intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIAI THOẠI CA DAO

Chia sẻ: Lanngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CĂNG BUỒM MỜI RƯỢU – GÁNH GẠO LỘI SÔNG Có người nghe tiếng Lê Quý Đôn (*) học vấn uyên bác tìm đến hỏi ông: - Dạ tôi có nghe hai câu mà không hiểu ý nghĩa ra sao và gốc gác ở đâu. Xin ngài giảng cho. - Vâng, ông cứ đọc. - Dạ, hai câu ấy là:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIAI THOẠI CA DAO

  1. GIAI THOẠI CA DAO
  2. CĂNG BUỒM MỜI RƯỢU – GÁNH GẠO LỘI SÔNG Có người nghe tiếng Lê Quý Đôn (*) học vấn uyên bác tìm đến hỏi ông: - Dạ tôi có nghe hai câu mà không hiểu ý nghĩa ra sao và gốc gác ở đâu. Xin ngài giảng cho. - Vâng, ông cứ đọc. - Dạ, hai câu ấy là: Trương phàm khuyến tửu thi ca Phụ mễ đầu hà chi thán Lê Quý Đôn gật đầu: - Hai câu ấy hay lắm. Nghĩa cũng rõ ràng đấy chứ. Chỉ là: “Khúc hát căng buồm mời rượu – Lời than gánh gạo lội sông” chứ có gì là lạ! - Dạ, thế nhưng nói như thế là hàm ý gì, và ở đâu mà ra những câu chẳng ăn nhập gì với nhau cả? Lê Quý Đôn ngẩn người. Đúng! Sao lại có hai câu chắp vá rời rạc thế này. Ông càng nghĩ càng bí, đành nói với người kia: - Bác cho tôi khất vài hôm. Ngày kia bác lại xem tôi có nghĩ ra không.
  3. Người kia bằng lòng và ra về. Lê Quý Đôn hết nằm dài nghĩ ngợi, lại ra thư viện lục sách vở, kiểm tra lại tất cả hồ sơ ghi chép của mình, vẫn không tìm ra xuất xứ hai câu lạ lùng ấy. Ông đành xếp sách, đi lang thang trong xóm ngoài làng, vừa đi vừa cố nhớ lại trong óc xem có hy vọng giải đáp vấn đề không. Quen chân, ông ra mãi ngoài bờ sông, thấy ông lái đang đẩy chiếc thuyền ra. Trên thuyền lại có thêm mấy người sửa lại dây leo, để kéo buồm lên. Ông lái ngồi đầu khoang cười bảo họ: - Hay lắm, được gió cho căng buồm lên, chẳng phải chèo chống gì đâu. Các ông mau tay lên rồi ta ngồi thung dung mà chén cho khoái! Rượu mua rồi! Một anh cười ngặt nghẽo: - Ừ! Rồi mà thung dung. Coi chừng nửa đêm xuôi xuống chỗ ngoặt kia. Lúc ấy thì sẽ rõ: Thuận buồm xuôi gió Chén chú, chén anh Nước ngược chèo quanh Mày tao chi tớ! Cả bọn cười ầm. Lê Quý Đôn giật nẩy mình. Bất giác ông cũng mỉm cười khoan
  4. khoái. Ông đã tìm được cách giải đáp về câu thơ đang bắt mình suy nghĩ. Thì ra câu thơ ấy chỉ là dùng cứ liệu của ca dao. A! "Căng buồm mời rượu" là như thế đó. Lê Quý Đôn vội vàng rảo bước về nhà. Thế thì - ông nghĩ - câu thơ dưới "Lời than lội sông gánh gạo" cũng chỉ do xuất xứ của ca dao thôi. Trí nhớ ông được huy động vội vàng. Nhưng ông chưa kịp nghĩ ra, thì đã đi tới đầu xóm. Từ trong một nhà tranh nhỏ bên đường, một chị đang đưa con trên võng. Tiếng ru trầm trầm tha thiết vẳng ra: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non. Nghe được câu hát ru ấy, Lê Quý Đôn sung sướng như muốn reo lên. Ông lặng đi một phút, rồi bất thần chạy vội về phòng đọc sách của mình, rút ngay một tờ giấy và cầm lấy bút, lẩm bẩm: - Thật là có thầy ngay trước mắt mà không biết hỏi. Mình còn phải học nhiều! Ông chép vội những câu vừa nghe được. Thật ra, đó cũng là những câu ông đã biết, đã thuộc, chỉ vì vô ý mà không biết kịp thời vận dụng để ứng xử kiến thức cho nhanh nhạy đấy thôi. Hồn thơ lai láng, ông ghi tiếp thêm vài dòng nữa, nối vào
  5. những đoạn ca dao trên. Hôm sau, người khách tới, vui vẻ nhận ở ông tờ giấy có chép lời giải thích và bình luận... cũng bằng văn vần theo kiểu ca dao: Thuận buồm xuôi gió Chén chú chén anh Nước ngược chèo quanh Mày tao chi tớ Phải chăng tích nọ Có đúng hay không Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Lời than lòng dạ héo hon Ra ngoài chữ nghĩa dấu son thánh hiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0