ tại [truy cập ngày 23/06/2021]. 2. Hà Công Anh Bảo, Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), Giải quyết tranh chấp trực tuyến – khả năng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 93 (12/2017). 3. Ethan Katsh (2004), Bringing Online Dispute Resolution to Virtual Worlds: Creating Processes Through Code, NYLS Law Review, Vols.22-63 (1976- 2019). 4. E. Katsch & J. Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts in Cyberspace, Jossey-Bass, San Fracisco, 2001. 5. Phan Thị Thanh Thủy (2016), Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 4 (2016) 38-45. 6. United Nations Conference on Trade and Development (2003), E-commerce and development report 2003 – Internet edition prepared by the UNCTAD secretariat, Chapter 7: Online dispute resolution: E-commerce and beyond, UNCTAD/SDTE/ECB/2003/1. 7. Zhengmin Lu, Xinyu Zhu (2017), Study on the Online Dispute Resolution System in China, Advances in Engineering Research, volume 129, Atlantis Press, phiên bản đầy đủ tại [truy cập ngày 23/06/2021]. 424
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2