Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy
lượt xem 15
download
1. Giới thiệu: Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy
- Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy 1. Giới thiệu: Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy. Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản đồ Tư duy, tóm lược nguyên lý nền tảng của Bản đồ Tư duy, ứng dụng của loại bản đồ này trong dạy học, và cuối cùng là giới thiệu về các phần mềm hiện có trên thị trường có thể giúp tạo ra các Bản đồ Tư duy. 2. Bản đồ Tư duy: Nguyên lý & Ứng dụng trong dạy học Bản đồ Tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng (1). Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
- Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. (hình 1) Hình 1: Một ví dụ về một Bản đồ Tư duy về sự xâm chiếm của người Viking. Bản đồ Tư duy hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới trong đó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, …Các tổ chức giáo dục và giáo viên các nước cũng không phải là những người đứng ngoài cuộc. Vậy những yếu tố nào đã làm cho Bản đồ Tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là gì? Đó là: - Bản đồ Tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. - Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Bản đồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ
- thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v… Một vài ví dụ về sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học: - Để tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng một Bản đồ Tư duy với từ khóa trung tâm là “Giữ gìn vệ sinh”, xung quanh từ khóa này là các từ khóa cấp 1 “Ăn sạch”, “Uống sạch”, “Giữ vệ sinh cơ thể”, v.v…sau đó đề nghị các em tiếp tục điền thêm các từ khóa cấp độ nhỏ hơn, v.v… - Để giảng về các loại trái cây thường được dùng trong đời sống hàng ngày, giáo viên có thể đưa ra từ khóa “Trái cây”, sau đó đề nghị các em nêu tên các loại quả mà các em biết, kế tiếp mời một nhóm khác lên triển khai các ý tưởng xung quanh một loại quả đã được nêu tên về các mặt: hình dáng quả, cấu tạo, thời điểm xuất hiện trong năm,v.v … - Sau khi học hết chương về cấu tạo của nguyên tử, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày lại cấu tạo của nguyên tử với các yếu tố: nhân, vỏ, điện tích, khối lượng, v.v…dưới dạng một Bản đồ Tư duy. - Trong giờ chủ nhiệm lớp, giáo viên và học sinh có thể cùng thực hiện một Bản đồ Tư duy về các công việc mà lớp phải thực hiện trong tuần kế tiếp như: trực trường, ôn bài theo nhóm, đi lao động, các môn sẽ có kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể thao, dã ngoại, các hội thi phải tham gia, v.v… Bên trên là vài ví dụ và gợi ý cho việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học, nhiều môn học khác như Địa lý, Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vật lý, Sinh học,v.v… cũng có thể sử dụng công cụ này một cách dễ dàng và hiệu quả. 3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo Bản đồ Tư duy: Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút
- màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra Bản đồ Tư duy. Tôi xin giới thiệu một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software). - Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com - Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhi ều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com - Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com - Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại: http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page - Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software 4. Kết luận Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
- Phương pháp dạy học tích cực - Dạy học sâu Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin và hiệu quả khi thực hiện 3 phương pháp dạy học sâu theo dự án Việt - Bỉ để bạn đọc cùng tham khảo. 1. Phương pháp dạy theo hợp đồng Phương pháp dạy theo hợp đồng là giáo viên có một Bản hợp đồng với học sinh về nội dung mình sẽ giảng dạy. Đối với phương pháp này thì bắt buộc mỗi học sinh đều phải ký hợp đồng cùng thực hiện với giáo viên. Trước tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị các nhiệm vụ bắt buộc đó là nội dung chính của bài giảng và các nhiệm vụ tự chọn đó là mang tính bổ trợ và giải thích nội dung chính. Đi kèm với các nhiệm vụ là đáp án tương ứng với từng nhiệm vụ. Trong tiết học, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu và tự đánh giá kết quả đạt được của mình thông qua nội dung đáp án của giáo viên. Phương pháp dạy theo hợp đồng sẽ tạo ra không khí cới mở, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập. Hơn nữa, nó giúp cho học sinh phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới. Đặc biệt, với phương pháp
- này cũng sẽ rèn luyện cho mỗi học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học. Bởi vì, trước đây giáo viên là người trực tiếp đánh giá năng lực của mỗi học sinh. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp dạy theo hợp đồng đã tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá năng lực lẫn nhau. Đây chính là yếu tố cần thiết để điều chỉnh hoạt động, tư duy một cách kịp thời cho mỗi học sinh trong việc tiếp thu bài giảng cũng như trong cuộc sống. Do đó, các Trường và các Thầy, cô giáo cần áp dụng một cách sáng tạo phương pháp này thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy. 2. Phương pháp dạy theo dự án Phương pháp dạy theo dự án là giáo viên đưa ra một đề tài cụ thể, từ đó hướng dẫn học sinh cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đó một cách tích cực. Đối với mỗi học sinh, khi nhận học một đề tài cụ thể cần xác định được những hướng đi, cách tiếp cận và giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề đáp ứng được yêu cầu của giáo viên đặt ra. Ví dụ như: yêu cầu học sinh tìm hiểu về lịch sử địa phương; hệ thống giao thông; môi trường; nguồn nước .v.v... Thời gian thực hiện các dự án có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào từng đề tài và mức độ của nó. Với phương pháp dạy theo dự án sẽ giúp cho học sinh có khả năng tự lực trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nguồn thông tin về dự án của mình. Hơn nữa, phương pháp này sẽ giúp cho học sinh tích cực tư duy và có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bới vì, chính bản thân các em sẽ là thế hệ gánh vác, xây dựng Đất nước trong tương lai. Đó chính là lý do mà các nhà trường cần phải giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ đó. 1. Phương pháp dạy theo góc Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ. Ở mỗi góc nhỏ học sinh có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng phần của bài học. Đối với mỗi học sinh phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học. Nếu có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn.
- Đối với phương pháp dạy học theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực hơn; Đặc biệt, với phương pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó học sinh vào một khuôn khổ nhất định, mà tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học theo cảm hứng thông qua các góc nhỏ. Phương pháp này còn giúp cho học sinh hiểu bài được sâu hơn, tổng quát hơn và nhớ bài lâu hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thí nghiệm cơ lưu chất - ĐH Tôn Đức Thắng
26 p | 452 | 65
-
Chemwin: Phần mềm vẽ công thức hoá học, dụng cụ thí nghiệm
2 p | 830 | 57
-
Phần mềm dạy trắc nghiệm môn Hóa
2 p | 194 | 45
-
KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CÓ MỘT MUỐI
3 p | 220 | 32
-
Các phần mềm hay dùng trong Hóa học
3 p | 206 | 25
-
Vẽ nhanh công thức Hóa học với Chem Edit
2 p | 272 | 25
-
Hóa học với việc chế biến và bảo quản nông sản
4 p | 131 | 21
-
Bài giảng Bài 12: Hô hấp ở thực vật
36 p | 138 | 20
-
Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy
2 p | 161 | 19
-
Bài giảng Môi trường cơ bản: Chương 1 - TS. Hoàng Hưng
65 p | 106 | 14
-
Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường thpt chuyên
3 p | 133 | 13
-
Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học
44 p | 112 | 12
-
Những sai lầm thường mắc với môn Hóa học
3 p | 81 | 11
-
Nâng cao việc dạy và học môn toán học ở đại học
4 p | 109 | 8
-
Bài giảng Toán cao cấp 2: Bài 1.3
20 p | 124 | 7
-
Chuyên đề Góc với đường tròn
22 p | 24 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lý luận và phương pháp giảng dạy môn Hóa đại cương năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn